Luận án Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN. 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 9

1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án . 30

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu. 32

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI

QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH . 37

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc thi hành quyết định giải quyết khiếu

nại hành chính . 37

2.2. Chủ thể, nội dung và thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành

chính. 51

2.3. Các yếu tố bảo đảm hoạt động thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành

chính. 60

Chương 3. THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH PHÚ YÊN. 74

3.1. Thực trạng pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính . 74

3.2. Thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tại tỉnh Phú Yên. 84

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH QUYẾT

ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH. 116

4.1. Quan điểm bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính. 116

4.2. Giải pháp bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính. 119

KẾT LUẬN . 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ. 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 147

pdf169 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Thủ tục này được hiểu là cách thức và trình tự tiến hành các hoạt động để tổ chức thực hiện hoặc thực hiện các yêu cầu được ghi nhận trong quyết định giải quyết khiếu nại để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Theo đó, chủ thể thi hành QĐGQKNHC cũng được xác định bao gồm: Người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, mỗi một chủ thể trên đều có địa vị pháp lý khác nhau, vì vậy trách nhiệm cụ thể của các chủ thể này trong thi hành QĐGQKNHC cũng hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế hoạt động thi hành QĐGQKNHC được bảo đảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản như: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác giải quyết khiếu nại và thi hành QĐGQKNHC; pháp luật về thi hành QĐGQKNHC; chất lượng các QĐGQKNHC; đội ngũ cán bộ, công chức và điều kiện vật chất để thi hành QĐGQKNHC; sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động kiểm soát thi hành QĐGQKNHC; sự nhận thức về trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm trong thi hành QĐGQKNHC. 74 Chương 3 THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Thực trạng pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính 3.1.1. Các quy định của pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính Hiện nay, việc thi hành QĐGQKNHC có hiệu lực pháp luật được quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại (sau đây viết tắt là Nghị định số 75/2012/NĐ-CP). Cụ thể như sau: 3.1.1.1. Quy định về chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại Luật Khiếu nại năm 2011 xác định chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, bao gồm: người giải quyết khiếu nại; người khiếu nại; người bị khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Với người giải quyết khiếu nại. Tại Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định “người giải quyết khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng căn cứ theo Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại chỉ có thể là các cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và cấp tương đương; Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ. 75 Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ thể này có bốn trách nhiệm: Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có). Những trách nhiệm này cũng được Nghị định số 75/2012/NĐ-CP cụ thể hóa như sau: Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành; căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý. - Với người khiếu nại. Tại Khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định “người khiếu nại” là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Về trách nhiệm của người khiếu nại trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, Luật Khiếu nại năm 2011 không quy định riêng mà quy định chung trách nhiệm của người khiếu nại và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Theo đó, người khiếu nại có ba trách nhiệm: Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong 76 việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị QĐHC, HVHC trái pháp luật xâm phạm; chấp hành QĐHC, HVHC bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại công nhận QĐHC, HVHC đó là đúng pháp luật; chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Những trách nhiệm này của người khiếu nại cũng được Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định. - Với người bị khiếu nại. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì “người bị khiếu nại” là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có QĐHC, HVHC bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Mặc dù, Luật Khiếu nại năm 2011 không đề cập đến trách nhiệm của người bị khiếu nại nhưng Nghị định số 75/2012/NĐ- CP lại quy định chi tiết về trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Theo đó, người bị khiếu nại có sáu trách nhiệm: Ban hành văn bản để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định giải quyết khiếu nại sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC; khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận QĐHC là đúng pháp luật, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định đó. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận QĐHC là trái pháp luật thì phải sửa đổi, bổ sung, thay thế QĐHC, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận HVHC là đúng pháp luật thì yêu cầu người khiếu nại chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận HVHC là trái pháp luật thì phải chấm dứt hành vi đó; tổ chức việc cưỡng chế thi hành QĐHC theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và những người có liên quan đã bị xâm phạm; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khác giải 77 quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có). - Với người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Tại Khoản 7 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định “người có quyền, nghĩa vụ liên quan” là cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ. Giống như người khiếu nại, Luật Khiếu nại năm 2011 cũng không quy định riêng mà quy định chung trách nhiệm của người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người khiếu nại. Trên cơ sở đó Nghị định số 75/2012/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau: Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị QĐHC, HVHC trái pháp luật xâm phạm; chấp hành các QĐHC của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Luật Khiếu nại năm 2011 không có bất kỳ điều khoản nào giải thích cụ thể về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được hiểu, bao gồm: Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức; cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, 78 công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Đối với cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức được giao thực hiện việc thi hành; báo cáo với người có thẩm quyền xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Còn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm chấp hành QĐHC của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu. 3.1.1.2. Quy định về nội dung thi hành quyết định giải quyết khiếu nại Luật Khiếu nại năm 2011 xác định quyết định giải quyết khiếu nại được đưa ra thi hành phải là QĐGQKN có hiệu lực pháp luật, có thể là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Tuy nhiên, đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật phải là quyết định mà sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành người khiếu nại không khiếu nại lần hai, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Còn đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. 79 Trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật kết luận QĐHC, HVHC bị khiếu nại là đúng pháp luật thì nội dung thi hành chính là chấp hành nghiêm túc các QĐHC, HVHC bị khiếu nại được kết luận là đúng pháp luật. Còn trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật kết luận QĐHC, HVHC bị khiếu nại là trái pháp luật thì nội dung thi hành lại chính là sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC hoặc chấm dứt ngay HVHC bị khiếu nại đã được kết luận là trái pháp luật; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm; bồi thường vì những thiệt hại gây ra do QĐHC, HVHC trái pháp luật đó (nếu có). 3.1.2. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính So với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2004, năm 2005), Luật Khiếu nại năm 2011 đã có bước tiến mới trong quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nếu như Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2004, năm 2005) chỉ dành riêng một điều (Điều 8) quy định có tính chất nguyên tắc về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại với 03 nội dung chính: Trách nhiệm phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định giải quyết khiếu nại; nếu vi phạm, phải bị xử lý nghiêm minh; quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm phải được bồi thường, phục hồi thì Luật Khiếu nại năm 2011 đã dành riêng một mục với 04 điều quy định tập trung về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trong đó, quy định rõ thế nào là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và thời điểm có hiệu lực của các quyết định này (Điều 44); ai là những người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (Điều 45) và trách nhiệm của những người này trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (Điều 46). Đồng 80 thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 dành riêng một chương để cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ nêu trên, những quy định này vẫn có những điểm bất cập và hạn chế: Một là, quy định về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong thi hành QĐGQKN có hiệu lực pháp luật. Giữa Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định 75/2012 NĐ-CP có những quy định chưa thống nhất, tương ứng dẫn đến lúng túng trong việc hiểu và áp dụng vào thực tiễn. Cụ thể: Luật Khiếu nại năm 2011 quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại là “Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật” nhưng Nghị định số 75/2012/NĐ-CP lại quy định “ chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật do mình ban hành”. Trong khi đó việc “tổ chức thi hành” và việc “thực hiện” hoàn toàn khác nhau, nếu tổ chức thi hành có nghĩa là đảm nhiệm vai trò điều phối việc thi hành thì thực hiện lại có nghĩa là trực tiếp triển khai việc thi hành. Hoặc như Luật Khiếu nại năm 2011 chưa đề cập đến trường hợp người giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng Nghị định 75/2012 NĐ-CP lại đề cập đến vấn đề này, trong khi đó không có sự giải thích đối với các thuật ngữ mô tả chủ thể này. Hoặc Luật Khiếu nại năm 2011 quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại là tổ chức thi hành hoặc phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, việc tổ chức thi 81 hành hoặc phối hợp như thế nào thì Nghị định số 75/2012/NĐ-CP chưa quy định chi tiết nên rất khó thực hiện.[43] Hai là, quy định về trách nhiệm của người khiếu nại trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Luật Khiếu nại năm 2011 chưa quy định trách nhiệm mà người khiếu nại phải chịu khi không chấp hành QĐHC, HVHC bị khiếu nại đã được kết luận là đúng pháp luật, cũng như các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Cho nên, không có cơ sở để xử lý nghiêm minh đối với người khiếu nại khi mà họ cố ý không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, Luật Khiếu nại năm 2011 cũng chỉ quy định người khiếu nại phải cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị QĐHC, HVHC trái pháp luật xâm phạm, không những hạn chế quyền của người khiếu nại mà còn tạo điều kiện cho người bị khiếu nại có cơ hội không làm tròn trách nhiệm trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật gây bức xúc cho người khiếu nại.[43] Ba là, quy định về trách nhiệm của người bị khiếu nại trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Thực tế cho thấy, trách nhiệm của người bị khiến nại ở giải quyết khiếu nại lần 1 và trách nhiệm của người bị khiếu nại ở giải quyết khiếu nại lần 2 là hoàn toàn khác nhau nhưng Luật Khiếu nại năm 2011 lại quy định chung trách nhiệm của người bị khiếu nại ở cả lần 1 và lần 2, không những dẫn đến sự trùng lắp trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại khi người bị khiếu nại cũng chính là người giải quyết khiếu nại mà còn làm cho việc xác định trách nhiệm của các chủ thể khác trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thật sự rất khó khăn. Chẳng hạn như trách nhiệm của cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; cơ quan, tổ 82 chức quản lý cán bộ, công chức; Ngoài ra, trách nhiệm của người bị khiếu nại cũng chỉ mới được quy định theo hướng trách nhiệm thực hiện mà chưa quy định trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện trách nhiệm trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. [43] Bốn là, về người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định 75/2012/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ mô tả chủ thể này không nhất quán. Luật Khiếu nại năm 2011 thì sử dụng thuật ngữ “người có quyền, nghĩa vụ liên quan”, còn Nghị định 75/2012/NĐ-CP lại sử dụng thuật ngữ “người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan”. Vì vậy dễ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc có thể hiểu đây là hai thuật ngữ mô tả hai chủ thể khác nhau hoặc cũng có thể hiểu hai thuật ngữ này chỉ đề cập đến một chủ thể mà thôi. [43] Năm là, quy định về thời điểm QĐGQKN có hiệu lực pháp luật: Tại Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. 2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. ”. Với quy định về thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực như trên hoàn toàn gây bất lợi cho người khiếu nại. Sự bất lợi được thể hiện ở chỗ, lợi dụng quy định trên sẽ xảy ra tình trạng một số cơ quan nhà nước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cố ý chậm gửi cho công dân quyết định giải quyết khiếu nại. Khi công dân nhận được quyết định giải quyết khiếu nại thì thời hạn thực hiện quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện tại Tòa đã hết hoặc gần hết. Đương nhiên, công dân sẽ khó có thể thực hiện được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tiếp theo mà buộc phải thực hiện quyết định giải 83 quyết khiếu nại có hiệu lực trong khi họ chưa hoàn toàn thỏa mãn với quyết định này, dẫn đến khó khăn trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực. Sáu là, quy định về trình tự, thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Ngoài quy định thời hạn có hiệu lực pháp luật của quyết định giải quyết khiếu nại, việc khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành (Điều 44); Luật Khiếu nại năm 2011 không những chưa có bất kỳ một quy định nào về thời hạn phải thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà còn thiếu hẳn các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để làm cơ sở cho những người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại tiến hành các hoạt động thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Còn đối với Nghị định 75/2012 NĐ-CP thì cũng chỉ tập trung làm rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Bảy là, quy định về kiểm soát thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Luật Khiếu nại năm 2011 chưa có quy định cụ thể về giám sát việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Còn đối với Nghị định số 75/2012/NĐ-CP mặc dù cũng đã có những quy định về hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chỉ được thể hiện thông qua việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của người giải quyết khiếu nại; cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức; cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và đối tượng giám sát cũng mới chỉ tập trung vào người khiếu nại mà thôi. Tám là, quy định về chế tài xử lý vi phạm trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Mặc dù, Luật Khiếu nại năm 2011 84 có dành một chương gồm hai điều quy định về xử lý vi phạm nhưng mới chỉ xác định về đối tượng có hành vi vi phạm và nguyên tắc chung về xử lý hành vi phạm; chưa quy định rõ các hành vi vi phạm và đối tượng có hành vi vi phạm trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cũng như chế tài xử lý cụ thể tương ứng với các hành vi vi phạm. Chín là, quy định về đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật. Trong Luật Khiếu nại năm 2011 hiện nay không có quy định cụ thể về cơ chế phát hiện và xử lý đối với quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 24, Điều 25 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các cấp trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và Điều 20 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định về việc xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật thì có thể hiểu quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cũng thuộc đối tượng bị xem xét lại nếu có vi phạm pháp luật. Điều đó cũng được hiểu là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi bị xem xét lại sẽ không được thi hành ngay. Do đó, pháp luật khiếu nại cũng cần phải có quy định và hướng dẫn cụ thể về việc đình chỉ thi hành đối với các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong trường hợp này. 3.2. Thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tại tỉnh Phú Yên 3.2.1. Khái quát tình hình khiếu nại và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính Bắt đầu từ năm 2010 với mục tiêu phấn đấu đưa Phú Yên phát triển nhanh, bền vững tạo đà đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, 85 cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên, tốc độ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình đô thị hóa của tỉnh Phú Yên diễn ra nhanh chóng, kéo theo nhiều biến động về cơ cấu dân cư, hiện trạng sử dụng đất, kết cấu hạ tầng đô thị, đã đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của người dân, từ đó làm phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, trong đó nội dung đơn khiếu nại liên quan đến đất đai do thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, làm đường, xây dựng các công trình công cộng chiếm khoảng 80% tổng số các vụ việc khiếu nại nói chung, . Thậm trí còn xuất hiện tình trạng người dân tập trung trước trụ sở các cơ quan Đảng và chính quyền của tỉnh, cũng như trước cửa nhà riêng của một số lãnh đạo tỉnh để đưa đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương, cũng như tác động tiêu cực vào niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Theo báo cáo thống kê của UBND tỉnh Phú Yên, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017, các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Phú Yên đã tiếp nhận 15.996 đơn khiếu nại với 10.958 vụ việc, trong đó đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai là 12.773 đơn, chiếm tỉ lệ 80,01%, số lượng đơn khiếu nại tiếp nhận hàng năm đều tăng nhưng không ổn định - tùy thuộc vào tiến trình đô thị hóa, việc chỉnh trang xây dựng mới kết cấu hạ tầng và nhất là việc triển khai thi công các Dự án lớn liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh. Qua phân loại xử lý 15.996 đơn khiếu nại với 10.958 vụ việc đã tiếp nhận, chỉ có 3.388 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp và UBND các cấp đã tập trung giải quyết được 2.932/3.388 vụ việc, đạt tỉ lệ 86,56%. Trong đó, số vụ việc được giải quyết thông qua giải thích và đã được người khiếu nại chấp nhận, đồng ý rút đơn khiếu nại là 1.637/2.932 vụ việc, chiếm tỉ lệ 55,83%; còn lại 1.295/2.932 vụ việc được giải quyết bằng quyết định giải quyết khiếu nại, hoàn toàn không có bất kỳ vụ việc khiếu nại 86 nào được giải quyết bằng công văn hay thông báo. Tuy nhiên, trong 1.295 quyết định giải quyết khiếu nại đã được ban hành thì chỉ có 1.101 quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thi hành ngay, chiếm tỉ lệ 85,01% tổng số QĐGQKN đã được ban hành. [81], [92] Kết quả phân tích 1.101 quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cho thấy có 895 quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thi_hanh_quyet_dinh_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh.pdf
Tài liệu liên quan