MỞ ĐẦU .1
1. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học.1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .5
3.2.1. Về không gian địa lý.5
3.2.2. Về thời gian .7
3.2.3. Nội dung nghiên cứu .7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.8
4.1. Nguồn tài liệu .8
4.2. Phương pháp nghiên cứu .9
5. Đóng góp của Luận án .9
6. Bố cục của luận án.10
NỘI DUNG.11
Chương 1.11
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .11
1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước .11
1.2. Những công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài.22
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề.31
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .33
Chương 2.34
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1867).342.1. Khái quát điều kiện tự nhiên.34
2.2. Khái quát tình hình khai hoang và thủy lợi vùng Tây Nam Bộ trước thế kỷ
XIX.37
2.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch .41
2.3.1. Mục đích của nhà Nguyễn trong việc đào, vét kênh rạch.41
2.3.2. Phương thức đào, vét kênh rạch .43
2.4. Một số kênh đào tiêu biểu.50
Tiểu kết chương 2.60
Chương 3.62
THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ THỜI THUỘC PHÁP (1867 – 1945).62
3.1. Thực dân Pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ
cho công cuộc khai thác Nam Kỳ.62
3.2. Mục đích của thực dân Pháp trong việc đào, vét kênh rạch.65
3.3. Công cuộc đào, vét kênh rạch .68
3.3.1. Tổ chức đấu thầu .68
3.3.2. Phương thức đào, vét kênh rạch .71
3.3.3. Hệ thống kênh đào tiêu biểu.75
3.4. Tổ chức quản lý các công trình thủy nông.96
3.5. Một số nhận xét về công cuộc đào, vét kênh rạch của thực dân Pháp.100
Tiểu kết chương 3.103
Chương 4.104
TÁC ĐỘNG CỦA THỦY NÔNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI .104
VÙNG TÂY NAM BỘ (1867 - 1945) .104
4.1. Tác động của thủy nông đối với kinh tế, xã hội thời nhà Nguyễn (1802 -
1867).104
4.1.1. Đối với kinh tế .1044.1.1.1. Góp phần khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác .104
4.1.1.2. Cải thiện giao thông đường thuỷ.107
4.1.1.3. Thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá .110
4.1.2. Đối với xã hội.112
4.2. Tác động của kênh đào đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ thời
thuộc Pháp (1867 - 1945) .117
4.2.1. Đối với kinh tế .117
4.2.1.1. Đẩy mạnh khai hoang và tăng nhanh diện tích trồng lúa .117
4.2.1.2. Góp phần cải thiện chất lượng nước, tăng năng suất cây lúa.122
4.2.1.3. Kênh đào góp phần tạo nên con đường lúa gạo Tây Nam Bộ - Sài Gòn –
Chợ Lớn.127
4.2.2. Đối với xã hội.139
4.2.2.1. Vài nét chính về sở hữu ruộng đất .139
4.2.2.2. Thúc đẩy quá trình di cư tăng nhanh dân số ở Nam Kỳ .143
Tiểu kết chương 4.147
KẾT LUẬN .149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.156
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .157
Tiếng Việt .157
231 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945 - Trần Hữu Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiên. Và nhiều
kênh khác: kênh Giồng Sây (đào 1874), dài 4,6km, ngang 10m; kênh Mỏ Cày – Cái
quao (1876), dài 7km, rộng 10m; kênh Tân Hương (1872); kênh Bưng Cát (1898)
và kênh Vĩnh Thành (1876) [139; 9].
- Tỉnh Vĩnh Long:
Năm 1875, đào kênh Cái Cau, rộng từ 10 - 15m, sâu 2,5m, nối rạch Cái Cau
với rạch Ba Kè. Cùng đó đào kênh Bocquet (tên của Chủ tỉnh Vĩnh Long) dài
13km, rộng 10m, sâu 1,5m, nối với kênh Ông Me đến rạch Tram Lo, hướng về phía
Cần Thơ.
Năm 1877, Tham biện Hector ra lệnh đào kênh Ông Me với chiều dài 12km,
rộng 13m, sâu 2,0m, nối rạch Cái Tàu Hạ bởi rạch Xẻo Trâu, chảy tới làng Phước
Hậu bởi rạch Bầu Kiến, thuộc tổng Bình An.
Kênh Bưng Trường dài 17km đào năm 1877, từ Bưng Trường qua các làng
Hiếu Thuận, Hiếu Hoà, Hiếu An và chảy vào kênh Trà Ngoa.
Khoảng thời gian 1880 – 1890, đào kênh Latéral (kênh Cái Mười – Mương
Lộ, nối sông Cổ Chiên với sông Tiền) ở tỉnh Vĩnh Long [94].
Năm 1882, Hector và Nicolai chủ trương đào kênh Chà – Và, có chiều dài
4,5km, chiều rộng 20m, độ sâu 4m, là con đường ngắn nhất đi Bassac và Cần Thơ.
Kênh Huyện Thuyên đào năm 1892, dài 2,5km, nối rạch Lạch Cau Thay với
sông Tiền, đi qua Chợ Lách làng Thới Định. Đến tháng 3 – 1904, cho phép xuồng
ghe lưu thông qua kênh.
Từ năm 1904 – 1907, đào kênh Cổ Chiên đi Trà Vinh, kênh Cái Vồn, đào
kênh ở Cù Lao Mây (thuộc Vĩnh Long).
81
Năm 1909, đào kênh Măng Thít – Trà Ôn, cải tạo mở rộng sông Mân Thít
(Vĩnh Long), tháng 9 - 1921 đến tháng 3 – 1922, nạo vét lại kênh này đoạn chảy
trên địa bàn các làng Tường Lộc và Mỹ Chánh Trung (tổng Bình Thới) và làng
Hạnh Thông (tổng Bình Lễ, tỉnh Cần Thơ) [85; tập 2; 14].
Kế hoạch năm 1939, vét để cải thiện kênh Chợ Lách và kênh Trà Vinh ra
sông Cổ Chiên [151].
Năm 1942, thực hiện dự án cải thiện kênh rạch tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và
Cần Thơ gồm kênh Trà Ngoa (dài 13,5 km, ngang 12 - 25m), kênh Ngã Chánh (dài
10km, rộng 10 – 23m, đoạn từ kênh Mây Tức (7km) do ông Đốc Phú Trực quản lý
đào, đoạn tiếp theo cho đến kênh Trà Ngoa do điền chủ Lê Quang Minh phụ trách
đào), kênh Ngã Hầu (dài 12km, rộng 12 – 23m) [94].
Đối với kênh Latéral trong tỉnh Vĩnh Long thực dân Pháp thường xuyên có
nhiều dự án để bảo dưỡng và nâng cấp, cụ thể: năm 1933, dùng xáng vét lại kênh;
tháng 5 – 1943, Thống đốc Nam Kỳ tiếp tục phê duyệt Dự án đào vét, cải thiện
kênh Latéral. Theo kế hoạch, sẽ dùng Xáng III (Drague III) để thi công, mở rộng
chiều ngang trung bình của kênh này là 18m, với khoảng kinh phí địa phương là
108.000 Piastres [94].
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn có rất nhiều kênh nhỏ khác được
đào với mục đích thuỷ lợi như: kênh Mây Túc, nối rạch Mây Túc với kênh Bình
Trường; kênh Mây Phóp tạo thành một đoạn nối rạch Vũng Liêm với kênh Mây
Túc bởi rạch Mây Phóp; kênh Bà Loan chảy qua các làng Phú Hậu và Phú Quới, tới
rạch Tram Lo; kênh Cái Cá, kênh Vệ Sanh, kênh rạch Bầu [85; tập 2; 27].
- Tỉnh Trà Vinh:
Năm 1869, đào kênh Luro, nối rạch Láng Thé với kênh Trà Ngoa của tỉnh
Vĩnh Long, kênh có chiều dài 9km và rộng 17m.
Cũng trong năm 1869, đào kênh Venturini ở làng Đại An, nối rạch Cầu
Chông ở phía Nam, dài 9km.
82
Kênh An Trường đào năm 1871, dài 11km, rộng 7m, kênh này là phần nối
tiếp của rạch Cái Hóp thông với kênh Venturini.
Năm 1873, tiến hành đào kênh theo rạch Trà Vinh bằng cách huy động công
xâu trong tỉnh và giới hạn ngân sách năm 1873 [85; tập 2; 30]. Năm 1876, đào kênh
Ba Tiêu nối sông Trà Vinh với sông Hậu, kênh có dài 7 km và rộng 7 m. Năm
1897, đào kênh Rạch Lọp, dài 14 km và rộng 7 m.
* Vùng sông Hậu:
Vùng này chịu ảnh hưởng nguồn nước sông Hậu và giáp cửa biển Định An
và cửa Trần Đề. Ở đây có đô thị phát triển rất sớm là Cần Thơ. Các tỉnh Sóc Trăng,
Hậu Giang rất có tiềm năng về nông nghiệp nhưng nhiều nơi còn hoang vu. Khi bắt
đầu khai thác chính quyền thuộc địa đã nhận thấy sự giàu có của vùng Tây sông
Hậu nhưng vẫn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng. Cùng với việc xây dựng hệ thống bến
cảng, đường bộ, đường sắt,, thực dân Pháp đã đầu tư đào, vét kênh rạch nhằm
tăng diện tích canh tác và phát triển giao thông thuỷ từ vùng này đến sông Tiền, rồi
đi đến Sài Gòn - Chợ Lớn. Vùng này bao gồm các tỉnh như là:
- Tỉnh Sóc Trăng:
Ngay từ năm 1873, Soái phủ Nam Kỳ đã ra Quyết định cho Thanh tra tỉnh
Sóc Trăng huy động công xâu đào kênh nối Sóc Trăng và Cái Quanh.
Năm 1878, Pháp cho đào kênh Bocquillon; năm 1896, đào kênh Saintenoy
(Chủ tỉnh Sóc Trăng), dài 32km, rộng 8m và sâu 3m [104]. Năm 1888, chính quyền
thuộc địa đã cho đào kênh Lớn và kênh Cái Quanh.
Từ năm 1891 – 1893, đào kênh Saintard, dài 11,5 km, rộng 25m, cắt ngang
qua nhiều khúc quanh rạch Ba Xuyên, rút ngắn một nửa thuỷ đạo từ Đại Ngãi đi
Bãi Xàu và đi Bạc Liêu. Năm 1903, kênh được vét lại lần đầu và năm 1911 tiếp tục
được vét lại.
Năm 1895, hai con kênh Tiếp Nhựt và Ba Rinh được đào ngang qua các cánh
đồng hoang rộng lớn. Trong báo cáo ngày 24 – 4 - 1895 của Chủ hạt Sóc Trăng
83
Marcellot gửi Thống đốc Nam Kỳ có ghi rõ: việc đào kênh Ba Rinh dài 8.840m nối
liên rạch Ba Rinh với kênh Fourès và kênh Cái Côn, chiều dài tổng cộng 16.217m
vừa được hoàn tất [116].
Năm 1897, tỉnh Sóc Trăng dùng kinh phí riêng, đào kéo dài con kênh từ Bãi
Xàu tới Tiếp Nhựt dài 4,5km, kéo dài kênh Phú Đức, đào kênh từ Bố Thảo tới rạch
Tam Sóc, đào kênh Bãi Xàu tới rạch Cái Trâu chiều dài 4,6km [79; 329].
Từ năm 1898 – 1899, tỉnh Sóc Trăng đã đào, vét tổng số 26 con kênh, trong
đó 7 kênh đã hoàn tất công việc và còn lại 19 kênh đang thi công. Tổng chiều dài
các kênh lên đến 278 km, giúp cho việc thoát úng ở các cánh đồng lúa và tạo nên
mạng lưới giao thông thuận lợi trong tỉnh, nối với Bạc Liêu và Cần Thơ. Hệ thống
kênh rạch đó là: kênh Saintard, Ba Xuyên, Nouet, Sóc Trăng, Cái Côn, Ba Rinh,
Bocquillon – Fourès – Bertin - Kế Sách, cái Trầu, Bố Thảo, Xẻo Trà, Nàng Rên,
Letéral, Lịch Trà, Thạnh Lợi, Bãi Xàu, Tiếp Nhựt, Cái Se, Định Mỹ, Mương Điều,
Cái Trâm, An Tập [134; 10 - 16].
Đầu thế kỉ XX, nhiều kênh được đào, vét trong tỉnh Sóc Trăng như: kênh
Phụng Hiệp - Sóc Trăng (1905), kênh Maspéro – Nouet (1911), kênh Cái Trầu đi
Chàng Ré (1914-1917), kênh Quản Lộ - Nhu Gia (1925), kênh Nàng Rên (1911),
kênh Tiếp Nhựt (1911), kênh Sóc Trăng – Bố Thảo (1915), kênh Phụng Hiệp, Phổ
Dương, Xẻo Vông (1908 - 1912), Carabelli, Mang Cá, Ba Rinh (1925) [48; 223].
Năm 1940, lập một dự án lớn nhằm vét kênh Sóc Trăng - Đại Ngãi, kênh Kế
Sách - Rạch Vọp [151]. Từ sau năm 1940, chính quyền thuộc địa chủ yếu đầu tư
ngân sách địa phương để cải tạo lại hệ thống kênh đào trong tỉnh này.
- Tỉnh Cần Thơ:
Trên vùng Cần Thơ - Chương Thiện, chỉ trong thời gian 10 năm từ 1880 đến
1890, đã đào nhiều kênh mới, một số kênh đáng kể như Ba Láng, Cái Côn (Sông
Hậu đến Ngã Bảy Phụng Hiệp), Carabelli, Kế Sách (từ sông Hậu đến Sóc Trăng),
Thạnh Lợi, Bà Tích, Trà Nóc, Ông Trương, Cái Mương v.v.
84
Năm 1888, đào kênh Lacôte nối rạch Gòi đi Cái Dứa, rộng 8m, sâu 3m. Năm
1896, đào kênh Saitenoy, rộng 8m và sâu 3m. Cùng đó là các kênh Cai Thiện, kênh
Phó Đường rộng 5m, sâu 1,5m, đi qua những nơi hoang vắng [109].
Giai đoạn từ năm 1890 - 1920, đào vét nhiều kênh lớn như: năm 1901, người
Pháp bắt đầu cho đào kênh Mương Lộ dài 20km nối Sóc Trăng với Phụng Hiệp,
đào kênh xáng Xà No, Phổ Dương - Trà Long, Ô Môn, Trà Bồng, Tân Phước thuộc
Cần Thơ - Rạch Giá – Sóc Trăng, kênh Long Mỹ, Bassac - kênh Lái Hiếu (đào
1906), kênh Thốt Nốt qua Giồng Riềng, kênh Thới Lai, Ô Môn – Thị Đội (đào năm
1896, vét lại năm 1917), Xuân Hòa, Phong Điền, Cái Răng, Trà Lồng, cải tạo kênh
Ba Xuyên - Thạnh Lợi, đào kênh Hậu Giang - Long Mỹ (Cần Thơ - Sóc Trăng).
Năm 1903, G. Maspero Chủ tỉnh Cần Thơ lên kế hoạch trình thống đốc Nam
Kỳ chỉnh sửa lại kênh Trà Ôn; mở rộng kênh Saitenoy với chiều ngang 12m, sâu
5m; mở rộng kênh Lacôte có cùng kích thước như kênh Saitenoy; mở rộng rạch Ba
Láng khi đã hoàn thành các kênh Trà Ôn, kênh Saitenoy và kênh Lacôte [109].
Để khai thác vùng nước ngọt hữu ngạn sông Hậu, ngoài kênh xáng Xà No,
người Pháp còn đào kênh Ô Môn – Rạch Giá nối sông Hậu tại Ô Môn với sông Cái
Bé của Rạch Giá (1896).
Những năm 1923 – 1931, trong tỉnh Cần Thơ còn cải tạo mở rộng nhiều
kênh rạch khác như: kênh Tiếp Nhật, kênh Ông Ray, kênh Ô Môn, kênh Xẻo Môn,
kênh Xẻo Vọng và kênh Saintenoy. Năm 1928, vét kênh Xẻo Sao và rạch Cầu
Nhiêm (Ô Môn) với khối lượng đất 70.000m3 [104].
Năm 1930, vét kênh Vàm Bi và kênh Ô Môn với khối lượng đất 50.000
m3[104]. Năm 1934, Hội đồng tỉnh Cần Thơ quyết định nạo vét kênh Achard, kênh
Cái Tắc – Như Long và đào kênh Xẻo Môn; đào mở rộng kênh Ba Ngàn - Trà
Bang lênh đến ngã ba Cái Muôn, nối với kênh Cái Dâu. Năm 1939, mở rộng kênh
Ô Môn đến rạch Cái Tư [113].
85
Trong số cả trăm kênh đào chằng chịt nêu trên thì con kênh có tầm quan
trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và giao thông đường thuỷ là
kênh xáng Xà No, chi tiết đầu tư và đào kênh này diễn ra như sau:
Kênh xáng Xà No
Chủ trương đào kênh Xà No là do hai điền chủ người Pháp Guéry và Duval.
Con kênh này băng qua tổng Định Bảo, nối liền sông Hậu với sông Cái Lớn (tỉnh
Rạch Giá), đồng thời nối liền biển Đông với vịnh Xiêm La (Thái Lan).
Đầu năm 1900, họ đã thuyết phục Thống đốc Nam Kỳ về những lợi ích khi
đào kênh Xà No. Toàn quyền Đông Dương và Thống đốc Nam Kỳ nhận biết lợi ích
về việc đào kênh ở tỉnh Cần Thơ nên đã chấp thuận và chỉ đạo cho Chủ tỉnh
(Marquis) và kĩ sư trưởng phụ trách dịch vụ điều hướng tỉnh Cần Thơ, Chủ tỉnh
Rạch Giá (Rivet), nghiên cứu về lợi ích để xúc tiến đào kênh Xà No [116].
Ngày 15 – 1 – 1901, đề án đào kênh đã được Toàn quyền Đông Dương
duyệt, kinh phí dự trù là 3.600.000 francs. Sau đó, ngành Công chánh đề nghị nắn
lại kênh và được Toàn quyền Đông Dương duyệt ngày 30 – 9 – 1902 với số tiền
phát sinh 344 francs [85; tập 2; 28]. Kênh Xà No do công ty Montvenoux (Pháp)
đào bằng xáng múc, địa điểm từ Sóc Xà No (Srok Snor) trên Rạch Cần Thơ (thuộc
làng Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ), đến Vị Thanh (Chương Thiện, qua Gò Quao,
vào sông Cái Lớn, đến Vịnh Rạch Giá, mặt kênh rộng 60 m, đáy rộng 40 m, dài 32
km. Công việc đào kênh bắt đầu từ năm 1901 đến 7 – 1903 thì hoàn thành. Ngày 1-
8 – 1903, kênh được phép lưu thông và chính Toàn quyền Đông Dương Paul
Dumer đã tham dự lễ khánh thành.
Nhờ kênh Xà No và các kênh phụ của nó mà vùng đất Rạch Giá, Cần Thơ,
Chương Thiện được đẩy mạnh khai hoang. Về thuỷ lộ, kênh xáng Xà No là một
trong những tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau.
86
Với một hệ thống kênh đào mới được đề cập ở trên, từ đây chúng tôi có thể
kết luận rằng: chính quyền thuộc địa đã đầu tư cho hoạt động đào, vét kênh rạch ở
tỉnh Cần Thơ với số lượng nhiều nhất ở ĐBSCL trong khoảng thời gian 1867 -
1945. Chính nhờ hệ thống kênh đào mới này đã tạo đà cho Cần Thơ vươn lên trở
thành vựa lúa và trung tâm kinh tế lớn nhất Tây Nam Kỳ.
* Vùng bán đảo Cà Mau:
Đây là vùng đất đã được khai hoang nhưng vẫn còn hoang vắng, đất bị chua
phèn, nhiễm mặn, ngoài ra giao thông thuỷ và bộ đi các tỉnh Rạch Giá, Sóc Trăng,
Cần Thơ rất hạn chế, trước khi có kênh Bạc Liêu – Cà Mau, từ Bạc Liêu qua Cà
Mau đi bằng Con Đường Láng - tức là kéo ghe qua con đường mòn [48; 285].
Trước đó năm 1877, thực dân Pháp bắt dân ở tổng Cà Mau đào kênh Bạch
Ngưu nối qua phía nam Rạch Giá [48; 294].
Năm 1882, Chính phủ Pháp thành lập tỉnh Bạc Liêu. Chủ tỉnh đầu tiên là
Lamothe De Carrier đã nhận thấy được tương lai Bạc Liêu sẽ trở thành “một thành
phố lớn nhất Nam Kỳ, sau Sài Gòn" nếu "đào một con kênh nối liền Bạc Liêu - Cà
Mau"[48; 283].
Để đưa Bạc Liêu trở thành một đô thị lớn như dự tính nên năm 1885, chính
quyền tỉnh Bạc Liêu huy động nhân lực và vật lực vào công cuộc đào kênh nối Bạc
Liêu với Cà Mau. Đến năm 1895, kênh Bạc Liêu – Cà Mau đã đào được 46km - dự
tính đào kênh dài 72km [48; 294]. Cũng trong khoảng thời gian này, chính quyền
thực dân thuê nhân công đào kênh Mương Điều nối Rạch Đầm thông đến sông
Gành Hào.
Do cần phải tiêu nước và giải quyết giao thông nên chính quyền thuộc địa và
điền chủ hợp tác đào thêm nhiều kênh bằng mọi phương tiện. Kênh đào trong tỉnh
Bạc Liêu chảy theo hai hướng chính: phía Tây gồm các kênh lớn và phía Đông là
các kênh nhỏ hơn.
87
Dự án nạo vét kênh Vĩnh Mỹ - Phước Long, ngày 29 - 6 – 1943, tỉnh Bạc
Liêu đã hoàn tất công đoạn dự trù kinh phí và được Thống đốc Nam Kỳ ký duyệt
vào ngày 23 – 7 – 1943. Theo đó, chi phí để nâng cấp kênh này đến năm 1944 là
631.673 francs [113].
Từ khi mới bắt tay vào khai thác thực dân Pháp đã nhìn nhận khu vực Bạc
Liêu - Cà Mau rất có tiềm lực về nông nghiệp, tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản và
nguồn lợi từ rừng Tràm, vì thế, họ muốn tạo ra một hệ thống kênh đào liên kết khu
vực này với nhiều tỉnh khác nhằm đưa sản phẩm khai thác được lên Sài Gòn - Chợ
Lớn. Với ý đồ đó, người Pháp đã đầu tư đào một hệ thống các kênh nối tiếp, giao
nhau tạo thành một thuỷ lộ rất thuận tiện, tiêu biểu là hệ thống kênh Quản Lộ -
Phụng Hiệp được thi công và hoàn thành trong nhiều năm, đó là:
Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
Để khai hoang khu vực đất nhiểm mặn trong bán đảo Cà Mau, một hệ thống
kênh đào chằng chịt dẫn nước ngọt sông Hậu từ Cái Côn vào Phụng Hiệp, nơi này
tập trung 7 kênh đào chính: Mương Lộ, Xẻo Vông, Cái Côn, Mang Cá, Quản Lộ
(Phó Đường hoặc Búng Tàu), Xẻo Môn và Lái Hiếu.
Năm 1908, Chủ tỉnh Cần Thơ Outrey đưa ra kế hoạch biến Phụng Hiệp thành
thương cảng [48; 318]. Từ đó, hệ thống kênh đào Quản Lộ - Phụng Hiệp hình thành
và có tổng chiền dài là 140km. Để tạo ra tuyền đường thủy này, năm 1901, xáng
đào thêm kênh nối liền Phụng Hiệp với Sóc Trăng. Sau đó, các kênh trong tuyến
Quản Lộ - Phụng Hiệp được đào và hoàn thành trong nhiều năm: kênh trong địa
phận Bạc Liêu dài 34 km, đào 1915; Quản Lộ - Giá Rai – Chương Thiện, dài 17km,
đào 1920; Kênh Hộ phòng Quản Lộ, đào năm 1931, dài 14km.
Điểm mới trong hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vừa giải quyết giao
thông đường bộ (đất đào lên đổ hai bên trở thành đường lộ) và cả giao thông thuỷ.
Đến nửa đầu thế kỉ XX, tình hình đào kênh ở vùng Bạc Liêu – Cà Mau cũng
giống như bức tranh toàn vùng Tây Nam Bộ, đó là thực dân Pháp chủ yếu nạo vét
88
lại chứ không đào thêm các kênh mới, chẳng hạn như: năm 1939, vét cải thiện sông
Bảy Háp; năm 1940, cải tạo kênh Xẻo Sú và kênh Prey Chop [113]; ngày 23 – 7 –
1943, Thống đốc Nam Kỳ duyệt Dự án vét kênh Vĩnh Mỹ - Phước Long với kinh
phí của tỉnh Bạc Liêu là 583.000 đồng [113].
* Khu vực Tứ giác Long Xuyên:
Nhằm mục đích tiêu nước vào mùa mưa và lấy nước tưới vào mùa khô cho
toàn huyện Phú Tân (ngày nay). Năm 1882, thực dân Pháp cho đào kênh Thần
Nông bắt đầu từ xã Phú Vĩnh (nay là huyện Tân Châu) nối liền kênh Vĩnh An kéo
dài đến rạch Cái Đầm đi qua các xã Long Phú, Phú Vĩnh (nay là huyện Tân Châu),
Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hòa Lạc, Bình Thạnh Đông (nay là huyện Phú Tân).
Kênh Thần Nông có chiều dài 25 km, rộng 6 mét và sâu 3 mét.
Trước thời thuộc Pháp, kênh Ông Hiển đã được đào, kênh dài khoảng 12 km,
nối tỉnh lỵ Rạch Giá với sông Cái Bé và sông Cái Lớn. Nhưng để đi từ sông Cái
Bé, từ rạch Tà Niên ra chợ mà không phải vượt biển. Năm 1883, tỉnh Rạch Giá đã
bắt dân xâu đi đào kênh và tiếp tục đào cho đến năm 1886 [48; 231].
Đây là vùng đất có tiềm năng về nông nghiệp, giao thông thương mại với
Campuchia nên chính quyền thuộc địa đầu tư đào nhiều kênh mới, từ năm 1897 –
1922, đào kênh Bassac (1897), dài 700m; kênh Long Xuyên đến Rạch Giá, dài
43km, rộng 30, sâu 5m; kênh Thốt Nốt đến Cái Bé (1908), 38km, rộng 24m, sâu
4,5m; kênh Mặc Cần Đăng (năm 1919 - 1920), dài 42,5km, rộng 20m, sâu 3,5m;
kênh Bassac đến Rạch Sỏi (năm 1922), dài 55,8km, rộng 30m và có độ sâu 4m.
Từ năm 1914 đến 1918, chính quyền thực dân cho đào kênh Vàm Xáng cách
kênh Vĩnh An 4 km về thượng lưu, lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu,
đồng thời tạo ra trục giao thông thuỷ nối liền giữa Tân Châu và Châu Đốc thay cho
kênh Vĩnh An. Kênh có chiều dài 9 km, rộng 30 mét và sâu 6 mét (ngày nay kênh
có chiều rộng trên 100m và sâu hơn 20m).
89
Để khai hoang vùng hoang hoá của tổng Định Thành (ngày nay là huyện
Châu Thành), năm 1922, chính quyền thực dân Pháp cho đào kênh Mặc Cần Dưng.
Kênh có chiều dài 42,2 km, chiều rộng 20m và sâu 4m.
Địa chí tỉnh Kiên Giang năm 1965 đã ghi chép: trong hai năm 1922 – 1923,
người Pháp đầu tư thi công kênh Cái Sắn. Con kênh có chiều dài 55,8 km, rộng
30m, sâu 4m. Kênh Cái Sắn có tác dụng tạo ra vùng canh tác mới của 2 tổng Định
Phước và Định Mỹ (ngày nay là xã thuộc huyện Thoại Sơn). Hai bên kênh Cái Sắn
có những kênh nhỏ thẳng góc được đào lần lượt từ năm 1930 – 1939 như kênh A,
kênh B, kênh số 1 – 10, kênh Rọc Bà Ke, kênh Tân Hiệp và kênh Rivera. Năm
1930, đào kênh Rạch Sỏi nối liền kênh Ông Hiển – Tà Niên với sông Hậu Giang,
kênh có chiều dài gần 26 km.
Những năm 1918 – 1930, để khai thác vùng Tứ Giác Long Xuyên, Pháp còn
cho đào các kênh trục như: kênh Rạch Giá – Hà Tiên, chạy song song với bờ biển
Tây, có 4 kênh nhánh tiêu nước ra biển (Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh, Vàm Rầy và
Kiên Lương) và các kênh Tám Ngàn, Tri Tôn, Ba Thê, Cái Sắn v.v.
Từ năm 1931 - 1945, thực dân Pháp thực hiện nhiều dự án đào, vét kênh rạch
trong vùng trũng Tứ giác Long Xuyên đó là: vét và mở rộng kênh Mặc Cần Dưng;
tiếp tục vét và đào thông kênh Tám Ngàn, kênh Tri Tôn và kênh Ba Thê với kênh
Mặc Cần Dưng, và với sông Hậu; đào thêm kênh Đào, kênh Cần Thảo, kênh Bốn
Tổng. Song dự án này không hoàn thành theo đúng kế hoạch, mãi đến năm 1942
mới nạo vét được kênh Tri Tôn kéo dài đến kênh Mặc Cần Dưng ra đến sông Hậu,
đào xong kênh Đào, kênh Cần Thảo và kênh Bốn Tổng.
Dự án đào kênh Chưng Bầu (Rạch Giá) là một kênh trung gian nối giữa kênh
Rạch Sỏi – Bassac và kênh Thốt Nốt, được duyệt ngày 8 – 4 – 1936 và được thực
hiện hoàn thành vào cuối năm 1936 [107]. Kênh Chưng Bầu đổ ra sông Cái Bé, có
chiều dài 37 km, ngày nay chảy qua địa phận hai tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ.
Ngoài dự án lớn là kênh Chung Bầu, người Pháp còn thực hiện nhiều dự án lớn
90
khác mà tiêu biểu là đào kênh Rạch Giá – Hà Tiên và 4 kênh phụ khác. Quá trình
khảo sát và thi công dự án này diễn ra như sau:
Kênh Rạch Giá - Hà Tiên
Kênh này chảy qua một khu vực rộng lớn, bao gồm hơn 220.000 ha giữa
Rạch Giá, Hà Tiên và Tri Tôn, phía bắc giáp rạch Giang Thành và kênh Vĩnh Tế,
phía đông là núi Kô Tô và phía nam Tri Tôn - Rạch Giá. Trước khi chưa có kênh
Rạch Giá - Hà Tiên và các kênh nhánh, không có dòng chảy tự nhiên nào vào đồng
bằng, toàn bộ vùng bị ngập quanh năm và bao phủ bởi cỏ cao, lau sậy và rừng
Tràm. Năm 1924, chỉ có 20.000 ha được canh tác nhờ sông, rạch xung quanh các
dãy núi [122; 34].
Để đào kênh Rạch Giá – Hà Tiên, các nhóm nghiên cứu, khảo sát và thiết kế
đã phải vượt qua khu vực này với đoạn đường dài 80 km và 30 km ruộng mà không
có đường dẫn. Thật khó khăn về việc tiếp tế nước ngọt, muỗi vô số kể. Tuy nhiên
trong năm 1926, toàn bộ dự án được trình bày và phê duyệt. Nó bao gồm một kênh
chính từ Rạch Giá đến Hà Tiên, chạy song song với bờ biển có chiều dài 81 km, độ
sâu từ 3,50 – 3,80 m, rộng 26 m, tổng khối lượng đào 7.200.000 m3. Kênh chính
được nối thông với biển bằng 4 phân lưu (kênh nhánh): kênh Tri Tôn, nối kênh Bảy
Núi và kênh Rạch Giá - Hà Tiên, chiều dài là 31 km, sâu từ 2,50 – 3,10 m, khối
lượng đào bới là 2.300.000 m3; kênh Núi Ba Thê, chiều dài 40 km, sâu từ 2,50 –
3,10 m, khối lượng đào là 2.900.000 m3; kênh số 1, từ Vàm Ray nối kênh Vĩnh Tế
và kênh số 2, từ Ba Hòn nối kênh Vĩnh Tế ở Gianh Thành, hai kênh này có khối
lượng đào lên đến 7.100.000 m3 [122; 34].
Năm 1926, đưa 4 xáng múc vào thi công đó là: “Loire”, “Nantes”, “I”, “II”.
Hai xáng đầu có sức mạnh 350 mã lực, mỗi tháng đào được 250.000 m3, công suất
375 lít, chiều ngang hai cánh tay là 60m. Xáng I và Xáng II, cũng có chiều ngang
60m nhưng chỉ đào được 185.000 m3/tháng, công suất 300 lít, mỗi động cơ 195 mã
lực [122; 35]. Trong quá trình thi công phải có một lượng nhân công lớn để mỗi
91
ngày đưa đến sà lan 25.000 lít nước ngọt để phục vụ cho lò hơi của máy. Mặc dù,
đào kênh trong điều kiện khó khăn nhưng Công ty nạo vét (La Société Française
d'Entreprises de Dragages) vẫn vượt chỉ tiêu đào 12.000 m3/ngày. Đầu năm 1928,
hoàn thành kênh Tri Tôn. Đến đầu 1930, hoàn tất việc đào kênh Núi Ba Thê.
Về cơ bản trong tháng 9 – 1930, kênh chính Rạch Giá – Hà Tiên cùng với 4
phân lưu hoàn thành công việc. Riêng kênh Rạch Giá – Hà Tiên, nối kênh Vĩnh Tế
vài năm sau mới hoàn tất. Ngày 15 – 9 – 1930, kênh Rạch Giá – Hà Tiên được
khánh thành có sự tham dự và đọc diễn văn của Toàn quyền Đông Dương (P.
Pasquier) và Thống đốc Nam Kỳ (J. Krautheimer) [122; 64 - 70].
Như vây, vùng Tứ giác Long Xuyên mà cụ thể là Rạch Giá – Hà Tiên là nơi
quá trình đào kênh diễn ra muộn hơn ở các tỉnh sông Tiền, sông Hậu. Thế nhưng do
vùng này có tiềm năng, hơn nữa còn hoang vu chưa được khái thác. Vì thế, thực
dân Pháp đã mạnh dạn đầu tư và thi công một hệ thống kênh đào mới.
* Vùng Đồng Tháp Mười:
Vùng Đồng Tháp Mười là nơi hầu như còn ngập úng và nhiễm chua phèn rất
nặng. Do có đặc điểm tự nhiên khá khắc nghiệt như vậy, nên sau khi thực dân Pháp
chiếm được toàn bộ vùng Nam Bộ thì vùng Đồng Tháp Mười vẫn còn hoang sơ,
thưa vắng và ít người biết đến. Cũng thừa nhận rằng, hoạt động đào, vét kênh rạch
của thực dân Pháp diễn ra rất sớm trong vùng Đồng Tháp Mười chủ yếu là giải
quyết về an ninh, chính trị và thử nghiệm trong khai thác, vì họ cho đây là vùng đất
chua phèn không sinh lợi, cụ thể như: năm 1879, người Pháp đào kênh Nước Mặn
(kênh Mirador – kênh Hiến Binh) nối liền sông Cần Giuộc với sông Vàm Cỏ, kênh
dài 1,9km; năm 1897, đào kênh Cai Bắc; năm 1898, đào kênh Ba Điền, với độ sâu
1,5m; năm 1900, đào kênh Cái Tôm, kênh Bến Kè (1900), kênh Năm Ngàn (1900);
năm 1903 – 1904, đào kênh 12, nối Mộc Hóa với Cai Lậy, kênh này rất hữu dụng
trong giao thông và thoát nước úng ra sông lớn [118]. Bên cạnh những kênh nhỏ
92
tháo nước ra sông, thực dân Pháp còn tăng cường đào nhiều kênh lớn để giải quyết
giao thông trong vùng này, đó là:
Kênh Tổng đốc Lộc
Trần Bá Lộc (1839 - 1899) là người có công với Chính phủ Pháp vì đã đàn
áp thành công nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân như: khởi nghĩa Nguyễn Trung
Trực (Tân An), khởi nghĩa Thủ Khoa Huân (Mỹ Tho), khởi nghĩa Mai Xuân
Thưởng (Bình Định), , khi quân Pháp đánh chiếm Nam Kì. Năm 1865, Trần bá
Lộc được Chính phủ Pháp thăng chức Chủ quận Cái Bè. Và khi về già Tổng đốc
Lộc đau ung thư bao tử nhưng vẫn hăng hái ra tay “kinh bang tế thế”. Từ 1895 -
1897, Trần Bá Lộc đã tự đưa ra một kế hoạch đầu tư đào kênh ở Đồng Tháp Mười
với sự đồng ý của chính quyền Pháp ở Sài Gòn.
Đầu tiên, Trần Bá Lộc cho đào thử nghiệm, việc thử nghiệm khá thành công.
Từ năm 1896, Trần Bá Lộc cho đào thêm mười con kênh khác, tổng cộng dài 103
km, bề ngang trên mặt kênh vẫn là 3 mét. Nhưng do kênh có bề ngang quá nhỏ chỉ
là để tháo nước phèn, muốn giúp ích việc giao thông vận tải phải mở rộng bề ngang
đến mức 10 mét. Sau đó, Trần Bá Lộc tiếp tục bắt dân đào con kênh to, rộng, dài
đến 47 km, nối từ rạch ruộng phía sông Tiền Giang ăn thông đến kênh Bà Bèo, nơi
tiếp nối là phía bắc rạch Cai Lậy. Những con kênh còn lại, với bề ngang nhỏ hơn
đóng vai trò kênh tháo phèn.
Tháng 4 - 1897, sau hơn một năm thì kế hoạch đào kênh hoàn thành, Chủ
tỉnh Bocquillon (Mỹ Tho) tổ chức lễ khánh thành với sự hiện diện của nhiều quan
khách người Pháp. Tháng 7 - 1897, toàn quyền Đông Dương từ Hà Nội vào kinh lý
Nam Kỳ đã đồng ý đặt tên là kênh Tổng đốc Lộc.
Đầu năm 1898, Picanon (Phó Thống đốc Nam Kỳ) đã thúc giục Tổng đốc
Lộc tiếp tục bắt dân xâu đào dài thêm 32 km kênh, nới rộng, nhờ vậy con đường
vận tải trở nên dễ dàng từ bờ sông Tiền đến ranh giới tỉnh Tân An (cũ). Và Trần Bá
Lộc được nhận bằng khen của Phó Thống đốc Nam Kỳ. Năm 1900, phó Chủ tỉnh
93
Mỹ Tho (cai trị quận Cái Bè sau khi Trần Bá Lộc chết năm 1899) đào mở rộng
thêm được 35 km đường kênh [134; 19 - 20].
Những năm tiếp theo, chính quyền thuộc địa tiếp tục đầu tư đào tiếp kênh
này. Kênh Tổng đốc Lộc thời kháng chiến chống Pháp, được Cách mạng đổi tên là
kênh Nguyễn Văn Tiếp (tên một đồng chí chủ tịch tỉnh Mỹ Tho đã hy sinh).
Như vậy, sau nhiều năm đầu tư đào kênh, Trần Bá Lộc đã tạo được một hệ
thống kênh rạch để đi sâu vào khai thác Đồng Tháp Mười 1.
Về sau, khi nhận thấy hệ thống kênh đào của Tổng đốc Lộc khai thác có hiệu
quả, đặc biệt là tăng sản lượng sản xuất lúa gạo trong tỉnh Tân An. Chính vì thế
trong năm 1903, Chủ tỉnh đã đưa ra một kế hoạch đào kênh trong trung tâm Đồng
Tháp Mười. Hệ thống kênh đào này sẽ nối vùng sông Vàm Cỏ Tây đến Cai Lậy,
Tân Lập (ngày nay thuộc huyện Mộc Hoá tỉnh Long An), Tu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuy_nong_vung_tay_nam_bo_tu_nam_1802_den_nam_1945_t.pdf