Luận án Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía nam Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN. I

LỜI CẢM ƠN . II

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG .IX

CHƯƠNG 1 .1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI.2

1.2.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN VÀ THU HÚT

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO.2

1.2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔI

TRƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ .7

1.2.3. KHOẢNG TRỐNG CÁC NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA

LUẬN ÁN.11

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.14

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .14

1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.14

1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .15

1.7. NHỮNG ĐÓNG GÓP THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.16

1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN .17

CHƯƠNG 2 .18

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH

TẾ BIỂN ĐẢO.18

2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO .18

2.1.1. Khái niệm về kinh tế biển đảo.18

2.1.2. Đặc điểm kinh tế biển đảo.19

2.1.3. Các lĩnh vực kinh tế biển đảo.22

2.1.4. Vai trò kinh tế biển đảo.24

pdf219 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ngành khác nhau dẫn đến sự chồng lấn giữa các quy hoạch, gây khó khăn các cảng khi đi vào hoạt động. Các cảng biển loại 3 thuộc khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu được đầu tư rất lớn, đặc biệt là các cảng container hiện đại. Trong 6 năm từ 8 bến cảng hoạt động thì đến nay đã có 24 bến cảng đang khai thác. Nhưng do đầu tư không đồng bộ, mạng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối cảng và hệ thống luồng tàu đều được đầu tư chậm so với 0 20 40 60 80 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 78.3 73 82.4 86.5 93.7 94.5 95.4 97.2 99.8 84 tốc độ đầu tư các cảng đã làm tách rời cảng với các khu công nghiệp và các tuyến phát triển. Tuy nhiên, từ năm 2011 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sản lượng hàng hoá ra khỏi cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh để đến cảng biển khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu do Bà Rịa - Vũng Tàu có sự ra đời của nhiều cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn trực tiếp đi Bắc Mỹ và Châu Âu. Bảng 3.7. Hệ số khai thác cảng biển tính từng loại cảng biển phía Nam Việt Nam năm 2018 Đơn vị: % Loại cảng biển Hệ số khai thác Cảng loại 1: Cảng Hồ Chí Minh, Cảng Vũng Tàu, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ. 275,3% Cảng loại 2: Cảng Bình Dương, Cảng Đồng Tháp, Cảng Mỹ Thới, Cảng Vĩnh Long, Cảng Mỹ Tho, Cảng Năm Căn, Cảng Hon Chong, Cảng Bình Trị, Cảng Côn Đảo. 64,35% Cảng loại 3 ( Các Cảng khí đốt ngoài khơi): Cảng Mỏ Rồng Đôi, Cảng Mỏ Rạng Đông, Cảng Mỏ Hồng Ngọc, Cảng Mỏ Lan Tây, Cảng Mỏ Sư Tử Đen, Cảng Mỏ Đại Hùng, Cảng Mỏ Chí Linh, Cảng Mỏ Ba Vì, Cảng Mỏ Vietsopetro1. 48,6% Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam [12]  Tạo việc làm và tăng năng suất lao động Tạo việc làm Đơn vị: % Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tính toán của tác giả [14] Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ lao động tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 0 2 4 6 8 10 12 14 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 3.2 3.7 4.5 5.2 6.7 8.5 9.8 10.2 12.6 85 Đầu tư xây dựng và khai thác biển đảo làm gia tăng đáng kể việc làm lực lượng lao động. Hoạt động đầu tư và khai thác biển đảo ở Việt Nam nói chung và phía Nam nói riêng tạo việc làm vài trăm ngàn lao động, bao gồm cả lao động giản đơn cũng như công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý có trình độ cao, cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong các ngành dịch vụ. Chỉ tính riêng khu vực cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có đến 5000 cán bộ có trình độ chuyên môn cao của Việt Nam và các nước trên thế giới đến làm việc và sinh sống tại đây, đồng thời sẽ giải quyết được việc làm 20.000 lao động trong vùng. Ngành kinh tế biển là ngành vừa khai thác, vừa sử dụng và quản lý biển, trong đó có thể kể đến những người lao động ở các lĩnh vực như: Thủy sản, dầu khí, vận tải biển Nhìn vào lực lượng này có thể thấy số lượng nhân lực ngành này không ít, nhưng nhân lực chất lượng cao của ngành này còn hiếm. Biểu hiện của việc khủng hoảng thiếu nhân lực được chỉ ra trong nhiều ngành con của ngành kinh tế biển. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) năm 2017, 140 công ty hội viên hiện nay có tổng số khoảng 4.000 nhân viên. Đây là lực lượng chuyên nghiệp, chưa kể 4.000 - 5.000 người bán chuyên nghiệp. Cũng theo VLA, nguồn cung cấp lao động ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhưng thực tế, hầu hết các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay đều khẳng định tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, đánh giá của Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics Việt Nam trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics nhưng với điều kiện đào tạo hiện nay thì việc đáp ứng nhu cầu là không thể. Tăng năng suất lao động: Tốc độ tăng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất của lao động làm việc tại biển đảo phía Nam Việt Nam. Nhờ hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng tin học trong quản lý khai thác biển đảo mà năng suất lao động tăng trong giai đoạn 2010 – 2018. 86 Bảng 3.8. Tốc độ tăng năng suất lao động làm việc tại biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010 -2018 Đơn vị tính: Triệu đồng/ 1 lao động; % Năm/ Chỉ tiêu NSLĐ theo giá hiện hành NSLĐ theo giá cố định năm 1994 Triệu đồng/LĐ Tốc độ (%) tăng NSLĐ theo giá cố định năm 1994 2010 56,4 33,2 1,9 2011 60,2 33,9 2,1 2012 65,4 35,4 4,4 2013 80,7 39,6 11,8 2014 87,3 45,3 14,4 2015 89,8 49,5 9,3 2016 91,4 50,3 1,6 2017 93,7 53,3 1,8 2018 96,8 55,7 4,5 BQ 80,18 44,02 5,7 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tính toán của tác giả [14] Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2018, tác động của phát triển kinh tế biển đảo phía Nam trong việc làm tăng năng suất lao động là chưa xứng với tiềm năng. Cảng Cát Lái đây là cảng đại diện phía Nam và là cảng lớn nhất phía Nam và kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau: Bảng 3.9. Năng suất lao động của cảng Cát Lái so với nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2018 Đơn vị: Triệu đồng/LĐ/ năm (tính theo giá hiện hành) Cảng Cát Lái Cả nền kinh tế FDI Vốn đầu tư bình quân/ LĐ 220 23 138 Năng suất lao động tại cảng 239 43,4 198,5 Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 -2018 [14] Bảng 3.9 thể hiện, khi vốn đầu tư bình quân 1 lao động của cảng Cát Lái cao hơn so với cả nền kinh tế và khu vực FDI, thì năng suất lao động của cảng cao hơn không nhiều. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn 2010 - 2018 hoạt động của cảng chưa thực sự chú trọng đầu tư theo chiều sâu để hiện đại hoá cảng biển. Trong tiến trình 87 hội nhập kinh tế, năng suất lao động là yếu tố quan trọng nhất để cạnh tranh nên rất cần phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cảng biển theo hướng đầu tư nhiều hơn công nghệ và con người.  Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Đóng góp vào NSNN : Bảng 3.10: Nộp ngân sách tăng thêm nhờ đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm/ Chỉ tiêu Nộp NSNN của DN đầu tư, phát triển biển đảo phía Nam Nộp NSNN tăng thêm do đầu tư phát triển biển đảo phía Nam 2010 530,3 27,5 2011 558,9 28,6 2012 598,7 39,8 2013 620,4 21,7 2014 665,7 45,3 2015 690,4 24.7 2016 720,3 29,9 2017 750,8 31,2 2018 770,9 20,1 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tính toán của tác giả [14] Giai đoạn 2010 - 2018, mức nộp ngân sách giảm từ đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, thấp nhất là năm 2013. Lý do là các doanh nghiệp đầu tư phát triển biển đảo được nhà nước hưởng nhiều ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 134/2007/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào lĩnh vực biển đảo ưu đãi về giảm các loại phí đối với các tàu trọng tải trên 50.000 DWT trở lên theo Thông tư 164/2010/TT-BTC và Thông tư 41/2012/TT-BTC để tạo lực hấp dẫn các hãng vận tải biển Quốc tế đưa tàu đến làm hàng tại các cảng Việt Nam. Một lý do nữa là do các doanh nghiệp đầu tư phát triển biển đảo cạnh tranh nhau để giành khách hàng, nên cùng nhau hạ giá cước, dẫn đến lợi nhuận không cao, nên số tiền nộp thuế không nhiều. Cũng qua bảng số liệu thể hiện tác động của đầu tư phát triển biển đảo của các 88 doanh nghiệp làm tăng thêm nguồn thu NSNN là không nhiều và không ổn định qua các năm vì lý do độ trễ thời gian của hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư vào doanh nghiệp được chi ra ở năm này, nhưng lại tạo ra tài sản ở những năm sau và khi những tài sản đó phát huy tác dụng, mới đóng góp NSNN thông qua các loại thuế, phí. Trong tương lai, khi các doanh nghiệp đầu tư phát triển biển đảo của Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực và tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ chứ không phải bằng giá cước như hiện nay, thì ngành khai thác biển,đảo nói chung và hoạt động đầu tư phát triển kinh tế biển đảo nói riêng sẽ có thể đóng góp nhiều hơn NSNN thông qua các loại thuế, phí. Đóng góp của đầu tư phát triển biển đảo vào tăng trưởng GDP: Bảng 3.11: Đóng góp của đầu tư phát triển biển đảo phía Nam Việt Nam vào tốc độ tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 Đơn vị tính: % Năm/ Chỉ tiêu Tốc độ tăng GDP của cả nền kinh tế Đóng góp của ĐTPT kinh tế biển đảo phía Nam vào tốc độ tăng GDP của nền kinh tế 2010 5,32 0,0506 2011 6,78 0,046 2012 5,89 0,042 2013 5,03 0,036 2014 5,42 0,037 2015 5,98 0,033 2016 6,68 0,0197 2017 6,82 0,0235 2018 6,87 0,0245 BQ 6,08 0,035 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tính toán của tác giả [14] Bảng 3.11 thể hiện trong giai đoạn 2010 -2018, tốc độ tăng GDP trung bình của nền kinh tế Việt Nam là 5,87%/năm thì đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam mỗi năm tạo nên tốc độ tăng GDP là 0,0377%, còn lại 5,8323% (5,87% - 0,0377% = 5,8323%) là do đầu tư của các ngành khác, do nhân tố lao động và nhân tố TFP (công nghệ, cơ chế chính sách...) tạo nên. Phần đóng góp của đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam đối với tăng trưởng GDP là không đều qua các năm, luôn dao động dưới 0,05%. 89 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.1.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo - Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ NSNN có mức độ ổn định trong giai đoạn 2010 - 2018. Vốn đầu tư từ NSNN luôn tăng và đứng đầu trong thời gian qua, điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. - Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2018, điều này thể hiện sự ổn định về kinh tế, chính trị của Việt Nam và tiềm năng khai thác kinh tế biển đảo của phía Nam là rất lớn đã thu hút được các nguồn vốn từ nước ngoài. Xét về lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều vốn nhất, đạt 9,63 tỷ USD, chiếm 41,95% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,69 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư đăng ký...Để có số vốn FDI nêu trên, cả nước đã đón nhận 1.656 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới là 13,2 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2018; đồng thời có 627 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,95 tỷ USD, bằng 84,2% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng trong 7 tháng, cả nước có 3.331 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tu nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỷ USD, tăng 53,3% so với năm 2018. Trong số các đối tác đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,73 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư...Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 6,17 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 90 với tổng vốn đăng ký là 4,12 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 2,15 tỷ USD chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư... - Nguồn vốn tư nhân không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2010- 2018. Và chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là lĩnh vực dầu khí, tiếp đến là cảng biển - Nguồn vốn từ tín dụng đầu tư phát triển kinh tế của nhà nước có xu hướng tăng lên và chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường biển. - Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng tăng trong giai đoạn 2010 - 2018. Tuy nhiên, việc đầu tư lĩnh vực kinh tế biển đảo đòi hỏi lượng vốn cho vay lớn và thời hạn dài, kèm theo rủi ro cao do chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố khách quan nên ngân hàng hiện nay chủ yếu thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ, NHNN là chủ yếu. 3.3.1.2. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo - Chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của kinh tế biển đảo phía Nam có xu hướng ổn định, tốc độ GDP kinh tế biển đảo có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2018. - Tỷ lệ VA/GO có xu hướng tăng và ổn định, nền kinh tế biển đảo có thuận lợi để đảm bảo phát triển bền vững. - Các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đã chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội đóng góp việc phát triển bền vững kinh tế biển đảo. - Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2018 đã đạt được những kết quả nhất định như: Suất đầu tư 1 km bờ biển tăng cao trong giai đoạn 2010 - 2018, quá trình đầu tư đã chú trọng nhiều trong việc xây dựng cảng container với công nghệ hiện đại, đáp ứng được xu hướng phát triển chung của khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản cao, hầu hết lượng vốn đầu tư bỏ vào công trình cảng biển đã được cơ quan kiểm toán công nhận là hợp pháp, hợp lý. Kết quả khai thác hàng hóa, dịch vụ của hệ thống cảng biển khá cao nhưng chưa đồng đều giữa các cảng, cảng có công suất khai thác cao nhất là cảng loại 1: Cảng Hồ Chí Minh, Cảng Vũng Tàu, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ. 91 Cũng trong giai đoạn 2010 - 2018, việc tăng cường đầu tư phát triển kinh tế biển đảo làm giảm chi phí vận chuyển do vận tải biển từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng độ mở của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế, chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thì việc phát triển kinh tế biển đảo đã sử dụng một nguồn lực lớn về lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trong các lĩnh vực khai thác cảng, dịch vụ du lịch. Hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo còn được thể hiện qua mức độ đóng góp NSNN, trong giai đoạn 2010 - 2018, mức đóng góp vào NSNN tăng đều trong giai đoạn này. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo - Nguồn vốn NSNN vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong đầu tư hạ tầng, nguồn vốn từ khu vực tư nhân chưa được khai thác hiệu quả; còn mất cân đối giữa nguồn vốn huy động được với kế hoạch đầu tư trung, dài hạn; tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn đầu tư còn chậm, nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế biển đảo. Qua số liệu phân tích trên thể hiện, quy mô đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước trong giai đoạn 2010 - 2018 tăng trưởng ở mức 2 con số và có sự chậm lại trong những năm gần đây. Trong tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước từ năm 2010 - 2018 luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các nguồn vốn đầu tư khác, điều này chứng tỏ mức chi tiêu công của nhà nước tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh với những nỗ lực cắt giảm chi tiêu công qua NSNN thì mục tiêu này chưa đạt được hiệu quả khi tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN vẫn trên 50%. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn dựa quá nhiều vào vốn đầu tư phát triển và phát triển theo chiều rộng, các nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng bị lấn át. - Đặc biệt, trong top 10 đối tác đầu tư lớn nhất trong năm 2015, chiếm tới trên 80% tổng số vốn đăng ký, sự mất cân đối trong đầu tư tại Việt Nam giữa đầu tư còn ít của các đối tác tiềm năng đến từ các nước như: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada, Nga... mà chủ yếu đến từ châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc... Các đối tác tiềm năng khác đều đầu tư ở vị trí khiêm tốn: Hoa Kỳ ở 92 thứ tự 16 dự án, Australia 17 dự án, Pháp 22 dự án, Đức 24 dự án, Canada 34 dự án, Nga 30...(Nguồn: Ban Kinh tế Trung ương 2015). Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu đánh giá lại thực tế này, làm rõ nguyên nhân vì sao dòng vốn FDI từ các nước: Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Nga... các nước khác từ châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc đến Việt Nam còn khiêm tốn? Một tỷ lệ đầu tư FDI tại Việt Nam giữa các nước được đề xuất nghiên cứu là: Các nhà đầu tư đến từ châu Á sẽ giữ mức 35%, tương ứng là châu Âu 25%, châu Mỹ 25%, châu Úc 10% và còn lại là từ các khu vực khác thay thế tỷ lệ hiện tại là: Châu Á 70% trong đó đầu tư đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan là khá cao chưa kể các dự án có yếu tố từ người Hoa khác. Việc tăng cường thu hút FDI từ các nước phát triển như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... là yếu tố quan trọng để tiếp cận được công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. - Kết quả thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng kinh tế biển đảo còn hạn chế, chưa khai thác tốt được nguồn lực tài chính trong nhân dân trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng là rất lớn. Huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua hệ thống ngân hàng mặc dù tăng nhanh nhưng vẫn chỉ khai thác được một phần tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, các ngân hàng chưa thật sự chú trọng đến đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. Do đó, khi nguồn vốn tiết kiệm dân cư được các NHTM huy động trên địa bàn và được ngân hàng cho vay đối với các lĩnh vực khác ngoài đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. Chưa huy động vốn từ các tổ chức và dân cư thông qua thị trường trái phiếu bằng các công cụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình; các doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu là doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, chưa phát hành trái phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán để huy động nguồn vốn các dự án đầu tư. Xã hội hóa các công trình hạ tầng giao thông đường thủy, bến cảng tuy huy động được một phần nguồn lực tư nhân vào đầu tư nhưng kết quả còn hạn chế. Các dự án hạ tầng được triển khai theo hình thức hợp tác công tư PPP còn ít, chưa triển khai rộng rãi do cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp 93 chưa hiểu rõ về lợi ích, quy trình, thủ tục thực hiện; tâm lý ngại đổi mới nhất là việc triển khai những vấn đề mới, vấn đề khó. - Phương thức huy động nguồn vốn chưa thực sự đa dạng; các công cụ để huy động chưa được sử dụng và phát huy hiệu quả. Nói chung các hình thức huy động nguồn vốn để đầu tư các công trình hạ tầng còn đơn giản, chưa mở rộng các hình thức huy động như: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay vốn ngân hàng để huy động vốn trung và dài hạn đầu tư; chưa có kế hoạch, cơ chế huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn cũng như việc quy hoạch danh mục các dự án xây dựng hạ tầng triển khai từ nguồn vốn vay thương mại, vốn ODA, FDI, dự án triển khai theo hình thức PPP, - Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn của các địa phương ở phía Nam có tiếp giáp bờ biển chưa đa dạng; thị trường tài chính chưa phát triển. Hoạt động của các NHTM vẫn tập trung vào huy động vốn, các dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, huy động vốn và cho vay tiêu dùng. Nguồn vốn huy động từ dân cư trên địa bàn ít được chú trọng vào đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. 3.3.2.2. Về hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo - Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam thiếu tính bền vững trên 3 khía cạnh: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam trong giai đoạn 2010 - 2018 rất lớn, tuy nhiên GDP lĩnh vực này mang lại là con số khiêm tốn, việc khai thác các hoạt động về kinh tế biển chưa thực sự hiệu quả, tỷ lệ VA/GO trung bình trong giai đoạn 2010 - 2018 là 34,937, tốc độ tăng trưởng không ổn định lại tạo ra những bất ổn trong quá trình phát triển. Về thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn của các tỉnh ven biển phía Nam đã thực hiện các quy định của nhà nước đối với lao động. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì được thực hiện 100% trách nhiệm đối với người lao động, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài họ chưa thực hiện tốt các cam kết đối với người lao động. Trong thời gian qua, các công nhân làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài đã đình công để đòi hỏi các 94 chính sách công bằng người lao động, điều mà các doanh nghiệp nước ngoài chưa thực hiện đúng theo quy định của Việt Nam như: chế độ bảo hiểm, làm thêm giờ. Giai đoạn 2010 - 2018 có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nhưng số doanh nghiệp vi phạm về môi trường cũng tăng theo. Mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư quy định về các tiêu chí cụ thể về mức độ ô nhiễm môi trường, nhưng các doanh nghiệp và cá nhân vẫn vi phạm, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi mà các cơ quan chức năng rất khó để phát hiện và khi phát hiện được thì đã có tác động trực tiếp và nguy hại ra môi trường, mất rất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục hậu quả. - Về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Giai đoạn 2010 - 2018, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chưa cao: Tổng vốn đầu tư bến cảng lớn đối với các cảng loại 1, loại 2, loại 3 nhưng khi đi vào vận hành thì chỉ mới hiệu quả ở cảng loại 1, các cảng loại 2 và loại 3 chưa khai thác hết công suất thực tế. Một điều đáng lo ngại hiện nay là các tỉnh ven biển phía Nam đều muốn xây dựng cảng biển lớn địa phương mình nhưng chưa tính đến khả năng khai thác cũng như công suất khai thác của cảng, gây ra sự lãng phí lớn địa phương cũng như của nhà nước. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo rất lớn, nhưng hiện nay các quy định về điều chính tổng mức đầu tư tương đối dễ dàng một trong những lý do dễ nhìn nhất là lĩnh vực kinh tế này chủ yếu là đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình dưới biển nên khó định lượng cụ thể được nguồn vốn ngay từ đầu do đó dẫn đến các công trình được thực hiện được vượt giới hạn vốn được cấp là số nhân. Việc định giá tài sản sau đầu tư cũng khó khăn và thiếu chính xác, hiện nay các công trình biển được xây dựng dưới sự tư vấn và hỗ trợ từ nước ngoài, ở Việt Nam đang rất thiếu và yếu về lĩnh vực chuyên môn như khai thác dầu khí, xây dựng cảngdẫn đến việc đánh giá không chính xác. Đặc biệt là sự chồng chéo trong khâu quan lý của các Bộ, Ngành. Một thực tế, các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế biển hiện nay là số lao động chủ yếu từ nước ngoài, nhiều nhất là lao động đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc... 95 Mặc dù, lực lượng lao động ở Việt Nam rất cao, chi phí nhân công rẻ nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, họ vẫn sử dụng lao động chính của nước họ. Đây là một vấn đề quan trọng mà nhà nước cần quan tâm khi mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 của luận án được tác giả phân tích một cách cụ thể về: Các ngành kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, cụ thể như: Kinh tế hàng hải; Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản; Khai thác dầu khí; Nghề làm muối; Du lịch biển; Kinh tế đảo; Các lĩnh vực kinh tế biển khác. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích thực trạng các nguồn vốn, hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững, hiệu quả sử dụng nguồn vốn trên gốc độ vĩ mô. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân, để có cơ sở đưa ra các giải pháp có tính khả thi để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững nhất. 96 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 4.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Theo quan điểm của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD, các nhóm yếu tố của môi trường đầu tư quốc gia ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư bao gồm 3 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố khung chính sách, nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng thể chế. Bảng 4.1: Các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến thu hút nguồn vốn đầu tư theo quan điểm của Tổ chức UNCTAD Nhóm các yếu tố của môi trường đầu tư I. Yếu tố khung chính sách • Chính sách kinh tế, ổn định chính trị và xã hội; • Các quy định về nhập cảnh và hoạt động; • Tiêu chuẩn về các chi nhánh nước ngoài; • Chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường (đặc biệt là cạnh tranh và chính sách M & A); • Thỏa thuận quốc tế về đầu tư; • Chính sách tư nhân; • Chính sách thương mại (thuế quan và các NTBs) và sự gắn kết của nhà đầu tư với chính sách thương mại; • Chính sách thuế. II. Yếu tố kinh tế • Tìm kiếm thị trường • Tìm kiếm tài nguyên • Tìm kiếm hiệu quả 97 III. Yếu tố kinh doanh thuận lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_hut_nguon_von_dau_tu_phat_trien_kinh_te_bien_dao.pdf
Tài liệu liên quan