Luận án Thực trạng bữa ăn ca của công nhân dệt may tại một số tỉnh phía bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại Thành phố Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Tổng quan bữa ăn ca người lao động 4

1.1.1. Khái niệm bữa ăn ca 4

1.1.2. Vai trò bữa ăn ca công nhân 4

1.1.3. Các qui định về tổ chức thực hiện bữa ăn ca 6

1.1.4. Nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cho công nhân dệt may 9

1.2. Thực trạng bữa ăn ca công nhân trên thế giới và tại Việt Nam 15

1.2.1. Thực trạng bữa ăn ca công nhân trên thế giới 15

1.2.2. Thực trạng bữa ăn ca công nhân tại Việt Nam 20

1.3. Các nghiên cứu can thiệp bữa ăn ca cho công nhân dệt may 24

1.3.1. Đặc điểm nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe và năng suất lao động công nhân dệt may Việt Nam 24

1.3.2. Một số các nghiên cứu can thiệp bữa ăn ca công nhân dệt may 27

1.4. Giới thiệu đề tài cấp Nhà nước ĐTĐL.CN-06/15 30

1.5. Khung lý thuyết 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34

2.2. Đối tượng nghiên cứu 34

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34

2.3. Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 35

2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 35

2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 38

2.5. Tổ chức triển khai nghiên cứu 38

2.6. Phương pháp thu thập số liệu 44

2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả can thiệp 47

2.8. Phương pháp phân tích số liệu 48

2.9. Sai số và khống chế sai số 49

2.10. Đạo đức nghiên cứu 50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1. THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN BỮA ĂN CA CÔNG NHÂN 12 CÔNG TY DỆT MAY THUỘC 5 TỈNH MIỀN BẮC 53

3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 53

3.1.2. Mức tiêu thụ thực phẩm trong khẩu phần 55

3.1.3. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần 56

3.1.4. Tính cân đối của khẩu phần 58

3.1.5. Mức đáp ứng dinh dưỡng của khẩu phần so với khuyến nghị 59

3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP KHẨU PHẦN BỮA ĂN CA CÔNG NHÂN TẠI CƠ SỞ DỆT MAY THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 62

3.2.1. Xây dựng thực đơn can thiệp bữa ăn ca 62

3.2.2. Thay đổi về khẩu phần bữa ăn ca. 65

3.2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 65

3.2.1.2. Mức tiêu thụ thực phẩm trong khẩu phần 66

3.2.1.3. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần 67

3.2.1.4. Tính cân đối khẩu phần 70

3.2.1.5. Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị 71

3.2.3. Thay đổi về tình trạng dinh dưỡng của công nhân sau 3 tháng can thiệp. 72

3.2.3.1. Sự thay đổi cân nặng và vòng eo sau 3 tháng can thiệp 72

3.2.3.2. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI sau 3 tháng can thiệp. 74

3.2.3.3. Thay đổi về tình trạng thiếu máu của công nhân sau 3 tháng can thiệp. 77

3.2.4. Thay đổi về năng suất lao động của công nhân sau 3 tháng can thiệp. 80

 

docx168 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng bữa ăn ca của công nhân dệt may tại một số tỉnh phía bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại Thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SD Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu nam giới là 37,37 ± 11,6, nữ giới là 34,69 ± 6,8 tuổi với cân nặng trung bình nam giới 55,79 ± 9,3 kg, nữ giới là 48,83 ± 5,0 kg; chiều cao trung bình nam giới 162,32 ± 4,6 cm, nữ giới là 152,65 ± 4,3cm, vòng eo trung bình của nam giới cao hơn nữ giới lần lượt là 76,8 ± 10,2 cm và 71,2 ± 15,9; BMI trung bình nam giới 21,21 ± 3,1 kg/m2, nữ giới là 21,05 ± 1,8 kg/m2. 3.2.2.2. Mức tiêu thụ thực phẩm trong khẩu phần Bảng 3.13. Mức tiêu thụ thực phẩm trong KP ăn thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp Nhóm thực phẩm Mức tiêu thụ trung bình/bữa Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) p* 1. Nhóm ngũ cốc, khoai củ và chế phẩm (g) 166,8 ± 31,4 133,6 ± 29,5 <0,01 2. Nhóm dầu, mỡ (g) 2,5 ± 0 8 ± 0 <0,01 3. Các loại đậu và chế phẩm (g) 55 ± 10,6 39,1 ± 10,7 <0,01 4. Rau củ xanh sẫm, vàng đỏ (g) 84,9 ± 37,5 53,9 ± 21,3 <0,01 5. Rau quả khác (g) 0,4 ± 0 125,5 ± 16,7 <0,01 6. Thịt và cá (g) 64,6 ± 13,7 159,5 ± 24,8 <0,01 7. Sữa và các chế phẩm (g) 0 ± 0 110 ± 0 <0,01 8. Bánh kẹo ngọt (g) 0,4 ± 0 0 ± 0 >0,05 9. Đồ uống có cồn (g) 0 ± 0 0 ± 0 - 10. Gia vị (g) 9,2 ± 0 6,9 ± 0 <0,01 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD; * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp; Gia vị bao gồm muối, bột canh, hạt nêm, mì chính Kết quả nghiên cứu tại bảng trên chỉ ra rằng, trước can thiệp, thực phẩm được tiêu thụ trung bình cao nhất là nhóm ngũ cốc (166,8g), kế đến là nhóm rau củ xanh sẫm, vàng đỏ (84,9g), thịt và cá (64,6g); đậu và các chế phẩm (55g). Nhóm rau quả khác và nhóm sữa hầu như không được tiêu thụ. Sau can thiệp, lượng thực phẩm tiêu thụ trung bình cao nhất trong suất ăn thực tế của công nhân là ở nhóm thịt và cá (159,5g), kế đến là nhóm ngũ cốc (133,6g) và rau quả (125,5g). Khẩu phần thực tế của công nhân không có tiêu thụ các thực phẩm thuộc nhóm bánh kẹo ngọt và đồ uống có cồn. Trước can thiệp, tiêu thụ thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, nhóm đậu và rau quả cao hơn sau can thiệp. Nhưng tiêu thụ rau quả và thịt cá, đặc biệt là sữa sau can thiệp lại cao hơn so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tiêu thụ gia vị sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<0,01). 3.2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần Bảng 3.14. Giá trị dinh dưỡng của suất ăn cung cấp Các tỷ lệ NCDDKN Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Năng lượng (Kcal) 849 - 968 1092,4 973,4 Tỷ lệ P:L:G Protein (%) 13-20 13 19 Lipid (%) 18-25 30 22 Glucid (%) 55-65 57 59 PĐV/PTS (%) ≥30 28,7 58,9 LĐV/LTS (%) <60 78,7 58,8 Canxi/Photpho 0,8-1,5 0,54 0,95 Chất xơ (g)/1000 Kcal 14 2,1 3,6 Sắt (mg) 4,76 - 11,88 6,09 7,7 Kẽm (mg) 3,2 - 4 3,37 4,2 Canxi (mg) 320 - 400 225,09 501,2 Phân tích về giá trị dinh dưỡng suất ăn cung cấp cho thấy tỷ lệ các chất sinh năng lượng P: L: G trong khẩu phần của suất ăn trước can thiệp là 13: 30: 57. So với khuyến nghị thì lượng lipid trong khẩu phần suất ăn mẫu cao hơn rất nhiều, khẩu phần thiếu cân đối về các chất sinh năng lượng. Sau can thiệp, khẩu phần đạt cân đối so với khuyến nghị với tỷ lệ P:L:G là 19:22:59. Năng lượng do lipid cung cấp giảm hẳn so với trước khi can thiệp, trong khi đó, năng lượng do protein cung cấp tăng lên đáng kể. Bảng 3.15. Giá trị năng lượng và các chất sinh năng lượng trong khẩu phần thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp Năng lượng và các chất sinh năng lượng Giá trị trung bình p* Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Năng lượng (Kcal) 939 ± 139,6 882,4 ± 99,3 <0,01 Protein (g) Tổng số 30,7 ± 4,5 48 ± 4,9 <0,01 Động vật 8,9 ± 1,9 32,4 ± 4,4 <0,01 Lipid (g) Tổng số 32,2 ± 5,6 24,4 ± 2,5 <0,01 Động vật 25,2 ± 5,4 14,9 ± 2,6 <0,01 Glucid (g) 132,1 ± 24,2 118,3 ± 22 <0,01 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp, năng lượng và lượng lipid, glucid trong khẩu phần thực tế của công nhân đều cao hơn so với trước can thiệp, lần lượt là 939 Kcal với 882,4 Kcal; 32,2g với 24,4g và 132,1g với 118,3g. Sau can thiệp lượng protein trong khẩu phần thực tế là 48g, cao hơn nhiều so với trước can thiệp là 30,7g. Sự khác biệt về năng lượng và các chất dinh dưỡng trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Bảng 3.16. Vi khoáng chất và chất xơ trong khẩu phần thực tế của CN trước và sau 3 tháng can thiệp Các chất Giá trị trung bình p* Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Chất xơ (g) 1,7 ± 0,4 3,4 ± 0,5 <0,01 Canxi (mg) 186,8 ± 42,1 460,1 ± 73,5 <0,01 Sắt (mg) 5,1 ± 0,9 6,5 ± 1,0 <0,01 Kẽm (mg) 2,8 ± 0,5 3,5 ± 0,5 <0,01 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả bảng trên chỉ ra đa số các vitamin và khoáng chất, chất xơ trong khẩu phần thực tế của công nhân sau can thiệp đều cao hơn nhiều so với trước khi can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. 3.2.2.4. Tính cân đối khẩu phần Bảng 3.17. Tính cân đối khẩu phần trong suất ăn thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp Các tỷ lệ NCDDKN Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) p* Tỷ lệ P:L:G Protein (%) 13-20 13,1 ± 1 21,9 ± 2,1 <0,05 Lipid (%) 18-25 31 ± 4,7 25,1 ± 3,4 <0,05 Glucid (%) 55-65 56,1 ± 4,9 53,2 ± 5,2 <0,05 PĐV/PTS (%) ≥30 29,1 ± 5,3 67,3 ± 5,5 <0,05 LĐV/LTS (%) <60 77,2 ± 6,2 60,8 ± 4,4 <0,05 Canxi/Photpho 0,8-1,5 0,53 ± 0,1 0,86 ± 0,1 <0,05 Chất xơ (g)/1000 kcal 14 1,8 ± 0,4 3,4 ± 0,5 <0,05 Sắt (mg) 4,76 - 11,88 5,1 ± 0,9 6,5 ± 1 <0,05 Kẽm (mg) 3,2 - 4 2,8 ± 0,5 3,5 ± 0,5 <0,05 Canxi (mg) 320 - 400 186,8 ± 42,1 460,2 ± 73,5 <0,05 * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả bảng trên cho thấy trước can thiệp công nhân ăn một khẩu phần thiếu cân đối tỷ lệ các chất sinh năng lượng (P:L:G là 13:31:56), đặc biệt lượng lipid trong khẩu phần cao (31%), nhưng sau can thiệp, khẩu phần ăn đã thay đổi rõ rệt, tỷ lệ giữa ba chất sinh năng lượng khá cân đối với tỷ lệ P:L:G là 21:25:54. Về cân đối vitamin, hàm lượng vitamin B2/000kcal của suất ăn thực tế trước can thiệp thấp hơn NCKN. Sau can thiệp, lượng vitamin và khoáng chất cũng đạt vượt mức so với khuyến nghị (p<0,05). 3.2.2.5. Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của khẩu phần Bảng 3.18. Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất sinh năng lượng và khoáng chất trong khẩu phần ăn thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp so với khuyến nghị Các giá trị dinh dưỡng NCDDKN Mức đáp ứng NCKN (%) Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) *p Năng lượng (Kcal) 849 - 968 101,2 ± 15,9 99,7 ± 10,8 <0,01 Protein (g) 24,0-28,0 66,5 ± 9,7 104,2 ± 10,6 <0,01 Lipid (g) 17,6-22,8 136,0 ± 23,8 102,8 ± 10,75 <0,01 Glucid (g) 112-148 109,9 ± 21,4 98,1 ± 18,1 <0,01 Chất xơ (g) 14g/1000kcal 13,2 ± 3,0 24,0 ± 3,7 <0,01 Canxi (mg) 320 - 400 58,4± 13,03 143,9 ± 28,3 <0,01 Sắt (mg) 4,76-11,88 98,3 ± 45,5 130,3 ± 52,3 <0,01 Kẽm (mg) 3,2 - 4 88,3 ± 10,9 118,5 ± 13,7 <0,01 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Phân tích mức đáp ứng năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng trong khẩu phần thực tế của công nhân cho thấy năng lượng khẩu phần trước can thiệp đáp ứng cao hơn 6,5% so với sau can thiệp, với hàm lượng lipid cao vượt mức khuyến nghị đến 36%, tuy nhiên mức đáp ứng protein trước can thiệp chỉ đạt mức thấp 66,5%. Bên cạnh đó hàm lượng các khoáng chất và chất xơ trong khẩu phần trước can thiệp đều chưa đáp ứng NCDDKN. Khẩu phần sau can thiệp cân đối hơn đáp ứng tương đương hoặc vượt mức NCDDKN, sự khác biệt về mức đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất sinh năng lượng và khoáng chất của khẩu phần trước và sau can thiệp có YNTK (p<0,01). 3.2.3. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng của công nhân sau can thiệp 3 tháng 3.2.3.1. Sự thay đổi cân nặng và vòng eo sau 3 tháng can thiệp Bảng 3.19. Sự thay đổi cân nặng và vòng eo trước và sau 3 tháng can thiệp Chỉ số Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Chênh lệch trước sau *p Cân nặng (kg) 50,34 ± 7,03 50,98 ± 7,13 0,63 ± 1,48 <0,01 Vòng eo (cm) 72,7 ± 14,7 73,1 ± 11,4 0,39 ± 15,6 >0,05 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình cân nặng của đối tượng sau can thiệp là 50,98 kg, tăng hơn so với cân nặng trung bình trước can thiệp 0,63 kg, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p0,05). * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp p < 0,01 p = 0,6 p = 0,089 Biểu đồ 1: Sự thay đổi cân nặng công nhân trước và sau can thiệp 3 tháng phân loại theo BMI (n = 89 người) Kết quả trình bày trong biểu đồ cho thấy trung bình cân nặng của các nhóm đối tượng có BMI <18,5 và nhóm đối tượng có 18,5 ≤ BMI < 25 sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp tương ứng là (41,7±2,4kg với 42,5±3,1kg) và (50,3±5,4kg với 51,0±5,9kg). Trung bình cân nặng ở nhóm có BMI ≥ 25 giảm hơn trước can thiệp tương ứng 67,9±6,0kg với 66,6±5,5kg; sự khác biệt về cân nặng trước và sau can thiệp ở nhóm 18,5 ≤ BMI < 25 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp p = 0,085 p < 0,01 Biểu đồ 2: Sự thay đổi cân nặng công nhân sau can thiệp 3 tháng phân loại theo giới tính (n = 89 người) Kết quả trình bày trong biểu đồ cho thấy trung bình cân nặng nhóm nữ giới sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp tương ứng là 48,7 ± 5,1kg và 49,0 ± 5,0kg, tuy nhiên sự khác biệt chưa có YNTK (p>0,05); trung bình cân nặng của nam sau can thiệp tăng hơn trước can thiệp tương ứng 55 ± 9,5kg và 56,6 ± 9,2kg; sự khác biệt có YNTK (p<0,05). 3.2.3.2. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI sau 3 tháng can thiệp Bảng 3.20. Sự thay đổi BMI trung bình trước và sau 3 tháng can thiệp BMI (kg/m2) Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Chênh lệch BMI trước sau CT *p BMI <18,5 17,3 ± 1,2 17,6 ± 1,3 0,4 ± 0,4 >0,05 18,5 ≤ BMI < 25 21,1 ± 1,4 21,4 ± 1,5 0,3 ± 0,5 <0,05 BMI ≥ 25 26,5 ± 2,0 26,0 ± 1,2 -0,5 ± 1,4 >0,05 Chung 20,96 ± 2,2 21,2 ± 2,1 0,25 ± 0,6 <0,01 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples t test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Phân tích sự thay đổi BMI trước và sau can thiệp cho thấy các đối tượng có 18,5 ≤BMI25 giảm hơn sau can thiệp 0,5±1,4 kg/m2. Trung bình chung BMI sau can thiệp là 21,2 kg/m2, tăng hơn so với BMI trung bình trước can thiệp 0,25 kg/m2, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Bảng 3.21. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng công nhân theo chỉ số BMI trước và sau 3 tháng can thiệp theo giới tính Tình trạng dinh dưỡng Tỷ lệ % *p Nam (n = 23) Nữ (n = 66) Chung (n = 89) Trước can thiệp BMI <18,5 18,8 6,7 9,8 >0,05 18,5 ≤ BMI < 25 68,7 91,1 82,8 BMI ≥ 25 12,5 2,2 7,4 Sau can thiệp BMI < 18,5 12,5 4,4 6,6 <0,05 18,5 ≤ BMI < 25 75,0 95,6 87,1 BMI ≥ 25 12,5 0 6,3 ** Anova test so sánh sự khác biệt trung bình giữa ba nhóm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước can thiệp, nhóm nam giới có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì đều cao hơn so với nhóm nữ (lần lượt là 18,8% với 6,7%, và 12,5% với 2,2%), sự khác biệt về TTDD theo BMI trước can thiệp ở 2 giới không có YNTK (p>0,05). Sau can thiệp, nam giới có 12,5% thiếu năng lượng trường diễn và 12,5% thừa cân béo phì, trong khi nhóm nữ giới chỉ có 4,4% thiếu năng lượng trường diễn và không còn ai thừa cân, béo phì, sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng theo BMI giữa các nhóm đối tượng sau can thiệp có YNTK (p<0,05). Bảng 3.22. BMI trung bình của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp theo giới tính Giới tính BMI trước CT (kg/m2) (n = 89) BMI sau CT (kg/m2) (n = 89) p Nam 20,9 ± 3,2 21,5 ± 2,9 < 0,05 Nữ 21,0 ± 1,8 21,1 ± 1,8 > 0,05 Chung 20,96 ± 2,2 21,2 ± 2,1 < 0,05 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples t test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra BMI trung bình trước và sau can thiệp là 20,96 ± 2,2 và 21,2 ± 2,1 kg/m2, sự khác biệt có YNTK (p0,05). Biểu đồ 3: Sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo BMI sau 3 tháng can thiệp Kết quả tại biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ đối tượng thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) và các đối tượng có thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25) đã giảm rõ rệt sau can thiệp, trong khi tỷ lệ các đối tượng có mức BMI bình thường (18,5 ≤ BMI < 25) tăng lên sau can thiệp. 3.2.3.3. Thay đổi tình trạng thiếu máu của công nhân sau 3 tháng can thiệp Bảng 3.23. Sự thay đổi hàm lượng hemoglobin trước và sau 3 tháng can thiệp theo giới tính Hemoglobin trước CT (g/L) Hemoglobin sau CT (g/L) Hb tăng (g/L) p* Nam (n = 23) 141,8 ± 7,1 143,9 ± 6,4 2,15±3,51 < 0,05 Nữ (n = 66) 124,1 ± 11,1 127,2 ± 10,5 3,14±3,11 < 0,05 Chung (n = 89) 128,7 ± 12,8 131,6 ± 12,1 2,88 ± 3,2 < 0,05 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình hàm lượng hemoglobin trước can thiệp của nhóm nam và nữ lần lượt là 141,8 ± 7,1 g/L và 124,1 ± 11,1 g/L. Sau can thiệp, hàm lượng hemoglobin tăng tương ứng ở cả 2 nhóm lần lượt là 143,9 ± 6,4 g/L và 127,2 ± 10,5 g/L, mức tăng trung bình Hb sau can thiệp là 2,88 ± 3,2 g/L so với trước can thiệp, sự khác biệt có YNTK với p<0,05. Bảng 3.24. Sự thay đổi hàm lượng hemoglobin trước và sau 3 tháng can thiệp theo nhóm tuổi Hemoglobin trước CT (g/L) Hemoglobin sau CT (g/L) Hb tăng (g/L) p* 19-30 tuổi (n = 24) 130,4 ± 8,6 132,6 ± 7,3 2,18 ± 3,3 < 0,05 31-60 tuổi (n = 65) 128,1 ± 14,2 131,2 ± 13,6 3,15 ± 3,2 < 0,05 Chung (n = 89) 128,7 ± 12,8 131,6 ± 12,1 2,88 ± 3,2 < 0,05 Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình hàm lượng hemoglobin trước can thiệp của nhóm tuổi 19-30 tuổi và 31-60 tuổi lần lượt là 130,4 ± 8,6 g/L và 128,1 ±14,2 g/L. Sau can thiệp, hàm lượng hemoglobin tăng tương ứng ở cả 2 nhóm lần lượt là 132,6 ± 7,3 g/L và 131,2 ±13,6 g/L, mức tăng trung bình Hb sau can thiệp là 2,88 ± 3,2 g/L so với trước can thiệp, sự khác biệt không có YNTK với p>0,05. Sự thay đổi hàm lượng Hemoglobin sau can thiệp ở nhóm 31-60 tuổi tăng nhiều hơn so với nhóm 19-30 tuổi (p>0,05). p = 0,028 * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Biểu đồ 4. Sự thay đổi hàm lượng Hb trung bình trước và sau 3 tháng can thiệp theo BMI (n = 89 người) Kết quả tại biểu đồ cho thấy trung bình hàm lượng hemoglobin sau can thiệp ở tất cả các nhóm BMI đều cao hơn so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.25. Tỷ lệ thiếu máu của công nhân theo hàm lượng Hb máu toàn phần theo nhóm tuổi và theo giới tính trước và sau 3 tháng can thiệp Tỷ lệ thiếu máu của công nhân Trước can thiệp (%) (n=89) Sau can thiệp (%) (n=89) *p Nhóm tuổi 19 - 30 tuổi 11,8 0,0 <0,05 31 - 60 tuổi 22,7 13,6 <0,05 **p >0,05 >0,05 Giới Nam 6,3 0,0 <0,05 Nữ 24,4 13,3 <0,05 **p >0,05 >0,05 Chung 19,7 9,8 <0,05 * Mc Nemar test so sánh tỷ lệ trong cùng nhóm trước và sau can thiệp ** χ2 test so sánh sự khác biệt tỷ lệ trong cùng một thời điểm Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cho thấy khi so sánh trước-sau can thiệp, ở từng nhóm tuổi 19-30 tuổi và 31-60 tuổi đều cho thấy tỷ lệ thiếu máu giảm xuống đáng kể tương ứng 11,8% và 0%; 22,7% và 13,6% (p<0,05).Tương tự tỷ lệ thiếu máu trước-sau can thiệp ở giới nam và nữ là 6,3% và 0%; 24,4% và 13,3% (p<0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân bị thiếu máu giảm rõ rệt, từ 19,7% số đối tượng bị thiếu máu xuống còn 9,8% (p< 0,05). 3.2.4. Thay đổi về năng suất lao động của công nhân sau 3 tháng can thiệp: Bảng 3.26. Đánh giá hiệu quả năng suất lao động công nhân sau 3 tháng can thiệp (n = 89 người) Chỉ tiêu Tăng lên n (%) Như trước n (%) Giảm đi n (%) Số lượng sản phẩm 7 (7,9) 82 (92,1) 0 Chất lượng sản phẩm 6 (6,8) 83 (93,2) 0 Thời gian làm việc 3 (3,3) 86 (97,6) 0 Thời gian tăng ca 3 (3,3) 86 (97,6) 0 Thời gian nghỉ ốm 1 (1,1) 85 (95,6) 3 (3,3) * Thống kê chỉ tiêu đáp ứng các tiêu chí theo bảng chấm công, giám sát Phân tích đánh giá hiệu quả năng suất lao động, kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy sau can thiệp, năng suất lao động có xu hướng cải thiện, tăng lên cả về số lượng (tăng 7,9%) và chất lượng sản phẩm (tăng 6,8%); thời gian làm việc cũng như thời gian tăng ca đều tăng lên tương ứng 3,3%, đồng thời thời gian nghỉ ốm giảm đi 3,3%. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý là cần thiết để con người sống khỏe mạnh và sống lâu [28]. Dinh dưỡng cho người lao động không chỉ để duy trì sức khỏe mà còn là yếu tố gia tăng năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi đã có tuổi. Chất lượng bữa ăn đóng vai trò quyết định đến việc bảo đảm dinh dưỡng và sức khỏe lâu dài cho công nhân. Việc bổ sung nhu cầu năng lượng cho người lao động trí óc hay lao động chân tay đều cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng hợp lý. 4.1. Thực trạng khẩu phần bữa ăn ca công nhân dệt may tại 12 công ty Dệt may thuộc 5 tỉnh phía Bắc Nghiên cứu chỉ ra có 243 người lao động nam và 716 người lao động nữ (tỷ lệ nam : nữ ~ 1:3) với độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 30,5 tuổi. Đây cũng là đặc thù lao động ngành dệt may với phần lớn là tỷ lệ nữ công nhân ở độ tuổi sinh sản [51],[52], [53]. BMI trung bình nhóm nghiên cứu là 20,3 kg/m2; có 32 đối tượng thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ 3,3%; 173 đối tượng có BMI < 18,5 chiếm 18% tổng số lao động nghiên cứu. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu năm 2014 của tác giả Md Golam Hasnain và cộng sự tiến hành trên 300 nữ công nhân may mặc tại thành phố Dhaka, Bangladesh cho thấy hơn 1 nửa số đối tượng nghiên cứu có vấn đề về sức khỏe (53,67%), trong đó có tới 43,33% nữ công nhân bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2). Trong số những người này thì có đến 96% đối tượng có từ 1 tới 3 vấn đề sức khỏe trong 3 tháng gần đây (p<0,001). Chỉ số BMI thấp được xác định như một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong ở các đối tượng này [85] Một nghiên cứu tổng quan hệ thống của 19 nghiên cứu khác nhau từ năm 2010 – 2016 đánh giá điều kiện việc làm cùng các vấn đề sức khỏe của công nhân nghành may mặc tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần đông lao động trong các cơ sở may mặc đều là nữ giới và với đặc thù nghành nghề may mặc đưa tới cho họ những nguy cơ về mặt sức khỏe [86],[87],[88]. Thiếu năng lượng trường diễn là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với công nhân nghành may mặc đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân được đề cập tới ở đây là do thời gian làm việc dài, thu nhập thấp và việc thực phẩm cung ứng trong các bữa ăn không lành mạnh. Có 6 nghiên cứu đã chỉ ra việc công nhân may mặc ăn không đủ khẩu phần hoặc không được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở các đối tượng NLĐ này [85],[86],[89],[90],[91],[92],[93]. Tương tự kết quả nghiên cứu trên 920 đối tượng trong đó có 463 công nhân dệt may và 457 công nhân không thuộc ngành dệt may tại Uttar Pradesh - Ấn Độ cho thấy tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (CED) phổ biến trong nhóm công nhân dệt may cao hơn nhóm công nhân khác [94]. Theo nghiên cứu mới của Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO) thì chế độ ăn uống nghèo nàn trong công việc đang khiến các nước trên thế giới mất tới 20% năng suất lao động do tình trạng thiếu năng lượng trường diễn gây ra cho 1 tỷ người ở các nước đang phát triển hay các nền kinh tế công nghiệp hóa [37]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của bữa ăn ca công nhân với khẩu phần đầy đủ và cân đối sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính người công nhân lẫn doanh nghiệp sử dụng lao động. Khẩu phần bữa ăn ca cung cấp Khẩu phần suất ăn cung cấp cho thấy có sự chênh lệch lớn về giá trị dinh dưỡng suất ăn giữa các công ty khác nhau. Cụ thể, giá trị năng lượng cung cấp trong khẩu phần thấp nhất chỉ có 521,56 kcal trong khi giá trị năng lượng khẩu phần cung cấp cao nhất lên tới 1159,9 kcal. Điều này có lẽ liên quan tới chính sách chi trả của mỗi công ty dành cho bữa ăn ca công nhân, các doanh nghiệp qui mô lớn sẽ có mức chi trả cho hoạt động ăn ca của công nhân cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó tỷ lệ thành phần các chất sinh năng lượng trong khẩu phần hầu hết chưa hợp lý. Điều này có thể là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất lao động của người công nhân. Việc chưa có qui định cụ thể cho các doanh nghiệp về thực đơn khẩu phần và chi phí cho từng bữa ăn ca của NLĐ có lẽ là lý do dẫn đến sự khác biệt lớn trong cách thức vận hành và tổ chức cung cấp bữa ăn ca cho NLĐ hiện nay. Vấn đề này cũng khá phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á. Một điều tra năm 2013 tại Campuchia ở các công nhân dệt may cho thấy năng lượng ăn vào trung bình của mỗi công nhân là 1598 calo mỗi ngày, bằng khoảng một nửa so với khuyến nghị dành cho các công nhân trong ngành công nghiệp này. Nghiên cứu cũng chỉ ra công nhân chỉ chi tiêu trung bình 1,53 đô la Mỹ mỗi ngày cho việc mua thức ăn, trong khi một chế độ ăn uống bổ dưỡng 3000 kcal với đủ chất dinh dưỡng và protein sẽ có chi phí 2,50 đô la Mỹ mỗi ngày. Chế độ ăn uống 3000 kcal được đề nghị này tương đương với 75,03 USD/tháng. Trong khi mức lương của công nhân dệt may quốc gia này trung bình chỉ được 80 đô la Mỹ/tháng. Điều này lý giải cho việc tỷ lệ người lao động bỏ bữa hoặc có những bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng là khá phổ biến [87]. Thu nhập hạn chế của công nhân ngành dệt may các nước thu nhập thấp và trung bình là một trong những yếu tố tác động lớn tới tình trạng sức khỏe và năng suất lao động tại các doanh nghiệp dệt may ở các quốc gia này. Mức lương tối thiểu năm 2017 của công nhân may mặc Campuchia là 153 USD/tháng (tương đương 3,6 triệu đồng/tháng), hơn 50% số tiền lương được dành cho việc chi tiêu trong gia đình. Chính vì vậy, họ phụ thuộc nhiều vào tiền thưởng hoặc tiền làm thêm giờ, chế độ ăn uống ngoài bữa ăn gia đình nằm ngoài khả năng chi trả của họ. Trung bình người lao động chỉ chi tiêu 1,5 USD/ngày cho thực phẩm và chủ yếu là các quán ăn gần công ty hoặc họ phải bỏ bữa [87]. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng dinh dưỡng và năng suất lao động của công nhân. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn tại 60 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đại diện 4 vùng lương trong cả nước (tháng 6/2012) cho thấy, 85% doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ bữa ăn ca; 10% hỗ trợ 50% và 5% doanh nghiệp không hỗ trợ tiền ăn ca cho người lao động. Có 46,9% số doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn cho người lao động. Tuy nhiên, có 25,6% số doanh nghiệp thuê dịch vụ bên ngoài cung cấp bữa ăn giữa ca. Hình thức này, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công, không phải chịu trách nhiệm về tổ chức bữa ăn, nhất là liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm [45]. Có 10,4% người lao động chỉ được hỗ trợ một nửa tiền ăn ca, mức trung bình là 8.000 đồng/xuất, thậm chí có doanh nghiệp chỉ hỗ trợ ở mức 5.000 đồng/xuất. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ tiền ăn ca tính thẳng vào lương với mức 20 - 25 ngàn đồng/ngày thực làm, để người lao động tự lo. Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy rằng bữa ăn của công nhân vẫn còn chưa đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng để đáp ứng được so với nhu cầu lao động của công nhân [95],[96]. Con người là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn từ cấp lãnh đạo, đến những NLĐ, tất cả đều đồng thuận quan điểm sự thịnh suy của công ty đều đến từ phía con người ,[97],[98]. Do đó, vấn đề chăm lo cho đời sống và sức khỏe của người lao động là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lao động. Tuy nhiên, một thực trạng hiện thấy là vấn đề thể lực của người lao động tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo chuẩn quốc tế [95]. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_thuc_trang_bua_an_ca_cua_cong_nhan_det_may_tai_mot_s.docx
  • docAbstract in English-LAN HUONG K12.doc
  • docAbstract in Vienamese-LAN HUONG K12.doc
  • pdfDoc Apr 25, 2022, 15.56 QUYET DINH CAP VIEN.pdf
  • docxTrang thong tin luan an NCS Nguyễn Thị Lan Hương K12.docx
  • docTrích yếu tiếng Anh Nguyễn Thị Lan Hương K12 (1).doc
  • docTrích yếu tiếng Việt Nguyễn Thị Lan Hương K12.doc
Tài liệu liên quan