MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài và
những vấn đề cần đặt ra 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 34
2.1. Quyền sử dụng đất nông nghiệp - hàng hoá đặc biệt 34
2.2. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp 50
Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 66
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thị trường
quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 66
3.2. Thực trạng các yếu tố của thị trường quyền sử dụng đất nông
nghiệp ở Vĩnh Phúc 74
Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 113
4.1. Một số quan điểm phát triển kinh tế xã hội có tác động đến việc
sử dụng đất và ảnh hưởng đến thị trường quyền sử dụng đất
nông nghiệp 113
4.2. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 120
4.3. Giải pháp phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp
ở tỉnh Vĩnh Phúc 131
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
312 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhiều hạn chế về đề tài này, tác giả luận án
mong muốn nhận được sự tham gia góp ý của các nhà khoa học trong tỉnh
cũng như trong cả nước.
144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Minh Hồng (2010), "Những vấn đề kinh tế nảy sinh trong quá trình
thực hiện giao ruộng đất cho hộ nông dân hiện nay ở nước ta", Tạp
chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5 (116).
2. Bùi Minh Hồng (2010), "Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về giải
quyết mối quan hệ lợi ích khi nhà nước thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
số 5 (122).
3. Bùi Minh Hồng (2014), Giải pháp xây dựng và nâng cao trình độ hiệu quả
lao động của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay. Đề tài
nghiên khoa học quản lý chương trình chuyên viên cao cấp do Học
Viện Hành chính quốc gia tổ chức.
4. Bùi Minh Hồng (2014), "Giải pháp để quyền sử dụng đất nông nghiệp trở
thành hàng hóa", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 215.
5. Bùi Minh Hồng (2014), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa sau 30 năm đổi mới ở tỉnh Vĩnh
Phúc, Hội đồng lý luận trung ương chỉ đạo thực hiện.
6. Bùi Minh Hồng, Ngô Văn Vũ (2014), "Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2013", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (78).
145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Neda Petroska Angelovska, Marija Ackovska và Stefan Bojnec (2012),
Thị trường đất nông nghiệp và cho thuê đất ở Cộng hòa Macedonia
(thuộc Nam tư cũ), Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu.
2. Đinh Văn Ân (2011), Chính sách phát triển thị trường bất động sản ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
TW khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
4. Ban Quản lý Các khu công nghiệp và Thu hút đầu tư Vĩnh Phúc (2012),
Báo cáo tổng hợp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc
qua các năm 1997-2010, Kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò
của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ
Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế NN (gọi tắt là Khoán 10).
7. Bộ Chính trị (1988), Chỉ thị số 47/CT-TW, ngày 31/08/1988 về việc giải
quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.
8. William B. Brueggeman, Jeffrey D. Fisher (2005), Tài chính bất động
sản và đầu tư, Nhà xuất bản Mc Graw Hill.
9. Loic Chiquier, Michael J.Lea (2009), Chính sách tài chính nhà ở tại các
thị trường mới nổi, Nhóm Định chế, Ngân hàng thế giới.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 64/CP, ngày 27/9/2003 của Chính phủ
quy định về việc giao đất nông nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào sản xuất nông nghiệp.
146
11. Pavel Ciaian, d’Artis Kancs, Jo Swinnen, Kristine Van Herck và Liesbet
Vranken (2012), "Quy chế mua bán trên thị trường đất nông nghiệp
tại các quốc gia thành viên EU và các nước ứng viên", Tạp chí
Factor Markets Working, (14).
12. Patrick Collinson (2010), "Giá nhà ở khu vực nông thôn tăng gấp đôi
trong vòng một thập kỷ", Tạp chí Theguardian.com, ngày
15/11/2010.
13. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (1997), Niên giám thống kê 1990-1996 tỉnh Vĩnh Phúc.
14. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (1998), Niên giám thống kê 1997 tỉnh Vĩnh Phúc.
15. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (1999), Niên giám thống kê 1998 tỉnh Vĩnh Phúc.
16. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2001), Niên giám thống kê 2000 tỉnh Vĩnh Phúc.
17. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2006), Niên giám thống kê 2005 tỉnh Vĩnh Phúc.
18. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê 2007 tỉnh Vĩnh Phúc.
19. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2009), Niên giám thống kê 2008 tỉnh Vĩnh Phúc.
20. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2010), Niên giám thống kê 2009 tỉnh Vĩnh Phúc.
21. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2011), Niên giám thống kê 2010 tỉnh Vĩnh Phúc.
22. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê 2011 tỉnh Vĩnh Phúc.
23. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2013), Niên giám thống kê 2012 tỉnh Vĩnh Phúc.
24. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2014), Niên giám thống kê 2013 tỉnh Vĩnh Phúc.
25. Trần Tú Cường (2006), Tăng cường vai trò quản lý đất đai của nhà nước
trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ,
Trường Đại học KTQD Hà Nội.
26. Klaus Deininger (2013), Một giải pháp có hệ thống để quản lý đất đai,
Báo cáo, Hội đàm Nghiên cứu chính sách quản trị đất của Ngân
hàng thế giới.
27. Nguyễn Thị Dung (2011), Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ
Luật học.Trường Đại học Quốc gia,Hà Nội.
147
28. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIV nhiệm kỳ
2005-2010.
29. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XV nhiệm kỳ
2010-2015.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Ralph E. Heimlich và William D. Anderson (2001), Phát triển khu vực
ven đô: Những tác động đến nông nghiệp và đất đai, Bộ Nông
nghiệp Hoa kỳ, Báo cáo kinh tế nông nghiệp số 803.
36. Hội đồng Bộ trưởng (1988), Chỉ thị số 67/HĐBT ngày 20/4/1988 của
Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 10-
NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.
37. Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (1998), Phát triển nông thôn theo
hướng CNH- HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Lê Trọng Hùng (chủ nhiệm - 2007), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển thị
trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam, Đề tài khoa
học cấp trường. Truờng Đại học Lâm nghiệp.
39. Nguyễn Đình Kháng, Nguyễn Văn Phúc (2000), Một số vấn đề lý luận
của C.Mác và Lênin về địa tô ruộng đất, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
148
40. Nguyễn Đình Kháng (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn thiện
chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
41. Nguyễn Trung Kiên (2013), Tập trung ruộng đất ở Việt Nam: Thực trạng
và gợi ý chính sách, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
(CAP), Hà Nội.
42. Tina Kim (2013), "Thị trường nhà ở Trung Quốc: Không chỉ là bong
bóng nhà đất", Tạp chí The-Generation.net.
43. Liên bang Nga (2001), Luật Đất đai của Liên bang Nga năm 2001.
44. Sally P. Marsh, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Trọng Đắc và T. Gordon
Macaulay (2007), Công trình nghiên cứu Phát triển nông nghiệp và
chính sách đất đai ở Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Nông
nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Đại học Sydney và Đại học
Nông nghiệp I - Hà Nội.
45. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, phần II, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
46. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 25, phần II, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
47. Nguyễn Xuân Nguyên (1995), Khuynh hướng phân hoá hộ nông dân
trong phát triển hàng hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp, nông thôn trên con đường công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. David Paimerr và John Mc Langhlin (1994), Quản lý đất đai lồng ghép:
Các thách thức về mặt thể chế và kỹ thuật.
50. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Viết Thông, Bùi Văn Hưng (2008), Vấn đề
nông nghiệp - nông dân- nông thôn- kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Quốc hội (1980), Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1980, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
149
52. Quốc hội (1992), Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Quốc hội (2003), Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Quốc hội (1987), Luật Đất đai 1987, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Quốc hội (1995), Luật Đất đai 1993, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Quốc hội (2001), Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Quốc hội (2014), Luật Đất đai năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Trần Trọng Sâm (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
62. Đặng Kim Sơn (2012), Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: một trong những
tiền đề của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.Đề tài khoa học cấp Bộ.
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp,nông thôn.
63. Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc (2013), Kế hoạch tổng thể phát triển
Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 đến 2010, từ 2011
đến 2015 và tầm nhìn đến 2025.
64. Sở Tài nguyên - Môi trường Vĩnh Phúc (2006), Kết quả kiểm kê đất đai
năm 2005 tỉnh Vĩnh Phúc.
65. Sở Tài nguyên - Môi trường Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tổng hợp kết
quả dồn điền đổi thửa tỉnh Vĩnh Phúc đến 2007.
66. Sở Tài nguyên - Môi trường Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo thống kê kết quả
giao đất nông nghiệp đến hộ tính đến ngày 1/4/2011, Vĩnh Phúc.
150
67. Tạp chí Địa chính và Thanh tra Tổng cục địa chính (1997), Các văn bản
pháp quy về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ 1945 đến năm
1979, Tập I, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
68. Tạp chí Địa chính và Thanh tra Tổng cục Địa chính (1997), Các văn bản
pháp quy về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ 1980 đến năm
1997, tập II, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
69. Tạp chí Địa chính (2002), Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai ban hành
ở Việt Nam từ 1998 đến năm 2001, tập III, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
70. Tạp chí Cộng sản và Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV thuộc
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Hội
thảo Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong giai
đoạn hiện nay, Thành phố Cần Thơ.
71. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg, ngày
17/7/2002 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX.
72. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 113/2012/QĐ-TTg, ngày
20/01/2012 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
73. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001-2005.
74. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010.
75. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/12/2006
về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
76. Trạm Nông hoá Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tổng hợp tài nguyên đất tỉnh
Vĩnh Phúc.
151
77. Thomas Markussen, Finn Tarp, Đỗ Huy Thiệp, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
(2012), Phân mảnh đất đai của hộ và giữa các hộ nông nghiệp ở
Việt Nam, Trường Đại học Copenhagen (UoC) và UNU-WIDER,
Helsinki, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp
Nông thôn (IPSARD).
78. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Thống kê giá đất NN loại I trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
79. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Thống kê giá đất NN loại I trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
80. Uỷ ban hành pháp hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (1991), Farm land
reform in the Republic of China in Taiwan, Report.
81. Đặng Hùng Võ (2010), Vai trò của thị trường quyền sử dụng đất trong
phát triển kinh tế thị trường nước ta, Chương trình giảng dạy kinh
tế Fulbright.
82. Hồng Vinh (chủ biên) (1998), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
83. Dr. Andrzej Zadura (2005), Thị trường đất nông nghiệp Ba Lan – Triển
vọng và thách thức, Tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO).
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI MINH HỒNG
THÞ TR¦êNG QUYÒN Sö DôNG §ÊT N¤NG NGHIÖP
HIÖN NAY ë TØNH VÜNH PHóC
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN MINH QUANG
PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Bùi Minh Hồng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài và
những vấn đề cần đặt ra 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 34
2.1. Quyền sử dụng đất nông nghiệp - hàng hoá đặc biệt 34
2.2. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp 50
Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 66
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thị trường
quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 66
3.2. Thực trạng các yếu tố của thị trường quyền sử dụng đất nông
nghiệp ở Vĩnh Phúc 74
Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 113
4.1. Một số quan điểm phát triển kinh tế xã hội có tác động đến việc
sử dụng đất và ảnh hưởng đến thị trường quyền sử dụng đất
nông nghiệp 113
4.2. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 120
4.3. Giải pháp phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp
ở tỉnh Vĩnh Phúc 131
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BĐS : Bất động sản
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GCN : Giấy chứng nhận
GPMB : Giải phóng mặt bằng
KTTT : Kinh tế thị trường
LLSX : Lực lượng sản xuất
NN : Nông nghiệp
QHSX : Quan hệ sản xuất
QSD : Quyền sử dụng
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TLSX : Tư liệu sản xuất
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997 - 2013 70
Bảng 3.2: Tình hình phát triển dân số của tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 71
Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ 2005-2013 72
Bảng 3.4: Tổng hợp cơ cấu các loại đất trên địa bàn Vĩnh Phúc 2012 81
Bảng 3.5: Thống kê biến động đất SXNN tỉnh Vĩnh Phúc năm 1998-2012 85
Bảng 3.6: Thống kê biến động đất nông nghiệp 99
Bảng 3.7: Khung giá đất ban hành kèm theo Nghị định 87/CP, ngày
17/8/1994 101
Bảng 3.8: Khung giá đất trồng cây hàng năm ban hành kèm theo Nghị
định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ 102
Bảng 3.9: Khung giá đất trồng cây lâu năm ban hành kèm theo Nghị
định 188/2004/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ 102
Bảng 3.10: Khung giá đất trồng cây hàng năm Ban hành kèm theo
Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007
của Chính phủ 102
Bảng 3.11: Khung giá đất trồng cây lâu năm Ban hành kèm theo Nghị
định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ 103
Bảng 3.12: Thống kê giá đất NN loại I trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 103
Bảng 4.1: Chỉ tiêu các loại đất đã được cấp trên phân bổ đến năm 2020 129
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, nghiên cứu sự thành công của công cuộc đổi mới, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn vừa qua
cho thấy nếu nhìn nhận dưới góc độ kinh tế có thể khẳng định rằng, sự thành
công đó chính là sự đổi mới tư duy, giải phóng sức sản xuất, huy động các
nguồn lực của xã hội như sức lao động, tiền vốn, đất đai, tài nguyên, trí
tuệ vào phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội. Để
tiếp tục làm tốt những vấn đề trên, điều quan trọng, mấu chốt là nước ta phải
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường quyền sử dụng
đất nông nghiệp.
Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tài sản, là nguồn lực vô
cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong SXNN đất đai là TLSX đặc biệt không
có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đai là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Ở Việt Nam hiện nay,
quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được nhà nước giao ổn định lâu dài cho
các chủ thể thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử
dụng đất nông nghiệp hiện nay trong phạm vi nhất định được trao đổi trên thị
trường dưới dạng như: mua, bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn, thế chấp v.v....
Giá cả thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp được hình thành theo
nguyên tắc của thị trường dựa trên quan hệ cung - cầu đồng thời còn chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố như, vị trí, độ phì nhiêu, sự thuận lợi của hạ tầng kỹ
thuật, khí hậu thời tiết, quy hoạch của nhà nước Thị trường quyền sử dụng
đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay chưa được các cấp các ngành quan tâm,
nhưng có xu hướng phát triển mở rộng trong tương lai.
2
Để phát triển hiệu quả thị trường QSD đất NN, nhà nước cần phải
không ngừng hoàn thiện thể chế đối với thị trường này đảm bảo phù hợp với
yêu cầu khách quan và bối cảnh thực tế xã hội hiện nay. Những năm qua, vấn
đề thi hành thi hành pháp luật đất đai và các văn bản của nhà nước liên quan
đến đất đai, công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã dần đi vào
nề nếp; việc thực hiện cấp giấy chứng nhận QSD đất, thành lập văn phòng
đăng ký QSD đất, trung tâm phát triển quỹ đất, trung tâm định giá, đấu giá
QSD đất, ban hành các chính sách thuế, cung cấp thông tin về đất đai, công
khai minh bạch các quy hoạch sử dụng đất, trình tự thủ tục hành chính về mua
bán, chuyển nhượng đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường
QSD đất NN phát triển. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay hoạt động của thị
trường QSD đất NN đã bộc lộ không ít những yếu kém tồn tại, bất cập đang là
lực cản đối với sự phát triển của thị trường này trên cả phương diện kinh tế và
xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau.
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ, vùng thủ đô Hà Nội. Sau 17 năm tái lập tỉnh (từ 1997) đến nay,
kinh tế xã hội của tỉnh phát triển khá mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 54 triệu đồng.
Đạt được thành tích trên là do trong những năm vừa qua để tạo đà
cho kinh tế Vĩnh Phúc bứt phá, tỉnh đã có chủ trương thu hút mạnh đầu tư
trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo đó quỹ đất
sản xuất NN đã giảm mạnh để chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp, dịch
vụ, đô thị và các công trình phúc lợi công cộng phát triển. Những biến động
lớn về mục đích sử dụng đất thời gian qua như việc thực hiện bồi thường
GPMB theo chính sách của nhà nước đã tạo ra những yếu tố cung, cầu về thị
trường QSD đất NN trên bình diện rộng nhưng được nhà nước quản lý và
kiểm soát thông qua giá bồi thường. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3
thị trường QSD đất NN được người dân mua, bán, trao đổi rất mạnh với các
mục đích khác nhau mà nhà nước chưa kiểm soát được. Đặc biệt từ khi có
Nghị định 69/NĐ-CP, ngày 13/8//2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
theo đó tại điểm 2 điều 28 quy định: "Đối với dự án đầu tư sử dụng đất không
thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì không phải làm thủ tục thu hồi
đất; sau khi được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư và người sử dụng đất thoả
thuận theo hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất và làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp thay đổi
mục đích sử dụng đất", thì thị trường QSD đất NN nói chung và Vĩnh Phúc
nói riêng diễn ra khá phức tạp ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Mặt khác
Nhà nước quy định khung giá đất NN, trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố phải định lại giá và ban hành giá đất mới vào thời điểm ngày 01 tháng
01 hàng năm điều đó đã tác động rất mạnh đến thị trường QSD đất NN, dẫn đến
tình trạng mua, bán trao tay để chờ nhà nước tăng giá đất, để được tăng giá đền
bù diễn ra phổ biến nhất là các khu vực dự kiến quy hoạch mới.
Để thị trường QSD đất NN cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng khắc phục được những khó khăn vướng mắc, hoạt động có hiệu quả,
đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì cần có những nghiên cứu cơ
bản, hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy vấn đề "Thị trường quyền
sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc" tác giả xin chọn làm
Đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường QSD đất NN;
- Đánh giá thực trạng những kết quả, nguyên nhân đạt được và những
vất đề đặt ra của thị trường QSD đất NN ở Vĩnh Phúc những năm qua;
4
- Luận giải các phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
thị trường QSD đất NN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát, hệ thống hoá và xây dựng khung lý thuyết về thị trường
QSD đất NN trong điều kiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam.
- Đánh giá, phân tích thực trạng thị trường QSD đất NN hiện nay ở
Vĩnh Phúc, chỉ ra những mặt tích cực, những hạn chế tiêu cực cũng như
những yếu kém, bất cập của thị trường này và nguyên nhân của những
yếu kém, hạn chế, bất cập từ đó đề xuất phương hướng và những giải
pháp tạo môi trường thông thoáng cho thị trường QSD đất NN phát triển
linh hoạt nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ tốt cho
CNH, HĐH.
- Luận án đề xuất giải pháp phát triển thị trường QSD đất NN ở Vĩnh
Phúc và kiến nghị với Trung ương, các bộ ngành có liên quan và địa phương
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình vận hành thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu thị trường QSD đất
NN trên các nội dung: Hàng hoá quyền sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố
cấu thành, yếu tố ảnh hưởng đến thị trường QSD đất NN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu thị trường QSD đất NN ở tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thị trường QSD đất NN tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 1997 (thời điểm mà tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh
Phú) đến nay.
5
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thị trường bất động sản nói chung,
thị trường QSD đất NN nói riêng. Đồng thời Luận án tiếp thu có chọn lọc các
kết quả nghiên cứu đã công bố về thị trường bất động sản nói chung, thị
trường QSD đất NN nói riêng của các nhà khoa học và các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường QSD đất NN một
số địa phương trong nước, kinh nghiệm phát triển thị trường QDS đất NN ở
một số nước khu vực châu Á và của tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở số liệu điều
tra, thống kê, phân tích, tổng hợp đánh giá, nhận định về sự hình thành, xu thế
vận động và phát triển thị trường QSD đất NN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin là
trìu tượng hoá khoa học, kết hợp hài hoà các phương pháp phân tích, diễn
giải, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống hoá, bình luận đối với từng nội
dung nghiên cứu. Cụ thể:
Chương 1: Hướng nghiên cứu chủ yếu thực hiện theo phương pháp hệ
thống hoá, phân tích tổng hợp để đánh giá những kết quả nghiên cứu nhằm
khái quát những nội dung đã được đề cập,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thi_truong_quyen_su_dung_dat_nong_nghiep_hien_nay_o_tinh_vinh_phuc_5149_1917234.pdf