MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .7
1.2. Đánh giá chung về các công trình đã được công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu . 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
BUÔN LẬU. 23
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu. 23
2.2. Nội dung pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu . 38
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu. 48
Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH
PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM . 57
3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn
các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ. 57
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh,
thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam (từ năm 2008 đến năm 2020). 74
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM . 121
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các
tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. 121
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn
các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. 130
KẾT LUẬN . 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
PHỤ LỤC . 164
193 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên trách. Thi hành pháp luật gồm ghĩa vụ chấp hành các nguyên tắc về phòng,
chống buôn lậu và các nghĩa vụ cụ thể trong các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực
phòng, chống tội phạm mà các lực lượng chuyên trách tham gia với tư cách là chủ
thể quản lý.
- Về nghĩa vụ chấp hành các nguyên tắc về phòng, chống buôn lậu: Đây là
chấp hành những quan điểm chỉ đạo, định hướng quá trình THPL về phòng, chống
buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Thông qua các
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho CBCS nắm vững những nội dung,
yêu cầu, nguyên tắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ thức
THPL trên thực tế.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, CBCS đã nghiên cứu học tập, quán
triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và của ngành.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCS được Đảng uỷ lãnh đạo đơn vị
đặc biệt quan tâm, thường xuyên tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
trong toàn đơn vị nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho CBCS thấm nhuần để
80
nâng cao tinh thần trước công việc. Đảng uỷ, lãnh đạo Phòng PC03 - CATP Hải
Phòng đã chỉ đạo thực hiện tốt các thông tư, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an về
công tác chính trị tư tưởng. Xây dựng Kế hoạch số 221/KH-PC03 ngày 15/2/2019
về công tác đảng và công tác chính trị năm 2019; Sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị
số 02/CT-BCA-X11 ngày 17/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới, nâng
cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng Công an Hải Phòng, giai
đoạn 2016-2020. Hàng năm các đơn vị đều thực hiện chương trình giáo dục pháp
luật, quân số tham gia đầy đủ. Hàng năm các đơn vị đều xây dựng kế hoạch phổ
biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện ngày Pháp luật và tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống buôn lậu giai đoạn 2019-2021
trong lực lượng Cảnh sát kinh tế.
Kiểm tra nhận thức chính trị hàng năm trong lực lượng Công an nhân dân, Bộ
đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, đa số cán bộ, CBCS đều nắm vững
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của
Ngành, nguyên tắc đấu tranh chống buôn lậu và thể hiện nguyện vọng lâu dài phục
vụ đơn vị. Kết quả kiểm tra nhận thức chính trị, pháp luật đạt loại khá, giỏi chiếm tỷ
lệ cao; năm 2018 có 100% đạt yêu cầu trong đó trên 80% khá, giỏi [33, tr.2].
Tuy nhiên trên thực tế ở một số nơi vẫn còn tình trạng cấp uỷ Đảng trong một
số lực lượng chuyên tránh như Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh buông lỏng vai trò
lãnh đạo, chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng, chống buôn lậu. Chưa thực hiện
đầy đủ nguyên tắc phòng, chống buông lậu, không kiểm tra, giám sát kịp thời để
xảy ra vi phạm pháp luật trong đơn vị.
Điển hình là vụ việc xảy ra tình trạng buôn lậu công khai trước chốt kiểm soát
biên phòng trên địa bàn km1, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Cụ thể:
Ngày 17/10/2019 Đại tá Nguyễn Văn Thiềm, Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ, Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định kỷ luật đảng với hình
thức cảnh cáo đối với 2 sĩ quan chỉ huy cùng cấp là Phó Đồn trưởng Đồn Biên
phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, gồm Trung tá Bùi Tam Hiệp và Trung tá Khổng
Trung Đoàn. Đây là những sĩ quan chỉ huy được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách
địa bàn km1, phường Ka Long, thành phố Móng Cái, cũng như chỉ đạo công tác
81
phòng, chống buôn lậu trên địa bàn biên giới mà Đồn quản lý. Đối với CBCS liên
quan trực tiếp đến vụ việc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã có
quyết định xử lý kỷ luật đảng, cách chức Đội trưởng Đội km1 đối với Thiếu tá
Nguyễn Thành Trung, điều chuyển khỏi địa bàn thành phố Móng Cái. Ngoài ra 05
CBCS khác cũng đã bị kỷ luật đảng, cảnh cáo và điều chuyển khỏi địa bàn thành
phố Móng Cái [36, tr.2].
Tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động
nhập lậu thuốc lá điếu, rượu ngoại. Tập trung kiểm tra, rà soát quy trình thủ tục hải
quan từ khi tiếp nhận bàn giao, quản lý, giám sát đến thực xuất đối với mặt hàng
thuốc lá điếu, rượu ngoại thuộc loại hình TNTX, KNQ. Phối hợp giữa lực lượng
giám sát và lực lượng kiểm soát, triển khai các giải pháp đảm bảo quản lý chặt chẽ,
chống thẩm lậu và kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm. Xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch kiểm soát Hải quan trên hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS.
Tổ chức các lớp tập huấn về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm tháo
gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và bổ sung kiến thức và nâng cao
nghiệp vụ kiểm soát cho CBCC đang làm công tác kiểm soát. Cử cán bộ, công chức
tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức.
- Về thi hành nghĩa vụ qua việc thực hiện các nhiệm vụ của các lực lượng
chuyên trách trong phòng, chống buôn lậu bao gồm:
+ Bảo đảm giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội: Bộ đội Biên phòng tiến
hành quản lý chặt chẽ hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới,
thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát qua lại biên giới, ra, vào hoạt động khu
vực biên giới. Bộ đội Biên phòng với thẩm quyền là cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cửa khẩu, tiến hành các biện pháp bảo đảm việc xuất, nhập cảnh
qua biên giới. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Hải phòng làm tốt công tác
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương gắn kết cuộc vận động toàn dân
đoàn kết, cụm dân cư an toàn cụm tàu thuyền an toàn, các mô hình cụm an ninh liên
kết ở địa bàn Đồ Sơn, Cát Bà phát huy tinh thần, đoàn kết, phối hợp hỗ trợ tạo sức
mạnh tổng hợp các cấp các ngành tổ chức vận động quần chúng nhân dân tích cực
tham gia trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại ở
82
khu vực biên giới; đồng thời đã coi trọng việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các
ngành, các lực lượng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng Hải phòng đã xây dựng và củng cố phát triển các mối quan hệ phối hợp
liên ngành với Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, các đoàn thể
Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ Quốc, Viện Kiểm sát, Tòa án trong công tác
phòng ngừa và trao đổi thông tin tình hình phát hiện bắt giữ, điều tra đấu tranh xử lý
tội phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại theo quy định của pháp luật. Bộ
Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị Biên phòng chủ trì
trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, tuần tra, kiểm soát ở
khu vực biên giới, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình,
điều tra các tụ điểm, các tổ chức, cá nhân có hoạt động nghi vấn liên quan đến buôn
lậu, gian lận thương mại...để ngăn chặn và xử lý kịp thời, hiệu quả hoạt động vận
chuyển kinh doanh hàng hóa nhập lậu trên địa bàn đơn vị quản lý. Đôn đốc, chỉ đạo
các Phòng, Ban, các đơn vị Biên phòng làm tốt công tác tham mưu, xử lý kịp thời
vụ việc xảy ra trên địa bàn liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Các vụ việc xảy ra đều được các đơn vị trực tiếp hoặc phối hợp điều tra xác minh,
kết luận, xử lý đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng pháp luật.
Bên cạnh lực lượng Biên phòng, lực lượng Công an nhân dân cũng tiến hành
nhiều hoạt động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. CATP Hải Phòng
đã tham mưu cho Giám đốc CATP xây dựng Kế hoạch số 2011/KH-PC03 ngày
28/11/2018 mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự dịp
tết Nguyên đán. Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/7/2007 của
Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 01-HD/TW của Ban Bí thư “về sự lãnh đạo của Đảng
đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và
công tác bảo vệ Đảng”. Quán triệt nguyên tắc: Đảng lãnh đạo chặt chẽ đối với các
cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ. Phòng PC03-CATP Hải Phòng xây
dựng Kế hoạch số 671/KH-PC03 ngày 23/4/2019 về thực hiện nhiệm vụ công tác
Cải cách tư pháp năm 2019 tại đơn vị; Kế hoạch số 323/PH-PC03 ngày 28/2/2019
tổ chức thực hiện cải cách hành chính năm 2019; Kế hoạch số 331/KH-PC03 ngày
05/3/2020 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020. Tăng cường công tác
83
đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng công
tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành
chính thuộc phạm vi chức năng của Phòng Cảnh sát kinh tế. Tiếp tục triển khai Kế
hoạch thực hiện Đề án “Đơn giản hoá chế độ báo cáo trong lực lượng Công an
nhân dân”.
Bên cạnh lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an nhân dân, lực lượng Hải
quan hàng năm đều tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu chung cho
cả năm, tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiểm soát, bàn và xây dựng các giải
pháp tăng cường hiệu quả công tác, giải quyết các vướng mắc trong công tác kiểm
soát Hải quan. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ để xây dựng các
kế hoạch đấu tranh theo chuyên đề về chống buôn lậu. Rà soát, lựa chọn bố trí các
CBCS có năng lực trình độ về chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt vào các khâu
trọng yếu, địa bàn trọng điểm về buôn lậu.
+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về buôn lậu: Thực
trạng vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng ở Vùng Duyên hải Bắc Bộ
luôn có những diễn biến phức tạp trong đó đáng chú ý là tình hình buôn lậu qua
biên giới mang tính truyền thống; xuất lậu than, khoáng sản; buôn lậu, gian lận
thương mại mặt hàng lâm sản, buôn bán vận chuyển hàng cấm. Các lực lượng
chuyên trách đã tiến hành đồng bộ các hoạt động: Tham mưu cho các cấp các văn
bản chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác: Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
xây dựng kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu hàng năm, kế hoạch cao điểm trong
từng thời điểm cụ thể tập trung chủ yếu vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán
hàng năm. Hàng năm đã xây dựng kế hoạch và tập huấn công tác phòng chống ma
tuý, phòng chống tội phạm cho các đơn vị. Chỉ đạo lực lượng Trinh sát đặc nhiệm
tăng cường nắm tình hình địa bàn, phối hợp với các Đồn tích cực, chủ động tìm
nguồn đấu tranh với các loại tội phạm trong các đợt cao điểm (tập trung đấu tranh
nhóm đối ma tuý; mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo; buôn lậu..). Đôn đốc các đơn
vị tăng cường các biện pháp công tác Biên phòng nắm tình hình; tổ chức tuần tra tổ
chức tuần tra, kiểm soát trên biển, cửa sông, bãi ngang, bến đậu tàu thuyền; các địa
84
bàn phức tạp về an ninh trật tự phát hiện các hoạt động buôn lậu, hàng giả, gian lận
thương mại và vận chuyển trái phép hàng hoá để bắt giữ, xử lý. Thường xuyên tổ
chức lực lượng, phương tiện của các Đồn, HĐ2 nắm chắc tình hình trên vùng biển,
các cửa sông của tỉnh nhằm phát hiện hoạt động buôn lậu. Tổ chức các đợt tuần tra,
kiểm soát thường xuyên và đột xuất trên biển, cửa sông, bãi ngang trên địa bàn.
Trước tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp như vậy, Công an TP Hải
Phòng mà chủ công là lực lượng Cảnh sát kinh tế đã xây dựng nhiều chương trình,
kế hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, cụ thể: Tham
mưu cho UBND thành phố triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày
30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu
thuốc lá và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Xây dựng và tổ
chức thực hiện Kế hoạch số 1519/KH-CAHP-PV01 (PC03) ngày 29/7/2015 về
việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu. Hàng năm đều xây dựng và tổ
chức thực hiện Kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu và Kế hoạch cao
điểm tấn công trấn áp tội phạm buôn lậu trong các dịp Tết Nguyên đán của lực
lượng Công an thành phố (CATP) Hải Phòng. Tham mưu cho Giám đốc CATP
xây dựng Kế hoạch số 932/KH-PC03 ngày 27/11/2018 tăng cường công tác đấu
tranh phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm; Kế
hoạch số 1858/KH-PC03 ngày 14/12/2018 về cao điểm tấn công trấn áp tội phạm
buôn lậu trước và sau tết Nguyên đán; Kế hoạch số 465/KH-CATP-PV01-PV03
ngày 09/4/2019 về công tác đấu tranh chống buôn lậu năm 2019; Kế hoạch số
1299/KH-CAHP-PC03 ngày 26/8/2019 về việc tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong hoạt động khai thác, chế biến,
vận chuyển, kinh doanh than trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Kế hoạch số
202/KH-PC03 ngày 02/12/2019 về cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo
an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020; Kế hoạch số 2101/KH-
CAHP-PC03 ngày 30/12/2019 tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu
thuốc lá; Kế hoạch số 86/KH-PC03 ngày 16/1/2020 về cao điểm đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trước và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm
2020; Kế hoạch số 665/KH-CATP (PC03) ngày 27/4/2020 về việc tiếp tục tăng
85
cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và
cung cấp than cho sản xuất điện.
Công an tỉnh Quảng Ninh tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ
chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ,
chính quyền các cấp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyên đề công
tác đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm. Chủ động nắm tình
hình địa bàn, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm quyết liệt, có hiệu quả,
đã phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý nhiều vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng
giả, thu giữ nhiều hàng hóa có giá trị cao. Bên cạnh đó, lực lượng Công an toàn tỉnh
đã cùng các ngành, lực lượng chức năng chủ động kiểm soát không để hình thành
những kho tàng, bến bãi tập kết hàng hóa nhập lậu ở các tuyến, địa bàn, lĩnh vực
trọng điểm, không để xảy ra bị động bất ngờ, không để hình thành điểm nóng, phức
tạp, đường dây buôn lậu, góp phần giữ ổn định tình hình, đảm bảo an ninh trật tự
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.
Cục Hải quan TP Hải Phòng thực hiện nghiêm các văn bản Luật, Nghị định,
Thông tư cũng như các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác nghiệp vụ. Cục Hải
quan TP Hải Phòng đã ban hành các công văn chỉ đạo Đội kiểm soát, các Chi Cục
trực thuộc thực hiện nghiêm túc, phát hiện kịp thời dấu hiệu vi phạm đối với những
mặt hàng trọng điểm: mỹ phẩm, thuốc lá; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy
sản và chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm; thuốc, thực phẩm chức năng và
sản phẩm y tế giả tại Việt Nam...Cùng với việc triển khai các mảng việc công tác
chuyên môn, quy trình thủ tục hải quan theo Luật Hải quan 2001, Luật Hải quan
2014, Cục Hải quan TP Hải Phòng luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị trong Cục tăng
cường công tác tuần tra kiểm soát tại các cửa khẩu và trên các tuyến cảng biển,
phối hợp xử lý hàng quá thời hạn khai hải quan tại các Cảng biển theo chỉ đạo của
Chính phủ tại Công điện số 2118/CĐ-TTg ngày 28/10/2014, chỉ đạo của Ban
389/TW tại công văn số 16636/BTC-BCĐ389 ngày 14/11/2014; Đồng thời thực
hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-
CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ (thay thế Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày
31/12/2001, 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005), công văn số 73/TCHQ-ĐTCBL
86
ngày 01/4/2015 về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
KSHQ; Triển khai Kế hoạch 170/KH-TCHQ ngày 19/8/2014 về Kiểm soát thực
hiện hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS nhằm phát hiện, đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép các chất ma túy và
tiền chất” tại Hải Phòng; Kế hoạch số 185/KH-TCHQ ngày 17/08/2015 của Tổng
cục Hải quan về việc thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính
phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả trong tình hình mới.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các
Bộ, ngành Trung ương và UBND thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát, phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả hành vi vận chuyển, kinh doanh
hàng hóa nhập lậu trên địa bàn thành phố góp phần ổn định thị trường, chống thất
thu ngân sách, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh góp phần thu hút đầu tư, tháo
gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Chỉ đạo, đôn đốc các Đội Quản lý thị trường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
các văn bản chỉ đạo của Chính phủ: Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015, Chỉ
thị số 30/CT -TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công
tác chống buôn lậu thuốc lá; Công điện số 90/CĐ- BCĐ389 ngày 13/7/2015 về đấu
tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực
phẩm chức năng; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28/3/2017 của Bộ Công
Thương phê duyệt đồ án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020; Tiếp tục triển khai thực hiện
theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại các kế hoạch số 410/KH-BCĐ389
ngày 14/6/2017 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu. Cục Quản lý thị trường thường
xuyên xây dựng các kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất đối với một số
mặt hàng có khả năng nhập lậu nhiều như: Bia rượu, điện thoại di động, xe máy
điện, quần áo, xăng dầu, gạch men, sữa trẻ em, mỹ phẩm, dược phẩm....Chỉ đạo các
Đội Quản lý thị trường, tăng cường công tác quản lý địa bàn, tập trung quản lý việc
87
vận chuyển kinh doanh hàng hóa tại các bến tàu, bến xe, chợ, trung tâm thương mại,
các kho tập kết hàng hóa để kịp thời phát hiện, kiểm tra ngăn chặn hành vi vận
chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
+ Thi hành pháp luật về công tác phối hợp và đối ngoại:
Bộ đội Biên phòng các cấp đã thực hiện đúng các nguyên tắc đối ngoại biên
phòng. Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bình đẳng, hữu
nghị, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, công tác đối
ngoại biên phòng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các hoạt động hợp tác phòng,
chống tội phạm được tăng cường. Tiêu biểu:
Ngày 10/11/2011 Đội Kiểm soát - Cục Hải quan tp Hải Phòng đã phối hợp
cùng với Phòng Cảnh sát Môi trường - CATP Hải Phòng kiểm tra lô hàng trong 2
container CAXU6460130 và KNLU3380076. Kiểm tra thực tế hàng hoá cho thấy:
Toàn bộ 2 container chứa ắc quy chì đã qua sử dụng. Đây là mặt hàng thuộc diện
cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan tp Hải Phòng ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới xảy ra
tại khu vực cảng Hải Phòng.
Ngày 11/7/2012 Đội Kiểm soát Hải quan số 1 phối hợp với Biên phòng số 1
tỉnh Quảng Ninh bắt giữ được 1 chiếc đò sắt tại bờ sông biên giới khu vực 3 km
thuộc địa phận phường Hải Yên, tp Móng Cái do bà Nguyễn Thị Thuỷ, địa chỉ tại
xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, tạm trú tại phường Hải Yên, tp
Móng Cái điều khiển đang chở 250kg gỗ Sưa (huê mộc vàng) xuất lậu sang Trung
Quốc. Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án hình sự và chuyển cơ quan
cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh xử lý.
Ngày 08/4/2015 tại cầu Kiền thuộc khu vực xã An Hồng, huyện An Dương,
TP Hải Phòng, CATP (PC03) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thành phố Hải Phòng
kiểm tra xe ô tô nhãn hiệu Mazda (loại bán tải), đeo BKS giả: 29C - 378.37 do lái
xe Hoàng Anh Tuấn, sinh năm 1981, đăng ký hộ khẩu thường trú xóm 4, thôn Thị
Nội, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam điều khiển vận chuyển trái phép
52 cá thể Tê Tê có trọng lượng khoảng 200 kg. Ngày 09/4/2015 Cơ quan CSĐT
88
CATP đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 02 bị can về tội vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
(Điều 190 BLHS) [19, tr 92].
Ngày 28/5/2017, Phòng Cảnh sát kinh tế CATP Hải Phòng phối hợp với Đội
Kiểm soát chống buôn lậu Cục Hải quan Hải Phòng tiến hành kiểm tra, bắt giữ tàu
Thái Thụy 88 do Vũ Đức Thuận, sinh năm 1982, ĐKHKTT và chỗ ở thôn Thái
Hưng, xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng làm thuyền trưởng cùng 08
thuyền viên có mặt trên tàu trên vùng biển Hải Phòng. Tang vật thu giữ: 04 mẫu
chất bột màu xám tại 02 hầm hàng (qua giám định là quặng Titan), 03 máy định vị
GPS, AIS và một số tang vật có liên quan. Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ
tháng 6/2015 đến 30/5/2017, tàu Thái Thụy 88 do Vũ Đức Thuận làm thuyền
trưởng đã cập Cảng Hòn La - Quảng Bình 22 chuyến và xếp 45.993 tấn quặng
Titan, trị giá trên 54 tỷ đồng, sau đó không vận chuyển đến cảng đích tiếp theo là
cảng nội địa theo đăng ký với Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình mà vận chuyển trái
phép đến cảng Khâm Châu - Trung Quốc để giao hàng, không khai báo hàng hóa,
phương tiện với cơ quan chức năng, trong đó có 02 chuyến ngày 27/4/2017 và ngày
12/5/2017 vận chuyển 3.066 tấn quặng titan, trị giá theo hóa đơn giá trị gia tăng là
7.520.000.000 đồng đến cảng Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình. Căn cứ tài liệu
điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với Vũ Đức Thuận cùng 02 bị can khác về hành vi vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới, quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự [19, tr.91].
Ký kết các Quy chế phối hợp với các lực lượng chuyên trách và chính quyền
địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng. Công tác phối hợp với các lực lượng chức
năng có liên quan trên địa bàn kịp thời, thường xuyên nhằm trao đổi thông tin giữa
các bên phục vụ cho hoạt động giám sát, kiểm tra các đối tượng hoạt động liên tỉnh
trong việc chấp hành các quy định về quản lý nhà nước cũng như thực hiện các nội
dung đăng ký, khai báo với cơ quan chức năng.
Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện
các quy chế phối hợp như: Quy chế phối hợp số 01/QCPH-SCT-CATP ngày
08/6/2016 giữa CATP Hải Phòng và Sở Công Thương trong công tác đảm bảo an
89
ninh trật tự, đấu tranh phòng chống buôn lậu trên địa bàn thành phố kèm theo là Kế
hoạch phối hợp giữa Chi cục QLTT với Công an các quận, huyện và các đơn vị
chức năng của CATP; Quy chế phối hợp số 01/QC-QLTT ngày 22/4/2016 của 06
Chi cục Quản lý thị trường thuộc các tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải
Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang) về việc phối hợp trong công tác phòng
ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm và hoạt
động kinh doanh trái phép khác trên thị trường nội địa; Quy chế phối hợp
201/QCPH-ATTP-QLTT-QLCL, ngày 07/12/2016 Chi cục QLTT, Chi cục an toàn
vệ sinh thực phẩm thành phố phối hợp thực hiện chống vận chuyển kinh doanh
hàng hóa thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm. Nghiêm túc thực hiện Quyết định số
37/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban
hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản
lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả trên địa bàn thành phố. Ngày 11/9/2020, Cục Quản lý thị trường thành
phố Hải Phòng và Công ty xăng dầu khu vực III, Công ty TNHH Gas Petrolimex
Hải Phòng, xí nghiệp xăng dầu K131 (Thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tổ
chức Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Cục Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng và
các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam kinh doanh trên địa bàn Hải
Phòng. Việc ký kết Quy chế phối hợp với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng giúp Cục Quản lý thị
trường thành phố Hải Phòng có thêm những thông tin kịp thời về tình hình thị
trường xăng dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó nâng cao hơn nữa hiệu
quả công tác Quản lý thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng.
Đồng thời cũng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong
công tác quản lý hệ thống phân phối và bảo vệ thương hiệu tại thành phố Hải
Phòng. Việc ký kết quy chế phối hợp cũng là thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa Quy
chế phối hợp của Tổng cục Quản lý thị trường và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Để
tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp trên, Cục Quản lý thị trường thành
phố Hải Phòng đề nghị các doanh nghiệp phổ biến nội dung quy chế phối hợp đến
90
từng cửa hàng, đại lý kinh doanh thuộc doanh nghiệp của mình được biết để phối
hợp tốt với các đội quản lý thị trường địa bàn [60, tr.2].
Ngày 28/6/2020, tại thành phố Hải Phòng, Cục Quản lý thị trường thành phố
Hải Phòng tổ chức giao hữu bóng đá với Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
nhân kỉ niệm 63 năm (03/7/1957-03/7/2020) ngày truyền thống ngành Quản lý thị
trường. Đây là hoạt động thường niên giữa 2 đơn vị, nhằm nâng cao sức khỏe thể
chất và tinh thần cho công chức, người lao động của hai đơn vị. Thông qua hoạt động
thể thao, giao lưu giữa hai đơn vị để các đồng chí công chức, người lao động hiện n