MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài 6
1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài 14
1.3. Những nhận xét đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 20
2.1. Khái niệm làng nghề, pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề và thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề 20
2.2. Chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
làng nghề 26
2.3. Vai trò và điều kiện bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
làng nghề 39
2.4. Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới và
kinh nghiệm có thể vận dụng ở các làng nghề Việt Nam 45
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 54
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phát triển về làng nghề và tình hình
ô nhiễm về môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 54
3.2. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nguyên nhân 63
3.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nguyên nhân 90
Chương 4: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 118
4.1. Dự báo và quan điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 118
4.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 123
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 171
181 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPL không nhỏ quy định về quản lý chất thải ở cấp Trung ương như: Luật
BVMT 2014, Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ Tướng quy
định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ [124], Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành
ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu [63], Thông tư số 36/2015/TT-
BTNMT ngày 30/6/2015 về việc quản lý chất thải nguy hại [31],... Các quy định được
điều chỉnh đối với các vấn đề như quản lý CTR, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải;
cơ sở hạ tầng quản lý chất thải; quy hoạch quản lý CTR và nước thải; quy hoạch các
công trình xử lý nước thải, khí thải, CTR; phí và lệ phí quản lý chất thải, chế tài xử phạt
các hành vi vi phạm pháp luật và các TCVN, QCVN về môi trường. Việc xây dựng và
ban hành tiêu chuẩn quốc gia về môi trường do Bộ KHCN chủ trì, việc xây dựng và
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải do Bộ TNMT chịu trách nhiệm.
Hiện nay, Bộ TNMT đã nghiên cứu, xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành nhiều QCKT
quốc gia về môi trường, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lượng môi
trường xung quanh. Bảng tổng hợp các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
môi trường được thể hiện trong phụ lục.
Đối với nước thải, ở cấp Trung ương đã ban hành các văn bản QPPL sau: Nghị
định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải [45];
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài
chính - Bộ TNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày
13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải [16]; Thông tư liên tịch số
81
106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 6/9/2007 sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số
125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính- Bộ TNMT
hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về
phí BVMT đối với nước thải [15].
Đối với CTR và chất thải nguy hại, ở cấp Trung ương cũng đã ban hành các văn
bản QPPL như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý CTR [45];
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số
điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP [36]; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày
29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với CTR [46]; Thông tư số 39/2008/TT-
BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày
29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với CTR [13]; Thông tư số 12/2011/TT-
BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại [23].
Các tỉnh ĐBSH cũng đã triển khai những quy định tạm thời của địa phương mình
về quản lý chất thải. Hầu hết các tỉnh đều đã có Quy hoạch tổng thể xây dựng bãi chôn
lấp chất thải nguy hại cho các đô thị cấp tỉnh, cụ thể:
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành: Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND
ngày 01/06/2012 Quy định quản lý CTR sinh hoạt khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh;
Quyết định số 105/2014/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 Quy định quản lý CTR trên địa
bàn tỉnh "Bắc Ninh"; Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 03/06/2014 ban hành
Quy chế BVMT làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong đó vấn
đề quản lý và xử lý chất thải trong môi trường làng nghề cũng được quy định rất rõ
như: UBND cấp xã có trách nhiệm quy hoạch khu tập kết CTR thông thường, chất thải
nguy hại, bố trí trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc
phân loại chất thải tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung; các hộ gia đình, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề, khu dân cư có trách nhiệm xử lý chất
thải đảm bảo tiêu chuẩn thải.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày
27/5/2013 về việc quy định công tác tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 12/10/2010
ban hành quy định về BVMT làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó qu định rõ
các cơ sở đang hoạt động trong làng nghề có phát sinh chất thải chưa có hệ thống xử lý
môi trường phải xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý môi trường; nước
thải tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải được thu gom xử lý tại cơ sở đạt quy
chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (hoặc chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung) trước
khi thải ra môi trường; CTR phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết
CTR theo quy định về quản lý chất thải; CTR nguy hại phải được phân loại, thu gom,
lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
82
Tại Hà Nội, UBND thành phố ban hành Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND, ngày
25/01/2011 quy định mức hỗ trợ ảnh hưởng môi trường đối với các khu xử lý CTR trên
địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 16/2013-QĐ-UBND ngày 3/6/2013 ban hành
Quy định quản lý CTR thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số
45/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại Hải Dương, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-UBND ngày
26/02/2007 về việc nghiêm cấm xả nước thải không đạt tiêu chuẩn vào môi trường trên
địa bàn tỉnh Hải Dương; Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 ban hành
Quy định về BVMT ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong đó quy
định rõ việc thu gom và xử lý chất thải.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-
HĐND về đổi mới công tác quản lý, xử lý CTR đô thị thành phố Hải Phòng giai đoạn
2005 - 2010; Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp thu gom, xử lý
CTR ở nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 300/2QĐ-UBND ngày
1/2/2013 về việc phê duyệt quy hoạch quản lý CTR tỉnh Hưng Yên đến năm 2025;
Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 về việc quy định mức thu phí
BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Sở TNMT ra kế hoạch
số 07/KH-STNMT ngày 22/4/2015 triển khai phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia
đình năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có Công văn số 118/UBND-VP3 ngày
21/5/2014 về việc tăng cường công tác quản lý, thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh; Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 9/4/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch
quản lý CTR tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Nghị quyết số 149/2014/NQ-HĐND ngày
31/5/2014 về việc quy định thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày
11/3/2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020; HĐND
tỉnh Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 109/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 Về quy định
thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ hai là, hệ thống tổ chức quản lý chất thải đang được kiện toàn và phân công
trách nhiệm tương đối cụ thể từ cấp Trung ương đến các tỉnh ĐBSH:
Ở cấp Trung ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối
với các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR, nước thải. Cụ thể là Bộ Xây
dựng có trách nhiệm quản lý hoạt động xử lý CTR, nước thải tại các làng nghề và khu
83
dân cư nông thôn tập trung; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác trong việc xử lý
CTR và nước thải tại đô thị, khu sản xuất, dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn. Bộ NNPTNT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra việc THPL về BVMT và các quy định có liên quan tới chất thải nông
nghiệp; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý CTR, nước thải cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề. Bộ TNMT là
cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thồng nhất về MTLN, về quản lý chất thải nguy hại
và phối hợp với các Bộ khác ban hành hướng dẫn, quy định, quy chuẩn về quản lý chất
thải, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và
chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các dự án xử
lý chất thải và phê duyệt báo cáo ĐTM. Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp,
hỗ trợ trong công tác đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế để thúc
đẩy hoạt động quản lý chất thải (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính), hướng dẫn
tuyên truyền phổ cập về quản lý chất thải (Bộ Thông tin và truyền thông) hay phối hợp
với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý CTR, nước thải mới được triển
khai (Bộ KHCN). Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiệm xây dựng
định hướng xã hội hóa công tác quản lý CTR, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ
chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa.
Ở các tỉnh ĐBSH, các Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quản lý CTR sinh hoạt
và các bãi chôn lấp rác thải gồm: giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị của tỉnh
hoặc thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt, tổ chức thiết kế và xây dựng các dự án
chôn lấp rác thải theo tiêu chuẩn môi trường và xây dựng, hỗ trợ ra quyết định về các
dự án cơ sở xử lý chất thải, phối hợp với Sở TNMT báo cáo và đề xuất quy hoạch các
bãi chôn lấp rác thải, các sở, nhà máy chế biến CTR phù hợp cho UBND cấp tỉnh để
phê duyệt. Sở TNMT có vai trò quan trọng trong quản lý chất thải, giám sát chất lượng
môi trường, quản lý và thực hiện các chính sách và quy định về quản lý chất thải do Bộ
TNMT và UBND cấp tỉnh ban hành; phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án xử lý chất
thải; phối hợp với Sở Xây dựng xem xét và lựa chọn các bãi chôn lấp rác thải, sau đó
đề xuất với UBND tỉnh phê duyệt bãi chôn lấp phù hợp nhất. Tuy nhiên, vai trò của Sở
Xây dựng và Sở TNMT trong quản lý CTR phụ thuộc vào tính chất và tổ chức của
từng tỉnh thành và giữa chúng có thể có khác biệt.
Thứ ba là, trong công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xử lý chất thải:
Hàng năm, theo chức năng nhiệm vụ, từ cấp Trung ương đến các tỉnh ĐBSH, vẫn
tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật BVMT nói
chung và công tác quản lý chất thải nói riêng. Trong những năm qua, công tác thanh
tra, giám sát tập trung vào các vấn đề môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây
ONMT nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013, công tác
84
BVMT của các cơ sở làng nghề [27]. Giữa các bộ ngành và địa phương vùng ĐBSH đã
thực hiện tương đối tốt việc phối hợp trong việc kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc
THPL về quản lý chất thải nguy hại ở các cơ sở; tiến hành thanh tra, phát hiện và xử lý
kịp thời nhiều hành vi vi phạm lĩnh vực này, trước khi hành vi đó để lại hậu quả cho
môi trường và sức khỏe con người.
Tại các tỉnh ĐBSH, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm cũng được củng
cố và tăng cường qua các năm. Việc xử lý những vi phạm hành chính đối với những vi
phạm quy định trong quản lý CTR ở nhiều địa phương cũng đã gióng lên hồi chuông
cảnh báo về công tác quản lý CTR ở nhiều cơ sở sản xuất làng nghề, đặc biệt đối với chất
thải nguy hại. Điển hình là tỉnh Hà Nam, hàng năm, sở TNMT đã chủ trì, đồng thời phối
hợp với các cơ quan tổ chức khác tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc
chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường, trong đó có công tác
quản lý và xử lý các chất thải đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, Sở
TNMT chủ trì, phối hợp tham gia 37 đoàn thanh tra, kiểm tra, đồng thời thành lập đoàn
kiểm tra đột xuất đối với làng nghề Dệt Nhuộm xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân), các làng
nghề Dũa cưa Đại Phu (xã An Đổ); làng nghề Sừng mỹ nghệ Đô Hai (xã An Lão); làng
nghề Nấu rượu Vọc (xã Vũ Bản), làng nghề Tre đan Gòi Thượng (xã An Nôi), kết quả
cho thấy các cơ sở sản xuất làng nghề chưa có thủ tục hành chính về pháp luật BVMT,
các chỉ tiêu nước thải đều vượt giới hạn cho phép nhiều lần) [59].
3.2.1.5. Thực hiện pháp luật về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử
trong môi trường làng nghề
* Về thi hành pháp luật:
Thứ nhất là, trong công tác chỉ đạo, thực hiện việc khắc phục và ngăn ngừa
ONMT để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử ở các làng nghề:
Sở TNMT ở một số tỉnh ĐBSH đã tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng ONMT
trong khu vực làng nghề có cảnh quan thiên nhiên, DTLS để dự báo xu thế biến động;
xác định nguyên nhân vi phạm, gây ô nhiễm; xác định, khoanh vùng đệm để bảo vệ
vùng di sản, đồng thời tổ chức hoạt động theo dõi, giám sát; phối hợp với các Sở, ban
ngành liên quan và địa phương, xử lý kịp thời các vi phạm xảy ra, nhất là vi phạm
trong lĩnh vực môi trường, tránh để xảy ra các sự cố ONMT nghiêm trọng. Sở TMTN
cũng hướng dẫn UBND các huyện, thị xã trong vùng di sản thực hiện các quy định về
quản lý đất đai và kiểm soát ONMT; chủ trì phối hợp cùng Sở Công thương xây dựng
và triển khai các dự án xử lý ONMT làng nghề để tránh ảnh hưởng đến cảnh quan thiên
nhiên và các DTLS lân cận; tu bổ và tôn tạo các công trình di tích kiến trúc lịch sử, văn
hóa, các công trình công cộng, bảo tồn các nhà truyền thống, nhà cổ, giữ nguyên không
gian kiến trúc có giá trị với làng nghề,... Sở Văn hoá Thông tin ở các tỉnh ĐBSH phối
85
hợp với các sở: Địa chính, Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư và UBND các huyện, thị xã,
lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích ở các làng nghề, xác định rõ mốc giới,
khoanh vùng cho từng khu vực bảo vệ các di tích theo đúng pháp lệnh "Bảo vệ và sử
dụng DTLS, văn hoá và danh lam thắng cảnh".
Làm tương đối tốt công tác này tiêu biểu là tỉnh Ninh Bình. Khi Ban quản lý
Quần thể Danh Thắng Tràng An có Báo cáo số 94/BC-BQLQTDTTA ngày
31/10/2014 về việc "đề xuất giải pháp khắc phục, vệ sinh, khơi thông dòng chảy khu
vực Ngòi Cống Chẹm, Cổng chốt phía Bắc và tháo dỡ một số vật phản cảm tại chân
Núi Lăng, Cổng Chốt Phía Đông, Khu Di tích Lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư", UBND
tỉnh Ninh Bình ngay sau đó đã có công văn số 429/UBND-VP5 ngày 20/11/2014 về
việc "khắc phục, vệ sinh, khơi thông dòng chảy khu vực Ngòi Cống Chẹm, Cổng chốt
phía Bắc và tháo dỡ một số vật phản cảm tại chân Núi Lăng, Cổng Chốt Phía Đông,
Khu Di tích Lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư"; đã giao Ban Quản lý Quần thể Danh
Thắng Tràng An chủ động thực hiện các công việc đảm bảo vệ sinh môi trường và
cảnh quan khu di tích. Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư), nằm trong quần thể
khu danh thắng Tràng An, thời gian qua, các cấp các ngành, các cơ sở sản xuất đã có
nhiều giải pháp giải quyết vấn đề ONMT ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, DTLS
của quần thể như: thực hiện quy hoạch và xây dựng khu làng nghề tập trung; các cơ sở
sản xuất đã đầu tư trang bị máy mài bằng nước; một số cơ sở đã thực hiện biện pháp
phun sương để giảm bụi đá. Hiện nay, làng nghề đá Ninh Vân cũng đã bắt đầu hình
thành những vùng sản xuất tập trung.
Thứ hai là, trong công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử trong môi trường làng nghề:
Ở cấp Trung ương, Bộ TNMT đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ
chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy
định pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch, bảo vệ cảnh quan và DTLS có giá trị.
Ở một số tỉnh ĐBSH, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu giúp UBND
tỉnh thực hiện tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn các cơ sở, cá nhân trong các làng nghề
bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; thông tin cho các cơ quan có liên quan, các
tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, quản lý di tích, cộng đồng dân cư và du khách biết về
hiện trạng môi trường tại địa phương khi có yêu cầu theo quy định. Sở TNMT các tỉnh
ĐBSH đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật về BVMT,
quản lý tài nguyên, nâng cao nhận thức đối với các tổ chức, cá nhân làng nghề hoạt động
trong khu di sản trên; in ấn, phát các tài liệu tuyên truyền, sổ tay hướng dẫn.
Một trong số các địa phương đi đầu trong công tác này là tỉnh Ninh Bình. UBND
tỉnh đã tăng cường phổ biến, tuyên truyền sâu rộng tới các cấp, các ngành và các tầng
86
lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có các hộ sản xuất LNTT (làng nghề đá mỹ nghệ
Ninh Vân, Làng nghề bún, bánh Yên Ninh), những văn bản của Nhà nước và của tỉnh
về việc bảo vệ, sử dụng DTLS, văn hoá và danh lam, thắng cảnh. Các cơ quan thông
tin đại chúng, nhất là Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài truyền
thanh các huyện, thị xã, đã có chương trình tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích về pháp
lệnh "Bảo vệ và sử dụng DTLS văn hoá và danh lam thắng cảnh"; thường xuyên đưa
tin, hình ảnh biểu dương những cá nhân, đơn vị chấp hành tốt, đồng thời phê phán kịp
thời những trường hợp có hành vi vi phạm pháp lệnh. Ngành Văn hoá - Thông tin đã
phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và chính quyền các cấp tổ chức
tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia học tập, tìm hiểu pháp lệnh "Bảo vệ
và sử dụng DTLS văn hoá và danh lam thắng cảnh", để mọi người hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ và sử dụng DTLS, văn hoá, danh lam
thắng cảnh, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá
trị của DTLS, văn hoá. Cụ thể, ngày 26/1/2015, tại khu du lịch sinh thái Tràng An, Ban
Quản lý quần thể danh thắng Tràng An đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về môi trường, cảnh quan di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể
danh thắng Tràng An, truyền đạt những kiến thức về: BVMT, cảnh quan di sản trong
hoạt động du lịch, ý thức BVMT, cảnh quan Di sản ở một số khu Di sản ở Việt Nam và
thế giới. Đồng thời, giới thiệu Công ước 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên
thế giới và các văn bản liên quan. Tham dự có gần 200 học viên là cán bộ chủ chốt cấp
xã, thôn, người dân làng nghề chế tác đá xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Qua đó, góp
phần tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch, BVMT, các di tích khảo
cổ, di sản địa chất trong phạm vi quần thể danh thắng Tràng An. Ngày 4/8/2015, tại
Khách sạn Tam Cốc (Ninh Hải, Hoa Lư), Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch phối hợp
với Ban quản lý Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi
trường và xã hội, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về BVMT ở LNTT, quản lý
chất thải và mức độ ô nhiễm ở các làng nghề, các bước giảm thiểu những tác động tiêu
cực từ làng nghề ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, DTLS cho 50 người là cán
bộ đang phụ trách hoạt động làng nghề, đại diện các hộ gia đình, các tổ hợp, doanh
nghiệp đang tham gia sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.
* Về áp dụng pháp luật:
Thứ nhất là, ban hành và hoàn thiện dần các văn bản QPPL về bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử:
Cho đến nay, một số văn bản QPPL về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và DTLS
đã được ban hành và dần hoàn thiện như: Luật Du lịch số 44/2005/QH11 [95]; Luật Di
sản văn hóa (sửa đổi) số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 [96]; Nghị định số
87
98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa [51], Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 [116]; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 [120].
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ TNMT ra Thông tư liên tịch số
19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 hướng dẫn BVMT trong hoạt
động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích [35]; Quyết định số
1696/QĐ-BVHTTDL ngày 7/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc phê duyệt nội dung đề cương ”Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
ĐBSH và Duyên Hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [34].
Ở các tỉnh ĐBSH, Hà Nội và Ninh Bình là 2 nơi có nhiều các hoạt động du lịch
gắn với LNTT, do đó cũng đã ban hành một số văn bản QPPL về lĩnh vực này, tiêu
biểu như Chương trình số 154/UBND-CT của UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày
26/11/2012, về việc phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012 - 2015; Đề án
số 19-ĐA/TU ngày 05/3/2007 của Thành ủy Hà Nội phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn
2007 - 2015; UBND tỉnh Ninh Bình ra Chỉ thị số 03/2001/CT-UB ngày 11/4/2001 về
việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với DTLS, văn hoá và danh lam thắng
cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số
26/2015/QĐ-UBND ngày 24/08/2015 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý tài
nguyên và BVMT di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể Danh thắng Tràng
An, trong đó nghiêm cấm thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và các hoạt động khác xâm hại môi trường, giá trị khu di sản.
Thứ hai là, trong công tác thanh tra, kiểm tra việc THPL về bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử tại các làng nghề:
Bộ TNMT đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan quản
lý nhà nước có liên quan đã tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành
các quy định của pháp luật về BVMT trong hoạt động du lịch, bảo vệ và phát huy giá
trị di tích; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định.
Sở TNMT các tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất về công tác BVMT trong hoạt động du lịch, quản lý di tích ở các làng nghề; xử lý
hoặc kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Sở Địa chính Ninh Bình đã chủ trì phối hợp với các ngành Thanh tra, Công an,
Tư pháp, Văn hoá Thông tin, Sở Du lịch, Xây dựng và UBND các huyện, thị xã, tổ
chức kiểm tra tình hình vi phạm "Bảo vệ và sử dụng DTLS, văn hoá và danh lam thắng
88
cảnh", tình hình lấn chiếm đất đai, xây dựng và khai thác vật liệu trái phép tại các di
tích, đề xuất các phương án giải quyết và biện pháp xử lý, trình UBND tỉnh xem xét,
giải quyết.
3.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, với vai trò, tầm quan trọng của việc THPL về BVMT làng nghề đối với
PTBV làng nghề, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm chỉ đạo thực
hiện. Đảng đã có những chủ trương, đường lối, chính sách về những vấn đề liên quan
đến quản lý, kiểm soát việc thực hiện BVMT làng nghề, thể hiện trong Nghị quyết số
24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, nhấn
mạnh: “Tăng cường kiểm soát ONMT, đặc biệt là ONMT tại các khu, cụm công
nghiệp, tụ điểm khai thác, chế biến khoáng sản, các làng nghề, lưu vực sông, các đô thị
lớn và khu vực nông thôn” [4]. Đây là yếu tố khách quan, quan trọng để Nhà nước cụ
thể hóa bằng việc ban hành các văn bản QPPL và tổ chức THPL về BVMTLN.
Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT làng nghề và các cơ quan có liên
quan đã quan tâm hơn đến công tác THPL về BVMT ở các làng nghề, thông qua việc
kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng số lượng cán bộ thực hiện công tác kiểm soát ONMT
làng nghề, tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,... Các cơ quan quyền lực Nhà nước
như Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, quận, huyện, thị xã,... quan tâm
hơn đến vấn đề môi trường làng nghề. Thông qua công tác thanh tra, tự kiểm tra, kiểm
điểm, đã góp phần phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm và phòng ngừa vi phạm.
Ba là, các quy định của pháp luật về BVMT làng nghề ngày càng hoàn thiện, tạo
căn cứ pháp lý cho các cơ quan, đơn vị THPL về BVMT làng nghề trên cơ sở quy định
của pháp luật chặt chẽ hơn. Sau khi Quốc hội ban hành Luật BVMT, Chính phủ đã kịp
thời ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT, các Bộ TNMT ban hành
thông tư quy định về BVMT làng nghề, Bộ Tài Chính cùng với Bộ TNMT ban hành
các Thông tư liên tịch quy định về phí BVMT, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản
lý kinh phí sự nghiệp môi trường,... Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng là những
căn cứ quan trọng, cụ thể hóa các quy định của Luật BVMT liên quan đến THPL. Từ
khi thực hiện Luật BVMT đến nay, mối quan hệ giữa các cơ quan có liên quan đến việc
THPL về BVMT làng nghề đã được Luật hóa một cách cụ thể hơn, trong đó có quy
định rõ nhiệm vụ và các loại việc của từng cơ quan gắn với thời hạn nhất định, là căn
cứ pháp luật để tiến hành kiểm soát, đánh giá.
Bốn là, tình hình kinh tế, xã hội nước ta trong những năm gần đây đã có bước
phát triển mạnh, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, các nhu cầu thiết yếu của
dân về ăn, ở, đi, lại, học tập, chăm lo sức khỏe, sinh hoạt, giải trí được đáp ứng tốt hơn,
89
ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân vì thế cũng ngày một nâng lên. Khi đời sống
nhân dân được cải thiện thì nhu cầu được hưởng một môi trường sống trong lành, an
toàn được nâng lên một mức cao hơn. Trong điều k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thuc_hien_phap_luat_ve_bao_ve_moi_truong_lang_nghe_3031_1916302.pdf