MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 4
1.2. Yêu cầu mới và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI20
2.1. Khái quát chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 37
2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 55
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO70
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào
các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào70
3.2 Thực trạng thu hút FDI ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào 75
3.3. Thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào từ năm 2005
đến năm 201383
3.4. Đánh giá chung 99
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO109
4.1. Phương hướng thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020109
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía
Bắc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020112
4.3. Kiến nghị 134
KẾT LUẬN 136
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC
154 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía bắc ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tập trung đào tạo đội ngũ lao động có đủ trình độ, tay nghề để đáp ứng nhu
cầu sử dụng lao động ngày càng tăng của các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn
trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, rút ngắn thời
gian cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay, thời gian làm các thủ tục hành chính
đều đã được rút ngắn 1/3 thời gian so với quy định; thực hiện tốt cơ chế "một cửa"
trong thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường đối thoại với nhà đầu tư, giải
quyết dứt điểm và kịp thời những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, tạo
điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi.
65
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại tốc độ phát triển nhanh cho nền kinh tế
Chămpasắc. Tỉnh chủ trương thu hút FDI không chỉ về số lượng mà cả về chất
lượng. Với những kết quả đạt được trong thu hút FDI trong thời gian qua mở ra cho
tỉnh khả năng, triển vọng lớn trong tương lai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho các tỉnh miền núi
phía Bắc Lào
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tiếp tục đổi mới và tạo ra đột phá để
phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy nội lực gắn liền với
tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Với
mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa các tỉnh miền núi phía Bắc Lào thoát khỏi tình
trạng nghèo và kém phát triển vào năm 2015, cơ bản trở thành các tỉnh công nghiệp
vào năm 2020. Xây dựng các tỉnh miền núi phía Bắc Lào trở thành một trong những
trung tâm công nghiêp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá và khoa học -
công nghệ của cả nước. Để đạt được mục tiêu phát triển theo quy hoạch đã được
phê duyệt, đòi hỏi các tỉnh miền núi phía Bắc Lào phải huy động được các nguồn
lực, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
Qua việc phân tích và đánh giá tình hình kinh tế của Thái Lan từ thập niên 60
trở lại đây, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI như sau:
Một là, phát triển kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng theo cơ chế
thị trường không thể tránh khỏi những biến động. Do vậy phải có kế hoạch và
chương trình phát triển dài hạn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều
kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Hai là, môi trường chính trị và môi trường kinh tế có vai trò đặc biệt quan
trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Môi trường chính trị bao gồm nhiều nhân tố,
song quan trọng là đảm bảo có hệ thống chính trị ổn định. Môi trường kinh tế có thể
được thiết lập bằng việc điều chỉnh hợp lý và kịp thời các chính sách tài chính, tiền
tệ, tỷ giá, nhằm đạt được một sự ổn định và cân bằng kinh tế. Các chỉ tiêu của một
nền kinh tế như vậy bao gồm lạm phát thấp hoặc ở mức kiểm soát được, cân đối
giữa tiết kiệm và đầu tư, bội chi ngân sách tiêu dùng thấp, tỷ giá phù hợp với khả
năng cạnh tranh, lãi suất nội địa không gây ra khó khăn trong chi trả.
66
Ba là, cần có chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút thành phần
này vào hoạt động kinh tế đối ngoại, xây dựng cơ sở liên doanh sản xuất, cùng tham
gia đấu thầu thực hiện các công trình công nghiệp.
Bốn là, các biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư bao gồm các đòn bẩy như
thuế, lãi suất... và các biện pháp giảm phiền hà về thủ tục hành chính phải đủ mạnh
và có hiệu quả.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nước và một số
tỉnh, thành phố tại Lào từ đó rút ra kinh nghiệm cho các tỉnh miền núi phía Bắc Lào
trong thu hút FDI như sau:
Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường
vai trò của chính quyền địa phương.
Điều kiện kiên quyết để thu hút vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài là cần
có sự ổn định chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi
ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm
tra những thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ,
xem xét cụ thể về quy mô, diện tích và địa điểm xây dựng các dự án cho phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành và địa phương liên quan cũng như các cơ
quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn
đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Mặc dù đã phân cấp thẩm quyền nhưng vẫn rất
cần sự phối hợp thông tin giữa địa phương với Trung ương. Điều này đặc biệt quan
trọng nhằm tránh các dự án "bong bóng" tức là các dự án được thổi phồng lên với
mục đích nhanh chóng có được giấy phép đầu tư từ phía chính quyền địa phương,
phô trương thanh thế để huy động vốn và nhất là được cấp nhiều đất.
Các cấp chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát, cùng đồng hành với các
nhà đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ những vướng
mắc cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết và kiên quyết thu hồi các dự án
triển khai chậm tiến độ, các dự án treo. Phối hợp với Ban quản lý các khu công
nghiệp. Khu kinh tế kiểm tra việc chấp hành luật pháp Lào của các nhà đầu tư nước
ngoài như: Bảo vệ môi trường, tiền công, tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động..
Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong lĩnh vực đầu tư nước
67
ngoài là rất cần thiết để tạo môi trường thu hút đầu tư, bảo đảm đầu tư nước ngoài
theo quy hoạch, định hướng của Nhà nước, khai thác nguồn lực có hiệu quả, bảo vệ
tài nguyên môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững tại địa phương.
Thứ hai, cần chú trọng và tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ
thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Vấn đề này
được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu. Với một kết cấu hạ tầng tương
đối hoàn chỉnh, hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn nhanh và kịp thời ứng
phó với những biến động của thị trường. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng giúp
giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư là yêu cầu cấp bách, không chỉ có tác
dụng thu hút thêm những dự án FDI mà còn giữ chân những dự án đang hiện hữu.
Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác nhau:
vốn ngân sách, vay thương mại, phát hành trái phiếu, khuyến khích vốn tư nhân đầu
tư cho các dự án Nhà nước cần có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể và đủ sức hấp
dẫn đối với các hình thức đầu tư khác nhau vào các dự án, lĩnh vực trọng điểm. Phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu
tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu hút vốn
nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng.
Thứ ba, thủ tục hành chính cần giản đơn, gọn nhẹ
Thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan
đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với
các quy định chung của Nhà nước, tránh trường hợp "xé rào" trong thủ tục hành
chính nhưng sau đó phải dừng lại, gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư. Các thủ
tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước
ngoài một cách thuận lợi nhất. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ
tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục thẩm định và cấp
phép đầu tư, kiến quyết xử lý những trường hợp hạch sách, nhũng nhiễu, vô trách
nhiệm của các bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và triển khai cơ chế "một cửa liên
thông" trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh qua mạng.
68
Thứ tư, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ để thu hút vốn FDI
Chính sách phát triển dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI là rất quan
trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài như: dịch vụ tư vấn hỗ trợ thực hiện các thủ
tục hành chính, tư vấn pháp luật, cung cấp thông tin đến thị trường, các chương
trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận được các dịch vụ tài chính, vận
tải, kho bãi, hay chuyển giao công nghệ, dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép
Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho ngành
công nghệ cao. Phát triển, đổi mới cơ bản và đào tạo, dạy nghề theo định hướng yêu
cầu của thị trường lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của nhà đầu tư nước
ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Phát triển của thị trường lao động và
hoàn thiện thị trường lao động theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc
tế và đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm phù hợp với thông lệ và cam kết của
quốc tế của đất nước trong quá trình hội nhập. Địa phương phải có chính sách đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, trong trường
hợp không đào tạo được thì phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của cán bộ phụ
trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng.
Thứ sáu, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư
Chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và
quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội,
quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ
cần thiết. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến
nông sản gắn với vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trường tiêu thụ
trực tiếp, cần định hướng và quy tụ các dự án FDI tập trung vào các khu kinh tế,
khu công nghiệp được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng tiêu chuẩn kiểm
soát môi trường nghiêm ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành các danh mục, dự án gói
vốn đầu tư nước ngoài, tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp,
trong đó xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất tiến độ công
nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu
đãi cần thiết.
69
Thứ bảy, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ
phù hợp.
Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin vào
những lời hứa hẹn của nhà đầu tư nước ngoài mà buộc phải có thiết kế dự án có khả
thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. Nếu
nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn địa điểm và nước để đầu tư thì địa phương
cũng có quyền cho phép hoặc từ chối cấp giấy phép cho các ngành chưa khuyến
khích, hướng vào các ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ để cải tạo, nâng
cấp, phát triển. Không chấp nhận cho đầu tư những ngành, lĩnh vực dù tạo nhiều
việc làm nhưng kỹ thuật trung bình, gây ô nhiễm môi trường. Phải xem xét kỹ các
dự án có vốn đầu tư lớn, tìm hiểu cụ thể thương hiệu, năng lực thực tế của các đối
tác, thực hiện nguyên tắc "Chưa biết rõ về nhà đầu tư nước ngoài thì chưa cấp giấy
phép đầu tư". Phải có quan điểm đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài để đảm bảo sự phát triển bền vững.
70
Chương 3
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC
TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU HÚT FDI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Nước CHDCND Lào được thành lập từ ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở
khu vực Đông Nam Á, ở giữa bán đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có
biên giới chung với 5 nước láng giếng, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam
giáp với Campuchia, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây Nam giáp với Thái
Lan và phía Tây Bắc giáp với Myanma.
Lào có tổng diện tích 236.800 km2, có chiều dài từ Bắc đến Nam là 1.799 km
và chiều rộng từ 100 - 400 km. Do những nét địa hình trên đây, có thể phân nước
Lào thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc nói
chung là một vùng đồi núi trùng điệp, bình đồ tương đối cao, địa hình hiểm trở và
chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và miền
Nam tương đối thấp, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn, giao lưu,
giao dịch thuận lợi hơn.
Về khí hậu, nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do
vậy khí hậu mang tính chất nhiệt độ gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác, do lãnh
thổ Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và lại nằm sâu trong lục
địa nên khí hậu không thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao
nguyên miền núi. Tuy nhiên, do khối lượng không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng
có tính liên tục từ các nước xung quanh, nên Lào trong một năm có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây
Nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông Bắc khô lạnh. Lượng mưa trung bình
khoảng 1600 - 1800 mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 22oC đến 42oC.
71
Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối
ẩm phù hợp với các loại cây công nghiệp. Địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi
cao tập trung ở miền Bắc và miền Đông, núi thấp dần khi xuống phía những đồng
bằng dọc sông Mê Kong. Mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bố tương
đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng núi, lắm thác, nhiều ghềnh,
mặt khác lại là điều kiện thuận lợi quan trọng để xây dựng các công trình thuỷ điện
và thuỷ lợi.
Lào có tiềm năng rất lớn về việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng
rừng để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng
sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bôxít, đồng, kali, vàng, chì,
kẽm, thạch anh, thạch cao, đá vôi có quy mô công nghiệp, có một số mở quan
trọng vơi quy mô lớn, có thể cho phép phát triển công nghiệp cơ bản như công
nghiệp thép, đồng, nhôm, xi măng
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, Đảng và Chính phủ của Lào chú
trọng tập trung tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn 30 năm qua, nhất là trong giai đoạn
thực hiện kế hoạch 5 năm làn thứ IV (1996-2000) và kế hoạch năm lần thứ V
(2009-2009), dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng Lào cũng đạt được
kết quả và thắng lợi to lớn. Sự phát triển kinh tế của Lào đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm lịch sử. Gần 2 thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, nhưng kinh tế của Lào đã được hình thành và phát triển.
Thời kỳ 1981-1985, Chính phủ Lào đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ I, tiếp tục
triển khai đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình là 5.5% năm, nhưng gặp nhiều vấn đề thách thức chủ yếu
do sự thay đổi bối cảnh thế giới và khu vực.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ II (1986-1990) là sự triển
khai thực hiện nghị quyết của hội nghị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IV,
xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cải
thiện và xây dựng luật pháp để quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế mới, mở rộng
hợp tác quốc tế. Thời kỳ này là thời kỳ đầu tiên của việc cải cách kinh tế mới, việc
72
xây dựng và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Lào trung bình đạt 4.4%. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 30,3% năm 1985 xuống còn
11,5% năm 1987, nhưng sau đó tăng lên đến 75% trong năm 1989 trước khi giảm
xuống ở mức 19,6% năm 1990. Điểm mới trong thời kỳ này là, ngày 19/4/1988
Công hào dân chủ Nhân dân Lào ban hành Luật Đầu tư nước ngoài mở đầu cho quá
trình đổi mới kinh tế của Lào. Vào thời điểm này, nhu cầu của đầu tư nước ngoài
tăng, nhiều nhất là ở thành phố Viêng Chăn. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước
ngoài có ảnh hưởng sâu rộng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Lào, đặc
biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế kinh tế mới.
Kế hoạch 5 năm lần thứ III (1991-1995) đã được đề ra để tiếp tục sự nghiệp
đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản
xuất hàng hoá. Đáng chú ý là kế hoạch đầu tư của Nhà nước đã được hoạch định và
thực hiện để phát triển cơ sở hạ tầng, để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ xã hội. Những
năm 1990, kinh tế của Lào tăng trưởng ở mức 6,4%/năm. Trong giai đoạn này, việc
tiếp tục đường lối đổi mới toàn diện đã được thống nhất và thông qua trong Hội
nghị lần thứ V của Đảng. Đồng thời, Chính phủ cũng đã đề ra kế hoạch phát triển 8
năm (1993-2000) nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển
bền vững. Chính phủ xác định 8 kế hoạch ưu tiên quốc gia để xây dựng nền tảng
cho việc mở rộng sản xuất hàng hoá và thúc đẩy từng bước phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Sau đây là 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ Lào đã đề ra triển khai thực
hiện trong giai đoạn 8 năm (2000-2009):
1. Sản xuất lương thực thực phẩm
2. Khuyến khích sản xuất hàng hoá
3. Cấm chặt phá rừng làm mương và phát triển thâm canh
4. Phát triển vùng sâu vùng xa
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng
6. Phát triển ngành dịch vụ
7. Phát triển nguồn nhân lực
8. Khuyến khích việc hợp tác quốc tế.
73
Sau hội nghị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VI và lần thứ VII
về tiếp tục triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển tới năm 2020, kế
hoạch 5 năm lần thứ V (2009-2013) được đề ra với mục đích tiếp tục thực hiện 8 kế
hoạch ưu tiên của Chính phủ, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào không đều. Giai đoạn (1986-1990) có tốc
độ tăng trưởng thấp nhất (4,5%) do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên
ngoài tác động vào nền kinh tế. Năm 1986, Chính phủ Lào thực hiện chương trình
cải thiện toàn diện, được gọi là cơ chế kinh tế thị trường. Năm 1988, Nhà nước Lào
ban hành Luật Đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn từ bên ngoài để phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, trên thế giới cũng diễn ra nhiều sự kiện như hệ thống xã hội chủ
nghĩa ở Liên xô sụp đổ năm 1990 - 1991 làm cho nền kinh tế của một số nước trên
thế giới nói chung và nền kinh tế của Lào nói riêng bị chậm lại. Giai đoạn (1996 -
2000) tốc độ tăng trưởng GDP của Lào là 5,9%, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
diễn ra trong khu.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục phát triển bền vững. Tỷ lệ
lạm phát trung bình tiếp tục giảm từ 15,5% năm 2003 xuống còn 10,5% vào năm
2004, 7,2% năm 2009, 6,8% năm 2010 và 4,5% vào năm 2011 nhưng năm 2012
lại tăng lên 7,1%.
Những năm 1996 - 2000, tỷ giá hối đoái trung bình năm của đồng tiền Kíp
Lào so với Đôla Mỹ (USD) lên 6,334 kíp/USD hoặc tăng thêm 161% hàng năm và
riêng năm 2000 tăng thêm 103% mà nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ, đặc biệt là khủng hoảng ở Thái Lan, vì phần lớn hàng hoá tiêu thụ ở Lào là
nhập khẩu từ Thái Lan.
Trong 2 năm 1997, 1998, khi những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
đã làm giảm sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, đồng tiền kíp của Lào mất
giá nghiêm trọng so với đồng tiền Mỹ (USD). Đầu năm 1997, tỷ giá là 926
kíp/USD và cuối năm 1997 tỷ giá lên tới 1.260 kíp/USD, năm 1998 lên tới 3.297
kíp/USD và 7.000 kíp/USD năm 1999. Từ năm 2000 trở lại đây, tỷ giá có tăng lên
74
nhưng vẫn giữ được mức dao động nhỏ. Năm 2009, tỷ giá là khoảng 10.500 -
10.600 kíp/USD và sau đó tỷ giá giảm xuống từ 9.684 kíp/USD năm 2010 tới
8.761 kíp/USD năm 2012.
Trong 5 năm 2009 - 2013, kinh tế của Lào phát triển liên tục với tốc độ tăng
trưởng GDP khá cao, trung bình 6,24% trên năm. Tổng đầu tư của tư nhân và Nhà
nước đã tăng từ 21,3% GDP năm 2009 đến 29% vào năm 2009. Cơ cấu các ngành
kinh tế đã thay đổi khá nhiều. Tỷ lệ trong GDP của các ngành công nghiệp và dịch
vụ tăng liên tục, tỷ lệ của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,4% năm 2000
lên 28,2% năm 2009; tỷ lệ ngành dịch vụ tăng từ 25,7% lên 26,4%, còn tỷ lệ của
ngành nông nghiệp giảm từ 51,9% năm 2000 xuống 45,4% năm 2009. Tổng giá trị
xuất khẩu trong 5 năm đạt được 1.83 tỷ USD với nhịp độ tăng trưởng trung bình
7,0% trên năm. Giá trị trung bình xuất khẩu đầu người năm 2009 là 86,7%
USD/người và GDP trung bình đầu người là 491 USD/người.
Huy động và giải ngân vốn ODA là 935 triệu USD, trung bình 187 triệu
USD/năm. Nhìn chung, vốn ODA được sử dụng có hiệu quả cao hơn. ODA góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời trong thời gian này, Lào đã
thu hút được 2,5 tỷ USD tổng vốn đăng ký FDI và 1,6 tỷ USD vốn thực hiện. FDI là
nguồn vốn góp phần tích cực trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Năm 2010, cơ cấu kinh tế của Lào thay đổi khá tích cực do những chính sách
thúc đẩy phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được đưa vào thực hiện. Cơ cấu
kinh tế thay đổi theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá từng bước thể hiện
trong tỷ lệ của GDP như tỷ lệ của ngành công nghiệp giảm từ 43,5% năm 2009
xuống còn 40,9% năm 2010; ngành công nghiệp tăng từ 30,5% tới 33,1%. Tốc độ
tăng trưởng GDP là 8% và GDP trung bình đầu người đạt 678 USD/người.
Đối với đầu tư, Chính phủ chú ý thúc đẩy thực hiện chính sách khuyến khích
đầu tư có tính minh bạch, đơn giản và nhanh chóng như cơ chế một cửa, tổ chức
cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư. Nhờ có chính sách trên, đã thu hút được 2,5 tỷ USD
vốn đăng ký. Ngoài ra, Lào đã thu hút được 432,7 triệu USD vốn ODA.
75
322 332 357
432
506 534
669
810
946
0
200
400
600
800
1000
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 3.1: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2004 - 2012
Nguồn: [46]
Năm 2011, kinh tế của Lào tiếp tục tăng trưởng, GDP đạt 7,9%. Tổng sản
lượng của các ngành cũng tăng lên theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá như
tổng sản lượng nông nghiệp tăng 3,1%; công nghiệp tăng 13,4% và ngành dịch vụ
tăng 9,9%, GDP trung bình đầu người đạt 810 USD/người năm 2011 và năm 2012
đạt 946 USD/người.
3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀO
- FDI theo cơ cấu ngành, lĩnh vực
Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ năm 1986 Đảng và
Nhà nước Lào đã thực hiện chính sách kinh tế mới, mở rộng quan hệ hợp tác với
nước ngoài trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức: hội nhập kinh tế khu vực, hợp
tác kinh tế, vay vốn các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, giảm thuế nhập khẩu
thành phẩm, nguyên nhiên vật liệu để xuất khẩuĐảng và Nhà nước Lào cũng tạo
mọi điều kiện để thu hút vốn hỗ trợ và đầu tư quốc tế. Trong những năm khi mới
ban hành Luật xúc tiến đầu tư, tốc độ tăng đầu tư của cả nước nói chung có xu
hướng tăng và các tỉnh miền núi phía Bắc đã coi việc thu hút, sử dụng FDI là công
cụ, đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
76
Năm 2005 tình hình dự án FDI ở các tỉnh mền núi phía Bắc Lào tiếp tục có
chuyển biến đáng kể, thu hút 11 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3.520.585
USD, với vốn thực hiện 2.743.500 USD; năm 2011 thu hút 33 dự án với tổng số
vốn đầu tư đăng ký là 29.896.870 USD, vốn thực hiện 21.200.600 USD và năm
2012 thu hút 9 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7.200.000 USD, với vốn
thực hiện là 4.200.000 USD. Tính từ 2005 - 2012, các tỉnh miền núi phía Bắc có
182 dự án; tổng số vốn đầu tư đăng ký 151.985.061 USD; với vốn thực hiện là
97.618.007 USD và là một trong những địa phương có số dự án đăng ký cao cũng
như vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Bảng 3.1: Số lượng dự án FDI đầu tư vào Bắc Lào qua các năm từ 2005 - 2012
Đơn vị tính: đô la Mỹ
Năm Số dự án
Tổng số vốn
đăng ký
Tổng số vốn
thực hiện
2005 11 3.520.585 2.743.500
2006 9 8.657.500 3.840.000
2007 26 19.193.750 9.880.000
2008 28 22.597.356 13.611.907
2009 37 36.199.000 22.295.000
2010 29 24.720.000 19.847.000
2011 33 29.896.870 21.200.600
2012 9 7.200.000 4.200.000
Tổng cộng 182 151.985.034 97.618.007
Nguồn: [64]
Từ khi ban hành Luật xúc tiến đầu tư, các tỉnh miền núi phía Bắc đã áp dụng
các biện pháp xúc tiến đầu tư mới, quảng bá, tuyên truyền về môi trường đầu tư của
các huyện, xã, đặc biệt là tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi,
khuyến khích đầu tư nước ngoài. Đánh giá tổng thể tình hình FDI, số lượng các
doanh nghiệp đến các tỉnh miền núi phía Bắc khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư,
thành lập công ty có vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có
dấu hiệu tăng so với giai đoạn trước đó.
77
Giai đoạn 2005 - 2010 được xem là thành công trong hoạt động thu hút FDI
của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào; có 140 dự án, tổng vốn đầu tư là 114.888.191
USD, trong đó vốn đã thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_cac_tinh_mien_nui_phia_bac_o_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_la.pdf