Chiến tranh kết thúc, văn học Việt Nam cũng nằm trong bối
cảnh chuyển đổi nhiều mặt của xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
con người và thời đại. Truyện ngắn là thể loại có sự vận động, biến đổi
tương đối nhanh và linh hoạt hơn các thể loại khác. Đó là sự vận động
mang tính tất yếu của nền văn học từ thời chiến sang thời bình. Những
thay đổi trong xã hội, với nhiều phức tạp trong cuộc sống thường nhật và
sự đa dạng trong tính cách con người là những nguyên nhân trực tiếp thúc
đẩy nhanh quá trình đổi mới của thể loại. Với khát vọng dân chủ hóa văn
học, nhà văn học tập, giao lưu với văn học thế giới, dẫn đến những biến
đổi quan trọng, sâu sắc trong quan điểm nghệ thuật về con người, góp
phần cách tân trên bình diện thi pháp. Truyện ngắn từng bước bứt phá
những quy phạm thể loại, hạn hẹp trong phạm vi hiện thực, đáp ứng kịp
thời và phản ánh sinh động những vấn đề của xã hội thời hậu chiến. Đây
là chặng khởi động của hành trình đổi mới, các sáng tác chưa hẳn đã đạt
đến chiều sâu của nhận thức cũng như sự kết tinh về nghệ thuật, nhưng là
bước tiền trạm trên những vùng đất mới, có tác động mạnh mẽ đến tư duy
sáng tạo của nhà văn và tâm lí tiếp nhận của bạn đọc.
27 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phạm vi nghiên cứu:
Đặc điểm thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 gồm:
Quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian và không gian; thi
6
pháp tạo dựng cốt truyện, tình huống, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ
và trần thuật.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa
học xã hội, luận án đi sâu khảo sát, phân tích, xác định truyện ngắn
1975 - 1985 trên một số phương diện thi pháp học, những trăn trở và
chuyển mình của truyện ngắn sau chiến tranh 1975. Từ cơ sở đó rút
ra một số kết luận về diện mạo, thi pháp và sự vận động của truyện
ngắn 1975 - 1985 trong hành trình truyện ngắn Việt Nam đương đại .
Luận án vận d ng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau,
trong đó có các phương pháp chính: tiếp cận lý thuyết thi pháp học ở
Việt Nam và thế giới, dùng thi pháp học để đánh giá văn học nói
chung, truyện ngắn nói riêng. Sau đó dùng phương pháp loại hình; so
sánh; hệ thống và một số thao tác nghiên cứu như: phân loại, phân
tích, diễn giải, tổng hợp
5. Đóng góp về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu, xác định diện
mạo và thi pháp của truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 với cái nhìn
tập trung và hệ thống. Kết quả này có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 nói
riêng, truyện ngắn Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đi sâu tìm hiểu một số lý thuyết về thi pháp học, xác
định vai trò của truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 trong quá trình
hiện đại hoá nền văn học từ năm 1986 nói chung.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương như sau:
7
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985,
bước chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người
Chương 3: Thời gian và không gian, giọng điệu và ngôn ngữ
trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985
Chương 4: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985
trên một số bình diện thi pháp thể hiện
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu lý thuyết về thi pháp và thi pháp
truyện ngắn
1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết về thi pháp
Thi pháp học là một hướng nghiên cứu văn học có từ lâu,
nhưng thật sự được nhiều nhà nghiên cứu chú ý vào thế kỉ XX. Ở
Việt Nam cho đến những năm 80 thi pháp học bắt đầu được giới
thiệu, tiếp nhận rộng rãi. Các công trình của Phan Ngọc, Nguyễn
Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Lai
Thuý xuất hiện, được coi như là hiện tượng mới của nghiên cứu
văn học. Thi pháp học tuy thoạt đầu có ngỡ ngàng, nhưng đã gây
được ảnh hưởng trong xã hội, nhất là trong các trường đại học và tạo
thành một khuynh hướng nổi bật trong nghiên cứu phê bình văn học
từ những năm 80. Thi pháp học mang lại nhiều thuật ngữ và khái
niệm mới trong nghiên cứu như: quan niệm nghệ thuật về con người,
thời gian, không gian và nhiều khái niệm hình thức văn học đã đi vào
phê bình một cách phổ biến, có tác d ng làm mới bộ công c phê
bình văn học. Nhưng quan trọng hơn đó là thi pháp học đã đem lại
cách tiếp cận mới, phương pháp mới nghiêng về tính nội tại, song
không tách rời hiện thực, lịch sử xã hội.
8
1.1.2. Nghiên cứu về thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn, một thể loại văn tự sự, nó thường là các câu
chuyện kể bằng văn xuôi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm
nghĩa. Thông thường nó có độ dài từ vài dòng đến vài ch c trang và
chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Do đó,
truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không
gian. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống,
chẳng hạn như Chí phèo của Nam Cao thời gian chỉ dăm ngày, Phiên
chợ Giát của Nguyễn Minh Châu chỉ xảy ra trong vài tiếng.
Để có một cái nhìn thống nhất, qua khảo sát một số khái
niệm, truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ và thường được viết
bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con
người và xã hội, có sự giới hạn về dung lượng và thích hợp với người
tiếp nhận là đọc nó liền một mạch không nghỉ. Từ đó, để nhận định
truyện ngắn cần dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp.
Các yếu tố như cốt truyện, tình huống, kết cấu, lối trần thuật, giọng
điệu... cũng được coi là cơ bản khi tìm hiểu thể loại này.
1.2. Những nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1975 - 1985
1.2.1. Nghiên cứu chung về đặc điểm thi pháp truyện ngắn
Theo M.Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki
do Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch: trước
Đốtxtôiépxki và khác với nhà văn này, tiểu thuyết chủ yếu phát triển
trong quan niệm độc thoại. Đó là loại tự sự trong đó chỉ có tác giả là
người duy nhất có ý thức, biết suy nghĩ và đánh giá mọi sự việc, là vị
chúa tể nắm hết mọi bí mật của cuộc đời. Còn nhân vật thì chỉ là đối
tượng câm lặng cho sự phẩm bình, nhận xét ấy. Ngoài ra, phải kể đến
Bùi Việt Thắng với Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
9
thể loại của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Long với “Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn
học Việt Nam từ sau 1975”, Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy. Vũ Tuấn Anh với Văn học Việt Nam
hiện đại - Nhận thức và thẩm định và Phạm Mạnh Hùng với Văn học
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX
Từ 1975 - 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi
thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp
này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phương tiện nghệ thuật và
cả quy luật vận động của văn học. Những tác phẩm văn xuôi giai
đoạn này đã giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn học với
đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích
cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời
kỳ đổi mới.
1.2.2. Nghiên cứu về tác giả và tác phẩm truyện ngắn
Những tác giả được nghiên cứu nhiều nhất giai đoạn này là:
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma
Văn Kháng, Dương Thu Hương. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn
của đất nước sau chiến tranh mà “sáng tác của họ đã đốt lên nhiệt
tình tìm kiếm chân lý, báo trước khả năng tự đổi mới của nền văn học
Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ bất chấp trở lực cản
ngăn”. Ngoài ra, còn phải kể đến như: Thái Bá Lợi, Xuân Thiều,
Trung Trung Đỉnh, Nhật Tuấn, Bùi Hiển, Lê Minh Khuê, Khuất
Quang Thuỵ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long,... Các bài viết, ý
kiến đánh giá về các tác giả này, đặc biệt chú ý là của các nhà phê
bình, nhà nghiên cứu, các nhà văn như: Tôn Phương Lan, Phong Lê,
Vân Thanh, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Tô Hoài, Hoàng
Như Mai, Hà Minh Đức, Trần Đăng Xuyền, Lê Thành Nghị, Trần
10
Cương, Ngọc Trai, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Vương Trí Nhàn,
Thiếu Mai, Bích Thu,...
Ở giai đoạn đầu, có nhiều ý kiến đánh giá trái chiều về
trường hợp của Nguyễn Minh Châu. Mặc dù hầu hết các ý kiến đều
thừa nhận những đóng góp của ông trên hành trình đổi mới, song
trong số đó vẫn còn ý kiến tỏ ra nghi ngại. Bùi Hiển băn khoăn trong
Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu
(Văn nghệ 1985, số 27 và 28) là: đẩy sự tìm tòi khám phá về nội tâm,
tính cách về hình ảnh cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng
có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn. Hà Xuân
Trường thì cho rằng Nguyễn Minh Châu chỉ thành công một nửa.
Trường hợp của Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê trong
những truyện ngắn viết về những khía cạnh xấu của con người, tác
giả Bích Thu cho rằng đã làm “xô lệch đi vẻ tự nhiên bình thường
của con người, dẫu đó là những mẫu hình tiêu cực trong đời sống
chúng ta”. Nhưng cũng có ý kiến ủng hộ cách viết này dù rằng “ngòi
bút của tác giả ở đây thật đã đi đến những chỗ cùng cực trong cách
miêu tả thậm chí là có phần ác quá”.
Tóm lại, các ý kiến đã chỉ ra được một số đóng góp ở
phương diện thi pháp như phong cách, giọng điệu, ngôn ngữ, kết cấu
và thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn 1975 - 1985. Các nghiên cứu
này đã có nhiều tìm tòi, khám phá đưa ra được những ý kiến quý báu,
đáng trân trọng. Trên cơ sở đó, chúng tôi có điều kiện để thừa hưởng
và đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ về truyện ngắn nói
chung và truyện ngắn 1975 - 1985 nói riêng.
Chương 2
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 1985,
BƯỚC CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
11
2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học nghệ thuật sau năm 1975
2.1.1. Bối cảnh phức tạp của đất nước sau chiến tranh
Chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thu về một mối,
Bắc – Nam sum họp một nhà, khát khao cháy bỏng của cả dân tộc Việt
Nam đã trở thành hiện thực, toàn dân hào hứng tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Tuy nhiên, từ khi đất nước chuyển sang thời bình, cũng
là lúc phải đối mặt với những khó khăn, phức tạp không kém, vấn đề
quan liêu bao cấp, trì trệ lạc hậu trong quản lý kinh tế, xã hội Tình
hình thất nghiệp tăng cao, nhu cầu tối thiểu, chính đáng về vật chất lẫn
tinh thần của người dân chưa được đảm bảo. Vấn đề bình đẳng giai cấp
bị vi phạm, hiện tượng lộng quyền, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội
ngày càng thêm nhức nhối. Thực trạng đó đã làm lay động dữ dội suy
nghĩ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân.
2.1.2. Tình hình phát triển văn xuôi
Trong ngổn ngang hiện thực, nổi lên những vấn đề được
nhiều cây bút quan tâm như: đạo đức xã hội, tiêu cực trong quản lí
sản xuất, nhận thức lại một số vấn đề trong quá khứ... Với Hai người
trở lại trung đoàn, Thái Bá Lợi là người mở đầu cho cuộc đấu tranh
phức tạp chống lại sự xói mòn trong đạo đức con người. Những bông
bần li, của Dương Thu Hương lại đặt ra vấn đề đạo đức và số phận
con người trong một xã hội tiêu dùng. Ở cây bút đầy nữ tính này,
ranh giới buồn - vui, được - mất, khát vọng hạnh phúc của con người
trong cuộc sống là khôn cùng. Bên cạnh đó, một số truyện của
Nguyễn Minh Châu, Vũ Tú Nam thường diễn ra hành trình tự ý thức,
tự phán xét lương tâm của cá nhân xoay quanh tr c thời gian hai
chiều quá khứ và hiện tại. Vì thế, ta không ngạc nhiên khi các nhà
văn với các tác phẩm ngược thời gian viết về đời sống riêng tư của
từng cá nhân như Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Người đàn bà trên
12
chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời gian của người,
Gặp gỡ cuối năm, Một cõi nhân gian bé tý của Nguyễn Khải, Thời xa
vắng của Lê Lựu. Trong các tác phẩm, tác giả đã tập trung thể hiện
thế giới riêng tư, vấn đề tự nhận thức về bản thân mình và bi kịch của
cá nhân con người. Đó là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mùa
lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng,
2.1.3. Quá trình phát triển của truyện ngắn giai đoạn 1975
– 1985
Từ cuối những năm 70, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng. Góp phần cho những thành công đó, phải
kể đến đội ngũ tác giả dày dặn kinh nghiệm, được coi là đã trưởng
thành trong chiến tranh như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Đỗ Chu Các cây bút này đã
có dấu ấn đậm nét trong văn học kháng chiến, nhưng sau 1975 họ đã
có sự đổi mới trong sáng tác. Sau đó là sự xuất hiện của một loạt cây
bút mới khởi nghiệp trong chiến tranh như: Thái Bá Lợi, Chu Lai,
Xuân Đức, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Trí Huân, Trung Trung
Đỉnh, Nguyễn Thị Như Trang Thế hệ nhà văn này đã đem vào
trong văn xuôi sự từng trải, kinh nghiệm của mình đã tích luỹ trong
những năm chiến đấu.
Những cuộc thi viết truyện ngắn cho Báo Văn nghệ
(1978 - 1979, 1983 - 1984) và Tạp chí Văn nghệ quân đội (1982,
1983, 1984) tổ chức, xuất hiện một loạt cây bút mới: Lê Minh
Khuê, Dương Thu Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Trần
Văn Tuấn, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư, Trần Thuỳ Mai,
Dạ Ngân, Nguyễn Quang Lập Truyện ngắn của họ tươi trẻ, dồi
dào chất sống và có nhiều tìm tòi mới về nghệ thuật , viết nhiều
13
về lớp trẻ trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đã gây
được sự chú ý của bạn đọc.
2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
2.2.1. Con người và sự thay đổi trong quan niệm
Nếu văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, con người được
nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ sử thi, thì sau 1975, con người thường
gắn với các quan hệ đời thường. Khi chiến tranh kết thúc, bao khó
khăn, thử thách mới đặt ra trong đời sống con người. Sự phức tạp, bề
bộn của cuộc sống thời hậu chiến đang diễn ra theo nhiều chiều,
nhiều hướng; từ thực tế đó đòi hỏi nhà văn phải có những tiếng nói
thể hiện nhu cầu phong phú, đa dạng, phức tạp trong đời sống tinh
thần của con người. Sự tìm hiểu khám phá con người từ nhiều chiều,
nhiều hướng đến thế giới nội tâm là xu thế nổi bật của văn xuôi sau
1975. Trong đó truyện ngắn đã phát huy được khả năng tiếp cận và
phản ánh hiện thực con người một cách nhanh nhạy, sắc bén. Có thể
nói con người trong truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 được các nhà
văn cảm nhận và thể hiện cũng theo tinh thần ấy. Con người ở đây
hiện ra dưới nhiều dạng thái khác nhau.
2.2.2. Con người lý tưởng xã hội
Sau năm 1975, các nhà văn vẫn tiếp t c viết về đề tài chiến
tranh hoặc phản ánh các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây
Nam. Trong hoàn cảnh khốc liệt đó các nhà văn trình bày những diễn
biến và số phận không giản đơn của từng con người. Âm hưởng
chung ở những truyện ngắn này dù vẫn thiên về ca ngợi cái cao cả,
cái anh hùng của con người nhưng đằng sau đó là hình ảnh của cả
dân tộc trong cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường. Đó là truyện
ngắn Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng kể về hai vợ chồng người
phóng viên phương Tây được một anh lính lái xe người Việt Nam
14
đưa qua biên giới Campuchia. Trong tập truyện Ngày đẹp trời, nhà
văn đã khắc hoạ nhiều vẻ đẹp khác nhau của con người trong cuộc
sống. Đó là vẻ đẹp của chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé - con người),
mặc dù bị thiếu thốn, bất hạnh nhưng vẫn tràn đầy lòng yêu thương
người khác. Đó là giọt nước mắt muộn màng nhưng rất đáng trân
trọng của ông Luyến (Mất điện).
2.2.3. Con người tự nhiên đời thường
Quan niệm về con người cá nhân đã được điều chỉnh hợp lý
và có chiều sâu, chưa bao giờ số phận, bi kịch cá nhân được đặt ra
một cách bức xúc và mạnh mẽ như thế. Mọi sự lý tưởng hóa con
người đều làm cho nó trở nên giả dối, không thật. Nhân vật của
truyện ngắn sau 1975 rõ ràng ít tính lí tưởng, không hoàn hảo, sạch
sẽ, không được bao bọc trong bầu không khí vô trùng như trước đó
thường thấy. Trong văn học vẫn có nhân vật đẹp nhưng là cái đẹp
trong bụi bặm của cuộc đời thường nhật. Thí d trong Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu để cho nhân vật Qùy
trả giá và tỉnh ngộ: “Em sẽ không đòi hỏi ở anh một con người tuyệt
đối hoàn mĩ... Anh hãy sống tự nhiên”. Với Bức tranh con người
không trùng khít với chính mình, mà luôn phức tạp, nhiều chiều và
con người đối diện với chính mình, là tòa án lương tâm.
2.2.4. Con người với đời sống tâm linh
Tâm linh trong con người thường là niềm tin vào một thế
giới, một cõi nào đó mà họ cũng như khoa học chưa lí giải được. Đó
chỉ là những niềm tin, tín ngưỡng, làm cho đời sống con người thêm
phong phú hơn. Một số truyện ngắn sau 1975 đi sâu khám phá đời
sống bên trong con người, xoáy sâu vào tiềm thức để hiểu thêm
những ẩn khuất trong chính tâm hồn họ. Thế nên, đời sống tâm linh
của con người được quan tâm một cách toàn diện hơn trong các sáng
15
tác của Nguyễn Minh Châu. Hình ảnh người nữ y sỹ Quỳ trong
truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là một ví d .
Trong một lần đi kiểm tra hành trang của các sĩ tử trong hang đá, tình
cờ chị gặp nhật ký của các anh chiến sĩ trẻ, trang nào cũng ghi tên
mình, Quỳ đã xúc động áp những dòng nhật ký vào ngực mình và gọi
tên những từ thiêng liêng như Tổ quốc, Đất Nước. Trong một số
truyện ngắn khác phương diện đời sống tâm linh con người được
khám phá có chiều sâu mà giai đoạn trước đó chưa đạt tới. Nó góp
phần làm phong phú trong quan niệm nghệ thuật về con người và tạo
ra những biến đổi quan trọng trong phương thức biểu hiện nhân vật.
Chương 3
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 1985
3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật
3.1.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công c miêu tả, là sự ý
thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các
hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học. Thời gian
nghệ thuật là một phạm trù đặc trưng của văn học, là hình thức của
hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm
trù quan trọng của thi pháp học, qua nó thể hiện thực chất sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong văn học, yếu tố nào cũng có thời
gian của nó và đều có thể biểu hiện thời gian, đặc biệt chú ý đến hai
lớp thời gian cơ bản là thời gian trần thuật và thời gian được trần
thuật. Truyện ngắn hậu chiến thể hiện một cách sinh động và phong
phú các dạng thời gian khác nhau, các bình diện thời gian quá khứ,
hiện tại và tương lai đan quyện với nhau xuyên suốt các tác phẩm tạo
16
nên một bức tranh thời gian nghệ thuật đặc sắc. Sống với thời gian hai
chiều của Vũ Tú Nam như một bản kiểm điểm chân thành của nhân
vật trước dòng chảy của thời cuộc. Nhà văn đặt nhân vật ở thời điểm
hiện tại, ngoái nhìn lại quá khứ sau khi đã từng kinh qua hai cuộc
kháng chiến. Ngoài ra, còn có các kiểu thời gian như: thời gian quanh
co, gấp khúc, thời gian tâm lý và thời gian ảo.
3.1.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai
của thế giới nghệ thuật, nó trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời
sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật. Sự miêu tả, trần thuật bên
trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn.
Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong
không gian, thể hiện ở hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của
khách thể được nhìn. Không gian được trần thuật, được kể, được tả
trong truyện, nó bao gồm: không gian bối cảnh, không gian sự kiện
và không gian tâm lí. Trong đó, không gian tâm lí dần chiếm ưu thế
trong truyện ngắn giai đoạn này như: Cơn giông, Khách ở quê ra,
Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Trại bảy chú lùn của Bảo Ninh,
Năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang
3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ
3.2.1. Giọng điệu
Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của phong cách nhà văn
trong tác phẩm. Nó phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và
thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách
nhà văn và tác d ng truyền cảm cho người đọc. Điều này được thể
hiện qua nhiều truỵên ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,
Vũ Tú Nam, Xuân Thiều, Dương Thu Hương Mỗi nhà văn đều bộc
lộ cá tính sáng tạo của mình ở một giọng điệu riêng khó trộn lẫn. Họ
17
đã chú ý hơn trong việc miêu tả tâm lí con người, những nét tính
cách, phẩm chất qua sự chiêm nghiệm, suy nghĩ trong chính bản thân
mình. Giọng trang trọng, triết luận xuất hiện trong truyện ngắn Mai
của nhà văn Thanh Quế. Giọng tố cáo, giễu nhại mỉa mai, châm biếm
khi nhà văn bất bình trước thực tại cuộc sống như bức tranh (Nguyễn
Minh Châu). Giọng điệu bất an, hoài nghi khi nhà văn sống trong
một xã hội đầy phức tạp, lòng người thay đổi khôn lường, giọng điệu
biến động, gấp gáp trong tác phẩm của mình là không tránh khỏi.
Chân dung một người hàng xóm của Dương Thu Hương là một ví d .
3.2.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công c , là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy
văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Với tư cách là công
c , là cái vỏ của tư duy, sự biến đổi của ngôn ngữ văn học liên quan
chặt chẽ đến sự biến đổi của tư duy văn học. Vì vậy, nhà văn bao giờ
cũng là tấm gương lớn về sự hiểu biết ngôn ngữ, sự sâu sắc trong
việc sử d ng ngôn từ. Tài năng, phong cách và cá tính sáng tạo của
nhà văn được thể hiện thông qua quá trình sử d ng ngôn ngữ trong
tác phẩm văn học. Một số đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn giai đoạn
1975 – 1985 là thưa dần lớp từ chính trị xã hội, tăng dần lớp từ thông
t c, suồng sã của cuộc sống đời thường. Trong Con chim biết chọn
hạt của Nhật Tuấn, nhân vật Hoa được ca ngợi là một mẫu người
năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và quyết đoán trong ứng
xử, nhưng trong một tình huống bị liệt vào phần dôi ra về nhân sự,
cô phản ứng bằng lời lẽ rất đời thường, nhưng rất phù hợp với tâm
trạng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật, phong
cách nhà văn cũng được thể hiện từ cuối những năm 70, khi cả nước
đã bước ra khỏi chiến tranh để trở về với cuộc sống bình thường.
18
Trong đó, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại là một phương diện thể hiện
cá tính nhân vật và phong cách nhà văn rõ nhất.
Chương 4
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 1985
TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN THI PHÁP THỂ HIỆN
4.1. Thi pháp xây dựng cốt truyện và tình huống
4.1.1. Thi pháp xây dựng cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống sự kiện c thể, được tổ chức theo yêu
cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan
trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học. Tuy vậy, cốt
truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm mà chỉ tồn
tại trong các sáng tác thuộc loại tự sự, kí và kịch. Truyện ngắn đặc
biệt đòi hỏi nhà văn phải xây dựng cốt truyện, từ đó thiết kế những
sự kiện, biến cố, hành động thành một hệ thống liên t c làm cơ sở
cho việc triển khai tính cách nhân vật. Trong việc xây dựng cốt
truyện, các khâu đó là chi tiết, đoạn kết, câu chuyện, sườn truyện và
tình tiết cũng khá quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc tạo
dựng cốt truyện cho một truyện ngắn hay.
Khảo sát truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985, có lẽ đây là giai
đoạn mà truyện ngắn Việt Nam có dạng thức cốt truyện phong phú
và biến chuyển phức tạp. Quán tính của văn học học sử thi vẫn còn,
nhưng luồng gió đổi mới đã bắt đầu lay động, tạo ra không gian văn
học đa chiều sôi nổi chưa từng có. Qua quan sát, người viết nhận
thấy một số dạng thức cốt truyện tiêu biểu của truyện ngắn giai đoạn
này đó là: cốt truyện luận đề, cốt truyện kịch tính, cốt truyện tâm lý.
4.1.2. Thi pháp xây dựng tình huống
Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một
sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và
19
ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Trong một
truyện ngắn, việc tạo ra tình huống như thế nào cho độc đáo là một
yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách
riêng của một nhà văn. Truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 chủ yếu
xoay quanh các dạng tình huống như: tình huống kịch, tình huống
tâm trạng. Tình huống kịch là những dạng bao hàm các xung đột đời
sống mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở
nên gay gắt và bị dồn nén trong một không gian, thời gian và hành
động như: Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh châu),
Chuyến xe đêm (Ma Văn Kháng), Ngày không bình thường (Phạm
Hoa), Người đi xa để lại (Đào Vũ), Câu chuyện tình màu trắng (Tô
Nhuận Vĩ) Tình huống tâm trạng trong những truyện như: Bến
quê, Mẹ con chị Hằng, Sắm vaicủa Nguyễn Minh Châu.
4.2. Thi pháp xây dựng kết cấu và trần thuật
4.2.1. Thi pháp xây dựng kết cấu
Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác
phẩm. Khác với bố c c thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng
rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối
bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương
đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội
dung c thể của tác phẩm. Ngoài bố c c, kết cấu còn bao gồm: tổ
chức hệ thống tính cách; tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật;
nghệ thuật tổ chức những liên kết c thể của các thành phần của cốt
truyện; nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao
cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Trong đó, kết cấu thời gian tuyến tính là dạng truyền thống,
mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian: quá khứ - hiện tại -
tương lai. Đây là một trong những hình thức kết cấu quen thuộc mà
20
truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 nối tiếp các giai đoạn trước.
Những cốt truyện chặt chẽ, có đầu cuối rõ ràng với một hệ thống sự
kiện, độ căng tình huống thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Tương
tự, Kết cấu truyện lồng trong truyện cũng thường thấy trong truyện
ngắn các giai đoạn trước. Truyện gồm hai hay nhiều cốt truyện, các
tuyến nhân vật song song hoặc lồng ghép vào nhau hay gọi là lắp
ghép liên văn bản.
4.2.2. Thi pháp trần thuật
Trần thuật là thành phần lời của tác giả hay của người kể
chuyện trong tác phẩm tự sự. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ
rõ ý thức sử d ng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. Tính chất đa thanh, đa
dạng điểm nhìn và hiện đại trong lời người trần thuật được thể hiện rõ.
Điểm nhìn trần thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_doanvuconghoai_0193_2013960.pdf