MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG7
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị trường lao động 7
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị
trường lao động19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 23
2.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường lao động 23
2.2. Các yếu tố, nội dung và xu hướng phát triển của thị trường lao động 40
2.3. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về phát triển thị trường lao
động có thể vận dụng vào phát triển thị trường lao động ở tỉnhThái Nguyên61
Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 74
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh
hưởng đến thị trường lao động74
3.2. Tình hình thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004đến năm 201382
3.3. Đánh giá chung về thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm
2004 đến năm 2013112
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020124
4.1. Dự báo về thị trường lao động và phương hướng phát triển thị
trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020124
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường lao động ở
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020129
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC
186 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất, ngập lụt ở vùng trũng dọc theo
sông Cầu và sông Công.
76
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Theo số liệu Cục thống kê Thái Nguyên (tính đến ngày 31/12/2013), tổng diện
tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 353,318.91 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 294,011.32
ha (chiếm 83,21%); đất phi nông nghiệp là 45,637.80 ha (chiếm 12,92%); đất chưa sử
dụng là 13,669.79 ha (chiếm 3,87%). Đất núi chiếm 43,83% diện tích đất tự nhiên, có
độ cao trên 200m được hình thành do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất
và đá trầm tích, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng,
các cây có giá trị kinh tế cao. Đất đồi chiếm 24,57% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là
đất sét và một phần đất phù sa cổ kiến tạo, phù hợp với trồng các cây công nghiệp,
nhất là cây chè và cây ăn quả lâu năm. Đất ruộng chiếm 13,6% diện tích đất tự nhiên,
nhưng do khai thác sử dụng chưa thực sự gắn với thâm canh, đầu tư cải tạo đất, cho
nên độ phì nhiêu thấp, do đó trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, lạc, đỗ...
năng suất và chất lượng chưa cao. Đất ở là 13,682.29 ha (chiếm 3,87%) diện tích đất
tự nhiên. Trong đó, đất ở đô thị 1,838.91ha (chiếm 0,52%) và đất ở nông thôn là
11,843.38ha (chiếm 3,35%) [10, tr.10].
Tài nguyên nước
Thái Nguyên có hai con sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông Công
có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi
Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh, sông Công được ngăn lại tạo
thành hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, có mặt nước rộng 25km2, với sức chứa
khoảng 175 triệu m2 nước, cung cấp nước tưới cho 12.000 ha lúa, cây trồng và nước
sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công.
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, bắt
nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc-Đông Nam, tổng
lượng nước khoảng 4,5 tỷ m3, có khả năng tưới tiêu cho 24.000ha lúa.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ
Cùng và sông Lô. Đây là một tiềm năng rất lớn về xây dựng, khai thác thuỷ điện
quy mô vừa và nhỏ.
Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả thăm dò phục vụ cho quy hoạch các ngành công nghiệp khai
khoáng của tỉnh, tiềm năng khoáng sản của Thái Nguyên có các loại sau:
77
Than: Phát hiện khoảng 11 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 63,8 triệu tấn.
Trong đó, mỏ than Khánh Hoà có 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, Làng Cẩm
3,5 triệu tấn; quặng sắt phát hiện 21 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 34,6 triệu tấn.
Trong đó, mỏ Tiến Bộ có 24 triệu tấn, mỏ Trại Cau có 9,88 triệu tấn, mỏ Quang
Trung có 4 triệu tấn; titan phát hiện 17 mỏ với tổng trữ lượng khoảng hơn 10 triệu
tấn, các mỏ có trữ lượng lớn là Hữu Sào, Cây Châm...
Ngoài ra, còn một số kim loại khác như: Thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng,
đồng, thuỷ ngân... tuy trữ lượng không lớn, nhưng rất đa dạng phục vụ cho phát
triển các ngành công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu
xây dựng...
Tài nguyên rừng và các thảm thực vật, động vật
Thái Nguyên có trên 179,8 nghìn ha (2011) đất lâm nghiệp có rừng, trong đó
rừng sản xuất có 111,1 nghìn ha, rừng phòng hộ có 34,8 nghìn ha và rừng đặc dụng
có khoảng 33,8 nghìn ha [82, tr.8-17].
Các thảm thực vật khá phong phú, kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới cây
lá rộng trên đất hình thành từ núi đá vôi; diện tích cây lâu năm và cây nông nghiệp
chiếm gần 1/3 diện tích toàn tỉnh, như: lúa, chè, sắn, ngô, khoai, vải, nhãn, đỗ
tương, lạc...
Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo, di tích lịch
sử như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, hang Thần Sa, núi Văn, núi Võ,... đặc
biệt là di tích lịch sử an toàn khu (ATK) được Nhà nước xếp hạng "Di tích lịch sử
quốc gia đặc biệt" (2012). Đây là một lợi thế của một tỉnh miền núi như Thái
Nguyên để phát triển ngành du lịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất
là lao động ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu Cục thống kê cho biết, năm 2013 dân số toàn tỉnh là 1.155.991
người, chiếm 9,34% tổng dân số vùng trung du miền núi phía Bắc và 1,29% dân số
cả nước. Trong đó, dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố
Thái Nguyên là 290.620 người (chiếm 25,1%) và ít nhất ở thị xã sông Công là
78
51.433 người (chiếm 4,4%), mật độ dân số trung bình của tỉnh là 325 người/km2
[Phụ lục 2].
Tỷ lệ dân số sống ở thành thị là 344.210 người (chiếm 29,78%) và nông thôn
là 811.781 người (chiếm 70,22%); tỷ lệ dân số trung bình phân theo giới tính của
Tỉnh có sự chênh lệch tương đối thấp, nam giới là 569.818 người (chiếm 49,29%)
và nữ giới là 586.173 người (chiếm 50,71%). Tốc độ tăng dân số trung bình hàng
năm của tỉnh thấp nhất vào năm 2009 là 0,45% và cao nhất là 0,85% (2012).
Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc khá đa dạng, hiện có 8 dân tộc cùng
sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên, trong đó, dân tộc kinh chiếm khoảng 73,1%,
Tày chiếm 11%, Nùng chiếm 5,7%, Sán Dìu chiếm 4,41%, Sán Chay chiếm 3,9%,
Dao chiếm 2,4%,
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là
716.300 người (chiếm 61,57%). Trong đó, số lượng lao động nam giới là 360.700
người (chiếm 50,4%) và nữ giới là 355.600 người (chiếm 49,6%); số lượng lao
động ở khu vực thành thị là 181.200 người (chiếm 25,3%) và khu vực nông thôn là
535.100 người (chiếm 74,7%) [10].
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2001-2011, Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu trong
phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình cả
nước là 7,14% và 10% so với vùng trung du miền núi phía Bắc, riêng năm 2011,
mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, gặp khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng
kinh tế của tỉnh vẫn đạt 9,36%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu
người năm 2012 là 25.602 nghìn đồng (1.224USD Mỹ); năm 2013 là 28.162 nghìn
đồng (1.315 USD Mỹ). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị
là 1,91% (2013) [10, tr.63].
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng giao thông
Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông đa dạng, bao gồm cả đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ đáp ứng vận tải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh nói chung. Trong đó, đường bộ có tổng chiều dài là 4.671km, bao
gồm 4 tuyến quốc lộ (quốc lộ 3, 3A, 37, 1B), 13 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều
dài 291,06km; đường đô thị có 141,91 km; đường huyện có 839,942km và đường
79
xã có 3.220,18 km. Đường sắt có 3 tuyến là Quán Triều - Hà Nội; Thái Nguyên -
Kép (Bắc Giang); Quán Triều - Núi Hồng (huyện Đại Từ), với tổng chiều dài là
98,55km. Đường thuỷ với tổng chiều dài khoảng 430km, chủ yếu là hai tuyến
đường sông chính nối với các tỉnh ngoài: tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161km;
Đa Phúc - Hòn Gai dài 211km; Thái Nguyên - Phú Bình dài 16km; Thái Nguyên -
Chợ Mới dài 40km.
3.1.2.4. Văn hoá - xã hội
Thái Nguyên là một trong những trung tâm GD&ĐT lớn của cả nước, với 8
trường đại học (79.668 sinh viên), 12 trường cao đẳng (36.791 sinh viên), 7 trung
cấp (15.422 sinh viên), 6 trường công nhân kỹ thuật, tổng số sinh viên trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người [10, tr.272-275].
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 529 cơ sở y tế (trong đó, có 219 cơ sở y tế
nhà nước và 310 cơ sở y tế ngoài nhà nước), với 4.525 giường bệnh, cán bộ ngành y
là 4.128 người, cán bộ ngành dược là 787 người, tỷ lệ trung bình bác sĩ là 10,7/1
vạn dân. Nhìn chung, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên,
nhưng cơ sở trang thiết bị, máy móc, số lượng bác sĩ, nhất là bác sĩ ở vùng sâu vùng
xa, khó khăn trong tỉnh còn thiếu nhiều và đầu tư còn chưa đồng bộ. Theo số liệu
thống kê, tính đến ngày 31/12/2013, số lượng hộ nghèo toàn tỉnh còn 35.358 hộ
(chiếm 11,6%), hộ cận nghèo là 35.023 hộ (chiếm 11,49%) [10, tr.281-283].
3.1.3. Đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến sự phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
3.1.3.1. Những thuận lợi
Một là: Thái Nguyên có vị trí địa lý và hệ thống đường giao thông rất thuận lợi
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra kết nối SXKD, trao đổi hàng
hoá nhanh chóng, thuận tiện, chuyển giao khoa học - kỹ thuật - công nghệ, học hỏi
kinh nghiệm thực tế, kết nối du lịch vùng miền giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng
và Hà Nội với các tỉnh miền núi trung du miền núi phía Bắc. Vì vậy, cũng tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong tỉnh.
Hai là: Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, góp
phần phát triển ngành công nghiệp luyện kim, gang thép, sản xuất vật liệu xây dựng,
80
phát triển giao thông vận tải sẽ thu hút được nhiều việc làm với những ngành nghề
phù hợp trình độ của người lao động trong tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có rất nhiều lợi thế
về tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú trên các lĩnh vực như: du lịch sinh
thái, văn hoá, đặc biệt là du lịch thăm di tích, căn cứ địa cách mạng Việt Nam thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (An toàn khu-viết tắt là ATK).
Thứ ba: Thái Nguyên có nguồn lao động trẻ rất lớn và chủ yếu được đào tạo
với nhiều ngành nghề ở địa phương. Bởi vì, hiện nay tỉnh là trung tâm đào tạo,
nghiên cứu KH&CN lớn nhất của vùng trung du miền núi phía Bắc, đảm bảo chất
lượng nguồn lao động phục vụ phát kinh tế - xã hội cho Thái Nguyên cũng như cả
nước. Đây là một lợi thế của tỉnh để cung cấp, tuyển chọn được nguồn lao động
ngày càng có chất lượng, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp
Thứ tư: Hiện nay, Thái Nguyên cũng đã và đang tiếp tục quan tâm đến xây
dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng cởi mở, thông thoáng và đảm bảo
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thu hút những doanh nghiệp, công ty
trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh để SXKD. Trên thực tế, đã thu hút được
ngày càng nhiều dự án với quy mô lớn, điển hình là dự án của Tập đoàn Samsung
Hàn Quốc khởi công xây dựng tổ hợp khu công nghệ cao tại Yên Bình, Phổ Yên,
Thái Nguyên (3/2013) với đầu tư hơn 2 tỷ USD Mỹ, thu hút khoảng 10.000 lao
động đến năm 2015 và 30.000 lao động đến năm 2018, mức thu nhập trung bình
khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng [54] góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân.
Thứ năm: Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên khá dồi dào, với nhiều loại
đất khác nhau, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt với
những cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phát triển theo mô
hình kinh tế hộ gia đình hay kinh tế trang trại đạt hiệu quả cũng cần nhiều yếu tố
khác (vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ), không chỉ có nhiều đất đai,
mặc dù nó là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp rất quan trọng.
3.1.3.2. Những khó khăn
Thứ nhất: Do đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh miền núi, nên gặp rất nhiều khó
81
khăn trong việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các xã đặc biệt khó
khăn. Bên cạnh đó, việc thu hút vốn đầu tư SXKD vào các huyện vùng xâu vùng xa
(Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá) thời gian qua rất ít, mà chủ yếu tập trung
ở thành phố Thái Nguyên, thị xã sông Công, huyện Phổ Yên. Chính vì vậy, đã tạo
ra khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện
trong tỉnh.
Thứ hai: Nhìn chung, tỉnh còn thiếu vốn đầu tư phát triển SXKD, trình độ kỹ
thuật công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm
chưa cao, chưa tạo ra sản phẩm đặc thù, đột phá mang lại giá trị kinh tế cao, sức
cạnh tranh trên thị trường còn thấp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
nhất là cơ cấu ngành, khả năng tích luỹ còn hạn chế, chưa đầu tư phát triển kinh tế
theo chiều sâu mà chủ yếu còn theo chiều rộng.
Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng chưa quy hoạch, dự báo,
thăm dò, khai thác, sử dụng một cách hợp lý, còn lãng phí, không hiệu quả, công
tác quản lý, xử lý còn chưa chặt chẽ, nghiêm minh khi phát hiện ra những sai phạm.
Thứ tư: Dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố;
trình độ dân trí thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các huyện trong tỉnh, giữa khu
vực nông thôn, miền núi, vùng xa với khu vực thành thị, trung du, xung quanh khu
vực thành phố Thái Nguyên.
Thứ năm: Nhìn chung, trình độ phát triển LLLĐ trong tỉnh còn thấp, thiếu
hụt đội ngũ lao động có năng lực chuyên môn, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, đặc
biệt là lao động trong các ngành như: bác sĩ, kỹ sư nông nghiệp, công nghệ thông
tin Mặc dù, tỉnh là một trong những trung tâm lớn cả nước về GD&ĐT, nhưng
chưa toàn dụng được những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ra trường làm
việc tại tỉnh, hơn nữa số lao động có trình độ tay nghề thấp cũng đã được đào tạo
lại, nhưng chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu công việc. Đây là một trong những
khó khăn lớn của tỉnh nhằm đáp ứng nhiệm vụ, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ sáu: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh vẫn còn cao (chiếm 22%).
Đây là một thách thức lớn đối với các cấp, ban ngành, chính quyền địa phương. Vì
82
vậy, cần có những biện pháp tích cực, khả thi, triển khai đồng bộ và phối hợp từng
bước giải quyết để giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống nhân dân.
3.2. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ
NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2013
3.2.1. Những chủ trương và biện pháp của các cấp uỷ Đảng, Chính
quyền về phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên
Trước thời kỳ đổi mới (1986), nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế quản
lý kinh tế tập trung bao cấp của Nhà nước, trong đó TTLĐ ở Việt Nam nói chung
không được chấp nhận, SLĐ không được bán như hàng hoá, xoá bỏ quan hệ hàng hoá
- tiền tệ. Quan hệ lao động được biểu hiện thông qua hình thức tuyển dụng, phân bổ
lao động vào biên chế nhà nước, người lao động nhận được tiền lương từ ngân sách
nhà nước trả theo quy định, tiền lương không được coi là giá cả SLĐ, phân phối theo
nguyên tắc "chủ nghĩa bình quân", đảm bảo cho mọi người đều được hưởng tiền
lương, trợ cấp xã hội đủ để họ duy trì mức sống trung bình mà Nhà nước có thể cung
cấp. Hệ quả là làm cho người lao động mất động lực, dựa dẫm, ỷ lại vào Nhà nước,
năng suất lao động, sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp, đời sống nhân dân
khó khăn, thiếu thốn. Từ đó, buộc người lao động phải đi làm thuê với những công
việc giản đơn, thu nhập thấp, không ổn định, lao động thời vụ.
Thị trường lao động ở Việt nam nói chung, được Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã chuyển đổi căn bản từ mô hình kinh tế tập trung
bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau hơn 2 năm thực hiện, tại Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3/1989) đã
chính thức thừa nhận người lao động được tự do lựa chọn nơi làm việc, vị trí, vai trò
của người lao động được cải thiện một bước, quan hệ thuê mướn lao động bắt đầu
được hình thành.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) tiếp tục khẳng định: Từng bước
hình thành và mở rộng đồng bộ các loại thị trường, trong đó có TTSLĐ, tiếp tục đổi
mới cải cách chính sách tiền lương và thu nhập, theo nguyên tắc dựa trên số lượng và
chất lượng lao động, bảo đảm tái sản xuất SLĐ, tiền tệ hoá tiền lương, khuyến khích
làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
83
Hiến pháp 1992 cũng khẳng định rõ: Mọi công dân đều có quyền lựa chọn các
hình thức làm việc hợp pháp, thừa nhận SLĐ là một hàng hoá đặc biệt, mở đường cho
việc hình thành và phát triển TTLĐ ở nước ta.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục nhấn mạnh: Tổ chức
quản lý và hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động, bảo đảm công ăn việc
làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh
niên, Nhà nước chú trọng đầu tư tự tạo việc làm, tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm,
đào tạo nghề, kiểm soát thuê mướn, sử dụng và trả công lao động, cải thiện điều kiện
sống, bảo hộ an toàn lao động thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) tiếp tục chỉ rõ: Tiếp tục tạo lập
đồng bộ các yếu tố thị trường, đặc biệt quan tâm đến các loại thị trường quan trọng
nhưng hiện còn chưa có hay còn sơ khai như TTLĐ, thị trường chứng khoán.
Hội nghị Trung ương 9 khoá IX (2004) yêu cầu: Hoàn thiện cơ chế, chính sách
pháp triển TTLĐ. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề, tìm
việc làm, giới thiệu và tuyển chọn lao động.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) và XI (2011) của Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển TTLĐ
trong bối cảnh nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.
Trên cơ sở đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng đến nay đã từng bước hình thành
và phát triển. Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc thù, thế mạnh của tỉnh, cấp uỷ Đảng,
Chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm và bám sát với các văn bản pháp lý chỉ
đạo của Trung ương, các Bộ liên quan đến giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động. Từ đó, đưa ra chủ trương và biện pháp cụ thể thực hiện việc đẩy
mạnh TTLĐ phát triển nhanh, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu, quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
Trong báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), Ủy
ban nhân dân tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát là:
Xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng
hiện đại, đi đầu trong vùng trung du, miền núi phía Bắc, trung tâm của
84
vùng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục, đào
tạo. Là tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại với tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ chiếm trên 85% GDP toàn tỉnh vào năm 2020... [84].
Một số chỉ tiêu cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu tăng
bình quân hàng năm trên 10%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%
hàng năm; giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm; giá trị xuất
khẩu tăng bình quân 8-9%, phấn đấu năm 2020 đạt từ 18-20 tỷ USD Mỹ; thu ngân
sách nhà nước trong cân đối tăng bình quân 20%/năm; thu nhập bình quân đầu người
năm 2020 đạt 85-86 triệu đồng/người/năm; đến năm 2020 có 50% xã đạt chuẩn nông
thôn mới [84].
3.2.2. Diễn biến tình hình cung, cầu lao động và mối quan hệ tác động
giữa cung - cầu và giá cả sức lao động, trung gian thị trường lao động ở tỉnh
Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2013
3.2.2.1. Thực trạng cầu về lao động
Cầu về lao động là nhu cầu SLĐ trên TTLĐ, được thể hiện thông qua khả
năng thuê mướn lao động của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian xác định,
với mức tiền công, tiền lương theo thoả thuận giữa người mua (cầu SLĐ) và người
bán (cung SLĐ) HHSLĐ. Từ đó, đáp ứng được mục tiêu của người mua là phục vụ
quá trình SXKD và mục tiêu của người bán là tạo việc làm, nâng cao thu nhập.
Thực trạng nhu cầu lao động trên TTLĐ trong từng thời điểm cụ thể được xác định
bởi những nhân tố chủ yếu đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; NSLĐ; tiền công, tiền
lương; nhu cầu về lao động ở khu vực doanh nghiệp SXKD (khu vực doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); nhu cầu
về lao động ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; nhu cầu lao động ở khu
vực nông thôn, thành thị; nhu cầu về XKLĐ.
Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động đến cầu về lao động
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường được tính
là 01 năm). Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, phản ánh sự phát triển kinh tế
của một quốc gia, năm 2013 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước
85
đạt 3.826 tỷ đồng, (tăng 8% so với năm 2012) và 2014 đạt 4.492 tỷ đồng. Tuy
nhiên, so với các tỉnh lân cận thì tỉnh Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng kinh tế
tương đối thấp, đạt 8,81% (2011) và 7% (2012), 6,7% (2013), trong khi tỉnh
Tuyên Quang đạt 14,01% (2011) và 20,7% (2012); Bắc Kạn đạt 12,98% (2011)
và 12,35% (2012), thực tế tăng trưởng tuy thấp nhưng cũng không làm ảnh
hưởng quá lớn đến khả năng giải quyết việc làm và tạo điều kiện cho việc nâng
cao trình độ người lao động, cũng như tạo thêm nhiều việc làm mới, cụ thể: năm
2012 đã tạo việc làm mới cho 22.600 lao động, năm 2013 là 22.000 lao động (kế
hoạch đề ra là 16.000 lao động) [10].
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận
Chỉ tiêu
Cả nước Thái Nguyên Bắc Kạn Tuyên Quang
2011 2012 2011 2012 2011 2012 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,24 5,25 8,81 7,0 12,98 12,35 14,01 20,7
Cơ cấu ngành kinh tế (%)
Nông - lâm - thuỷ sản 22,01 21,65 21,64 20,98 37,39 40,0 32,82 32,89
Công nghiệp và xây dựng 40,23 40,65 41,27 41,23 18,27 18,37 28,95 28,42
Dich vụ 37,76 37,70 37,08 37,97 4434 41,63 38,23 38,70
GDP bình quân/người(tr.đ) 28,9 33,2 22,3 25,6 14,44 17,28 18,56 22,17
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 12,6 11,3 16,69 13,76 9,14 3,14 5,8 6,4
Nguồn: [10, tr.317-320].
Ngoài ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên còn
chậm,; công nghiệp và xây dựng chiếm 41,27% (2011) tăng lên 41,23% (2012);
dịch vụ chiếm 37,08% (2011) tăng lên 37,97% (2012), còn ngành nông - lâm - thủy
sản giảm xuống từ 21,64% (2011) còn 20,98% (2012) [10]. Đây cũng là yếu tố tác
động trực tiếp đến mức cầu về lao động trên TTLĐ. Tuy nhiên, thu nhập bình
quân/người đã có bước tăng đáng kể từ 22,3 triệu đồng (2011) lên 25,6 triệu đồng
(2012) và 28,1 triệu đồng (2013), vì vậy đã tác động tích cực đến đời sống của nhân
dân trong tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống từ 16,69% (2011) xuống 13,76%
(2012); 11,66% (2013) và 9,17% (2014) [10] nhưng vẫn cao so với tỷ lệ hộ nghèo
chung cả nước.
Thực trạng năng suất lao động tác động đến cầu về lao động
86
Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động, được đo bằng số lượng
sản phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hay thời gian cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, NSLĐ cao hay thấp do nguyên nhân
chủ yếu là trình độ phát triển, khả năng ứng dụng KH&CN vào sản xuất, đồng
thời trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của người lao động. Do đó, NSLĐ
thay đổi làm cho cầu về lao động cũng thay đổi, nếu các doanh nghiệp SXKD sử
dụng công nghệ hiện đại, thì sẽ thay thế lao động trực tiếp, dẫn tới mức cầu về số
lượng lao động giảm, nhưng chất lượng lao động tăng và ngược lại, nếu sử dụng
công nghệ lạc hậu, thì nhu cầu về lao động sẽ tăng, nhưng yêu cầu về chất lượng
lao động cũng thấp.
Hiện nay, nhìn chung các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn tỉnh cũng đã
không ngừng đổi mới công nghệ và không ngừng quan tâm đào tạo nâng cao chất
lượng người lao động để nâng cao NSLĐ nhằm giảm chi phí sản xuất, chất lượng
sản phẩm hàng hoá đã tăng đáng kể, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế đối với các doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị
phục vụ sản xuất còn lạc hậu, dẫn đến NSLĐ vẫn thấp, đặc biệt là doanh nghiệp
hoạt động lĩnh vực nông nghiệp (chỉ đạt 60,1% so với mức bình quân chung của cả
nước). Do thiếu vốn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ lao động hạn chế, thị trường
tiêu thụ hàng hoá chưa mở rộng, tổ chức sản xuất chưa hợp lý. Điều này sẽ làm
giảm cầu về lao động.
Thực trạng tiền công, tiền lương và thu nhập của người lao động tác động
cầu về lao động
Hiện nay, tiền công, tiền lương là một trong những nguồn thu nhập chủ yếu
của người lao động đang rất được quan tâm, nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống của
bản thân và gia đình. Qua quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, thu
nhập của người lao động đã từng bước được cải thiện và chất lượng cuộc sống đã
nâng cao, từ 396.800 đồng/người/tháng (2004) tăng lên 1.391.000 đồng/người/tháng
(2010) gấp 3,5 lần sau 6 năm, trong đó thu nhập chủ yếu từ tiền công, tiền lương và
sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 23,74% (2006)
xuống 16,69% (2011); 13,76% (2012) và 11,6% (2013).
87
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân của người lao động một tháng
theo giá thực tế ở tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: nghìn đồng/người/tháng
Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2010 2011 2012
Tổng thu nhập 396.8 555.0 850.7 1,149.4 1,386.6 1,747.1
Thành thị 636.2 858.4 1,320.0 1,761.3 2,026.0 2,510.5
Nông thôn 334.4 459.4 701.0 911.8 1,162.4 1,441.0
Tiền công, tiền lương 119.7 170.4 278.7 503.6 610.0 868.8
Thu từ sản xuất nông-lâm-thuỷ sản 139.0 159.8 277.2 362.0 422.7 396.5
Thu từ sản xuất phi nông nghiệp 70.0 94.2 203.4 307.2 259.8 349.5
Các nguồn khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thi_truong_lao_dong_o_tinh_thai_nguyen_0495_1917232.pdf