MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.15
1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về hôn nhân xuyên quốc gia-liên
quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt.15
1.2. Những nghiên cứu về trẻ em nhập cư và trẻ lai Đài – Việt, Hàn-Việt .27
1.3. Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc nhìn của
báo chí .32
1.4. Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan đến
tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.34
1.5. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hướng của đề tài.37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .41
2.1. Các khái niệm cơ bản.41
2.2. Các lý thuyết xã hội học.47
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.51
2.4. Địa bàn nghiên cứu .53
2.5. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai về tiếp
cận dịch vụ y tế và giáo dục.55
Chương 3: TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT
QUẢ KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG .62
3.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu
Giang .63
3.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang .71
3.3. So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng .80
3.4. Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai .89
3.5. Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang.96
Chương 4: TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT
QUẢ KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG .102
4.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ
tại Hậu Giang .103
4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang .105
212 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân đài - Việt và hàn-việt ở khu vực Tây nam bộ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ, mà già
rồi có làm gì ra tiền
PVS. Ông ngoại nuôi cháu, TX Ngã Bảy-Hậu Giang
80
Mô tả thực trạng tiếp cận DVYT của nhóm trẻ lai, có thể thấy được tình
trạng chăm sóc y tế, và việc đảm bảo an toàn trong quá trình sống của trẻ lai trong
lĩnh vực chăm sóc y tế còn nhiều bất cập trong những hộ nuôi trẻ là người cao tuổi
hoặc mẹ của trẻ trở về không còn phụ giúp kinh tế nuôi cháu. Số liệu định lượng
không diễn tả được ý nghĩa này nên trong những trường hợp định tính cho thấy
những khó khăn mà người dân thường tự chịu đựng.
3.3. So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng
So sánh tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng
đồng nhằm nhận diện sự khác biệt và tương đồng về cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế,
qua đó nhận định những khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào về bình đẳng trong cơ
hội đối với quyền lợi được chăm sóc y tế theo quan điểm chức năng hoặc bởi do
xung đột bởi yếu tố chính sách.
3.3.1. Hoàn cảnh sống của hai nhóm trẻ
Không có sự khác biệt về yếu tố dân tộc của mẹ giữa hai nhóm trẻ, trong
mẫu nghiên cứu tỉ lệ trẻ lai có mẹ là dân tộc Khơ me chỉ có 1 trường hợp và trẻ
cộng đồng có 3 trường hợp, có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về tình trạng hôn
nhân của mẹ và bố đứa trẻ, đối với nhóm trẻ cộng đồng tỉ lệ bố mẹ đang sống chung
cao, chiếm 82%, so với trẻ lai là 38%. Tình trạng bố mẹ li hôn của nhóm trẻ lai là
38% so với nhóm trẻ cộng đồng là 13%, tình trạng ly thân của bố mẹ trẻ lai chiếm
18% cao hơn rất nhiều so với nhóm trẻ cộng đồng là 1%, trường hợp góa bụa hay
khác không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm trẻ. Nơi cư trú hiện nay của mẹ
của hai nhóm trẻ cũng có sự khác nhau đáng kể, nhóm trẻ cộng đồng có mẹ đang cư
trú tại Hậu Giang chiếm 80% so với nhóm trẻ lai là 23%, sự khác biệt lớn về nơi cư
trú của mẹ trẻ ở nhóm trẻ lai được thể hiện ở mức độ khác biệt như mẹ trẻ lai đang ở
Đài Loan chiếm 41%, tỉ lệ mẹ trẻ lai đang ở Hàn Quốc chiếm chiếm 18%, sự khác biệt
này rất thể hiện rất rõ về mặt con số và kiểm định cho thấy điều đó. Cũng là sự đương
nhiên khi mẹ trẻ lai gửi con về ngoại chăm sóc. Từ nghiên cứu cũng cho thấy nhóm
tuổi của mẹ giữa hai nhóm trẻ có sự khác biệt, độ tuổi của mẹ thuộc nhóm trẻ lai phần
lớn có độ tuổi dưới 39, và mẹ của trẻ cộng động có độ tuổi trên 39 cao hơn nhóm trẻ
lai, cho thế độ tuổi của mẹ trẻ lai tương đối nhỏ hơn mẹ trẻ cộng đồng (xem bảng 3.7)
81
Bảng 3.7. Hoàn cảnh gia đình của trẻ lai và trẻ cộng đồng
%
Loại trẻ
Trẻ lai Trẻ CĐ
Dân tộc mẹ của trẻ Kinh % 99 97
Khmer % 1 3
Sig = 0.312, p > 0,05
Tình trạng hôn nhân với bố
của trẻ
Đang kết hôn % 38 82
Góa % 3 3
Li thân % 18 1
Li hôn % 38 13
Khác % 3 1
sig = 0.000, p <0,01
Cư trú của mẹ trẻ Tại Hậu Giang % 23 80
Tỉnh khác % 14 14
Đài Loan % 41 4
Hàn Quốc % 18 0
Quốc gia khác % 1 1
chết % 3 1
sig = 0.000, p <0,01
Nhóm tuổi của người mẹ dưới 30 tuổi % 20 22
từ 30 đến 39 tuổi % 66 49
từ 40 đến 49 tuổi % 5 19
50 đến 59 tuổi % 0 1
Sig = 0.019, p < 0,05
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
Hai nhóm trẻ có sự khác nhau về hoàn cảnh sống: Trẻ lai có mẹ cư trú ở
nước ngoài nhiều hơn, mẹ của trẻ lai có tình trạng li hôn, li thân cao hơn trẻ cộng
đồng, đồng thời khi phân tích độ tuổi trong đó tuổi của mẹ trẻ lai cao hơn mẹ của trẻ
cộng đồng, qua đó cho thấy có sự khác biệt đặc biệt về hoàn cảnh sống có liên quan
đến người mẹ giữa hai nhóm trẻ.
3.3.2. Tình trạng sở hữu thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm
trẻ lai và trẻ cộng đồng
3.3.2.1. Sở hữu thẻ bảo hiểm y tế
Tình trạng có thẻ BHYT được xem là một biến số quan trọng nhằm đánh giá
sự khác biệt về cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế đối với trẻ em. Kết quả khảo sát cho
thấy: Tỉ lệ trẻ cộng đồng có thẻ BHYT cao chiếm 96% trong khi đó nhóm trẻ lai có
thẻ BHYT là 71%. Kiểm định tương quan hai biến cho thấy sự khác biệt về tình
trạng có BHYT giữa hai nhóm trẻ có ý nghĩa về mặt thống kê
82
Sở hữu thẻ BHYT đối với nhóm trẻ dưới 6 tuổi: trong 22 trường hợp trẻ lai
có 5 trường hợp trẻ không có thẻ BHYT, 24 trường hợp trẻ cộng đồng có 23 trường
hợp có thẻ BHYT, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê sig=0.000
Trẻ lai có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn trẻ cộng đồng và trong đó tỉ lệ trẻ em dưới
6 tuổi có thẻ BHYT cũng khác biệt, trẻ lai dưới 6 tuổi có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn so
với trẻ cộng đồng gấp nhiều lần. Xét dưới quan điểm tiếp cận về quyền được an toàn,
được chăm sóc y tế thì trẻ lai không có được cơ hội được tiếp cận với DVYT công
ngang như trẻ CĐ về mặt cơ hội, điều này cho thấy sự không bằng nhau về cơ hội được
tiếp cận DVYT giữa hai nhóm trẻ, đó là bất bình đẳng mà khi xét chung khái niệm “trẻ
em” tiếp cận dịch vụ y tế. Phải chăng chính chính quy định về hộ khẩu, hộ tịch, khai
sinh của trẻ đang là rào cản của quá trình tiếp cận loại hình dịch vụ này.
3.3.2.2. Chi trả cho thẻ BHYT
Khi được hỏi ai là người trả tiền cho việc mua thẻ BHYT cho trẻ ở cả hai
nhóm trẻ Đài-Việt, Hàn-Việt thì kết quả cho thấy tỷ lệ người mẹ chi tiền mua thẻ
BHYT cao nhất chiếm 39.4%, kế đến là ông bà ngoại 38%, 7% là họ hàng bên
ngoại hoặc nội (đối với trẻ lai là hoàn toàn họ ngoại), 4.2% là cả ba và mẹ cùng mua
và 2.8% là của người ba mua. Trường hợp xã cấp thẻ cho trẻ chiếm 8.5%. Đối với
nhóm trẻ cộng đồng, trường hợp được xã cấp thẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 31.3%. Kế đến
là cả ba và mẹ cùng chi trả chiếm 26%, thứ 3 là mẹ mua chiếm 19.8%, thứ 4 là ba của
trẻ mua chiếm 13.5%, còn lại là do ông, bà nội mua 5.2%, do ông bà ngoại chiếm 2.1%
và họ hàng bên ngoại hoặc nội chiếm 2.1%. Sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ và nguồn
chi trả cho việc mua thẻ BHYT mang ý nghĩa thống kê (xem biểu đồ 3.6)
Biểu đồ 3.6. Người chi trả thẻ BHYT cho hai nhóm trẻ
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
83
Tỉ lệ trẻ cộng đồng có người chi trả là ba và mẹ khá cao so với nhóm trẻ lai,
tỷ lê trẻ cộng đồng được xã cấp thẻ cũng cao hơn rất nhiều so với trẻ lai, nếu xét về
hỗ trợ từ họ hàng thì đối với trẻ cộng đồng có sự chi trả từ họ hàng nhà nội là chủ
yếu, trong khi đó thì trẻ lai hoàn toàn do mẹ hoặc ông bà ngoại chi trả là chính. Điều
này cũng cho thấy vai trò mạng lưới của họ hàng giữa hai nhóm trẻ là khác nhau
trong việc chi trả BHYT cho trẻ
3.3.2.3. Hình thức sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng
Nơi mua thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng cũng có sự khác
nhau: tỉ lệ trẻ lai mua ở trường học là cao nhất có 62 trường hợp chiếm 87.3%, trong
khi đó trẻ cộng đồng có 59 trường hợp chiếm 61.5%, trẻ cộng đồng có tỉ lệ được
miễn giảm cao hơn trẻ lai, trong đó trẻ dưới 6 tuổi được cấp miễn phí có 16 trường
hợp chiếm 16.7%, trẻ thuộc diện hộ nghèo được cấp miễn phí có 15 trường hợp
chiếm 15.6%, trẻ thuộc diện cận nghèo có 3 trường hợp được giảm chiếm 3.1%, tỉ
lệ mua chung hộ gia đình có mỗi loại trẻ có 3 trường hợp. Sự khác biệt giữa hai
nhóm trẻ về nơi mua thẻ BHYT có khác nhau và khác nhau đó mang ý nghĩa thống
kê (xem bảng 3.8)
Bảng 3.8. Khác biệt về nơi mua thẻ BHYT của hai nhóm trẻ
Đặc điểm
Loại trẻ
Trẻ lai Trẻ CĐ
Nơi mua thẻ
BHYT
Mua chung hộ gia đình
SL 3 3
% 4.2 3.1
Mua ở trường học
SL 62 59
% 87.3 61.5
Trẻ thuộc hộ nghèo nên được
cấp miễn phí
SL
%
3 15
4.2 15.6
Trẻ thuộc hộ cận nghèo nên
được giảm
SL
%
0 3
0 3.1
Trẻ dưới 6 tuổi nên được cấp
miễn phí
SL
%
3 16
4.2 16.7
Sig = 0.002, p < 0.05
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
84
Tỉ lệ có thẻ BHYT khá cao trong hai nhóm trẻ tuy nhiên khi được hỏi về việc
sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng qua trong đó có 48 trường hợp trẻ cộng đồng có
sử dụng thẻ BHYT chiếm 50%, trẻ lai có 16 trường hợp sử dụng thẻ BHYT chiếm
22.5%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê sig = 0.000
Qua phân tích dữ liệu rõ ràng có sự khác biệt về nguồn gốc của thẻ BHYT,
trẻ lai dường như mua bằng tiền nhiều hơn trẻ cộng đồng nhưng tỉ lệ sử dụng thẻ
BHYT lại thấp hơn trẻ cộng đồng. Tuy nhiên cũng nhìn thấy có 3 trường hợp trẻ lai
dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí mới địa phương, điều này cho thấy chính
sách BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cũng có đến được với nhóm trẻ lai dù tương đối
không nhiều,
Sử dụng thẻ BHYT chủ yếu là thăm khám lấy thuốc tại trạm y tế xã/ phường/
thị trấn, bệnh viện rồi về, trẻ cộng đồng chiếm 91.7%, trẻ lai chiếm 87.5%, sử dụng
thẻ BHYT để điều trị nằm viện không cao và việc phân tích số liệu thống kê cho
thấy con số này có khác biệt tuy nhiên không mang ý nghĩa thống kê
Đánh giá về cơ sở khám và điều trị khi trẻ sử dụng dịch vụ y tế công, thứ 1
về nơi điều trị, không có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về nơi điều trị bao gồm điều
trị tại xã/phường, điều trị tại bệnh viện Huyện/ Thành phố và tuyến Tỉnh
Đánh giá về cơ sở vật chất ở nơi mà trẻ sử dụng thẻ BHYT để điều trị khi
được hỏi phần lớn được đánh giá là tốt, con số không ý kiến thấp, đồng thời khi
nhận xét về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, phần lớn cũng cho rằng nhân viên y
tế có thái độ phục vụ tốt, rất ít trường hợp cho rằng nhân viên y tế phục vụ chưa tốt.
Nhận xét về thời gian điều trị khi trẻ có sử dụng BHYT đa số cũng cho rằng thời
gian điều trị là bình thường, đồng thời ý kiến cho rằng nhanh khỏi cũng khá cao,
còn lại ý kiến cho rằng lâu khỏi là rất ít. Phần lớn khi được hỏi thủ tục thanh toán
bằng thẻ BHYT thì đa số cho rằng thủ tục đơn giản
Từ phân tích dữ liệu thực địa có thể đưa ra những nhận định về việc sử dụng
dịch vụ y tế khi sử dụng thẻ BHYT trong điều trị giữa hai nhóm trẻ lai và nhóm trẻ
cộng đồng không có sự khác biệt, nghĩ là không thấy sự phân biệt đối xử giữa hai
nhóm trẻ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên y tế hay cả yếu tố hiệu quả trong
điều trị (xem bảng 3.9)
85
Bảng 3.9. So sánh việc sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ
Đặc điểm
Loại trẻ
Trẻ lai Trẻ CĐ
Nơi điều trị
Trạm xá xã/phường
SL 5 14
% 31.3 29.2
Bệnh viện Huyện/TP
SL 9 32
% 56.3 66.7
Bệnh viện Tỉnh
SL 2 2
% 12.5 4.2
Sig = 0.460, p > 0.05
Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh
khi dùng thẻ BHYT: cơ sở vật
chất
Bình thường
SL 4 10
% 25 20.8
Tốt
SL 10 34
% 62.5 70.8
Không có ý kiến
SL 2 4
% 12.5 8.3
Sig= 0.803, p > 0.05
Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh
khi dùng thẻ BHYT: thái độ
phục vụ của NV y tế
Chưa tốt
SL 1 1
% 6.3 2.1
Bình thường
SL 7 16
% 43.8 33.3
Tốt
SL 8 31
% 50 64.6
Sig = 0.485, p > 0.05
Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh
khi dùng thẻ BHYT: thời gian
điều trị
Lâu khỏi
SL 1 3
% 6.3 6.3
Bình thường
SL 10 25
% 62.5 52.1
Nhanh khỏi
SL 5 20
% 31.3 41.7
Sig = 0.751, p > 0.05
Nhận xét về cơ sở điều trị bệnh
khi dùng thẻ BHYT: thủ tục
thanh toán BHYT
Thủ tục đơn giản
SL 15 45
% 93.8 93.8
Thủ tục mất thời gian
SL 0 3
% 0 6.3
Thủ tục rất phiền phức
SL 1 0
% 6.3 0
Sig = 0.135, p > 0.05
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
Tình trạng sử dụng thẻ BHYT của nhóm trẻ từ 6 tuổi trở xuống cũng cho
thấy trẻ lai hoàn toàn không sử dụng thẻ BHYT và trẻ cộng đồng có 13/23 trường
hợp sử dụng thẻ BHYT. Điều này cho thấy việc sử dụng thẻ BHYT cho nhóm trẻ từ
86
6 tuổi trở xuống có xu hướng nhiều hơn trong nhóm trẻ cộng đồng, việc sử dụng
dịch vụ y tế công là thẻ BHYT trong chăm sóc y tế giữa hai nhóm trẻ là có sự khác
biệt kể cả nhóm trẻ trên hoặc dưới 6 tuổi.
3.3.3. Những khác biệt về tiếp cận dịch vị tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi
3.3.3.1. Thực trạng tiêm ngừa của hai nhóm trẻ
Tiêm ngừa là một trong những hoạt động liên quan đến chăm sóc y tế đối với
cá nhân, chủng ngừa miễn phí của chương trình tiêm chủng quốc gia dành cho trẻ
trong độ tuổi quy định của nhà nước được chính quyền địa phương thực hiện tại
cộng đồng bởi mạng lưới y tế rộng khắp. Đối tượng thụ hưởng chính sách là trẻ em
dưới 6 tuổi, việc đưa biến số tiêm chủng vào quá trình nghiên cứu tiếp cận dịch vụ y
tế đối với nhóm trẻ em lai là cần thiết, bởi qua đó thấy được cơ hội tiếp cận chính
sách y tế của nhóm trẻ này ở mức độ nào, đặc biệt so sánh với nhóm trẻ cộng đồng
để thấy rõ hơn có sự khác biệt khi thực hiện chính sách đối với trẻ em tại địa
phương hay không
Trong 46 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi thuộc hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng,
trong đó 22 trường hợp trẻ lai có 17 trường hợp trẻ được tiêm ngừa chiếm tỉ lệ
77,3%, 24 trường hợp trẻ cộng đồng được tiêm ngừa chiếm tỉ lệ 100%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa vê mặt thống kê, sig = 0,013 <0,05. Kết luận có sự khác biệt
giữa hai nhóm trẻ trong việc tiếp cận về tiêm chích ngừa đối với trẻ em dưới 6 tuổi
tại cộng đồng trong đó nhóm trẻ cộng đồng trong độ tuổi cần được tiêm ngừa có tỉ
lệ tiêm ngừa cao hơn nhóm trẻ lai
Bảng 3.10: Dịch vụ tiêm ngừa vacxin của hai nhóm trẻ
Tiêm ngừa trẻ em
Loại trẻ
Tổng Trẻ lai Trẻ CĐ
Tiêm Vacxin trẻ dưới 6
tuổi
Có Sl 17 24 41
% 77.3 100.0 89.1
Không Sl 5 0 5
% 22.7 0.0 10.9
Tổng Sl 22 24 46
% 100.0 100.0 100.0
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
Phân tích tác động của tình trạng thẻ BHYT có tác động đến tiêm ngừa hay
không giữa hai nhóm trẻ cho thấy, thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi không ảnh hưởng
87
đến tình trạng được tiêm ngừa giữ nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng mặc dù trẻ không
có thẻ BHYT mà vẫn được tiêm ngừa là 12 trẻ. Địa điểm tiêm ngừa của trẻ là tại
trạm xã/ phường và thị trấn chiếm 41 trường hợp trong đó tình trạng có hay không
có thẻ BHYT cũng được tiêm ngừa tại địa phương, tình trạng có thẻ BHYT và
không có thẻ BHYT và việc tiêm ngừa cho trẻ không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê, trẻ lai và trẻ cộng đồng có khả năng được tiêm ngừa khi có hay không có
thẻ BHYT. Khi xét đến tác động của tình trạng có hay không có thẻ BHYT có tác
động đến việc chi trả cho tiêm ngừa giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng hoàn toàn
độc lập không có mối tương quan với nhau (xem bảng 3.11)
Bảng 3.11. Tương quan giữa BHYT và tiếp cận tiêm ngừa giữa hai nhóm trẻ
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
Đối với chế độ tiêm ngừa cho trẻ dưới 18 tháng tuổi mà cán bộ địa phương
cung cấp thông tin là cứ người địa phương mang trẻ trong độ tuổi đến là chích
không phân biệt có hay không có khai sinh. PVS trưởng trạm Y tế của một đơn vị
Phường tại địa bàn với quan điểm như sau:
Trạm của chị có mạng lưới tới ấp nên thông báo hết cho trẻ trong độ
tuổi tiêm ngừa mà tới khi mà trẻ tiêm ngừa, thì cái diện đầu tiên mà
cái mũi đầu tiên mà trẻ hưởng là BCG và viêm gan B. Thì trong đó
mà, nếu mà quản lý trẻ thì quản lý hết quản lý trẻ thực tế ở địa
phương mình. Nếu như mà địa phương là quản lý hết, chích hết, chứ
Đặc điểm
Loại trẻ
SL trẻ lai SL trẻ CĐ
Có thẻ BHYT Trẻ có tiêm ngừa 5 23
Không thẻ BHYT Trẻ có tiêm ngừa 12 1
Có thẻ BHYT Nơi tiêm ngừa trạm y tế
xã/phường/TT
5 23
Không thẻ BHYT
Nơi tiêm ngừa trạm y tế
xã/phường/TT 12 1
Có thẻ BHYT
Hoàn toàn miễn phí tiêm ngừa 5 23
Trả chi phí tiêm ngừa một
phần 0 0
Trả toàn bộ chi phí 0 0
Không thẻ BHYT
Hoàn toàn miễn phí tiêm ngừa 8 1
Trả chi phí tiêm ngừa một
phần 2 0
Trả toàn bộ chi phí 2 0
88
mình hổng có phân biệt gì hết. Thì chị báo với em á thì nội hiện giờ
là trẻ mình nó hưởng được tám loại vacxin
PVS. Trưởng trạm y tế-TX Ngã bảy-Hậu Giang
Việc không đòi hỏi giấy tờ gì để tiêm ngừa cho trẻ cũng cho thấy một quan
điểm công bằng muốn cho tất cả trẻ trong độ tuổi quy định tiếp cận được với loại
hình dịch vụ này, dù hướng đến sự công bằng, bình đẳng nhưng điều đáng quan
tâm ở đây là “cứ mang trẻ đến là chích”, và cũng chính vì điều đó mỗi nơi, ngành y
tế sẽ thực hiện chính sách tiêm chích khác nhau. NCS cho rằng phía trên chỉ là
quan điểm cá nhân của một cán bộ. Điều này cũng liên quan đến việc lưu hồ sơ
chích cho trẻ lai, không được coi trọng, vì rất nhiều người chăm sóc trẻ cho rằng
bản thân họ không theo dõi được trẻ lai chích ngừa đến đâu và như thế nào.
3.3.3.2. Mạng lưới xã hội liên quan đến việc cung cấp thông tin tiêm ngừa cho trẻ
Việc tiêm ngừa của trẻ lai và trẻ cộng đồng tại địa bàn nơi cư trú của hai
nhóm trẻ cho thấy mức độ cung cấp thông tin về tiêm ngừa cho trẻ trong độ tuổi là
có sự khác biệt, 100% người trả lời ở nhóm trẻ cộng đồng cho rằng nghe thông báo
của chính quyền địa phương, điều đó cho thấy mức độ cung cấp thông tin từ chính
quyền địa phương đối với nhóm trẻ cộng đồng có vẻ cao hơn nhóm trẻ lai: Có 4
trường hợp trẻ lai được mẹ hay người nhà (họ hàng báo tin cho đi chích), 2 trường
hợp được hàng xóm thông báo tin, sự khác biệt về mạng lưới xã hội cung cấp tin về
tiêm ngừa cho trẻ cũng được hỏi đến với quy mô rộng hơn, như báo đài không được
người dân biết đến mà mạng lưới chính dựa vào chính quyền địa phương bao gồm
trưởng ấp và đơn vị cấp xã phường thị trấn phụ trách y tế. Sự khác biệt về việc cung
cấp thông tin tiêm chích ngừa cho trẻ có ý nghĩa (xem bảng 3.12) điều đó cũng cho
thấy trẻ lai cần có mạng lưới rộng hơn trong cung cấp thông tin tiêm ngừa cho trẻ
Bảng 3.12. Mạng lưới thông tin về tiêm ngừa của hai nhóm trẻ
Đặc điểm mạng lƣới xã hội liên
quan đến tiêm ngừa
SL
Trẻ lai
SL
Trẻ CĐ
Nghe thông báo tiêm
ngừa từ đâu
Từ chính quyền địa phương 11 24
Nghe người nhà báo 4 0
Nghe hàng xóm báo 2 0
Sig=0.007, p < 0.05
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
89
3.3.3.3. Hình thức chi trả cho tiêm ngừa:
Đối với trẻ được tiêm ngừa tại địa phương khi được hỏi về thanh toán chi phí thì
100% nhóm trẻ cộng đồng được hoàn toàn miễn phí, nhóm trẻ lai có 76.5% được
hoàn toàn miễn phí, 11.8% được miễn phí một phần và 11.8% trả toàn bộ chi phí.
Kiểm định chi-square sig= 0.04 <0.05, cho thấy giữa biến thanh toán chi phí tiêm ngừa
và hai nhóm trẻ này có mối quan hệ với nhau. Trẻ lai có xu hướng chi trả cho tiêm
ngừa cao hơn nhóm trẻ cộng đồng, sự khác biệt này cho thấy cơ hội tiếp cận tiêm ngừa
cho trẻ là không như nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (xem bảng 3.13)
Bảng 3.13. Mạng lưới xã hội trong tiếp cận dịch vụ tiêm ngừa của hai nhóm trẻ
Đặc điểm mạng lƣới xã hội
liên quan đến tiêm ngừa
SL
Trẻ
lai
SL
Trẻ CĐ
Thanh toán chi phí Hoàn toàn miễn phí 13 24
Miễn phí một phần 2 0
Trả toàn bộ chi phí 2 0
Sig = 0.044, p < 0.05
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
Nhìn chung tình trạng tiêm ngừa cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống tại địa phương
giữa hai nhóm trẻ có sự khác biệt trong việc chi trả, trong khi trẻ cộng đồng được
miễn phí hoàn toàn thì có số ít trẻ lai trả chi phí
Tiêm chích ngừa tại địa phương cũng có phần khác biệt nữa là mạng lưới thông
tin tiêm ngừa dựa chủ yếu vào sự thông báo của chính quyền địa phương, tuy nhiên đối
với nhóm trẻ lai việc được biết đến thông tin tiêm ngừa ở hàng xóm và họ hàng cho thấy
mối quan hệ cung cấp thông tin về tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi có sự khác biệt nhưng
mang ý nghĩa thống kê qua đó có thể thấy được những gia đình có trẻ lai cũng cần có
mối quan hệ rộng và để tâm đến khi địa phương có chương trình tiêm ngừa vacxin.
Trẻ lai đến trường học được tiêm ngừa, qua dữ liệu định tính cũng cho biết là khi
trẻ lai học mẫu giáo, mầm non thì được tiêm ngừa theo các bạn trong lớp, điều này được
trao đổi kể cả người chăm sóc và cả giáo viên cũng như lãnh đạo trường mầm non.
3.4. Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của
nhóm trẻ lai
Các biến số liên quan đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai
được phân tích qua kiểm định Chi-square tình trạng có hay không có thẻ BHYT
trong nhóm trẻ lai.
90
3.4.1. Đặc điểm cá nhân của trẻ lai
Số liệu Bảng 3.13 bên dưới, xem xét các yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận
thẻ BHYT của trẻ lai: Trong 13 trường hợp trẻ về Hậu Giang sống từ 5 năm trở xuống
chiếm 48.1%, trẻ có thời gian sống trên 5 năm đến 10 năm là 40 trường hợp hiếm 87%,
trẻ về sống trên 10 năm là 18 trường hợp chiếm 66.7%. Số năm về sống tại Hậu Giang
và độ tuổi của trẻ liên quan đến tình trạng có thẻ BHYT, cụ thể trẻ sống từ 5 năm trở
xuống có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn so với trẻ có thời gian sống trên 5 năm và trên 10
năm, sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê, sig = 0.002
Độ tuổi của trẻ lai trong khảo sát và tình trạng có thẻ BHYT, có 22 trường hợp trẻ
lai dưới 6 tuổi, trong đó có 5 trường hợp trẻ có TBHYT chiếm ti lệ 22.75, trẻ từ 6 tuổi trở
lên có 66 trường hợp có thẻ BHYT chiếm 84.6%. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống
kê, sig (2 side) = 0.000
Quốc tịch của trẻ không có ảnh hưởng đến tình trạng có thẻ BHYT của nhóm
trẻ lai, trong phân tích về quốc tịch 1 trường hợp trẻ lai không có quốc tịch nên loại
bỏ vì mẫu quá nhỏ. tổng cộng, có 15 trường hợp trẻ lai mang quốc tịch Việt Nam có
thẻ BHYT chiếm 88.2%, 42 trường hợp trẻ lai Đài Loan có thẻ BHYT chiếm 72.4%,
14 trường hợp trẻ lai Hàn Quốc có thẻ BHYT chiếm 58.3%. 1 trẻ lai không có quốc
tịch không có thẻ BHYT và sự khác biệt giữa biến số quốc tịch và tình trạng có hay
không có BHYT không mang ý nghĩa thống kê
Tỷ lệ trẻ lai có đăng ký khai sinh có thẻ BHYT cao hơn trẻ lai không có khai
sinh do chính quyền địa phương cấp. Trong đó trẻ lai có khai sinh có BHYT là 38
trường hợp chiếm 88.4%, trẻ không có khai sinh có BHYT là 33 trường hợp chiếm
46.5% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê sig = 0.001
Trẻ có học bạ có thẻ BHYT là 26 trường hợp chiếm 92.9%, trẻ không có học bạ
nhưng có thẻ BHYT là 45 trường hợp chiếm tỉ lệ 62.5%. Tình trạng có học bạ của trẻ
lai có mối quan hệ tương quan với tình trạng có hay không có thẻ BHYT, phân tích số
liệu cho thấy trẻ lai đi học có học bạ có tỉ lệ có thẻ BHYT cao hơn. Điều này có thể
được giải thích khi trẻ đi học, có học bạ nghĩa là được công nhận là học sinh chính thức
của trường, nên thực hiện quyền lợi và nghĩ vụ của học sinh trong đó có việc mua
BHYT là được khuyến khích, ngoài ra nhà trường cũng cho biết trước áp lực về đạt
chuẩn “Chương trình nông thôn mới” nên nhà trường cần phải đảm bảo tỉ lệ có thẻ
91
BHYT đối với học sinh trên điểm trường tại địa phương, sự khác biệt này mang ý
nghĩa thống kê sig = 0.003
12 trẻ lai chưa từng đi học không có trường hợp nào có thẻ BHYT, 5 trẻ đã
từng đi học nhưng nghỉ có 2 trường hợp có thẻ BHYT, chiếm 40%, 83 trường hợp
trẻ đang đi học Trẻ đang đi học có 69 trường hợp trẻ có BHYT, chiếm tỉ lệ 83.1%.
Tình trạng đi học của trẻ lai và tình trạng có hay không có thẻ BHYT cho mối tương
quan với nhau, điều này cũng dễ dàng nhận thấy qua kết quả khảo sát trẻ lai được đi
học có tỉ lệ có thẻ BHYT cao hơn trẻ không đi học, khác biêt này mang ý nghĩa
thống kê, sig = 0.000
Bảng 3.14. Tình trạng tiếp cận thẻ BHYT theo đặc điểm của trẻ lai
Hạng mục
Có BHYT
N %
Số năm trẻ lai sống tại
Hậu Giang
< = 5 năm 13 48.1
5 năm -10 năm 40 87
>10 năm 18 66.7
sig = 0.002, p <0.01
Tuổi của trẻ lai
Trẻ dưới 6 tuổi 5 22.7
Trẻ 6 tuổi trở lên 66 84.6
Sig (2 side)=0.000 p <0.01
Quốc tịch của trẻ lai
Việt Nam 15 88.2
Đài Loan 42 72.4
Hàn Quốc 14 58.3
N=99
Sig = 0.110, p > 0.05
Khai sinh của trẻ lai do
VN cấp
Có khai sinh 38 88.4
Không khai sinh 33 57.9
Sig = 0.001, p <0.05
Tình trạng có học bạ ở
Việt Nam
Có học bạ 26 92.9
Không có học bạ 45 62.5
Sig = 0.003, p <0.05
Tình trạng đi học của trẻ
lai
Chưa đi học 0 0
Có đi học nhưng nghỉ 2 40
Đang đi học 69 83.1
sig = 0.000, p <0.01
Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án năm 2016
92
Trả lời PVS từ chính quyền địa phương cho biết trẻ đi học ở trường đều mua
BHYT tự nguyện như những học sinh khác, giáo viên ở trường cũng xác nhận trẻ
được hưởng các chăm sóc y tế, hay các chương trình chăm sóc y tế học được tại
trường học như các học sinh khác
Trẻ lai đi học ở trường cấp 1,2 và 3 được mua bảo hiểm y tế tự nguyện
PVS: LĐ TT Nàng Mau-Vị Thủy-Hậu Giang
Học sinh là trẻ lai cũng được mua BHYT ở trường và được hưởng các
chế độ chăm sóc y tế như các học sinh khác. Các chương trình chăm sóc
sức khoẻ cho học sinh giữa kỳ, trẻ lai cũng tham gia đầy đủ, nói chung là
đi học thì mua được BHYT và hưởng đầy đủ quyền lợi như nhau
PVS: GV Huyện Vị Thuỷ-Hậu Giang
Dù không ngang nhau về cơ hội có thẻ BHYT giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ
CĐ, nhưng tỉ lệ trẻ đi học có thẻ BHYT khá cao, điều này cũng đảm bảo an toàn
cho trẻ trong thời gian tham gia học tập và sống tại Việt Nam, xét dưới quan điểm
chức năng, BHYT vẫn là cơ sở tốt nhất để giúp gia đình có khả năng điều trị bệnh
cho trẻ trong bối cảnh gặp nhiều rủi ro về kinh tế hay người nuôi dưỡng chính
không có khả năng chi trả khi trẻ phải điều trị bệnh lâu dài hoặc nặng.
3.4.2. Những yếu tố từ bên ngoài trẻ lai
Phân tích số liệu về những biến số của người chăm sóc (trực tiếp trả lời bảng
hỏi) có liên quan đến tình trạng có hay không có BHYT của nhóm trẻ lai tại địa
phương, với 100 trường hợp trả lời dù có sự khác biệt về con số tuy nhiên khi kiểm
định thống kê không có ý ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tiep_can_dich_vu_y_te_va_giao_duc_voi_nhom_tre_lai_t.pdf