Luận án Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 11

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 18

1.3. Những vấn đề rút ra từ các công trình nghiên cứu đã được đề cập ở trên và

những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 24

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CHÍNH QUYỀN TỈNH THU

HÚT ĐẦU TƢ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO NÔNG NGHIỆP 27

2.1. Khái quát về đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp và việc chính

quyền tỉnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp 27

2.2. Nội dung thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh 50

2.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào

nông nghiệp một tỉnh 59

2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ở một số địa

phương trong nước và bài học cho Bắc Ninh 64

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO

NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 68

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh

nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh 68

3.2. Thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh 71

3.3. Đánh giá chung về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh

Bắc Ninh 104

Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ CỦA DOANH

NGHIỆP VÀO NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 119

4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và quan điểm thu hút đầu tư của doanh

nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 119

4.2. Giải pháp Ðẩy mạnh thu hút Ðầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp

tỉnh Bắc Ninh 130

KẾT LUẬN 149

KIẾN NGHỊ 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf183 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng cao có quy mô từ 5 ha trở lên. Doanh nghiệp sản xuất cây vụ đông có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ kinh phí tương đương 100 kg phân Kali/ha. Ngân sách tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp 100% kinh phí mua thiết bị lạnh khi xây dựng kho lạnh để bảo quản giống cây trồng và nông sản. Các doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng sẽ được tỉnh hỗ trợ. Mức hỗ trợ là 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng. Tỉnh hỗ trợ 50% phần chênh lệch (phần thấp hơn) giữa giá ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm thu mua. Đối với sản xuất của HTX, Nhà nước đầu tư 100% kinh phí để điều tra, đo đạc, khảo sát lập dự án. Nhà nước đầu tư 100% chi phí phân tích đất, nước để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và kinh phí kiểm tra, phân tích chất lượng rau phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận. Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng đường giao thông nội đồng, nhà lưới, hệ thống tưới cho cây trồng, đường điện hạ thế đến khu sản xuất, mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/ha (kể cả kinh phí hỗ trợ từ nguồn khác của ngân sách Nhà nước). Bên cạnh đó, HTX được hỗ trợ tiền thuê cán bộ kỹ thuật tư vấn, chuyển giao KHKT, công chỉ đạo cho cán bộ cơ sở (HTX, thôn) bằng 1,0 mức tiền lương tối thiểu/ha. Nhà nước đầu tư 100% lãi suất của số vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu của dự án sản xuất rau an toàn và hoa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà nước đầu 78 tư 100% giá giống rau trong 2 năm đầu và 50% giá giống rau cho 3 năm tiếp theo cho các dự án sản xuất rau an toàn tập trung, hỗ trợ 50% giá giống hoa trong 2 năm đầu cho các dự án trồng hoa, hỗ trợ chứng nhận chất lượng và xây dựng thương hiệu rau an toàn, hỗ trợ 100% kinh phí hợp đồng chứng nhận chất lượng trong 5 năm đầu và 50% kinh phí trong 3 năm tiếp theo. Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rau an toàn trên báo, đài phát thanh, truyền hình tỉnh; thuê gian hàng tham gia hội chợ triển lãm trong nước. HTX sản xuất lúa có năng suất cao (lúa lai) và vùng lúa chất lượng cao được hỗ trợ 50% giá giống cho toàn bộ diện tích gieo cấy lúa lai, hỗ trợ 50% giá giống cho vùng lúa chất lượng cao có quy mô từ 5ha trở lên, hỗ trợ 70% giá giống cho toàn bộ diện tích gieo trồng ngô lai. HTX sản xuất cây vụ đông có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ kinh phí tương đương 100 kg phân Kali/ha. Những người trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất lúa năng suất cao, xây dựng vùng lúa chất lượng cao; sản xuất cây rau, màu có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ tiền công chỉ đạo bằng 0,1 mức lương tối thiểu/ha/vụ. Nhà nước đầu tư 100% kinh phí mua thiết bị lạnh khi xây dựng kho lạnh để bảo quản giống cây trồng và nông sản (kinh phí hỗ trợ được xác định theo thiết kế mẫu do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Sở Tài chính thống nhất). Đối với phát triển chăn nuôi, các hộ doanh nghiệp trực tiếp tham gia phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho mua bê cái, mua bò cái để chăn nuôi lấy sữa. Doanh nghiệp mua lợn nái ngoại thuần về nuôi sinh sản số lượng từ 20 con trở lên, được hỗ trợ 30% giá giống cho lần đầu, với mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1 cơ sở chăn nuôi. Doanh nghiệp mua con giống để chăn nuôi lợn nạc thương phẩm có số lượng từ 50 con trở lên được hỗ trợ 20% giá giống cho lần đầu. Doanh nghiệp mua giống gia cầm ông bà nuôi theo phương pháp công nghiệp có quy mô từ 500 con trở lên được hỗ trợ 50% giá giống cho lần đầu. Ngoài ra, doanh nghiệp được vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển với các chế độ ưu đãi tín dụng theo quy định của Nhà nước và được UBND tỉnh tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi từ các nguồn tài chính khác. 79 Tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân có dự án xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến tại khu chăn nuôi tập trung (có quy mô tổng số đầu con đạt: 300 con đối với chăn nuôi lợn sinh sản; 1.000 con đối với chăn nuôi lợn thịt; 50 con đối với chăn nuôi trâu bò; 5.000 con đối với chăn nuôi gia cầm). Doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được ngân sách hỗ trợ 50% giá trị quyết toán được phê duyệt cho việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, hỗ trợ 20% giá trị quyết toán được phê duyệt của các thiết bị kho lạnh, hỗ trợ 50% giá trị thiết bị làm lạnh, kinh phí mua tủ làm mát ở các điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh cũng hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đối với HTX, Nhà nước đầu tư 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho mua bê cái, mua bò cái để chăn nuôi lấy sữa. HTX mua lợn nái ngoại thuần về nuôi sinh sản số lượng từ 20 con trở lên, được hỗ trợ 30% giá giống cho lần đầu, với mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1 cơ sở chăn nuôi. HTX mua con giống để chăn nuôi lợn nạc thương phẩm có số lượng từ 50 con trở lên được hỗ trợ 20% giá giống cho lần đầu, mua giống gia cầm ông bà nuôi theo phương pháp công nghiệp có quy mô từ 500 con trở lên được hỗ trợ 50% giá giống cho lần đầu. HTX được vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển với các chế độ ưu đãi tín dụng theo quy định của Nhà nước và được UBND tỉnh tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi từ các nguồn tài chính khác. Tỉnh hỗ trợ 40% giá bán tinh lợn ngoại cho HTX theo số lượng thực tế sử dụng cho các cơ sở, hộ chăn nuôi thông qua đơn vị sản xuất tinh lợn nhân tạo trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ 50% giá lợn đực giống để thay thế hoặc mở rộng quy mô tại các cơ sở sản xuất tinh lợn nhân tạo trên địa bàn tỉnh. Nhà nước đầu tư 100% giá tinh bò thịt, bò sữa và nitơ bảo quản tinh để phối giống nhân tạo cho đàn bò nái sinh sản. 80 Nhà nước đầu tư 100% kinh phí quy hoạch, lập dự án khu chăn nuôi tập trung, khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi trang trại ở ngoài khu dân cư. HTX có dự án đầu tư xây dựng mới khu chăn nuôi tập trung quy mô từ 2 ha trở lên và tổng số đầu con đạt: 500 con đối với chăn nuôi lợn nái sinh sản, 1.000 con đối với chăn nuôi lợn thịt, 200 con đối với chăn nuôi trâu bò, 20.000 con đối với chăn nuôi gia cầm trong vùng quy hoạch đã được phê duyệt thì được ngân sách tỉnh đầu tư. Mức đầu tư cụ thể là 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu chăn nuôi tập trung, gồm: Đường giao thông (theo tiêu chuẩn đường giao thông nội đồng), đường điện; 100% kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường chung cho khu chăn nuôi tập trung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. HTX có quy mô chăn nuôi đạt 20 con đối với chăn nuôi lợn nái sinh sản, 100 con đối với chăn nuôi lợn thịt, 10 con đối với chăn nuôi trâu bò sinh sản, 2.000 con đối với chăn nuôi gia cầm trong vùng quy hoạch đã được phê duyệt thì được ngân sách tỉnh đầu tư, hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu, kể từ ngày nhận được khoản vay đầu tiên để đầu tư xây mới hoặc di chuyển trang trại chăn nuôi vào khu quy hoạch tập trung đã được phê duyệt; 50% giá trị quyết toán xây dựng bể bioga xử lý chất thải chăn nuôi theo thiết kế mẫu được phê duyệt; 100% kinh phí cho lần đầu xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và thương hiệu sản phẩm bao gồm kinh phí xét nghiệm mẫu, thẩm định, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận); 70% kinh phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chăn nuôi trên báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, thuê gian hàng tham gia hội trợ triển lãm trong nước (nội dung, thời lượng, số lần phát sóng do Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất). Tỉnh cấp miễn phí vacxin và hỗ trợ 50% tiền công tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và bệnh nguy hiểm khác để tiêm cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống ở các vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ lây nhiễm cao. Nhà nước đầu tư 100% kinh phí mua vacxin và tiền công tiêm phòng dịch cúm gia cầm. Nhà nước đầu tư 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho xây 81 dựng chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến tại khu chăn nuôi tập trung (có quy mô tổng số đầu con đạt: 300 con đối với chăn nuôi lợn sinh sản; 1.000 con đối với chăn nuôi lợn thịt; 50 con đối với chăn nuôi trâu bò; 5.000 con đối với chăn nuôi gia cầm. Các HTX xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được ngân sách đầu tư 100% kinh phí xây dựng công trình xử lý chất thải trong hàng rào khu giết mổ tập trung, 100% kinh phí quy hoạch và lập dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung ngoài khu dân cư, 100% kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bao gồm các hạng mục đường giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, đường điện, 100% lãi suất tiền vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong khu giết mổ tập trung được ngân sách tỉnh đầu tư 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong 6 tháng đầu. Đối với cơ sở giết mổ tập trung làm thí điểm, ngoài chính sách hỗ trợ trên, ngân sách tỉnh đầu tư 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đất giao cho tổ chức, cá nhân thuê để đầu tư xây dựng. Đối với phát triển thuỷ sản, các doanh nghiệp có dự án cải tạo, nâng cấp vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng cho mỗi dự án có quy mô từ 10 - 30 ha hoặc 1.000 triệu đồng cho dự án có quy mô trên 30 ha để xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp một trong các hạng mục công trình: đường giao thông, đường trục điện chính, hệ thống kênh mương cấp thoát nước của vùng nuôi trồng thuỷ sản. Tỉnh hỗ trợ 50% giá giống cho công tác khảo nghiệm, nuôi thử giống thủy sản mới, giống có giá trị kinh tế cao. Đối với việc chuyển dịch vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích các địa phương chuyển những vùng gieo cấy lúa hiệu quả thấp sang qui 82 hoạch, phát triển các mô hình kinh tế trang trại và nếu có các dự án khả thi, các đối tượng sẽ được hưởng các mức hỗ trợ theo các mức 100% kinh phí cho điều tra, khảo sát, thiết kế, qui hoạch; hỗ trợ 100 % kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 100% kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu cống, trạm bơm cục bộ, đường điện, trạm điện. Đối với HTX, các vùng nuôi cá thâm canh tập trung có quy mô từ 10 ha trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí điều tra, khảo sát lập quy hoạch, phương án, dự án phát triển vùng nuôi cá thâm canh tập trung, 50% kinh phí xây dựng các trạm bơm, trạm điện, 50% kinh phí xây dựng giao thông nội vùng và hệ thống xử lý nước, kênh mương cấp, thoát nước. Nhà nước đầu tư 100% kinh phí phân tích mẫu môi trường, cảnh báo dịch bệnh vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và lệ phí công nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí cho các cơ sở sản xuất cá giống trong tỉnh để mở rộng, thay thế đàn cá bố mẹ. Các tổ chức kinh tế và cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng, được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng, hỗ trợ 50% phần chênh lệch (phần thấp hơn) giữa giá ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm thu mua. Trên địa bàn tỉnh, hiện có 2 DNNN lớn trong lĩnh vực nông nghiệp là Công ty khai thác Công trình thủy lợi Bắc Đuống và Nam Đuống. Trong những năm qua, ngân sách đều chi hỗ trợ, đầu tư thêm. Chỉ tính riêng trong năm 2012, ngân sách tỉnh chi hỗ trợ cho 02 doanh nghiệp này là 32,651 tỷ trong tổng số ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp là 49,651 tỷ, chiếm 65,76%. [74]. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cũng hỗ trợ sản xuất cho hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần nông sản Bắc Ninh và Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh. Các doanh nghiệp này vốn là các DNNN đã được cổ phần hoá. 83 Bảng 3.2: Hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp (Đơn vị tính: triệu đồng) 2008 2009 2010 2011 2012 Công ty cổ phần nông sản Bắc Ninh 987,382 950 700 2.500 0 Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh 943,093 714,900 2.609,725 0 0 Nguồn:[70],[71],[72],[73],[74] Năm 2013 là năm đầu tiên tỉnh hỗ trợ cho doanh nghiệp thuỷ sản. Theo đó, nhà nước hỗ trợ 450 triệu để mua giống cá bố mẹ cho việc sản xuất giống cho 03 doanh nghiệp là HTX thuỷ sản Nam Sơn, Công ty Sông Thiên Đức, Xí nghiệp Thái Giang. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ 150 triệu đồng. 3.2.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Theo đó, một số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được vay vốn với lãi suất ưu đãi, do Chính phủ quy định. Ở Bắc Ninh, Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP, UBND tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện. Hệ thống các ngân hàng trên địa bàn đã tích cực triển khai chính sách này của Chính phủ, tập trung nguồn vốn ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng trưởng khá và tăng liên tục. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 6.356,8 tỷ đồng, năm 2011 đạt 9.185,3 tỷ đồng, năm 2012 đạt 9.948,9 tỷ đồng và đến 2013 đạt 9.685,9 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng ở tỉnh, với 141.402 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, tính đến hết tháng 9-2013 đạt 3.724 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78% 84 tổng dư nợ của đơn vị và tăng 72% so với thời điểm bắt đầu triển khai Nghị định 41. Trong 3 năm, đơn vị đã giải ngân cho gần 30 nghìn lượt khách hàng với doanh số cho vay hơn 17 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy, có thể thấy rằng, tỷ trọng cho vay của các thể chế tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp còn rất hạn chế. Điều đó thể hiện ở cơ cấu vốn của doanh nghiệp nông nghiệp (Xem Bảng 3.3). Bảng 3.3: Cơ cấu vốn vay của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Bắc Ninh (Đơn vị tính: triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 5 năm Vốn vay từ tổ chức tín dụng 3.923 4.564 1.153 708 13.817 24.165 Vốn vay từ khu vực phi chính thức 11.036 3.849 14.033 121.992 6.735 157.645 Nguồn: Tính toán của tác giả từ [16],[17],[18],[19],[20] Như vậy, qua 5 năm, xét về số tuyệt đối, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Bắc Ninh có nguồn vốn huy động từ khu vực tài chính phi chính thức cao gấp 6,5 lần vay từ các tổ chức tín dụng. Xét về số tương đối, tỷ trọng các loại vốn vay trên tổng vốn của doanh nghiệp nông nghiệp thể hiện ở Bảng 3.4 sau đây. Bảng 3.4: Tỷ trọng các loại vốn vay trên tổng vốn ( Đơn vị tính: %) 2009 2010 2011 2012 2013 5 năm Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước / Tổng vốn 0 0 0 0 0 0 Vốn từ tổ chức tín dụng / tổng vốn 11 5 1,4 0,3 2 3,94 Vốn từ khu vực phi chính thức / tổng vốn 30 5 16,6 55,7 4 22,26 Nguồn: Tính toán của tác giả từ [16], [17],[18],[19], [20] 85 Bảng 3.4 cho thấy, trong 5 năm, bình quân, tỷ trọng vốn doanh nghiệp huy động từ khu vực phi chính thức chiếm trên 22% tổng vốn của doanh nghiệp, trong khi vốn vay từ các tổ chức tín dụng chỉ chiếm gần 4% tổng vốn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tỷ trọng vốn vay từ các tổ chức tín dụng trên tổng vốn thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ khu vực chính thức. Do đó, có thể nói rằng doanh nghiệp nông nghiệp ở Bắc Ninh gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thương mại thông thường và cũng không được hưởng ưu đãi về tín dụng từ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước cấp thông qua vốn tín dụng đầu tư phát triển. Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nông nghiệp ( Đơn vị tính: %) 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân 5 năm Vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước / Tổng vốn 27 64 64 20 33 42 Vốn tự có/ Tổng vốn 32 26 18 24 61 32 Vốn vay/Tổng vốn 41 10 18 56 6 26 Nguồn: Tính toán của tác giả từ [16], [17],[18],[19],[20] Bảng 3.5 cho thấy, nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách mặc dù có xu hướng giảm từ mức cao nhất là 64% xuống mức trên dưới 30%, thấp nhất là 20% vào năm 2012, tuy nhiên, bình quân 5 năm, nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nông nghiệp. Trong cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách, vốn từ ngân sách của địa phương chiếm tỷ trọng rất lớn so với nguồn vốn của trung ương (Xem bảng 3.6). 86 Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc (Đơn vị tính: triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 5 năm Tổng vốn từ ngân sách 9.727 53.993 54.235 42.880 112.391 273.226 Vốn từ ngân sách trung ương (triệu đồng) 170 12.680 35.050 12.046 0 59.946 Vốn từ ngân sách trung ương/ Tổng vốn ngân sách (%) 1,74 23,5 64,6 28,1 0 22 Vốn từ ngân sách địa phương (triệu đồng) 9.557 41.313 19.185 30.834 112.391 213.280 Vốn từ ngân sách địa phương/ Tổng vốn ngân sách (%) 98,26 76,5 35,4 71,9 100 78 Nguồn: Tính toán của tác giả từ[16],[17],[18],[19],[20] Trong những năm qua, vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, trong khi không có doanh nghiệp nào trong lĩnh vực thuỷ sản nhận được hỗ trợ từ nguồn vốn này. Giai đoạn 2009 – 2013, tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho các doanh nghiệp nông nghiệp là 273,226 tỷ đồng. Trong đó 100% dành cho doanh nghiệp trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Vốn của tỉnh cấp chiếm 78% tổng số vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn của ngân sách trung ương. Năm 2012, Tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 67/2012/QĐ-UBND về việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để giảm thiểu khó khăn. Theo đó, hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư được thực hiện hàng năm và áp dụng đối với các khoản vay trung, dài hạn (trên 12 tháng) thực hiện giải ngân từ 01/01/2011 trở đi. Mức lãi suất hỗ trợ là 0,2%/tháng (2,4%/năm), 87 tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp. Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với các ngân hàng rà soát lại các đối tượng khách hàng thuộc diện được hỗ trợ để tư vấn cho các doanh nghiệp, trang trại lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo các chính sách của địa phương như Quyết định số 67 ngày 08/10/2012 của UBND tỉnh. Quyết định số 30 ngày 31/5/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh. Bắc Ninh hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng. Năm 2013, Quỹ bảo lãnh tín dụng được cấp bổ sung vốn điều lệ 8 tỷ. Trong tổng số các doanh nghiệp được bảo lãnh, chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp. Đó là Công ty Giống Bắc Ninh được bảo lãnh với mức 3 tỷ/13 tỷ vốn vay (để bổ sung vốn lưu động) thời hạn bảo lănh 12 tháng. Công ty TNHH Minh Thịnh được bảo lãnh 3 tỷ trung hạn/7 tỷ vốn vay (trong đó 3 tỷ trung hạn, 4 tỷ ngắn hạn) thời hạn bảo lãnh 39 tháng với mục đích xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. So với tổng dư nợ bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng (trên 139 tỷ đồng), bảo lãnh dành cho doanh nghiệp nông nghiệp chỉ đạt 4,3%. Mức bảo lãnh này quá thấp so với nhu cầu của doanh nghiệp nông nghiệp cũng như so với bảo lãnh cho các ngành nghề khác. Khảo sát cho thấy có 89,8% doanh nghiệp được hỏi cho biết khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp khi đi vay là thiếu tài sản thế chấp, 40% cho rằng thủ tục cho vay còn phức tạp và 67,5% cho rằng thời gian giải quyết các hợp đồng tín dụng là quá lâu. Ngoài ra, tỉnh còn có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các hoạt động thu mua, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng, trợ giá chênh lệch trong những thời điểm hàng hóa trên thị trường biến động mà giá mua thấp hơn với giá khi kí kết hợp đồng... để tạo điều kiện cho các đối tượng thu mua giúp dân yên tâm, phát triển sản xuất. 3.2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai 88 Theo quy định của UBND tỉnh Bắc Ninh, doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi. Một là, doanh nghiệp đƣợc miễn, giảm tiền sử dụng đất. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp thuộc diện ưu đãi đầu tư thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Hai là, doanh nghiệp đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc của Nhà nƣớc. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được thuê với mức giá thấp nhất theo khung giá thuê đất do UBND tỉnh quy định. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Ngoài ra, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể cho người lao động đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng. Ba là, doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nƣớc của hộ gia đình, cá nhân. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tiến hành dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo khung giá đất, mặt nước của địa phương cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản. Nhà 89 nước khuyến khích doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thu hồi đất. Bốn là, doanh nghiệp đƣợc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt được giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các sở , ban, ngành, UBND huyện , thị xã và thành phố tổ chức việc cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố quy hoạch xây dựng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp trong thủ tục giải phóng mặt bằng. Tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng (giao đất sạch) cho các doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như bao tiêu và chế biến nông sản, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao... Các doanh nghiệp, được tạo mọi điều kiện thuận lợi thuê đất, mặt bằng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã xây dựng các qui hoạch về đất đai và công khai bản đồ quy hoạch sử dụng đất để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin, đưa ra các quyết định đầu tư. Tỉnh hỗ trợ và phối hợp với nhà đầu tư để giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi. Các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng sẵn các nhà xưởng tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án. Tuy vậy, theo khảo sát, trên 95% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh có trụ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài các khu công nghiệp tập trung. Các doanh nghiệp này có xuất phát điểm từ các hộ hoặc trang trại sản xuất nên diện tích đất sản xuất chủ yếu là của gia đình, thuê của người dân. 90 Các doanh nghiệp này hầu như không được giao đất hay thuê đất của Nhà nước. Thực trạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_thu_hut_dau_tu_cua_doanh_nghiep_vao_nong_nghiep_tinh_bac_ninh_7763_1917186.pdf
Tài liệu liên quan