Luận án Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ

NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 9

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17

1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ

HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 24

2.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật

dân gian và khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật về quyền sở

hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 24

2.2. Đặc điểm, vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về

quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 37

2.3. Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ

thuật dân gian ở một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm 55

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ

THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 73

3.1. Thực trạng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn

học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 73

3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác

phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 85

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 108

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với

tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 108

4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với

tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 118

KẾT LUẬN 135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

pdf155 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề SHTT, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng luật cơ bản về SHTT. Liên quan đến vấn đề này, nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới cũng đã nội luật hóa pháp luật quốc tế bằng qui định việc sử dụng các TPVHNTDG trong phạm vi luật bản quyền của họ. Các quốc gia này đã tận dụng, một cách nhanh chóng hoặc ngấm ngầm, một điều khoản đặc biệt trong Công ước Berne cho rằng tác giả là công dân của nước đó, thì luật pháp nước đó có thể chỉ định một cơ quan có thẩm quyền để đại diện cho tác giả bảo vệ và củng cố các quyền của họ [Điều 15 (4)(a)]. Đôi khi, các tác phẩm có vẻ như là những TPVHNTDG nhưng có thể truy ra tác giả của nó. Sau đó tác giả hoặc người thừa kế của tác giả sẽ được hưởng tiền tác quyền [17, tr.29]. Các tác phẩm văn hoá truyền thống/TPVHNTDG được đồng hoá trong các TPVHNTDG nguyên thuỷ, do đó quyền lợi về kinh tế của những tác 67 phẩm như thế có thể được thực thi bởi cơ quan được chỉ định. Nhưng các TPVHNTDG lại không thích hợp với mô hình bản quyền. Do đó chúng thường là kết quả của quá trình tiếp diễn chậm chạp của các hoạt động sáng tạo được một cộng đồng nào đó thực hiện theo cách lặp đi lặp lại, trong khi tác phẩm được bảo vệ bản quyền theo truyền thống thì phải có tính sáng tạo của cá nhân. Nói một cách ngắn gọn, bản quyền lấy tác giả làm trung tâm, trong đó TPVHNTDG về cơ bản đều thiếu vắng những ý niệm về tác giả trong bản quyền (Ficsor 1997). Vì khái niệm bảo vệ bản quyền thường được quyết định kèm theo việc xác định tác giả, sự vắng mặt của tác giả trong bối cảnh các tác phẩm văn hoá truyền thống/TPVHNTDG làm cho họ trở thành “vung méo” trong “nồi tròn” bản quyền. TPVHNTDG cứ phát triển và đã phát triển nhiều thế kỷ qua, vì vậy bất cứ ý niệm về một thuật ngữ bảo vệ cố định nào liên quan đến TPVHNTDG cũng phủ nhận đặc tính này. Trong quá trình áp dụng pháp luật, hay sử dụng pháp luật nhiều quốc gia như ở Úc, Mỹ, họ thường đánh đồng các khái niệm như kiến thức người nghèo/tri thức dân gian/tri thức cổ truyền tương đồng với văn hoá văn nghệ dân gian/với TPVHNTDG để xác lập QSHTT và bảo vệ theo luật pháp của nước sở tại. Đây là bài học kinh nghiệm rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG hiện nay. Hai là: Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về SHTT đối với TPVHNTDG và phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc bảo vệ QSHTT đối với TPVHNTDG Nhiều nước đã thành lập cơ quan chuyên trách về QSHTT đối với TPVHNTDG. Chẳng hạn, ở Nhật bản, Chính phủ đã thành lập Hội đồng quốc gia về SHTT. Hội đồng này được xây dựng dựa trên quy định của Luật SHTT, trong đó đích thân Thủ tướng Koizumi làm Chủ tịch. Hàng năm, trên 68 cơ sở thực tiễn tình hình đất nước, Hội đồng này đưa ra các chương trình cụ thể cho hoạt động SHTT của đất nước. Khẩu hiệu được Hội đồng trên đưa ra có tên: "Hành động quốc gia để tạo ra tài sản trí tuệ - nền tảng quốc gia." Tương tự như vậy, ở Úc, Hội đồng phát triển cộng đồng văn hoá truyền thống (CCDU) là một cơ quan của Chính phủ thúc đẩy các nghệ thuật cộng đồng bằng cả lý thuyết và thực tiễn, hỗ trợ các tổ chức văn hoá cộng đồng và khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển. Đơn vị thuộc Hội đồng Phát triển cộng đồng văn hoá truyền thống Úc giúp đỡ và khuyến khích các cộng đồng trong việc phát triển văn hoá của cộng đồng mình. Đơn vị này đã tập trung chủ yếu vào việc xác định và phát triển các cơ hội đào tạo trong nghệ thuật cộng đồng, quảng bá, tư liệu và phổ biến về việc phát triển văn hóa cộng đồng, hỗ trợ chính cho các tổ chức, giúp đỡ mạng lưới và trung tâm văn hóa cộng đồng. Ba là: Xây dựng hệ thống tổ chức xã hội quản lý tập thể về QSHTT nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG Các tổ chức quốc gia khác cũng đóng một vai trò đặc biệt trong bảo quản các mục văn hóa và cung cấp cho khán giả địa phương và quốc tế. Các tổ chức này chấp nhận công nghệ trực tuyến để cung cấp truy cập rộng hơn và nhiều hơn sự phối hợp nắm giữ mang tính tập thể của họ. Bốn là: Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG Hợp tác văn hoá quốc tế, trách nhiệm về trao đổi văn hoá truyền thống thường được trao cho Bộ Ngoại giao. Đây là cầu nối trao đổi văn hoá nói chung trong đó có văn hóa truyền thống. Chẳng hạn: Mối quan tâm chủ yếu của Úc tập trung vào phát triển các mối liên kết văn hoá với Châu Á, đặc biệt là với Nhật Bản, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN (Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á). Những trao đổi với các nước láng giềng Châu Á nhằm nâng cao kiến thức và hiểu 69 biết của người dân về di sản văn hoá truyền thống và tăng tính ôn hoà trong các liên kết giữa các nền văn hoá với nhau. Úc cũng là thành viên của Tổ chức Đa phương quốc tế kể cả Liên Hợp Quốc và Liên hiệp Anh. Đây là cơ quan hỗ trợ các đơn vị địa phương như Uỷ ban Nam Thái Bình Dương. Một yếu tố đầy ý nghĩa trong các chương trình trao đổi văn hoá truyền thống ở hai thập kỷ trước là Úc đã có các cuộc triển lãm với quy mô lớn diễn ra tại Trung Quốc, Italia, Colombia đến các buổi triển lãm quan trọng về hội hoạ Úc, từ các bảo tàng nghệ thuật. Ngoài ra, còn tham gia các buổi triển lãm tranh Châu Âu quan trọng ở các bảo tàng Mỹ và Liên bang Xô Viết, và nhiều buổi triển lãm đặc biệt khác nữa. Năm là: Tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc ít người cũng là một bài học quý giá trong THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG Ở Úc, nghệ thuật thổ dân, các cương lĩnh dựa trên giả thuyết rằng văn hoá thổ dân - nền văn hóa chứa đựng chiều sâu của quá khứ, là thứ văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác bằng nhiều phương tiện khác nhau, không chỉ là dấu tích của quá khứ mà là những năng lượng của cuộc sống với động lực của chính nó. Ban Nghệ thuật Thổ dân được thành lập với các mục đích là tạo ra năng lượng cuộc sống này là một phần kinh nghiệm của toàn thể các tộc Thổ dân và nguồn kiêu hãnh cho toàn thể nhân dân Úc. Trung ương đã tiếp cận với nguyên tắc của người thổ dân và người Đảo Torres Strait, kiểm soát sự phát triển các loại hình biểu hiện nghệ thuật của chính họ. Cơ sở để phát triển văn hoá thổ dân là các trung tâm nghệ thuật và thủ công được các cộng đồng Thổ dân thiết lập. Người ta có thể khám phá nền văn hóa Úc theo cách mà những Thổ dân Úc đã truyền xuống trong suốt 50.000 năm qua thông qua những tác phẩm nghệ thuật, điệu nhảy, truyền thuyết, âm nhạc và chính mảnh đất này. Ta có thể nhìn thấy nghệ thuật và những điệu nhảy truyền thống của Thổ dân trong 70 các thành phố. Người ta có thể đến những vùng hẻo lánh và ngồi bên đống lửa trại lắng nghe những truyền thuyết về thời kỳ sáng tạo thế giới; Đi bụi và đi lặn biển, thưởng thức thức ăn của Thổ dân hay học cách sử dụng giáo và bắt cá theo cách truyền thống. Chính quyền Úc khuyến khích Thổ dân Úc giúp du khách hiểu về vùng đất cổ xưa này cũng như giá trị tinh thần và những điều kỳ diệu của nó. Đó cũng là bài học về bảo vệ di sản, bảo vệ văn hoá truyền thống/ VHNTDG/ tài sản trí tuệ ở Úc mà Việt Nam có thể tham khảo và học tập trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Kết luận chương 2 TPVHNTDG là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện đặc điểm văn hoá và xã hội của họ.TPVHNTDG mang những giá trị to lớn về nghệ thuật, thẩm mĩ, nhận thức và giáo dục. TPVHNTDG có bốn đặc trưng cơ bản, đó là: Tính truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể và tính dị bản. QSHTT đối với TPVHNTDG là quyền của cộng đồng ((làng/ xã/ thôn/ buôn bản/ phum/sóc), cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu) đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, tức là quyền của cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG và quyền liên quan đến quyền tác giả/quyền cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG. Từ khái niệm chung về thực hiện pháp luật và QSHTT đối với TPVHNTDG, luận án đưa ra định nghĩa: Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là hành vi xử sự của chủ sở hữu quyền tác giả (cộng đồng công xã, nghệ nhân dân gian, người thực hành, người sưu tầm, nghiên cứu TPVHNTDG) và của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, đảm bảo để quyền và lợi ích 71 hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, của cộng đồng và của Nhà nước được thực hiện, nhằm bảo hộ và phát huy các giá trị tinh thần, nhân văn của TPVHNTDG. Giống như thực hiện pháp luật về QSHTT nói chung, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng được tiến hành dưới bốn hình thức là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG mang những đặc điểm: tính xã hội rộng rãi hơn so với thực hiện pháp luật về QSHTT đối với các TPVHNT khác; đòi hỏi ý thức pháp luật của xã hội cao, tính tự giác và tính đạo đức xã hội cao. Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có những đặc thù do tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản của loại hình văn học nghệ thuật này. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Đó là hình thức để bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG, là bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Đồng thời, THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG giúp phòng ngừa có hiệu quả đối với các hành vi kiếm tiền phi pháp từ sự vi phạm quyền tác giả, làm biến dạng, xuyên tạc bản sắc dân tộc, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, làm mất tự tôn dân tộc, phá rối khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị, xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân, đề cao trách nhiệm của tổ chức, của cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn, bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG; góp phần làm giàu bản sắc dân tộc. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho dân tộc hội nhập tốt với thế giới, nhưng không hòa tan, duy trì và phát triển nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc Việt Nam. Thực hiện pháp luật về QSHTT 72 đối với TPVHNTDG còn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng. Ngoài ra, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn góp phần phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; đảm bảo Điều ước quốc tế về SHTT nói chung, trong đó có Điều ước quốc tế liên quan trực tiếp đến QSHTT đối với TPVHNTDG được tôn trọng và thực hiện. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG được bảo đảm bởi các yếu tố sau: bảo đảm về pháp lý; bảo đảm về ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý; bảo đảm về tổ chức; cơ chế hỗ trợ mang tính xã hội được thiết lập và vận hành một cách hiệu quả; năng lực của các chủ thể và môi trường quốc tế thuận lợi. Từ nghiên cứu kinh nghiệm THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: 1/ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, trong đó có chế định về QSHTT đối với TPVHNTDG. Quá trình đó phải được tiến hành song song với việc nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan đến VHNTDG thành pháp luật của nước mình và tổ chức thực hiện các quy định của Điều ước quốc tế về QSHTT đối với TPVHNTDG một cách linh hoạt phù hợp điều kiện của quốc gia; 2/Thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về VHNTDG và phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan đó; 3/ Xây dựng hệ thống tổ chức xã hội quản lý tập thể về QSHTT nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG; 4/ Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG; và 5/ Tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc ít người cũng là một bài học quý giá trong THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG. 73 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.1. Những ưu điểm của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay Một là: Nguyên tắc hiến định về bảo hộ QSHTT nói chung và QSHTT đối với các TPVHNTDG nói riêng đã được xác định ngày càng rõ hơn Ở Việt Nam, ý tưởng về bảo hộ quyền tác giả đã bước đầu được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13). Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác VHNT và bảo đảm quyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của trí thức. Đến Hiến pháp năm 1959, vấn đề quyền tác giả đước thể hiện rõ ràng hơn: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác” (Điều 34). Đến Hiến pháp năm 1980, Điều 72 quy định về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả như sau: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân. 74 Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm”. Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên, vấn đề quyền tác giả được quy định đúng với bản chất của nó: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 60). Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40). Đồng thời, Điều 41 quy định: Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. Như vậy, Hiến pháp hiện hành đã khẳng định một cách rất rõ ràng sự tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ QSHTT đối với TPVHNT nói chung và TPVHNTDG nói riêng. Theo đó, tất cả mọi người (công dân Việt Nam và người nước ngoài) có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, dân tộc, có quyền sáng tạo TPVHNTDG và được thụ hưởng các lợi ích vật chất và tinh thần từ các hoạt động sáng tạo đó. Đây là bước phát triển thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của các nguyên tắc Hiến pháp Việt Nam về QSHTT đối với TPVHNTDG. Những nguyên tắc này chính là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc tiếp tục cụ thể hóa các quy định liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG một cách rõ ràng, thống nhất và toàn diện. Hai là: Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, quyền tác giả (trong đó có các quy định về QSHTT đối với TPVHNTDG) được xây dựng, sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 75 Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP, văn bản riêng biệt đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả. Tiếp đó, năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Luật này đã quy định những vấn đề chung về quyền tác giả, quyền liên quan. Phần thứ năm của luật này quy định về bảo vệ QSHTT, quyền tác giả và quyền liên quan. Các nội dung về quyền tác giả bao gồm: điều kiện bảo hộ quyền tác gải. quyền liên quan; nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan. Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010). Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết một số hiệp định song phương liên quan đến bảo hộ quyền tác giả và trở thành thành viên của một số Công ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan (Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước quốc tế Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Genève về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ; Công ước Bruxelles liên quan tới việc phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh). Việc ký kết các Công ước đó đã góp phần hết sức quan trọng đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ba là: Một số nội dung cụ thể liên quan trực tiếp đến QSHTT đối với TPVHNTDG đã được quy định chi tiết, rõ ràng, bước đầu bảo đảm tính minh bạch, tính phù hợp và tính khả thi của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG - Về đối tượng của QSHTT đối với TPVHNTDG: Trước đây, đối với những TPVHNTDG, tại khoản 1 Điều 748, Bộ luật Dân sự quy định việc bảo hộ các TPVHNTDG được thực hiện theo quy định 76 riêng của pháp luật. Đến năm 2005, Luật SHTT bỏ sự phân biệt các loại tác phẩm khác nhau, thông qua việc loại bỏ quy định các tác phẩm được Nhà nước bảo hộ riêng theo Bộ luật Dân sự 1995. Như vậy, các TPVHNTDG được xếp ngang hàng với các tác phẩm khác. QSHTT đối với TPVHNTDG được đảm bảo một cách cân bằng giữa việc chống lại những lạm dụng, ngăn cản sự bộc lộ chính nó và việc sưu tầm, khai thác làm tổn hại đến giá trị đích thực của nó. Mặt khác, pháp luật cũng đảm bảo sự tự do sáng tạo, phổ biến những tác phẩm độc đáo lấy cảm hứng từ những TPVHNTDG. Mục đích này cũng được coi là nguyên tắc cơ bản để bảo hộ các hình thức thể hiện TPVHNTDG. Về đối tượng bảo hộ, TPVHNTDG được hiểu là sự bao hàm các sản phẩm chứa đựng các yếu tố đặc thù của di sản nghệ thuật, được duy trì và phát triển bởi một cộng đồng trong nước, hoặc bởi các cá nhân phản ảnh các TPVHNT truyền thống của một cộng đồng. Điều 14 và Điều 23 Luật SHTT năm 2005 đã có quy định về đối tượng và các hình thức thể hiện TPVHNTDG được bảo hộ. Đây là sự tiến bộ rõ nét về pháp luật QSHTT đối với TPVHNTDG. Theo đó, có 4 nhóm đối tượng cơ bản, nói cách khác là 4 loại của “hình thức” thể hiện TPVHNTDG là: + Loại hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ (lời nói) bao gồm truyện, thơ, câu đối dân gian; + Loại hình được thể hiện bằng âm nhạc (nhạc) gồm bài hát và nhạc cụ dân gian; + Loại hình được biểu đạt bằng hành động (qua ngôn ngữ hình thể) bao gồm các điệu múa, vở kịch và nghi lễ nghệ thuật dân gian; + Loại biểu đạt lồng trong một vật thể, có thể nhận thấy qua xúc giác bởi lẽ nó tồn tại dưới dạng hữu hình, bao gồm các bức tranh vẽ, tượng, tác 77 phẩm điêu khắc, đồ gốm, khảm, mộc, tác phẩm kim loại, đá quý, dệt, thảm, trang phục, nhạc cụ và các hình mẫu kiến trúc dân gian. Pháp luật quy định: Ba loại hình đầu không nhất thiết đưa về dưới dạng vật chất. Ngôn từ không cần phải viết ra. Âm nhạc không cần phải tồn tại dưới dạng nốt nhạc, ký âm. Các hình thức thể hiện bằng hình thể (như múa) cũng không phải mô tả bằng văn bản, viết ra dưới dạng ký tự múa. Nhưng đối với loại thứ tư, vì là tác phẩm vật thể nên nhất thiết phải được thể hiện bằng một chất liệu tồn tại hữu hình. - Về việc sử dụng TPVHNTDG: Pháp luật hiện hành về QSHTT đối với TPVHNTDG đã quy định về việc sử dụng TPVHNTDG; mục đích của việc sử dụng là vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận; tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài thành viên của cộng đồng nơi tác phẩm đó được hình thành sử dụng và việc sử dụng có ra ngoài khuôn khổ truyền thống và phong tục hay không Điểm 2, Điều 23 Luật SHTT quy định: Tổ chức, cá nhân khi sử dụng TPVHDG phải dẫn xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của TPVHDG. Luật SHTT hiện hành quy định khá cụ thể về các trường hợp sử dụng TPVHNTDG không phải trả tiền và xác định các trường hợp còn lại sẽ phải trả tiền. Theo Khoản 1, Điều 25, Luật SHTT, các trường hợp sau không phải trả tiền: Tự sao chép một bản nhạc nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; ao chép tác phẩm để lưu giữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biễu diễn nghệ thuật khác trong các biểu diễn sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền, cổ động nhưng không thu 78 tiền dưới bất cứ hình thức nào; ghi âm, ghi hình trực tiếp, đưa tin thời sự, hoặc giảng dạy; chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; chuyển tác phẩm sang dạng chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; nhập khẩu bản sao TPVHNTDG của người khác để sử dụng rộng rãi. Khi sử dụng TPVHNTDG vào mục đích trên là không thu tiền, còn các trường hợp khác như có mục đích kinh doanh đều phải thu tiền. - Luật SHTT còn quy định các hành vi được xem là sao chép bất hợp pháp, khai thác lợi ích kinh tế bất hợp pháp và xâm hại giá trị đích thực của TPVHNTDG trong môi trường kỹ thuật số. - Về vấn đề cấp phép TPVHNTDG: Khi luật quốc gia quy định việc cấp phép thì phải chỉ định cơ quan có thẩm quyền hoặc do cộng đồng có liên quan thực hiện việc thụ lý hồ sơ, xem xét cấp phép bản quyền. Trường hợp cấp phép có thu phí bản quyền thì số tiền đó thuộc cộng đồng có văn hoá dân gian, sau khi đã trừ các chi phí cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền, Nhà nước có thể đánh thuế từ khoản thu đó hoặc số tiền thu được để lập quỹ quốc gia bảo vệ và phát huy văn hoá dân gian. Trong trường hợp quy định hình thức sử dụng phải xin phép thì cũng phải đưa ra quy định các hình thức sử dụng không phải xin phép bao gồm: sử dụng cho mục đích giáo dục; sử dụng hợp lý để minh hoạ cho tác phẩm; “mượn” nó để sáng tạo với ý nghĩa lấy cảm hứng từ nó để sáng tạo tác phẩm mới; sử dụng để tường thuật về sự kiện, thời sự, hoặc nó là vật thể thường xuyên được đặt tại nơi công cộng. Với mục đích bảo vệ TPVHNTDG, Luật nghiêm cấm việc sử dụng “xuyên tạc” TPVHNTDG (bóp méo, cắt xén dẫn đến biến đổi); đòi hỏi tổ chức, cá nhân sử dụng phải dẫn chiếu nguồn gốc, xuất xứ (chỉ dẫn địa lý) của loại hình văn học - nghệ thuật dân gian. 79 Bốn là: Pháp luật Việt Nam đã khẳng định ngày càng sâu sắc tinh thần tôn trọng và quyết tâm xây dựng, bảo vệ, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo lập được nền văn hoá phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Trong đó TPVHNTDG là dòng chảy lớn bắt nguồn từ bản chất nhân dân, thể hiện sắc thái và khát vọng của các cộng đồng cư dân khác nhau cùng chung sống trên lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, bản thân nó có sức sống trường tồn, góp phần làm nên sức mạnh của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. “Đề cương văn hoá Việt Nam” năm 1943 đã sớm đề cập tới 3 nguyên tắc cơ bản là: “dân tộc, đại chúng và khoa học”. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 tiếp tục ghi nhận giá trị đã được khẳng định từ bản Hiến pháp 1980: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình” (Điều 5 Hiến pháp 1992). “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” (Điều 30 Hiến pháp 1992). Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu 80 lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_thuc_hien_phap_luat_ve_quyen_so_huu_tri_tue_doi_voi_tac_pham_van_hoc_nghe_thuat_dan_gian_o_viet_n.pdf
Tài liệu liên quan