Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công
tác thuế nhằm tăng thu cho ngân sách nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc nuôi
dưỡng nguồn thu.
- Xây dựng, ban hanh và chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách ưu
đãi động viên về thuế, với cơ cấu thuế suất không quá cao, không quá
phức tạp và không quá khả năng đóng góp của các DN và người nộp thuế.
- Tiếp tục lãnh đạo và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả
chương trình hành động số 67-CTr/TU ngày 20-2-2014 của Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc về hội nhập quốc tế
27 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thuế với phắt triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Vĩnh phúc trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
linh hoạt các chế độ ưu đãi
và miễn, giảm thuế
Tác động vĩ mô nền kinh tế của thuế có thể biểu hiện ở những khía
cạnh sau đây:
Thứ nhất, thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần
kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư và tạo nền tảng cho sự
phát triển bền vững.
Thứ hai, thuế là công cụ được sử dụng nhằm đạt mục tiêu tạo điều
kiện cho sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2.2.1.3. Thuế thông qua điều tiết và tái phân phối lại thu nhập
nhằm hướng tới sự công bằng trong xã hội
Đây là chức năng cơ bản và đặc thù của thuế.
Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp
thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế về cơ
cấu các loại thuế, về thuế suất... trong hệ thống thuế đều có tác động đến
thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội.
Nguồn tài chính nhà nước tập trung được dưới dạng thuế là tiền đề
của sự can thiệp của nhà nước trên diện rộng và theo chiều sâu tới quá
trình SXKD của các DN.
Đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức
năng phân phối và phân phối lại.
2.2.1.4. Thuế tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương
Thuế phục vụ định hướng chuyển dịch CCKT hợp lý, tiến bộ trên cơ
sở phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả, bền vững và cơ cấu lao động theo
hướng CNH, HĐH, phát huy được các thế mạnh và các lợi thế so sánh của
địa phương, tăng sức cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế
gắn với nhu cầu thị trường ở trong và ngoài nước, nhu cầu về đời sống
8
nhân dân với an ninh quốc phòng, tạo thêm sức mua của thị trường trong
nước và mở rộng thị trường nước ngoài thông qua chính sách thuế khuyến
khích mạnh mẽ xuất khẩu.
Vai trò này của thuế được thể hiện ở chỗ thuế là công cụ tác động
đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu
dùng của các thành viên trong xã hội.
Thông qua các quy định của pháp luật thuế, nhà nước chủ động can
thiệp một cách tích cực đến cung - cầu trong tất cả các giai đoạn từ sản
xuất đến phân phối, trao đổi và tiêu dùng của nền kinh tế.
2.2.1.5. Thuế thúc đẩy môi trường đầu tư trong hội nhập quốc tế
Việc sử dụng thuế như công cụ thu hút đầu tư được thể hiện trên một
số Luật thuế chủ yếu:
- Thuế giá trị gia tăng: Với việc điều chỉnh mức thuế suất, người
xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT đối với hàng xuất
khẩu mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đầu vào của các khâu
trước có liên quan đến hàng xuất khẩu.
Cùng với đó, việc quy định rõ ràng nhiều ngành nghề, dịch vụ
không phải chịu thuế GTGT cũng giúp cho DN và nhà đầu tư giảm bớt
được chi phí SXKD, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó,
khuyến khích các DN mở rộng quy mô đầu tư.
- Thuế thu nhập DN: Thuế TNDN có tác động trực tiếp đến các
quyết định đầu tư của DN và được xem là công cụ quan trọng nhất trong
việc kìm hãm hay khuyến khích đầu tư bằng cách tăng hoặc giảm thuế.
Ngoài hai loại thuế trên, thì thuế TTĐB, thuế tài nguyên cũng có
những tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng, chiến lược kinh
doanh của mỗi DN, nhà đầu tư trong lựa chon ngành nghề nhằm tạo
thương hiệu, uy tín và lợi thế cạnh tranh riêng có trên thị trường với
mong muốn đem lại lợi nhuận và thu hút các lao động có tay nghề cao.
2.2.1.6. Thuế tạo động lực phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
Hệ thống thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu đã phát huy vai
trò quan trọng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các hàng hoá, dịch vụ.
Các sắc thuế có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, đến tiêu dùng xã
hội, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, thu nhập và quan hệ cung cầu trên
thị trường như: Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế XNK có thể thúc đẩy
hoặc hạn chế việc tích luỹ, đầu tư và tiêu dùng.
Thông qua thuế nhập khẩu, chính sách thuế sẽ tác động đến giá cả
hàng hóa trên thị trường, là công cụ hữu hiệu để hướng dẫn sản xuất từ
lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả sang lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hơn..
9
2.2.1.7. Thuế là một nguồn lực và công cụ quan trọng để địa
phương đảm bảo an sinh xã hội
Để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhà nước sử dụng một
phần ngân sách thu được để trợ cấp cho các đối tượng nghèo, các gia đình
neo đơn, chính sách, các hộ gia đình SXKD gặp thiên tai, dịch bệnh hoặc
thông qua các hình thức miễn, giảm thuế cho họ; thực hiện bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội... cho các đối tượng nghèo; xây dựng điện, đường, trường,
trạm cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và biên giới. Nhà nước có
thể điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ thuế suất đối với những lĩnh
vực không hoặc có mục tiêu phục vụ lợi ích công cộng.
2.2.2. Những tác động tiêu cực của thuế đối với phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương
2.2.2.1. Nguy cơ dẫn đến mất ổn định về mọi mặt của đời sống xã hội
Nếu nhà nước thu thuế quá nhiều và quá cao có thể làm cho kinh tế
không phát triển được, gây bất bình xã hội và nếu quá mức có thể gây ra
mất niềm tin của người dân và sự không ổn định về chính trị.
2.2.2.2. Ảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ các nguồn lực trong xã hội
Nếu thu thuế cao, nhiều loại thuế các DN, nhà đầu tư không còn khả
năng nộp thuế dẫn đến ngân sách bị ảnh hưởng. Việc phân bổ các nguồn
lực trong cho đầu tư phát triển nhằm duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế sẽ không còn được chủ động. Đồng thời, làm lãng phí một
nguồn lực rất lớn trong xã hội.
2.2.2.3. Làm giảm động lực phát triển
Việc lồng ghép các chính sách phục vụ đảm bảo an sinh xã hội trong
một chính sách thông qua các chính sách giảm, giãn, miễn, hoãn thuế sẽ
làm giảm đi động lực phát triển và tính công bằng giữa các DN và người
nộp thuế.
2.2.2.4. Hình thành các kẽ hở trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với nhà nước của DN và người nộp thuế
Ưu đãi thuế TNDN tạo ra cơ hội cho các DN bị đánh thuế có thể sử
dụng quan hệ kinh tế với DN được giãn thuế, giảm thuế để chuyển lợi
nhuận của mình sang cho DN được giãn thuế, giảm thuế thông qua chuyển
giá và thời gian của kỳ giãn thuế, giảm thuế.
2.2.3. Điều kiện để thuế phát huy vai trò đối với phát triển kinh
tế - xã hội trong hội nhập quốc tế
2.2.3.1. Nhà nước và mỗi địa phương phải có tầm nhìn dài hạn
trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với hội nhập
quốc tế
Các nhà hoạch định chính sách cần phải cân nhắc một cách hài hòa
giữa mục tiêu tăng ngân sách và mục tiêu thúc đẩy khả năng kinh doanh.
10
Việc giảm thuế cho DN, tín dụng thuế cho đầu tư hay giáo dục và khấu trừ
thuế cho DN đều được coi là những phương thức hữu hiệu để khích lệ sự
tăng trưởng của hoạt động kinh doanh.
2.2.3.2. Năng lực đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách thuế có ảnh
hưởng trực tiếp đến vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội
Việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách, pháp luật thuế cần
phải bao quát mọi đối tượng chịu thuế trong xã hội.
Một chính sách thuế hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại, thu hút và chuyển dịch cơ cấu lao
động ngày một hợp lý, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội ngày
một tốt hơn.
2.2.3.3. Năng lực chủ động hội nhập quốc tế về thuế
Nhà nước cần phải có được chiến lược cụ thể với những bước đi và
lộ trình phù hợp nhằm tăng cường sức mạnh nội lực, linh hoạt trong ứng
phó với các diễn biến nảy sinh và chủ động, tích cực trong việc giảm thiểu
các yếu tổ ảnh hưởng không tốt từ bên ngoài sẽ tác động không nhỏ đến
phát triển KT-XH và thu ngân sách của tỉnh.
2.2.3.4. Chất lượng bộ máy và nhân lực hoạt động của ngành thuế
Chất lượng của bộ máy và nguồn nhân lực hoạt động ngành thuế ý
nghĩa sâu sắc đến chất lượng hoạt động của ngành và góp phần quyết định
đến việc phát huy vai trò của thuế đối với phát triển KT-XH, đặc biệt là
trong hội nhập quốc tế hiện nay.
2.2.3.5. Khả năng triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ trong
công tác thuế (kết cấu hạ tầng ngành thuế)
Đây chính là điểm mấu chốt trong việc tạo môi trường thuế minh bạch,
hiện đại và dễ tiếp cận đối với người nộp thuế trong hội nhập quốc tế.
2.2.3.6. Ý thức và mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế
Việc xây dựng “chiến lược tuân thủ tự nguyện” đang được đặt ra như
một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lí thuế hiện đại- mô
hình quản lí tuân thủ.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH VỀ PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Trong những năm qua, ngành thuế Bình Dương đã phát huy rất tốt
vai trò đối với phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế Bình
Dương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với GDP tăng bình quân khoảng
14,5%/năm; tạo động lực chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại. Công
tác thu NSNN luôn đứng trong tốp đầu cả nước
11
2.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Nét nổi bật ở Đà Nẵng đó là nhờ triển khai tốt nhiều chính sách tạo
điều kiện và hỗ trợ DN đã khiến nguồn thu từ thuế của Thành phố tăng và
ổn định, đặc biệt là thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn thu từ đất góp phần thể
hiện rõ nét vai trò của thuế với phát triển KT-XH.
2.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc, có những điểm
tương đồng với Vĩnh Phúc về điều kiện tự nhiên, xã hội và là một trong
những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong tốp đầu cả nước, với số
thu ngân sách luôn ổn định góp phần thúc đẩy KT-XH của Bắc Ninh ngày
càng phát triển.
2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh đối với công tác thuế.
Thứ hai, chính sách động viên về thuế cần phải bao quát hết mọi
nguồn thu trong xã hội.
Thứ ba, phát huy tính hiệu quả và tích cực của chính sách thuế như
một đòn bẩy kinh tế thúc đẩy SXKD phát triển.
Thứ tư, tạo cơ chế và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư,
góp phần tăng thu cho ngân sách, thu hút lao động và tạo việc làm.
Thứ năm, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành chính sách, pháp
luật thuế.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thu, nộp thuế.
Chương 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THUẾ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2014
3.1. VĨNH PHÚC VỚI HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1.1. Ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Đối với Thuế TNDN:
Thực hiện mức thuế suất TNDN ưu đãi cho các dự án đầu tư mới
tại địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công
nghệ cao; DN có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng; dự
án đầu tư mới ...
12
- Ưu đãi thuế nhập khẩu.
DN được ưu đãi thuế đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục
được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu(theo Luật Thuế xuất khẩu, Thuế
nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số
87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
3.1.2. Những điều chỉnh và ban hành các chính sách ưu đãi đầu
tư của Vĩnh Phúc đối với phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập
quốc tế nhằm nâng cao năng lực kinh tế nội tại của tỉnh Vĩnh Phúc
Một là, công khai về quy trình, thành phần hồ sơ, mẫu biểu và
được giám sát giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông qua phần mềm
điện tử.
Hai là, ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo
yêu cầu phù hợp với mức hỗ trợ 400.000 VNĐ/người.
Ba là, xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp
điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào khu công nghiệp và áp
dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước.
Bốn là, đối với nhà đầu tư hạ tầng khi thực hiện hoạt động đầu tư
xây dựng, kinh doanh, khai thác hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh được hỗ trợ kinh phí.
Năm là, tỉnh có chính sách bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án
mang tính ưu tiên.
Sáu là, phối hợp cùng DN kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong SXKD của DN;
Bảy là, đối với dự án lớn, tùy theo từng dự án cụ thể, tỉnh có thể
xem xét, quyết định các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp.
3.2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
3.2.1. Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh; chi ngân sách cơ bản
đáp ứng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Kết quả thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua là
hết sức ấn tượng: Khi tái lập tỉnh (1997), số thu ngân sách chỉ đạt 100 tỷ
đồng thì đến năm 2014 thu đạt 26.521 tỷ đồng. Với kết quả này, Vĩnh
Phúc tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương đứng thứ 2 toàn miền Bắc và
thứ 7 cả nước trong thu nộp NSNN.
Tỷ trọng thuế trong tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
luôn ổn định và chiếm tỷ trọng lớn (56,10%) và góp tới 23,92% trong GDP
toàn tỉnh trong giai đoạn 2010-2014.
13
Ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được hưởng do ngành thuế quản
lý trong tổng thu ngân sách trên địa bàn được duy trì ổn định và tăng dần qua
các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối: Năm 2010, chiếm 64,10%
(12.732.407 ngàn đồng), năm 2014 chiếm 67% (17.754.745 ngàn đồng).
Do nguồn thu ngân sách của tỉnh tăng với tốc độ cao nên chi ngân
sách được bố trí ngày càng tăng và hợp lý hơn.
3.2.2. Thuế góp phần thúc đẩy kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục
tăng trưởng; quy mô nền kinh tế được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng hiện đại
Vĩnh Phúc liên tục có tốc độ tăng trưởng dương và cao hơn so với
bình quân chung của cả nước cũng như trong vùng KTTĐ phía Bắc.
Giai đoạn 2011-2014, GRDP của Vĩnh Phúc tăng trưởng bình
quân 6,04%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm.
Thu nhập bình quân của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và luôn nằm
trong nhóm các địa phương có GRDP bình quân đầu người cao của cả
nước. Năm 2014 đạt 63 triệu đồng, tương đương 3.300USD, tăng
10,9% so với năm 2013.
Công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần
63%. Đồng thời, hình thành nên được các ngành kinh tế mũi nhọn mang
thương hiệu của địa phương như: Ô tô, xe máy HONĐA, TOYOTA; Thép
ống Việt Đức, gạch ốp lát Viglacera
3.2.3. Thuế góp phần đảm bảo công bằng xã hội trong điều tiết,
phân phối thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống người dân trên
dịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Với nguồn thu từ thuế ngày một tăng cao, Vĩnh Phúc đã chủ động
phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế; Giáo dục - đào tạo; đảm
bảo xã hội và đóng góp vào quỹ dự trữ tài chính của tỉnh một cách ổn định
cũng như cân đối đóng góp một phần cho ngân sách Trung ương: Năm
2010: 128.046 triệu đồng; năm 2011: 1.607 triệu đồng; năm 2012: 6.921
triệu đồng và năm 2013: 15.732 triệu đồng.
Thu nhập của người lao động đã được cải thiện, góp phần nâng
cao đời sống của người dân trên địa bàn, giảm thiểu đáng kểc các vấn
đề xã hội.
3.2.4. Thuế tạo động lực thúc đẩy Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng
trong thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP
toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên 66% năm 2014 tiếp tục
đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc.
14
Cùng với sự ra đời của Luật DN, Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết
04-NQ/TU ngày 14-01-2013 về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, là cơ
sở để củng cố và phát triển DN bền vững. Trong 5 năm, đã thành lập mới
gần 3.000 DN, nâng tổng số DN toàn tỉnh lên trên 6.600 DN
3.2.5. Thuế tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến thị trường hàng
hóa xuất - nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập
quốc tế
Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 2010-2014, Vĩnh
Phúc đã tổ chức thực hiện hoàn thuế cho 499 lượt hồ sơ với số tiền hoàn thuế
cho các DN và cá nhân là: 1.349.494.000 đồng. Từ đó thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh qua các năm. Trong
đó, đặc biệt là các mặt hàng mang thế mạnh và thương hiệu của Vĩnh
Phúc như: ô tô, xe máy, linh kiện điện tử
3.2.6. Thuế góp phần thực hiện tốt đảm bảo an sinh xã hội và giải
quyết việc làm
Là tỉnh có số thu đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của NSNN địa
phương nên đã góp phần quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện an sinh xã
hội trên địa bàn.
- Từ 2010 đến 2014, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho trên
600.000 lao động tại địa phương.
- Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, đến năm 2015 tỷ lệ lao động có
việc làm chính trong lĩnh vực nông nghiệp giảm còn 37%.
-Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, ước còn 2,5% vào năm 2015 và bình
quân giảm 1,7%/năm.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
3.3.1. Những thành tựu đạt được
3.3.1. Những thành tựu đạt được
Để đạt được kết quả trên là do:
Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, sâu sát của các cấp ủy đảng,
chính quyền, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Hai là, hệ thống pháp luật thuế được triển ngày một hoàn thiện, tính
pháp lý của thuế đã được nâng cao.
Ba là, nỗ lực của ngành thuế Vĩnh Phúc trong việc hiện đại hóa hạ tầng
ngành thuế.
Bốn là, luôn quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính thuế.
Năm là, công tác tham mưu và phối hợp được quan tâm.
15
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến phát huy vai trò của
thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội
nhập quốc tế
3.3.2.1. Chính sách thuế của nhà nước chưa phản ứng kịp thời với
những thay đổi của môi trường kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày một
sâu sắc
- Hệ thống thuế cũng chưa phản ứng kịp thời với những thay đổi của
môi trường kinh tế như: Các vấn đề về chuyển giá, trốn thuế ...
- Hệ thống chính sách thuế lại không được điều chỉnh, bổ sung kịp
thời (Phụ thuộc vào lịch trình họp của Quốc hội) nên dẫn đến nhiều bất cập
trong quản lý nguồn thu thuế.
- Theo như kết quả khảo sát chỉ có 13% DN hài lòng với những
chính sách thuế hiện nay.
3.3.2.2. Tính tuân thủ thuế trong xã hội chưa cao
Chi phí tuân thủ thuế cao và mức độ tham nhũng lớn cũng là
nguyên nhân gây ra tình trạng trốn tránh thuế, thất thoát nguồn thu thuế.
3.3.2.3. Tình trạng lạm thu, tận thu thuế còn chưa được khắc phục
Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 2.057/6.242 DN ngừng hoạt
động, giải thể, chiếm 33% tổng số DN. Đây là con số đáng lo ngại.
Thực tế đại đa số nhà đầu tư thua lỗ, ăn vào vốn, không có thu
nhập nhưng vẫn phải “miệt mài” nộp thuế. Việc này chỉ có lợi trước mắt
nhưng lại đang làm cạn kiệt động lực phát triển kinh tế và ảnh hưởng
đến hoạt động thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế.
3.3.2.4. Thất thu thuế và nợ đọng thuế còn phổ biến và chưa
được giải quyết triệt để gây thất thu ngân sách
Tình trạng nợ thuế vẫn khá cao, chưa được cơ quan thuế các cấp
đánh giá, phân tích và tìm các giải pháp hữu hiệu để đôn đốc thu: Tỷ lệ
nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo báo cáo tổng hợp của Tổng
cục thuế, tính đến thời điểm ngày 30-6-2015, số thuế nợ đọng ở tỉnh
Vĩnh Phúc là 19.841.062.597 đồng, đứng ở vị trí thứ 45/63 tỉnh thành có
số nợ thuế cao nhất cả nước. Điều này ảnh hưởng lớn đến thực hiện các
mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
3.3.3. Một số nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế vai trò tích cực
của thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hội
nhập quốc tế
3.3.3.1. Quy mô của các chủ thể kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc còn nhỏ
lẻ và không đồng đều, tính cạnh tranh còn thấp
- Tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc sau một thời gian duy trì ở mức
cao, đang có xu hướng chững lại. Chưa ổn định và thiếu bền vững.
16
- Năng lực cạnh tranh của nhiều DN trong tỉnh, nhất là DN nhỏ và vừa
còn yếu.
- Các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn Vĩnh Phúc vẫn còn
chiếm tỷ trọng lớn (92,5% tổng số các DN). Điều đó có ảnh hưởng rất lớn
đến quy mô đầu tư SXKD, đến năng lực và khả năng đóng góp cho NSNN.
3.3.3.2. Thu ngân sách của Vĩnh Phúc chưa mang tính bền
vững, còn phụ thuộc vào nguồn thu thuế từ khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài
Theo số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của Cục thuế Tỉnh Vĩnh
Phúc cho thấy số thu NSNN từ khối DN có vốn đầu tư nước ngoài luôn
chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong tổng thu ngân sách trên địa
bàn: Năm 2010 chiếm 46,6%, năm 2014 là 15.071,6 tỷ đồng/ 20.488,500
tỷ đồng (chiếm 74%).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Vĩnh Phúc cần phải tính toán và đề
ra các bước đi phù hợp nhằm ứng phó với các thách thức trên nhằm tìm ra
các giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhằm tăng thu cho ngân sách
đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
3.3.3.3. Các yêu cầu có tính nguyên tắc của thuế chưa được tôn trọng
triệt để
Một là: Tính công bằng, hiệu quả của thuế chưa cao.
Tính công bằng của thuế chưa được đảm bảo một cách tốt nhất, chưa
thể hiện được tính trung lập của mỗi loại thuế trong toàn bộ hệ thống thuế.
Nhà nước có thể miễn, giảm một khoản thuế lớn cho các nhà đầu tư nước
ngoài, nhưng lại có thể tận thu đối với các DN trong nước, các DN nhỏ và
vừa Việt Nam đang “Bớt thuế nhà giàu, tận thu nhà nghèo”.
Hai là: Nội dung thực hiện của thuế còn phức tạp.
Hiện nay, tính đơn giản, rõ ràng của thuế chưa được thực hiện
nghiêm túc. Thuế GTGT vẫn bao gồm nhiều mức thuế suất (0%, 5%, 10%)
và vẫn còn có sự phân biệt về thuế suất, điều kiện ưu đãi, mức ưu đãi và
thời gian miễn giảm thuế, cũng như vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã
hội..đã làm hạn chế tính trung lập, làm phức tạp công tác quản lý thuế.
Ba là: Tính ổn định, rõ ràng và linh hoạt của thuế chưa được đảm bảo.
Trong thời gian qua, việc xây dựng các luật thuế chưa đảm bảo được
yêu cầu này, các luật thuế thường phải sửa đổi, bổ sung gây hoang mang,
khó định hướng trong chiến lược phát triển của DN và người nộp thuế.
Bên cạnh đó, hệ thống các qui định về quản lý thuế vẫn còn nằm rải
rác ở các luật thuế mà chưa được tập trung thành hệ thống các qui định
17
chung. Tính pháp lý và thống nhất trong hệ thống chính sách về quản lý
thuế và văn bản về thuế chưa cao.
3.3.3.4. Cơ cấu thuế chưa hợp lý, chưa bao quát hết nguồn thu và
chưa phù hợp với chuẩn mực thuế quốc tế
Cơ cấu nguồn thu thuế trong hệ thống pháp luật thuế hiện nay mất
cân đối theo loại thuế và sắc thuế. Xét theo các loại thuế, tỷ trọng số thu từ
các loại thuế gián thu và thuế trực thu chiếm phần lớn tổng số thu ngân
sách từ thuế có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, tỷ trọng của các loại thuế
tài sản và các loại thuế khác có xu hướng giảm.
Hệ thống thuế GTGT, hiện nay bị coi là lỗi thời trên thế giới, nhưng
Việt Nam lại vận dụng nó làm bộ khung trong cán cân ngân sách, khi tính
thuế GTGT các nước chỉ sử dụng một phương pháp tính thuế là phương
pháp khấu trừ, thì ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng hai phương pháp là khấu
trừ và trực tiếp.
3.3.3.5. Kết cấu hạ tầng thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Việc quản lý thuế hiện nay, chưa dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân
tích đánh giá theo các tiêu thức quản lý để phân loại, lựa chọn phương thức
theo mức độ rủi ro phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng loại DN và người
nộp thuế khác nhau. Bên cạnh đó, thông tin và dữ liệu trong chương trình
quản lý thuế cũng chưa bảo đảm phản ánh đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp
thuế của DN và người nộp thuế. Việc lưu giữ thông tin toàn ngành thuế đang
được triển khai nhưng chưa phát huy hết tác dụng.
3.3.3.6. Công tác quản lý thuế còn nhiều hạn chế
Thủ tục hành chính thuế còn chồng chéo và trùng lắp, các bước tiến
hành công việc chưa được tiêu chuẩn hóa.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế chưa thực sự đi vào chiều
sâu và có hiệu quả. Doanh nghiệp chưa mặn mà với dịch vụ Đại lý thuế.
Hiệu quả công tác tổ chức thu, nộp thuế của ngành thuế tỉnh Vĩnh
Phúc thuế chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦATHUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1.1. Những triển vọng trong mục tiêu phát triển KT-XH đối với
tỉnh Vĩnh Phúc trong hội nhập quốc tế
Dự báo trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có
những diễn biến phức tạp. Tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn và
18
tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo vẫn gay gắt, quyết liệt. Nền kinh
tế thế giới phục hồi chậm và có nhiều biến động. Các vấn đề toàn cầu như
an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương
thực, biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó
lường...phần nào đó đã có những ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển KT-
XH của Vĩnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_2_6512_1854437.pdf