MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM BẮC BỘ6
1.1. Các nghiên cứu của nƣớc ngoài liên quan tới luận án 6
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc có liên quan tới luận án 14
1.3. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã công bố và vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án24
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM26
2.1. Bản chất và vai trò của thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm26
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng và tiêu chí đánh giá thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế
trọng điểm44
2.3. Kinh nghiệm và bài học từ nƣớc ngoài về thu hút vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ55
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ66
3.1. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với thu hút vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ66
3.2. Thực trạng thu hút và tác động của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ75
3.3. Đánh giá thực trạng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ103
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ114
4.1. Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ114
4.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
đến năm 2020 và tầm nhìn đén năm 2030120
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
PHỤ LỤC 174
211 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài nhà nƣớc ngày càng
đóng vai trò trụ cột trong cơ cấu GDP. Sự có mặt ngày càng nhiều của lƣợng vốn
đầu tƣ FDI và sự phát triển của khu vực FDI tất yếu làm cho cơ cấu TPKT biến đổi
mạnh và vai trò quan trọng của FIE là tất yếu (xem biểu đồ 3.16).
Biểu đồ 3.16: Cơ cấu vốn đầu tƣ phân theo khu vực kinh tế VKTTĐBB
giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê các tỉnh và Việt Nam.
3.2.3.4. Tác động tới cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Trong giai đoạn 1995-2000 cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng thể hiện sự nổi bật về
vị trí, vai trò của Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Ba địa phƣơng này chiếm
tới 79-80% GDP, đóng góp gần 90% ngân sách, thu hút trên 90% vốn ĐTNN của
toàn vùng. Riêng Hà Nội chiếm khoảng 50% đối với các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
Dải ven biển của vùng rất giầu tiềm năng và có nhiều lợi thế nhƣng chƣa đƣợc phát
huy một cách có hiệu quả. Những ngành sản phẩm, lĩnh vực mới tập trung ở Hà Nội,
Hải Phòng, nhƣ lắp ráp tivi, ô tô, xe máy, sản xuất bia và nƣớc giải khát, sản xuất
thép. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tƣ, nhất là vốn FDI có sự tăng
nhanh ở một số tỉnh và đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong CDCCKT. Vĩnh Phúc và
Bắc Ninh có sự phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh ở các khu vực đô thị và KCN, điển hình là
ở các tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Tỷ trọng du lịch của một số địa phƣơng
có tiềm năng du lịch lớn nhƣ Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh
chiếm khoảng 15% du lịch của ngành, nhƣng mới chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu,
hoạt động chủ yếu dựa vào tự nhiên, mang tính mùa vụ. Đối với Hà Nội, thƣơng mại
93
và viễn thông là hai ngành có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành dịch vụ
(chiếm tƣơng ứng 22% và 17%). Một số dịch vụ trình độ cao, có VA lớn còn chậm
phát triển và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ, nhƣ tài
chính (6%), y tế (2,7%), khoa học - công nghệ (2,6%) phát triển nhanh ở ba thành
phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh (tổng hợp từ các nguồn [20], [35]).
Cơ cấu kinh tế đô thị đã tăng thêm 15,6 điểm % từ 63,2 % năm 2000 lên
78,8% năm 2010, trong khi đó kinh tế nông thôn đã giảm 15,6 điểm % từ 36,8%
năm 2000 xuống còn 21,2% năm 2010 (bình quân+/-1,56% điểm/năm). Điều này
cho thấy khu vực sản xuất phi nông nghiệp tăng lên và chủ yếu ở khu vực đô thị;
mặt khác, NSLĐ trong khu vực đô thị tăng nhanh hơn trong khu vực nông thôn, việc
mở rộng đầu tƣ các KCN, gia tăng của FDI diễn ra nhanh chóng trong vùng [41].
Tỷ lệ đô thị hoá trong vùng cao hơn so với cả nƣớc và diễn ra nhanh hơn (năm
1995 là 22,2%; năm 2000 là 26,7%; năm 2005 là 31,9%). Từ năm 2005 đến 2013 dân
đô thị tăng 1,5 triệu ngƣời, hiện nay là 4296 ngàn ngƣời (chiếm 38.57% dân số của
vùng). Trong khi đó cả nƣớc tỷ lệ dân đô thị là 32,2% dân số. Về các đơn vị hành
chính, số thành phố, phƣờng, thị trấn đã tăng lên, trong khi đó số xã thì giảm, phản
ánh thực tế là các khu vực nông thôn đang dần chuyển thành các khu vực đô thị và
KCN, với mật độ đô thị dày nhất. Hiện nay ngoài các thành phố trực thuộc Trung
ƣơng (Hà Nội, Hải Phòng) còn có 8 thành phố, 17 quận, 5 thị xã trực thuộc tỉnh; 348
phƣờng, 81 thị trấn và hàng trăm thị tứ góp phần tạo ra sự chuyển biến đáng kể cho
vùng và thúc đẩy giao thƣơng. Các đô thị và KCN trong vùng lan toả nếp sống, phong
cách kinh doanh tiên tiến và cuốn hút sự phát triển chung của các vùng xung quanh.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án FDI, công nghiệp phát triển và sự
xuất hiện một số hành lang kinh tế trong VKTTĐBB đã góp phần hình thành nhiều
khu đô thị mới, kết cấu hạ tầng KT-XH đƣợc nâng cấp góp phần mang lại văn minh
đô thị, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội nhƣ: dọc theo các quốc lộ 1A, 2A,
5, 10, 18A, hay một dải các KCN đã đƣợc hình thành tại các tỉnh.
Ví dụ: Việc hình thành và phát triển các KCN dọc quốc lộ 5 gồm các KCN
Đài Tƣ, Sài Đồng B, Nhƣ Quỳnh A, Nhƣ Quỳnh B, Phố Nối A và B, Thăng Long II,
Minh Đức, Phúc Điền, Đại An, Phía Tây thành phố Hải Dƣơng, Việt Hoà -
Kenmark, Nam Sách, Lai Cách, Nomura Hải Phòng đã làm cho quốc lộ 5 giống nhƣ
đƣờng đô thị. Kết quả là xã trở thành thị trấn, phƣờng, thị trấn thành thị xã, hoặc cấp
đô thị đƣợc nâng lên. Ví dụ, năm 2004 xã Khai Quang đã trở thành phƣờng Khai
Quang của thị xã Vĩnh Yên và thị trấn Phúc Yên (huyện Bình Xuyên) thành thị xã
94
Phúc Yên; năm 2006, thị xã Vĩnh Yên trở thành thành phố Vĩnh Yên
3.2.3.5. Tạo việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với khả năng tạo việc làm và CDCC lao động.
Khu vực FDI ở VKTTĐBB đã không ngừng tạo việc làm cho ngƣời lao động qua các
năm. Nếu nhƣ năm 2003, số lao động đang làm việc trong khu vực FDI mới chỉ là
101.242 ngƣời, thì đến năm 2014, khu vực FDI đã sử dụng 656.690 lao động, tăng
gấp 6,5 lần so với năm 2003. Tốc độ tăng số lao động công nghiệp trong khu vực FDI
ở vùng có xu hƣớng biến động. Từ 78.222 lao động lên 519.562 lao động, tăng 6,6 lần
(chiếm 74,8% lao động trong khu vực FDI). Kết quả này đã minh chứng cho vai trò
thúc đẩy CDCC lao động của VKTTĐBB theo hƣớng hiện đại (xem biểu 3.17).
Biểu đồ 3.17: Lao động làm việc phân theo loại hình kinh tế giai đoạn
2008 -2014 ở VKTTĐBB
Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê các năm của các tỉnh.
Mặc dù khu vực FDI góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy CDCC lao động
theo hƣớng tích cực ở VKTTĐBB, nhƣng có thể nhận định rằng tính ổn định của việc
làm còn kém, không ổn định và bấp bênh. Theo báo cáo kết quả khảo sát thực tế của
Viện Công nhân và Công đoàn năm 2007 về quan hệ lao động trong các FIES tại 8
tỉnh, thành phố [3], có nhiều FIES tại VKTTĐBB và VKTTĐPN, cho thấy số lao động
có thâm niên làm việc tại các FIES từ 1-5 năm chiếm 60%; từ 6-10 năm chỉ là 16%.
Trong khi đó có tới 13% lao động trong các FIES mới vào làm việc dƣới 01 năm. Hầu
hết các DN thƣờng xuyên có sự biến động về lao động và thƣờng xuyên phải tuyển
dụng lao động mới để bổ sung cho lao động nghỉ việc đã ảnh hƣởng đến tính ổn định
trong công việc của ngƣời lao động và hoạt động sản xuất của DN. Trong số những
ngƣời đƣợc hỏi, có khoảng 74% lao động có việc làm ổn định; 22% không ổn định và
4% thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động có đào tạo đƣợc làm đúng nghề không cao, chỉ
chiếm khoảng 50%, khoảng 10% làm việc trái với chuyên môn đào tạo.
3
Vùng KTTĐBB có 4 tỉnh, thành phố đƣợc khảo sát là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dƣơng.
95
- Về tiền lương và thu nhập của người lao động: Giai đoạn 2001-2005, thu
nhập bình quân của ngƣời lao động trong khu vực FDI ở VKTTĐBB là 1,98 triệu
đồng/ngƣời/tháng. Trong đó, ngƣời lao động trong các FIES trên địa bàn Hà Nội có
mức thu nhập bình quân cao nhất 3.17 triệu đồng/ngƣời/tháng [126]. Sau năm 2005
cho đến nay, thu nhập bình quân/ngƣời lao động ở các FIES có tăng khá nhanh, gần
3,5 lần, từ mức 2,17 triệu (2005) lên 4,93 triệu đồng (năm 2010) và 7,51 triệu
đồng/ngƣời/tháng (2014). Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong FIES thấp
hơn so với mức thu nhập của ngƣời lao động trong DNNN và cao hơn các DN khác.
Thu nhập của ngƣời lao động trong FIES, tiền lƣơng chiếm khoảng +/- 90% và có xu
hƣớng tăng trong những năm gần đây. Ví dụ năm 2010, DNNN 90,5%, FIES 90,6%
và DN tƣ nhân 90,12% (xem biểu đồ 3.18).
Biểu đồ 3.18: Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các loại hình DN
Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê các năm của các tỉnh.
Báo cáo của Sở Lao động-Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy,
năm 2011, thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các FIES là 3,1 triệu, trong
khi đó các DNNN có thu nhập 3,2 triệu đồng; các DN dân doanh có thu nhập 2,9
triệu đồng/ngƣời/tháng. Tuy nhiên, cũng có một số DN có thu nhập bình quân cao
nhƣ: Công ty Toyota Việt Nam là 7, 5 triệu đồng, Công ty Cổ phần đầu tƣ và phát
triển Việt Đức 6,3 triệu đồng, Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 là
4,5 triệu đồng; Công ty TNHH công nghệ Cosmos là 4,5 triệu đồng. Công ty TNHH
xe buýt Daewoo Việt Nam là 4,2 triệu đồng/ngƣời/tháng [99].
Sự chênh lệch khá rõ về tiền lƣơng của lao động trong các FIEs với DNTN;
giữa các vị trí công việc, giữa lao động quản lý với lao động chƣa qua đào tạo cùng
loại hình FIEs. Cụ thể: chênh lệch về tiền lƣơng bình quân theo vị trí công việc: Nhân
viên thừa hành, phục vụ (2,90 triệu đồng); Công nhân trực tiếp sản xuất (3,02 triệu
đồng); Công nhân làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (5,17 triệu đồng); Cán bộ viên
chức quản lý (16,8 triệu đồng/người/tháng). Nhƣ vậy, chênh lệch về tiền lƣơng giữa
96
nhóm thấp nhất và cao nhất là 5,8 lần. Chênh lệch tiền lƣơng giữa lao động quản lý và
lao động chƣa qua đào tạo nghề trong các FIEs khoảng 19 lần, trong khi mức chênh
lệch này ở khu vực DNNN khoảng 8 lần và DN dân doanh khoảng 6 lần [27].
- Về điều kiện làm việc của người lao động. Do mức thu nhập thấp (nhất là
đối với lao động có tay nghề thấp) nên có rất nhiều ngƣời lao động muốn đƣợc làm
thêm giờ, thêm ca để có thêm thu nhập, để cải thiện từng bữa ăn. Kết quả điều tra
của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội đối với 1500 DN của 15 tỉnh, thành phố
cho thấy có đến 72,8% DN có huy động làm thêm giờ, trong đó địa bàn có tỷ lệ DN
huy động làm thêm giờ nhiều nhƣ: Hƣng Yên (93%), Hải Dƣơng (84,09%), Bắc
Ninh (83,16%), Hà Nội có tỷ lệ thấp nhất với 51,4%. Tại Hải Phòng, có những vụ
ngƣời lao động phải làm thêm giờ từ 600 -700 giờ/năm. Cũng theo kết quả điều tra,
có tới 3,79% ngƣời lao động đƣợc hỏi phải làm thêm trên 300 giờ/năm; 8,11% ngƣời
lao động phải làm thêm từ 200h-300h/năm (điển hình là Công ty TNHH Vinh
Korea, Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH Kohsei Muitipack trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc); làm thêm giờ từ 100h-200h chiếm 26,07%...[26]. Hiện tƣợng làm
việc tăng ca, tăng giờ diễn ra hầu hết FIES ở VKTTĐBB, nhất là trong các lĩnh vực
dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản...
Nhiều FIEs chƣa thực hiện tốt các qui định về việc chấp hành an toàn vệ sinh,
bảo hộ lao động, ngay cả những phƣơng tiện bảo hộ cần thiết nhƣ găng tay, ủng,
khẩu trang, mặt nạ phòng độc... Có 65,2% lao động trả lời đã đƣợc DN trang bị đúng
và đủ các phƣơng tiện bảo hộ lao động cá nhân, trong khi đó có 22,3% lao động
không đƣợc trang bị đầy đủ và có 7,6% lao động không đƣợc trang bị bất kỳ phƣơng
tiện bảo hộ lao động nào khi làm việc [144].
- Về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Mặc dù trong những năm
gần đây, mức tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động trong các FIEs đã tăng lên
đáng kể, song vẫn thấp hơn so với các loại hình DN khác. Trong khi đó, giá cả sinh hoạt
tăng cao cùng với nhiều khoản chi tiêu trong sinh hoạt, đặc biệt đối với lao động ngoại
tỉnh còn phải trả tiền thuê nhà trọ,... thì có thể khẳng định cuộc sống vật chất của ngƣời
lao động trong các FIEs ở VKTTĐBB gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết quả điều tra của
Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dƣơng (2009) cho thấy: công nhân tại các FIEs trên địa
bàn đại đa số là ngƣời của địa phƣơng nên số ngƣời có nhà riêng chiếm tỷ lệ 67,6%,
còn lại là công nhân ở xa phải tự thuê nhà trọ của nhân dân ở quanh KCN. Các nhà trọ
này thƣờng không đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu nhƣ: diện tích, thiếu ánh
sáng, nƣớc sạch... Tỷ lệ công nhân ở chung phòng 2 ngƣời chiếm 11,8%, 3 ngƣời chiếm
97
4,9%, 4 ngƣời chiếm 3,5%, trên 5 ngƣời chiếm 4,1%. Về diện tích phòng trọ có 17,2%
phòng trọ có diện tích dƣới 10m2, trên 10m2 chiếm 35%...
Ngƣời lao động trong các FIES thƣờng không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí và tham gia vào các hoạt động xã hội khác vì không có tiền và cƣờng độ làm
việc cao. Công nhân đƣợc tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn
nghệ thƣờng xuyên chiếm có 36,9%, ít đƣợc tham gia chiếm 51% và DN không tổ
chức chiếm 12,1%. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống cả về vật
chất lẫn tinh thần của ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến khả năng tái sản xuất sức lao
động và gián tiếp ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu quả SX-KD của DN.
- Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Không chỉ tạo việc
làm, nhiều FIES trong vùng cũng chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tay
nghề cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động sau khi đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong
các FIEs thƣờng đƣợc đào tạo bổ sung, có điều kiện tiếp cận, học hỏi và tiếp thu kỹ
thuật mới, công nghệ mới, cách thức điều hành DN và tác phong làm việc công
nghiệp. Do vậy, đã từng bƣớc góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ở
Hải Phòng, một số FIES đƣa lao động chủ chốt trong DN đi đào tạo tại nƣớc ngoài
nhƣ Công ty LG -Mega, San Miguel Yamamura, LS-Vina. Hay tại Vĩnh Phúc, các
FIES cũng đã chủ động đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Số lao động chƣa
qua đào tạo giảm từ 61,3% năm 2007 xuống còn 54,6% năm 2011. Do đó, trình độ
của ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng vào các FIES có sự thay đổi rõ rệt. Nếu nhƣ năm
2007, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 873 ngƣời thì đến năm 2011,
con số này đã tăng lên 2.813 ngƣời (tăng 49,2% trong 5 năm). Số công nhân kỹ thuật
tăng từ 6.297 ngƣời năm 2007 lên 13.980 ngƣời năm 2011 (tăng 122%) [100].
3.2.2.6. Các tác động khác kinh tế xã hội khác
- Cơ cấu xuất nhập khẩu: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị xuất khẩu của vùng từ
năm 2000 đến 2014 có xu hƣớng tăng lên. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu/tổng giá trị xuất
khẩu tăng nhanh và đóng vai trò quan trọng. Nhiều địa phƣơng nhƣ: Hà Nội năm
2000 tỷ trọng giá trị xuất khẩu chiếm 63,98% tổng giá trị xuất khẩu của cả vùng,
năm 2005 chiềm 52,26%, năm 2010 chiếm 47,15 và năm 2014 chiếm 24,05%. Tuy
nhiên giai đoạn 2010-2014 Bắc ninh là tỉnh vƣợt lên dẫn đầu trong vùng về tỷ trọng
xuất khẩu (do hoạt động của Samsung Electronics Việt Nam - SEV tại KCN Yên
Phong, Bắc Ninh) năm 2010 đạt 2.451,4 triệu USD lên 21.975 triệu USD năm 2014,
trong đó riêng hàng điện tử thuộc SEV chiếm 20 tỷ USD (xem phụ lục 24).
Cơ cấu giá trị xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm mạnh ở nhóm
98
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (từ 18,53% năm 2010 xuống còn 5,68% năm
2014. Giảm nhẹ ở nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (từ 6,68% năm 2010 xuống
3,59% năm 2014). Tăng mạnh ở nhóm hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp
(từ 74,79% năm 2008 lên 90,73% năm 2014) (xem biểu đồ 3.19).
Khu vực FDI có vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của các địa
phƣơng. Đơn cử nhƣ: Hải Dƣơng: Năm 2010: FDI xuất khẩu đạt giá trị 1529,8 triệu
(chiếm 95,4% giá trị xuất khẩu); Năm 2014 đạt giá trị 3.893,4 (chiếm 96,8%). Hay Hà
nội năm 2010 đạt 3.630 triệu (44,8%) và năm 2014: 5.357 triệu USD (48,4%). Đặc
biệt là Bắc Ninh trong những năm qua FDI đóng vai trò gần nhƣ tuyệt đối trong cơ
cấu giá trị xuất khẩu của tỉnh (riêng Samsung Electronics Việt Nam năm 2013 chiếm
trên 90% giá trị xuất khẩu của tỉnh và chiếm 17% giá trị xuất khẩu của cả nƣớc).
Biểu đồ 3.19: Giá trị và tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các nhóm hàng hóa
ở VKTTĐBB giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê của các tỉnh.
Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của khu vực FDI ở VKTTĐBB còn khá cao; SX-
KD của khu vực FDI còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu và bán thành
phẩm từ nƣớc ngoài. Khu vực FDI tại hầu hết các địa phƣơng ở VKTTĐBB đều có
giá trị nhập siêu. Điều này chứng tỏ mối liên kết giữa FIES và DN trong nƣớc còn
chƣa mạnh. DN trong nƣớc quá yếu, chƣa sản xuất đƣợc các mặt hàng nguyên liệu
đáp ứng đƣợc chất lƣợng và chủng loại cho các FIES với giá cả cạnh tranh.
- Đóng góp ngân sách: Trong những năm qua, khu vực FDI đã có những đóng
góp đáng kể cho ngân sách địa phƣơng VKTTĐBB. Năm 2002, các FIES ở vùng đã
nộp 2,12 ngàn tỷ đồng vào ngân sách, năm 2014 là 41,6 ngàn tỷ đồng, cao gấp 19,92
lần so với năm 2002. Ngoại trừ các năm 2002 và 2003 chiếm khoảng 6%, còn lại thu
ngân sách từ FDI chiếm từ 11 – 14% tổng thu ngân sách của vùng (xem biểu đồ 3.20).
99
2,12 2,05 4,81 5,99 7,62 11,1 16,23 20,93 25,28 28,06 29,13
38,16 41,631,87 36,66 46,44 54,6
66,13
103,37
138,56
188,01 206,35
242,28 257,27
293,73 310,82
6,64 5,59
10,35 10,98 11,52 10,28
11,71 11,13 12,25 11,58 11,32
12,99 13,38
116,2 96,9
234,4
124,8 127 145,6 146,4 129 120,8 111 103,8 131 109
119,4 115
126,7
117,6 121,1
156,3 134,1 135,7
109,8 117,4 106,2
114,2 105,8
0
500
0
20
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014Thu NS từ FDI (ngàn tỷ đồng) Thu NS của vùng (ngàn tỷ đồng) Tỷ lệ thu NS FDI/toàn vùng (%)
Tốc độ tăng thu NS của FDI (%) Tốc độ tăng thu NS của vùng (%)
Biểu đồ 3.20: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách
ở VKTTĐBB giai đoạn 2002-2014
Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê của các tỉnh.
- Hiệu quả sử dụng vốn: Bên cạnh các FIEs ở VKTTĐBB chấp hành tốt các
chính sách cũng nhƣ đầu tƣ, kinh doanh có lãi và đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển KT-XH của vùng, còn có nhiều DN SX-KD không hiệu quả, thua lỗ kéo dài
trong nhiều năm liên tục. Hiện tƣợng FIES thua lỗ kéo dài, lỗ giả lãi thật, chuyển giá
nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nƣớc xuất hiện khá phổ biến.
Tại Hà Nội, từ năm 2007 đến 30/7/2012, qua thực hiện thanh tra kiểm tra hơn
707 FIEs, cơ quan quản lý thuế thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều DN vi phạm Luật
quản lý thuế; tiến hành truy thu, phạt và nộp ngân sách nhà nƣớc số tiền là 561.205 triệu
đồng; giảm lỗ, giảm khấu trừ 1.454.513 triệu đồng; truy hoàn 4.188 triệu đồng. Qua
công tác quản lý, thanh kiểm tra của Cục Thuế Thành phố Hà Nội cho thấy bên cạnh
các FIEs thua lỗ thật sự còn có DN kê khai không trung thực dẫn đến “lỗ giả, lãi thật”.
Các DN lỗ liên tục trong nhiều năm chủ yếu tập trung ở một số các ngành nghề: Sản
xuất phụ tùng ô tô, xe máy, gia công hàng điện tử, cấu kiện bằng thép. Đặc biệt có một
số ngành sản xuất mang tính độc quyền nhƣ sản xuất các thiết bị quang học chính xác,
sản xuất chân tay giả cũng liên tục thua lỗ, có năm có lãi nhƣng cũng chỉ đủ để bù lỗ
(chƣa bao giờ phát sinh thuế thu nhập DN); Gia công trong các lĩnh vực: chế tác vàng
bạc đá quí, gia công may mặc, gia công các sản phẩm cơ khí, gia công in...
Tại Quảng Ninh, nhiều FIEs cũng đang vào “tầm ngắm” của cơ quan quản lý
thuế. Điển hình là Công ty Everbest Việt Nam - DN 100% vốn đầu tƣ của Hồng Kông
- Trung Quốc, chuyên gia công giày các loại liên tục thua lỗ kể từ khi thành lập (2003)
cho đến nay. Tình trạng tƣơng tự cũng đang diễn ra với Công ty TNHH Ngọc Trai
Phƣơng Đông (100% vốn đầu tƣ của Nhật Bản), hoạt động trong lĩnh vực nuôi ngọc
trai. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra thƣờng đƣợc bán cho một công ty ở nƣớc ngoài,
song từ khi thành lập (năm 2000) đến nay, DN này liên tục báo cáo lỗ. Cả hai DN trên
đều thuộc diện bị thanh tra chống chuyển giá trong 2 năm 2011, 2012 [66].
100
Tại Hải Dương, từ đầu năm 2011 đến nay, qua thanh tra 99 DN, ngành thuế
tỉnh đã phát hiện 18 DN lỗ và có dấu hiệu chuyển giá. Đồng thời đã điều chỉnh giảm
lỗ hơn 117 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 700 triệu đồng, đề nghị truy thu hơn 4 tỷ đồng,
kiến nghị ra quyết định xử phạt hơn 2 tỷ đồng. Ngành thuế tỉnh phát hiện 77/850 DN
qua kiểm tra có lỗ và có dấu hiệu chuyển giá; điều chỉnh giảm lỗ hơn 18 tỷ đồng,
giảm khấu trừ hơn 160 triệu đồng, tổng số thuế truy thu và phạt hơn 1,7 tỷ đồng. Các
DN có dấu hiệu chuyển giá chủ yếu là FIES [8]. Ngoài ra, bên cạnh vấn đề chuyển giá,
lỗ giả lãi thật, khoản nợ xấu của các FIEs đối với ngân hàng. Năm 2005, UBND tỉnh
chấp thuận cho Kenmark (Đài Loan) đầu tƣ 500 triệu USD vào KCN Việt Hòa.
Nhƣng Kenmark đã vay ở các ngân hàng trong nƣớc 50 triệu USD để đầu tƣ. Năm
2010, khi chủ đầu tƣ bỏ về nƣớc do xảy ra tranh chấp trong thực hiện dự án, khoản
vay của Kenmark trở thành nợ xấu đáng kể tại các ngân hàng [30].
- NSLĐ chung của VKTTĐBB tăng từ 47,6 triệu đồng/ngƣời năm 2008 lên 120,8
triệu đồng/ngƣời năm 2014. Khu vực FDI có NSLĐ cao nhất, gần gấp 3 lần bình quân.
NSLĐ của vùng gấp khoảng 1,5 lần NSLĐ trung bình của cả nƣớc (xem phụ lục 25).
Nếu xét theo sự đóng góp vào tăng trƣởng của VKTTĐ theo các yếu tố đầu
vào là vốn, lao động và TFP, các đóng góp này có sự dịch chuyển rõ rệt qua các giai
đoạn phát triển của vùng. Trong suốt thời kỳ 2001-2010 VKTTĐBB có tỷ lệ đóng
góp của TFP trong tăng trƣởng GDP cao nhất, đạt 25,6%, trong khi đó cả nƣớc chỉ
đạt 12,5%, thấp hơn VKTTĐBB 13,1điểm phần trăm (-13,1%), các VKTTĐ nói
chung chỉ đạt 21,7%, thấp hơn 3,9 điểm phần trăm (-3,9%) và ngay cả VKTTĐPN là
vùng phát triển năng động, song tỷ lệ đóng góp của TFP cũng chỉ đạt 15,2%, thấp
hơn 10,4 điểm phần trăm (-10,4%) (xem phụ lục 26).
- Tác động môi trường: Do chƣa có cuộc điều tra mang tính toàn diện đối với
tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng của các FIEs ở VKTTĐBB, nên tác
giả luận đề cập tới một số trƣờng hợp có tính điển hình ở VKTTĐBB.
+ Về tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường: Trong số các FIEs, các
DN của Nhật Bản thƣờng thực hiện tốt hơn và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trƣờng;
còn lại đa số các DN khác chƣa thực hiện nghiêm túc pháp luật bảo vệ môi trƣờng
nhƣ: hệ thống xử lý chất thải không có hoặc có nhƣng không đảm bảo, có DN đã đi
vào hoạt động SX-KD nhƣng chƣa có đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trƣờng, chƣa có
giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, chƣa thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện chƣa
đúng các nội dung đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Đa số
những FIES vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng là DN có qui mô vừa và nhỏ của
101
Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc nhƣ: Công ty TNHH Seuol Print Vina buộc
phải dừng hoạt động và chuyển đến địa điểm mới, Công ty TNHH Dệt Hiếu Huy
Vĩnh Phúc (trƣớc đây là Công ty TNHH Dệt len Lantian Việt Nam) đã buộc phải
dừng hoạt động xƣởng nhuộm để xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải mới. Công ty
TNHH Piaggio Việt Nam gây ô nhiễm khí thải (mùi) buộc công ty phải đầu tƣ 7,5 tỉ
đồng xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải. Năm 2011, khi tiến hành thanh tra,
kiểm tra và đã phát hiện 14 DN có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng, cơ
quan chức năng đã xử phạt và đề xuất mức xử phạt với số tiền là 528,75 triệu đồng
(tổng hợp từ các nguồn [101], [102]).
Hiện tƣợng này ngày càng trở nên nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc xử phạt còn quá nhẹ,
chƣa đủ mức răn đe. Nhiều FIEs biết vi phạm luật, song vẫn cố tình tái diễn nhiều
lần, chấp nhận nộp phạt để hoạt động. Bởi vì, việc đầu tƣ hệ thống thiết bị xử lí chất
thải cần nguồn vốn lớn, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng đối với DN sản xuất có quy
mô lớn, trong khi mức xử phạt hành chính chỉ là mấy chục triệu, cao nhất cũng chỉ
trên 100 triệu đồng. Mặt khác, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng xảy ra
quanh năm còn việc xử phạt chỉ là hạn hữu, năm một vài lần để gọi là có xử lí.
Trƣờng hợp vi phạm tại Công ty Cổ phần công nghiệp Tung Kuang (tại Hải
Dƣơng). Cuối năm 2007, đơn vị này đã từng bị xử phạt hành chính hơn 100 triệu
đồng, cuối năm 2009, Phòng cảnh sát môi trƣờng thuộc Công an Hải Dƣơng xử phạt
7,5 triệu đồng. Mặc dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục xả nƣớc thải chƣa qua xử lý ra
môi trƣờng thông qua hệ thống cống ngầm. Hành vi vi phạm luật có sự tính toán của
chủ ĐTNN. Bởi vì, nếu lắp đặt thiết bị xử lí ô nhiễm môi trƣờng, với khối lƣợng
nƣớc thải lớn, mỗi ngày DN tốn thêm khoản kinh phí gần 100 triệu đồng, DN này
mỗi ngày “tiết kiệm” đƣợc gần triệu đồng. Khoản thu lợi của DN vì thế là quá lớn so
với số tiền bị phạt. Hành vi sai phạm tại Tung Kuang mang tính cố ý và đây cũng là
hiện trạng chung tại các DN đang là “thủ phạm” gây ô nhiễm môi trƣờng.
+ Về tình hình đầu tư cho bảo vệ môi trường của các FIES: Mặc dù chƣa có
số liệu điều tra thống kê để đánh giá toàn diện về chi phí hệ thống xử lý chất thải
trong các dự án FDI. Tuy nhiên, qua khảo sát qua các một số dự án FDI, có thể thấy
rằng các FIES đầu tƣ sản xuất trong lĩnh vực gia công cơ khí (sản xuất, lắp ráp ô tô,
xe máy...), dệt nhuộm, sản xuất giấy... thƣờng có chi phí đầu tƣ cho công trình xử lý
chất thải lớn hơn so với lĩnh vực điện - điện tử, may mặc.
Vĩnh Phúc: Công ty Honda Việt Nam đầu tƣ 50 tỷ đồng xây dựng các công
102
trình xử lý, trong đó 40 tỷ đồng dành cho xây dựng và lắp đặt lò đốt chất thải nguy
hại và 10 tỷ đồng dành cho xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải. Chi phí để vận hành
trạm xử lý nƣớc thải, thu gom, xử lý rác thải, chất thải nguy hại, hoạt động quan trắc
định kỳ (chi phí hoạt động bảo vệ môi trƣờng hàng năm) là 40 tỷ đồng. Tƣơng tự:
Công ty ô tô Toyota Việt Nam đầu tƣ 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải,
chi phí hoạt động bảo vệ môi trƣờng hàng năm là 13 tỷ đồng; Công ty TNHH
Piaggio Việt Nam là 7,5 tỷ đồng và 3,3 tỷ đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_trong_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_o_vung_kinh_te_trong_diem_b.pdf