Luận án Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân

tích. 2

3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu. 4

4. Phương pháp nghiên cứu . 6

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 11

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . 12

7. Kết cấu của luận án. 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 14

1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài. 14

1.1.1 Chủ đề về chăm sóc thể chất cho trẻ . 14

1.1.2 Chủ đề về chăm sóc tinh thần cho trẻ. 19

1.1.3 Chủ đề về chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ. 23

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước . 25

1.2.1 Chủ đề về chăm sóc thể chất cho trẻ . 27

1.2.2 Chủ đề về chăm sóc tinh thần cho trẻ. 33

1.2.3 Chủ đề về chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ. 38

Tiểu kết chương 1 . 45

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 46

2.1. Một số khái niệm cơ bản. 46

2.1.1 Khái niệm “Trẻ em” . 46

2.1.2 Khái niệm “Chăm sóc trẻ em trong gia đình” . 47

2.1.3 Khái niệm “Sức khỏe thể chất”, “Chăm sóc thể chất” . 48

2.1.4 Khái niệm “Sức khỏe tinh thần”, “Chăm sóc tinh thần”. 48

2.1.5 Khái niệm “Tri thức”, “Đạo đức”, “Lối sống” và “Chăm sóc trong lĩnh

vực tri thức và đạo đức, lối sống” . 50

2.1.6 Đặc điểm của trẻ em lứa tuổi 6-11 . 51

2.2 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về chăm sóc

trẻ em . 54

2.3 Các lý thuyết nghiên cứu vận dụng cho đề tài. 58

2.3.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng. 58

2.3.2 Lý thuyết xã hội hóa. 602.3.3 Cách tiếp cận văn hóa. 62

2.4 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu. 63

2.4.1 Địa bàn nghiên cứu. 63

2.4.2 Điều kiện sống của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu. 65

Tiểu kết chương 2 . 73

pdf207 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong khi các gia đình có mức sống khá giả, tỷ lệ bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm là 81,7% thì ở các gia đình có mức sống trung bình là 66,9% và ở các gia đình nghèo chỉ còn 45%. Các con số nói lên khoảng cách khá xa trong điều kiện chăm sóc con của các gia đình có điều kiện kinh tế so với các gia đình nghèo. Một điều đáng ngạc nhiên là, các gia đình càng có nhiều con ở lứa tuổi 6-11 thì cha mẹ càng chú ý bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm. Các số liệu thu được cho thấy, các bậc cha mẹ có từ 2 con trong độ tuổi tiểu học trả lời bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm chiếm 76,2%, cao hơn nhóm gia đình chỉ có một con lứa tuổi 6-11 là 13,4 điểm phần trăm. Khi tìm hiểu sâu những tương đồng và khác biệt trong việc chăm sóc con của các bậc cha mẹ theo độ tuổi và giới tính của trẻ trong các gia đình chỉ có một con lứa tuổi 6-11, các kết quả cho thấy, trẻ càng nhỏ tuổi càng được cha mẹ bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi bị ốm (tỷ lệ này ở nhóm trẻ từ 6-9 tuổi là gần 70% trong khi nhóm trẻ 10-11 tuổi chỉ chiếm hơn 56%). Mức độ bồi dưỡng thêm các thực phẩm/sữa đắt tiền khi con bị ốm không có tương quan có ý nghĩa thống kê với giới tính của trẻ, điều này có nghĩa là dù trẻ là bé trai hay bé gái thì khi bị ốm cha mẹ cũng đều quan tâm, chăm sóc và bồi dưỡng như nhau. 3.1.3 Cha mẹ cho con uống sữa ở nhà và ở trường Hiện nay, các loại sữa dường như là một thành phần dinh dưỡng quen thuộc và phổ biến đối với trẻ em, nhất là trẻ em sơ sinh, mầm non và tiểu học. Không chỉ ở thành phố, các bậc cha mẹ trong các gia đình ở nông thôn nói chung và Vũ Thư nói 79 riêng cũng đã quan tâm đầu tư, bổ sung sữa vào thành phần dinh dưỡng cho con bên cạnh các bữa ăn hàng ngày. Cha mẹ cho trẻ tham gia chương trình sữa học đường ở trường Chương trình sữa học đường đã được triển khai ở Thái Bình từ năm 2018 nên học sinh tiểu học của Vũ Thư cũng sớm được hưởng chương trình này. Tuy nhiên, khảo sát các cha mẹ có con lứa tuổi 6-11 ở ba xã nông thôn của Vũ Thư về tỷ lệ trẻ em được tham gia chương trình sữa học đường ở trường cho thấy, chỉ có 55,8% những người tham gia cuộc nghiên cứu có cho con tham gia chương trình sữa học đường ở trường, còn một tỷ lệ khá lớn (44,2%) các gia đình không cho con tham gia chương trình này (bảng 5). Bảng 5: Tỷ lệ gia đình cho con tham gia sữa học đường Số lượng (N) Tỷ lệ tham gia (%) Chung 412 55,8 Xã *** Vũ Tiến 140 49,3 Nguyên Xá 134 66,4 Hòa Bình 138 52,2 Mức sống của gia đình*** Khá 82 68,3 Trung bình 290 54,5 Nghèo 40 40,0 Số con trong độ tuổi 6-11*** 1 con 261 62,8 Từ 2 con trở lên 151 76,2 Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 6-9 tuổi 126 60,3 10-11 tuổi 135 51,9 Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 ** Nam 179 51,4 Nữ 82 65,9 Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát 80 Các số liệu thu được từ cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ cho con tham gia sữa học đường ở trường cao nhất thuộc về các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá với 66,4% và thấp nhất ở xã Vũ Tiến với gần 50% (bảng 5). Tỷ lệ cho con tham gia sữa học đường ở trường của các bậc cha mẹ ở xã Hòa Bình thấp thứ hai sau xã Vũ Tiến với chỉ 52,2%. Qua phỏng vấn sâu về lý do các bậc cha mẹ cho con tham gia hoặc không tham gia sữa học đường, nếu một số phụ huynh ở Vũ Tiến không cho con tham gia bởi lý do kinh tế gia đình eo hẹp, nhà đông con nên không đủ chi phí, thì một số cha mẹ ở xã Hòa Bình không cho con tham gia vì lo ngại chất lượng sữa của chương trình không tốt, không phù hợp với con họ và họ tự lựa chọn và mua loại sữa khác cho con uống thay vì cho con tham gia chương trình sữa học đường ở trường (xem hộp 2) Tỷ lệ cho con tham gia sữa học đường ở trường có mối tương quan chặt chẽ với mức sống của gia đình. Có 68,3% các gia đình có mức sống khá giả cho con tham gia chương trình này, trong khi ở các gia đình có mức sống trung bình giảm còn 54,5% và chỉ có 40% các gia đình nghèo cho con tham gia. Yếu tố kinh tế một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn tới hoạt động chăm sóc con cái của người dân ở Vũ Thư mà cho con tham gia sữa học đường là một chỉ số thể hiện hoạt động này (bảng 5). Tỷ lệ tham gia chương trình sữa học đường ở các gia đình có từ 2 con đang ở lứa tuổi 6-11 trở lên cao hơn so với nhóm gia đình chỉ có một con đang ở lứa tuổi 6- 11. Điều này có thể cũng liên quan đến lý do kinh tế. Để các con đều được uống sữa mà tốn ít chi phí hơn thì việc tham gia sữa học đường là một phương án được các cha mẹ có từ 2 con đang ở lứa tuổi 6-11 lựa chọn do chương trình này đã trợ giá 50% cho các em học sinh (bảng 5). Trong số 261 gia đình chỉ có một con lứa tuổi 6-11, nhóm trẻ nhỏ tuổi hơn (6- 9 tuổi) được cha mẹ cho tham gia sữa học đường cao hơn nhóm trẻ lớn hơn (10-11 tuổi), và nhóm trẻ em nữ được cha mẹ cho tham gia sữa học đường cao hơn nhóm trẻ em nam. Tìm hiểu sâu về lý do các bậc cha mẹ không cho con tham gia chương trình sữa học đường, mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ 50% giá sữa so với thị trường, 81 ngoài yếu tố kinh tế (do các gia đình quá nghèo không đủ điều kiện cho con tham gia), còn có lý do nữa là nhiều bậc cha mẹ chưa tin tưởng vào chất lượng sữa mà các công ty cung cấp cho chương trình sữa học đường (hộp 2). Hộp 2: Một số lý do cha mẹ cho con tham gia và không tham gia sữa học đường “Nhà em lít nhít, 2 đứa lớp 2, 1 đứa lớp 5, nếu mà mua sữa về cho cả 3 đứa uống thì cũng tốn một khoản kha khá đấy chị. Nhà thì nghèo nên cũng không có điều kiện chị ạ, nên là thôi cũng cố cho chúng nó uống sữa ở trường cho rẻ” (PVS. Chị Phạm Thị Hạnh, có con là học sinh trường Tiểu học xã Vũ Tiến) “Qua báo chí và internet hồi trước thấy có mấy vụ trẻ em bị ngộ độc sữa học đường nên gia đình tôi cũng sợ, không cho con tham gia dù biết sữa được giảm 50% so với giá ngoài thị trường”. (PVS. anh Lê Văn T., có con là học sinh lớp 5, Trường Tiểu học xã Vũ Tiến) “Mình có tìm hiểu các thành phần sữa thì thấy không phù hợp với con mình. Con mình ở nhà mình cho uống một loại sữa khác với sữa ở trường, nó quen rồi nên mình cũng không muốn thay đổi”. (PVS. Chị Phạm Thị Ch., có con là học sinh lớp 1, Trường Tiểu học xã Hòa Bình) Cha mẹ cho con uống sữa tại nhà Biểu đồ 5: Tỷ lệ trẻ được uống sữa hàng ngày tại nhà Đơn vị tính: (%) Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Tiếp tục khảo sát về việc cho con uống sữa tại nhà, có 59,5% những người được hỏi cho biết gia đình họ có cho con uống sữa tại nhà hàng ngày. Cá biệt có 82 10% các gia đình trong cuộc khảo sát “không có điều kiện cho con uống sữa ở nhà” do điều kiện kinh tế gia đình hạn chế (xem biểu đồ 5). Tìm hiểu sâu hơn về vai trò của mức sống gia đình và mức độ thường xuyên cho con uống sữa ở nhà, kết quả cho thấy điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng lớn tới việc chăm sóc dinh dưỡng cho con của các bậc cha mẹ. Các số liệu từ cuộc khảo sát cho thấy, ở các gia đình có mức sống khá giả, con cái được uống sữa hàng ngày chiếm tỷ lệ rất cao (69,5%), giảm xuống còn 60% ở các gia đình có mức sống trung bình và còn 38,1% ở các gia đình nghèo (biểu đồ 6). Biểu đồ 6: Mức sống của gia đình và mức độ cha mẹ cho trẻ uống sữa ở nhà Đơn vị tính: (%) Ghi chú: P=0,000 (<0,05). Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Mức độ cha mẹ thường xuyên cho con uống sữa ở nhà không có mối liên hệ có ý nghĩa với yếu tố địa bàn xã nghiên cứu, số con lứa tuổi 6-11 trong các gia đình và giới tính của trẻ tuy nhiên lại có tương quan chặt chẽ với độ tuổi của trẻ (bảng 6). 83 Bảng 6: Mức độ cha mẹ thường xuyên cho con uống sữa ở nhà Số lượng (N) Cho uống hàng ngày (%) Mỗi tuần vài lần (%) Mỗi tháng vài lần (%) Không có điều kiện cho con uống sữa (%) Xã Vũ Tiến 140 57,1 23,6 7,1 12,1 Nguyên xá 134 57,5 21,6 10,4 10,4 Hòa Bình 138 63,8 23,2 5,8 7,2 Số con trong độ tuổi 6-11 1 con 261 59,8 23,4 9,2 7,7 Từ 2 con trở lên 151 59,9 21,9 5,3 13,9 Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 *** 6-9 tuổi 126 61,9 28,6 4,0 5,6 10-11 tuổi 135 57,8 18,5 14,1 9,6 Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 Nam 179 57,5 25,1 8,4 8,9 Nữ 82 64,6 19,5 11,0 4,9 Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Nhóm trẻ càng nhỏ tuổi càng được cha mẹ đầu tư cho uống sữa ở nhà nhiều hơn. Tỷ lệ trẻ ở nhóm 6-9 tuổi được uống sữa hàng ngày và hàng tuần cao hơn hẳn nhóm trẻ 10-11 tuổi (90,5% so với 76,3%). Điều này cũng phản ánh một thực tế, không chỉ các gia đình ở nông thôn Vũ Thư mà trong các gia đình nói chung, trẻ em càng nhỏ tuổi càng được cha mẹ quan tâm các vấn đề dinh dưỡng nhiều hơn, được “chiều chuộng” hơn và một phần cũng vì càng nhỏ tuổi trẻ cũng khó hấp thu các loại thức ăn, khó ăn đa dạng các loại thức ăn hơn so với trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn (bảng 6). 3.2 Cha mẹ chăm sóc về y tế cho con Khám chữa bệnh là một hoạt động thiết yếu, cơ bản trong chăm sóc thể chất cho trẻ em. Bên cạnh việc chăm sóc về mặt dinh dưỡng, trẻ em cũng cần được chăm sóc, bảo vệ khỏi những đau ốm, dịch bệnh. Việc thực hiện chăm sóc thể chất cho trẻ em còn được đánh giá qua các hoạt động chăm sóc của cha mẹ khi con cái bị đau 84 ốm, bệnh tật. Nhìn chung, các bậc cha mẹ đều mong muốn đảm bảo cho con cái có sức khỏe tốt nhất để phát triển toàn diện. Tại thời điểm khảo sát, có 60% số cha mẹ cho biết những đứa con lứa tuổi 6- 11 của họ không gặp vấn đề gì về sức khỏe, và có 40% các cha mẹ nói rằng con cái họ đã/đang bị đau ốm với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chăm sóc về y tế cho trẻ được đo lường thông qua chỉ báo về việc đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe. 3.2.1 Mức độ cha mẹ đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ Khi tìm hiểu về mức độ thường xuyên đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, đa số các bậc cha mẹ ở nông thôn Vũ Thư trả lời “khi con có bệnh mới đi khám” (68,2%). Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 tháng/lần, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hay 1 năm/lần cũng được một số bậc cha mẹ chú ý, nhưng tỷ lệ không nhiều (xem bảng 7). Điều này phản ánh thói quen và sự chủ quan các bậc cha mẹ trong cuộc khảo sát, khi con cái (hay chính bản thân họ) bị ốm, đau yếu mới tìm tới các cơ sở khám chữa bệnh. Phần lớn người dân còn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và chữa trị hay ngăn ngừa các loại bệnh tật. Bảng 7: Mức độ cha mẹ đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ Số lượng (N) Một tháng 1 lần (%) Ba tháng 1 lần (%) Sáu tháng 1 lần (%) Một năm một lần (%) Khi con có bệnh mới đi khám (%) Chung 412 7,3 3,9 14,3 6,3 68,2 Xã ** Vũ Tiến 140 10,0 2,9 10,7 6,4 70,0 Nguyên Xá 134 9,7 6,0 20,1 4,5 59,7 Hòa Bình 138 2,2 2,9 12,3 8,0 74,6 Mức sống của gia đình** Khá 82 7,3 4,9 23,2 12,2 52,4 Trung bình 290 7,6 4,1 12,8 4,8 70,7 Nghèo 40 5,0 7,5 5,0 82,5 Số con trong độ tuổi 6-11 1 con 261 9,2 4,2 14,2 5,0 67,4 Từ 2 con trở lên 151 4,0 3,3 14,6 8,6 69,5 85 Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Bảng 7 cho thấy mức độ thường xuyên đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ không có khác biệt đáng kể theo số lượng con lứa tuổi 6-11 trong các gia đình nhưng có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với các yếu tố còn lại. Các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá có tỷ lệ đưa con đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần cao hơn hai xã còn lại. Những đứa con ở nhóm 6-9 tuổi được cha mẹ đưa đi khám 6 tháng 1 lần cao gần gấp đôi so với nhóm 10-11 tuổi. Các bé gái trong các gia đình chỉ có một con lứa tuổi 6-11 được cha mẹ đưa đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần cao gần gấp đôi so với các bé trai ở lứa tuổi này. Cha mẹ ở các gia đình khá giả có các tỷ lệ đưa con đi khám bệnh định kỳ hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần hoặc 1 năm một lần cao hơn các nhóm cha mẹ ở các gia đình có mức sống thấp hơn. Nếu như các gia đình có mức sống khá giả chỉ có 52,4% “khi con có bệnh mới đi khám” thì tỷ lệ này tăng lên khá cao ở nhóm gia đình có mức sống trung bình (70,7%) và đại đa số các gia đình nghèo (82,5%) chỉ đưa con đi khám khi con đã bị bệnh (xem bảng 7). Điều này cho thấy các gia đình có mức sống khá giả sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội chăm sóc, khám chữa và phòng ngừa bệnh cho con tốt hơn mà các gia đình nghèo sẽ không có được. Đây cũng là một biểu hiện khá rõ ảnh hưởng của kinh tế tới việc khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nói riêng, chất lượng cuộc sống nói chung. 3.2.2 Người thực hiện chính đưa con đi khám bệnh Đại đa số các gia đình trong cuộc khảo sát (chiếm 63,8% ) có cả hai cha mẹ đưa con đi khám chữa bệnh khi con đau ốm. Tỷ lệ cả hai cha mẹ cùng đưa con đi Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 ** 6-9 tuổi 126 11,9 3,2 19,0 4,8 61,1 10-11 tuổi 135 6,7 5,2 9,6 5,2 73,3 Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 ** Nam 179 9,5 5,0 11,2 3,4 70,9 Nữ 82 8,5 2,4 20,7 8,5 59,8 86 khám bệnh mỗi khi con đau ốm ở xã Hòa Bình là cao nhất với 74,6%, cho thấy có sự san sẻ công việc chăm sóc con mỗi khi đau ốm của các bậc cha mẹ ở Hòa Bình. Tỷ lệ người cha chịu trách nhiệm chính đưa con đi khám bệnh ở xã Nguyên Xá cao hơn hai xã còn lại và thấp nhất xã Hòa Bình. Điều này có thể liên quan đến đặc điểm có làng nghề của Nguyên Xá (nghề làm gỗ), các ông bố thường tự làm và buôn bán gỗ tại nhà, do không bị quản lý về thời gian làm việc nên mỗi khi con đau ốm, các ông bố ở xã Nguyên Xá đưa con đi khám chữa bệnh thuận lợi hơn. Xã Hòa Bình tiếp giáp với thành phố Thái Bình và thị Trấn Vũ Thư nên các ông bố ở xã này đa phần làm việc ở các công ty, xí nghiệp, bị quản lý về thời gian chặt chẽ hơn nên tỷ lệ chịu trách nhiệm chính đưa con đi khám bệnh thấp nhất (bảng 8). Bảng 8: Người thực hiện chính đưa con đi khám bệnh Số lượng (N) Mẹ (%) Cha (%) Cả hai (%) Chung 412 25,7 10,4 63,8 Xã ** Vũ Tiến 140 28,6 10,7 60,7 Nguyên Xá 134 30,6 13,4 56,0 Hòa Bình 138 18,1 7,2 74,6 Giới tính *** Nam 137 1,5 29,2 69,3 Nữ 275 37,8 1,1 61,1 Tuổi *** Dưới 36 tuổi 136 33,8 5,9 60,3 Từ 36 đến 40 tuổi 141 27,0 7,8 65,2 Từ 41 tuổi trở lên 135 16,3 17,8 65,9 Trình độ học vấn *** Từ THCS trở xuống 173 26,0 16,2 57,8 THPT 102 20,6 10,8 68,6 Trung cấp, cao đẳng 78 26,9 1,3 71,8 Đại học, sau đại học 59 32,2 5,1 62,7 Nghề nghiệp ** Nông dân 101 21,8 16,8 61,4 Công nhân 155 29,7 7,7 62,6 CBCCVC 75 30,7 4,0 65,3 KD, LĐTD 81 18,5 13,6 67,9 Mức sống của gia đình *** Khá 82 25,6 2,4 72,0 Trung bình 290 26,2 10,3 63,4 87 Số lượng (N) Mẹ (%) Cha (%) Cả hai (%) Nghèo 40 22,5 27,5 50,0 Số con trong độ tuổi 6-11 1 con 261 27,6 10,3 62,1 Từ 2 con trở lên 151 22,5 10,6 66,9 Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 ** 6-9 tuổi 126 21,4 8,7 69,8 10-11 tuổi 135 33,3 11,9 54,8 Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 *** Nam 179 26,3 6,7 67,0 Nữ 82 30,5 18,3 51,2 Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Tỷ lệ người mẹ cho rằng bản thân là người thực hiện chính đưa con đi khám bệnh (37,8%) cao hơn nhưng tỷ lệ các ông bố cũng cho rằng bản thân là người thực hiện chính đưa con đi khám bệnh cũng cao hơn (29,2%) (bảng 8). Những người mẹ ở nhóm trẻ tuổi nhất, có trình độ học vấn cao nhất, các bà mẹ là CBCCVC, các bà mẹ thuộc nhóm gia đình có mức sống trunh bình, các bà mẹ có con ở nhóm tuổi lớn hơn và các bà mẹ có con gái thuộc nhóm 6-9 tuổi có tỷ lệ chịu trách nhiệm chính chăm sóc thể chất cho con gái cao nhất. Ngược lại, ở nhóm người cha: những người cha ở nhóm tuổi lớn nhất, thuộc nhóm trình độ thấp nhất (từ THCS trở xuống), những người cha có nghề nghiệp là nông dân, những người cha thuộc nhóm gia đình nghèo có tỷ lệ chịu trách nhiệm chính chăm sóc thể chất cho con cao nhất (bảng 8). Trong liên hệ với độ tuổi và giới tính của con cái, các bậc cha mẹ trong cuộc khảo sát quan tâm hơn tới con bé và con trai hơn khi tỷ lệ cả hai cha mẹ cùng đưa con đi khám bệnh ở hai nhóm trẻ này cao hơn hẳn nhóm trẻ còn lại (bảng 8). 3.2.3 Nơi thường khám chữa bệnh cho con Các bệnh viện của nhà nước vẫn là nơi được người dân ở nông thôn Vũ Thư tin tưởng, lựa chọn khám chữa bệnh nhiều nhất. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy, khi con đau ốm hoặc cần kiểm tra sức khỏe, đa số các bậc cha mẹ ở nông thôn Vũ Thư sẽ đưa con đến khám tại các bệnh viện của nhà nước, chiếm 67,2% (biểu đồ 7). 88 Biểu đồ 7: Nơi thường khám chữa bệnh cho con Đơn vị tính: % Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Các bệnh viện, phòng khám tư nhân được 12,1% các bậc cha mẹ lựa chọn. Tỷ lệ này khá thấp một phần vì người dân e ngại các phòng khám và bệnh viện tư không có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cần thiết và chi phí khám chữa bệnh cũng thường đắt đỏ hơn các bệnh viện và phòng khám của nhà nước. Có 13,3% các bậc cha mẹ sẽ mang con tới các trạm y tế xã khi con đau ốm. Có 7,3% các bậc cha mẹ tự mua thuốc về cho con uống hoặc thậm chí không cần khám, để con tự khỏi bệnh. Mặc dù con số này khá thấp nhưng cũng cho thấy hiện nay vẫn còn tồn tại một số bậc cha mẹ còn chủ quan, lơ là, chưa coi trọng thậm chí có chút liều lĩnh trước các vấn đề sức khỏe của con cái (biểu đồ 8). 89 Biểu đồ 8: Nơi thường khám chữa bệnh cho con phân theo địa bàn nghiên cứu Đơn vị tính: % (Ghi chú: P=0,000<0,05). Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Biểu đồ 8 cho thấy, các bệnh viện nhà nước được các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá lựa chọn nhiều nhất với 76,9%. Tỷ lệ các bậc cha mẹ tự mua thuốc cho con uống/để con tự khỏi ở xã Nguyên Xá cũng thấp nhất, chỉ chiếm 3,7%. Chỉ có hơn một nửa các bậc cha mẹ ở xã Vũ Tiến lựa chọn các bệnh viện nhà nước, thấp nhất trong ba xã của cuộc nghiên cứu, trong khi đó tỷ lệ các bậc cha mẹ tự mua thuốc cho con uống/để con tự khỏi ở xã Vũ Tiến lại cao nhất, cao gấp 3 lần tỷ lệ này ở xã Nguyên xá. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ ở xã Nguyên Xá quan tâm đến việc khám chữa bệnh của con cao hơn các bậc cha mẹ ở xã Vũ Tiến và xã Hòa Bình. 90 Biểu đồ 9: Nơi thường khám chữa bệnh cho con phân theo mức sống hộ gia đình Đơn vị tính: % (Ghi chú: P=0,000<0,05). Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Biểu đồ 9 cho thấy có khoảng cách khá xa trong chăm sóc sức khỏe của những gia đình giàu so với các gia đình nghèo. Trong khi nhóm các gia đình giàu không có người nào tự mua thuốc cho con uống hoặc để con tự khỏi khi con ốm thì tỷ lệ này ở nhóm các gia đình nghèo có tới 12,5% và nhóm mức sống trung bình là 8,6%. Điều này có nghĩa là các gia đình có mức sống cao hơn sẽ chăm lo sức khỏe con cái được tốt hơn. Biểu đồ 10: Mức độ cha mẹ an tâm với các cơ sở khám chữa bệnh Đơn vị tính: % Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát 91 Khi được hỏi về mức độ an tâm với các cơ sở khám chữa bệnh: Có 65,3% những người được hỏi “an tâm” và thậm chí có 12,4% “rất an tâm” với các cơ sở y tế mà họ lựa chọn để khám chữa bệnh cho con. Tuy nhiên vẫn còn tới 21,4% “không an tâm lắm” và 1% những người được hỏi “hoàn toàn không an tâm” với các cơ sở y tế mà họ tới khám chữa bệnh cho con. Lý do mà các bậc cha mẹ không an tâm với các cơ sở y tế liên quan đến trình độ năng lực của y bác sĩ bị hạn chế cũng như và trang thiết bị y tế của các cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo (biểu đồ 10). 3.3 Sự chuẩn bị của cha mẹ để chăm sóc sức khoẻ thể chất cho con 3.3.1 Người thực hiện chính việc chăm sóc sức khoẻ thể chất cho con Người thực hiện chính việc chăm sóc sức khoẻ thể chất cho con là một chỉ báo nói lên vai trò của cha mẹ trong chăm sóc thể chất cho con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa các bậc cha mẹ ở nông thôn huyện Vũ Thư trả lời “cả hai vợ chồng cùng thực hiện” các công việc như tắm rửa, cho con ăn, chăm sóc con khi con ốm, cụ thể chiếm 51,9% (bảng 9). Bảng 9: Người thực hiện chính chăm sóc sức khoẻ thể chất của con Số lượng (N) Người mẹ (%) Người cha (%) Cả hai cha mẹ (%) Chung 412 33,3 14,8 51,9 Xã Vũ Tiến 140 36,4 12,9 50,7 Nguyên Xá 134 32,1 19,4 48,5 Hòa Bình 138 31,2 12,3 56,5 Giới tính *** Nam 137 4,4 32,1 63,5 Nữ 275 47,6 6,2 46,2 Tuổi *** Dưới 36 tuổi 136 45,6 18,4 36,0 Từ 36 đến 40 tuổi 141 30,5 8,5 61,0 Từ 41 tuổi trở lên 135 23,7 17,8 58,5 Trình độ học vấn Từ THCS trở xuống 173 33,5 17,9 48,6 THPT 102 25,5 18,6 55,9 Trung cấp, cao đẳng 78 37,2 9,0 53,8 Đại học, sau đại học 59 40,7 6,8 52,5 Nghề nghiệp *** 92 Số lượng (N) Người mẹ (%) Người cha (%) Cả hai cha mẹ (%) Nông dân 101 26,7 16,8 56,4 Công nhân 155 39,4 13,5 47,1 CBCCVC 75 42,7 6,7 50,7 KD, LĐTD 81 21,0 22,2 56,8 Mức sống của gia đình ** Khá 82 39,0 4,9 56,1 Trung bình 290 32,8 16,2 51,0 Nghèo 40 25,0 25,0 50,0 Số con trong độ tuổi 6-11 1 con 261 33,3 15,7 51,0 Từ 2 con trở lên 151 33,1 13,2 53,6 Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 6-9 tuổi 126 32,5 15,9 51,6 10-11 tuổi 135 34,1 15,6 50,4 Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 *** Nam 179 27,0 19,8 53,2 Nữ 82 31,1 20,0 48,9 Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát Tìm hiểu về người thực hiện chính việc chăm sóc thể chất cho con theo địa bàn 3 xã nông thôn Vũ Thư cho thấy, Hòa Bình là xã có tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia các công việc chăm sóc về thể chất cho con cao hơn hai xã còn lại, nhưng mức độ mới chỉ đạt 56,5% (bảng 9). Điều này cho thấy các ông bố cũng đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc con nhưng tỷ lệ chưa cao. Các bà mẹ trả lời bản thân họ là người chăm sóc chính cho con với tỷ lệ khá cao, 47,6% trong khi con số này ở các ông bố chỉ chiếm 32,1% (xem bảng 9). Theo quan niệm truyền thống, công việc gia đình, trong đó có việc chăm sóc thể chất cho con cái là trách nhiệm chủ yếu của người phụ nữ, đặc biệt là của người mẹ. Ngày nay, mặc dù sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ vào lực lượng lao động xã hội, nhưng vẫn tồn tại quan điểm coi việc nhà và chăm sóc con cái là trách nhiệm chính của phụ nữ, mà biểu hiện rõ nhất vẫn là ở các khu vực nông thôn. Điều này gây khó khăn cho phụ nữ trong cố gắng cân bằng để phát triển nghề nghiệp mà vẫn đảm bảo trách nhiệm gia đình và chăm sóc con cái [67]. 93 Người thực hiện chính việc chăm sóc thể chất cho con cũng có sự khác biệt đáng kể theo độ tuổi của cha mẹ. Theo đó, những người mẹ có độ tuổi càng trẻ thì tỷ lệ chịu trách nhiệm chính chăm sóc thể chất cho con càng cao. Tỷ lệ này ở nhóm người mẹ dưới 36 tuổi là 45,6% giảm xuống còn 30,5% ở nhóm các bà mẹ từ 36-40 tuổi và còn 23,7% ở nhóm người mẹ từ 41 tuổi trở lên. Các bà mẹ càng trẻ tuổi có xu hướng quan tâm và chăm lo sát sao các công việc chăm sóc thể chất cho con cao hơn các lứa tuổi khác có thể một phần do các bậc cha mẹ ở độ tuổi này có nhiều con trong độ tuổi 6-11 cần phải chăm sóc. Tỷ lệ người thực hiện chính việc chăm sóc thể chất cho con cũng có tương quan chặt chẽ với nghề nghiệp của các bậc cha mẹ. Nhóm người mẹ là CBCCVC chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,7%, cao hơn gần 7 lần so với tỷ lệ này ở nhóm người cha là CBCCVC (6,7%). Điều này có thể do một thực tế là phụ nữ thuộc nhóm CBCCVC về đa số thường để tìm kiếm công việc an nhàn và có thời gian chăm sóc con cái, gia đình, trong khi nam giới là CBCCVC thường tập trung chăm lo phát triển sự nghiệp, thăng tiến nhiều hơn, vì thế thời gian chăm sóc thể chất cho con cái cũng thấp hơn nhóm phụ nữ cùng ở ngành nghề này rất nhiều. Mức sống gia đình cũng ảnh hưởng tới vai trò của người cha và người mẹ trong phân công người thực hiện chính các công việc chăm sóc thể chất cho con cái. Trong khi tỷ lệ người mẹ thực hiện chính việc chăm sóc thể chất cho con có tỷ lệ thuận với mức sống gia đình (gia đình càng khá giả thì tỷ lệ người mẹ chịu trách nhiệm chính chăm sóc cho con càng cao), thì tỷ lệ này ở người cha lại có mối tương quan nghịch với mức sống gia đình (mức sống gia đình càng cao thì tỷ lệ người cha chịu trách nhiệm chính chăm sóc cho con càng thấp) (bảng 9). Điều này có thể do người cha thường chịu trách nhiệm kiếm tiền, duy trì kinh tế cho cả gia đình, gia đình càng khá giả đồng nghĩa với người cha càng nhiều việc, càng bận mải nên tỷ lệ chăm sóc thể chất cho con càng giảm. Ngược lại, trong các gia đình khá giả, vì người cha đã chịu trách nhiệm lo kinh tế nên người mẹ được giảm bớt các gánh nặng kiếm tiền và có nhiều thời gian dành chăm lo con cái nhiều hơn (bảng 9). 94 3.3.2 Thời gian hàng ngày cha mẹ dành chăm sóc thể chất cho con Thời gian hàng ngày cha mẹ dành cho việc chăm sóc, hoạt động cùng với con cái rất quan trọng. Thời gian chăm sóc co

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_trang_cham_soc_tre_em_trong_gia_dinh_nong_thon.pdf
  • pdfQD_LuongThiThuTrang.pdf
  • jpgScan0119.JPG
  • jpgScan0120.JPG
  • pdftrichyeu_LuongThiThuTrang.pdf
  • pdfTT LuongThiThuTrang.pdf
Tài liệu liên quan