MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả DTTS MNPB sau 1986 . 6
1.2. Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa . 14
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài . 21
CHƯƠNG 2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ
DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 . 26
2.1. Những tiền đề tự nhiên lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực MNPB. . 26
2.2. Diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986. 46
CHƯƠNG 3. HỆ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN
DTTS MNPB SAU 1986. 60
3.1. Giới thuyết về biểu tượng. . .60
3.2. Hệ biểu tượng về thiên nhiên. . .64
3.3. Hệ biểu tượng về con người. .77
3.4. Hệ biểu tượng về văn hóa xã hội. . .92
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986. 111
4.1. Nghệ thuật sử dụng huyền thoại. 111
4.2. Nghệ thuật sử dụng các motif. 119
4.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ . 130
KẾT LUẬN . 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 151
164 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thả
đặt lên vai hai chàng dũng sĩ – hai vị thủ lĩnh mường. Còn hai vị tổ một tay giơ
gươm thần lên cao, một tay đưa ra phái đằng sau công chúa đỡ lấy lưng nàng che
chở” [187; tr.205]. Bởi vậy, những gì thiêng liêng, cao cả nhất được ví với núi.
Trong Đàn trời của Cao Duy Sơn, nhân vật Thức khi nhận ra ơn nghĩa to lớn của pa
Mạc và mú Sắn Pì đã hình dung họ như là “ngọn núi cha, núi mẹ” trong lòng mình:
“Anh bần thần ngắm nhìn tía và mú Sắn Pì. Đó là hai ngọn núi cha, núi mẹ, mình
đã sống sót và lớn lên trong vòng tay thô ráp vụng về của những người đó. Họ là
một nửa lớn hơn của cuộc đời anh” [201; tr.619]
Có thể nhận thấy, hệ biểu tượng về thiên nhiên trong tiểu thuyết của các nhà
văn DTTS MNPB sau 1986 dù mang nhiều dáng vẻ và những sắc thái khác nhau
nhưng bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra điểm chung giữa chúng, đó là sự thần bí, thiêng
liêng gắn liền với những quan niệm và niềm tin tâm linh của người dân miền núi. Đây
là điều ít gặp trong tiểu thuyết của các nhà văn người Kinh viết về miền núi, thường
thiên nhiên chỉ xuất hiện như yếu tố ngoại cảnh âm u, huyền bí thậm chí mang đến
những cảm nhận có phần rùng rợn, ma quái bởi họ không hiểu hết và cũng chưa đủ
gắn bó với từng cánh rừng, từng con suối, dòng sông, ngọn núi nơi đây. Xuất phát từ
76
quan niệm “vạn vật hữu linh”, thiên nhiên trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS
không chỉ hiện lên như cảnh vật, phông nền của những câu chuyện mà thực sự trở thành
yếu tố hiện hữu với đời sống riêng muôn màu muôn vẻ, hiện diện và tham gia vào mạch
truyện, chi phối sâu sắc tới đời sống của con người miền núi. Thiên nhiên trở thành một
ẩn số văn hóa, khai thác và khám phá ý nghĩa văn hóa của ẩn số thú vị này là một trong
những con đường giúp người đọc thêm hiểu đời sống văn hóa và những quan niệm nhân
sinh độc đáo mang màu sắc tộc người và dấu ấn địa văn hóa đặc sắc khó lẫn của khu vực
MNPB. Có một điểm khá thú vị đó những dấu ấn của môi trường địa văn hóa – sinh kế
và tâm thức tộc người in dấu khá rõ qua hệ biểu tượng về thiên nhiên trong tiểu thuyết
của mỗi dân tộc. Địa bàn cư trú của hầu hết các tộc người thiểu số khu vực MNPB đều
có rừng bao phủ, cuộc sống ít nhiều chịu sự chi phối trực tiếp của rừng, vì vậy, biểu
tượng rừng xuất hiện trong tiểu thuyết của hầu hết các tộc người thiểu số. Tuy nhiên,
biểu tượng sông, nước chủ yếu xuất hiện trong tiểu thuyết của các tộc người sống ở
vùng núi thấp và thung lũng (Tày, Thái, Giáy) mà ít xuất hiện trong tiểu thuyết của các
tộc người vùng cao (Mông, Dao); ngược lại, biểu tượng đá chủ yếu xuất hiện trong
tiểu thuyết của các tộc người vùng núi (Mông, Dao, Tày) mà hầu như không xuất hiện
trong tiểu thuyết của tộc người sống ở thung lũng (Thái). Đây là minh chứng cho thấy
sự chi phối rất rõ của yếu tố địa văn hóa và vũ trụ quan của các tộc người thiểu số đến
đời sống văn hóa, văn học của chính họ. Hệ biểu tượng về thiên nhiên trong tiểu thuyết
của các nhà văn DTTS MNPB còn cho thấy mối quan hệ và cách ứng xử văn hóa của
con người với thiên nhiên. Người dân miền núi một mặt rất kính sợ và tôn trọng tự
nhiên, mặt khác, họ vô cùng thân thiết và gắn bó với tự nhiên. Thái độ kính sợ và tôn
trọng tự nhiên gắn liền với những tín ngưỡng nguyên thủy, những nghi lễ cúng tế, thần
thiêng hóa tự nhiên của người miền núi; từ đó tạo nên “luật bất thành văn” nhằm bảo
vệ môi trường sinh thái của các tộc người: bảo vệ nguồn nước, không phá rừng đầu
nguồn, bảo vệ cây non...Đến những cậu bé mới chưa đầy mười tuổi như Lùng (Chòm
ba nhà – Cao Duy Sơn) cũng am hiểu tường tận về lẽ sinh tồn ấy, cậu luôn nhắc nhở
mọi người lấy của rừng một thứ thì phải trả một thứ, lựa cây lấy củi cũng phải chặt cây
chết, cành khô, không được chặt cây non, cây tươi bởi khi rừng chết thì muôn loài
cũng chết theo. Người Tày đối đãi với rừng như với một ân nhân: “Trước khi ra khỏi
rừng, người ta thường khấn và trả lại một ít thức ăn, dù chỉ là vài hạt cơm, một miếng
măng muối đặt dưới gốc cây, bụi cỏ” [202; tr.272]. Sự thân thiết, gắn bó của người dân
miền núi với tự nhiên tạo cho họ những cảm nhận đặc biệt: thiên nhiên là bạn, là người
thân yêu ruột thịt, là hơi thở, là tất cả sự sống của con người. Để biết cây đã lớn thêm
được bao nhiêu, ông Roạn (Mũi tên ám khói – Ma Trường Nguyên) giang đôi tay ôm
thử từng cây một, ông đếm từng cành cây mọc thêm, tay vỗ vào lưng cây một cách trìu
77
mến, có lúc lại áp mặt vào thân cây như hôn một người thân. Quả là, chỉ người miền
núi thực thụ mới có những cảm nhận đặc biệt đến thế.
3.3. Hệ biểu tượng về con người
Biểu tượng về con người trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB rất
phong phú nhưng tựu chung lại, những biểu tượng có tính chất lặp lại, tạo dấu ấn nổi
bật và mang sứ mệnh truyền tải những ý nghĩa, những thông điệp văn hóa của cộng
đồng đó là: Biểu tượng ngực, biểu tượng trang phục, biểu tượng tiếng đàn, tiếng hát.
Mỗi biểu tượng có những ý nghĩa và thông điệp riêng, cùng góp phần khắc họa bức
chân dung văn hóa hấp dẫn và thú vị về con người miền sơn cước.
3.3.1. Biểu tượng ngực
Nằm trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết của các
nhà văn DTTS MNPB sau 1986 đã có một sự thay đổi mạnh mẽ trong tư tưởng khi
khai thác biểu tượng ngực – vẻ đẹp đậm chất phồn thực của cơ thể nữ giới – vốn là địa
hạt xa lạ - “vùng cấm kị” của văn chương một thời. Ngực – bầu vú của cơ thể nữ giới
là biểu tượng phồn thực tiêu biểu, mang ý nghĩa biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở của
giống loài, là vẻ đẹp thiên phú cho cơ thể người phụ nữ. Theo Từ điển biểu tượng văn
hóa thế giới, “bộ ngực của các thiên thần tượng trưng cho bức tường thành không thể
hạ nổi, trong đó ẩn náu một tấm lòng hào hiệp ban phát những điều mang lại niềm
hứng khởi. Đó là biểu tượng của sự bảo trợ” [16; tr.664], “việc để trần bộ ngực thường
bị coi như một sự khiêu khích tính dục; một biểu tượng về nhục dục hoặc về sự hiến
thân của phụ nữ”, bộ ngực còn là “biểu tượng của tình mẫu tử dịu dàng, sự bình an,
nơi trông cậy” [16; tr.664]. Trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB, biểu
tượng ngực xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần, với nhiều ý nghĩa. Ngực không đơn thuần
là biểu tượng cho vẻ đẹp thể xác của người phụ nữ mà nó còn là một biểu tượng văn
hóa hàm chứa quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh của con người miền núi.
Trước hết, ngực là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tân khỏe mạnh, ngồn ngộn sức
sống, đậm chất phồn thực của người con gái miền núi. Người Tày quan niệm về vẻ đẹp
của người phụ nữ là một vẻ đẹp khỏe mạnh căng tràn sức sống, điều đó được nhà thơ
Dương Thuấn ghi lại qua những dòng thơ giản dị: “Nàng ngồi lặng bên bếp một mình
đun cám/ Ôi da trắng, ngực đầy, khoeo dày, chân vững”. (Đây rồi này, sáo ôi,
Dương Thuấn). Ta cũng bắt gặp quan niệm tương tự về vẻ đẹp tươi trẻ, khỏe khoắn,
tròn đầy của người phụ nữ dân tộc Giáy trong thơ của Lò Ngân Sủn: “Ôi em/ Con gái
bản Tông/ Mông em tròn mập như bắp chuối/ Váy em buộc thắt đáy lưng ong/ Ngực
em căng hai bầu sữa ngọt/ Tóc em chảy xuống như một dòng suối/ Mắt em tỏa ánh
sáng sao mơ/ Hai má em như quả đào chín” (Con gái bản Tông). Quan niệm ấy cũng
được thể hiện một cách rõ nét và vô cùng ấn tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn
DTTS MNPB. Ngực – bầu vú là biểu tượng cho vẻ đẹp hoàn mĩ, vừa kín đáo, ý nhị,
78
vừa lồ lộ căng tràn sức sống của người con gái miền rừng – một công trình nghệ thuật
kì diệu của tạo hóa. Vẻ đẹp ấy đã khơi nguồn mĩ cảm tiềm tàng mà vô cùng mãnh liệt
được tạo ra bởi sự đối lập giữa hai thái cực: đó là sự kín đáo, thẹn thùng, e ngại với sự
sẵn sàng, khát khao, dâng hiến; vẻ đẹp được dồn tụ bởi gió núi hương ngàn của những
người con gái miền sơn cước. Vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của bộ ngực người phụ nữ
miền núi được không ít nhà văn DTTS khai thác và thể hiện theo cách riêng của mình.
Ma Trường Nguyên thể hiện qua vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa kì bí của bộ ngực người
con gái mới lớn qua cảm nhận của chàng trai trẻ lần đầu rung động, vừa lóng ngóng,
vụng về vừa hồi hộp, run rẩy: “Vừa nói Gịng vừa đưa bàn tay lóng ngóng lên vồng
ngực người con gái mới lớn phập phồng còn nhọn căng như chóp núi ngậm sương ấm
nồng” [188; tr.45]. Vi Hồng lại miêu tả vẻ đẹp mơn mởn xuân thì của Ngải Thà -
người con gái đang ở độ rực rỡ nhất có thể khiến bất cứ chàng trai nào phải si mê: với
“tấm ngực đầy ắp, mơn mởn như cả mùa xuân quê hương tụ về làm nên xuân sắc”.
Không dừng lại ở miêu tả vẻ đẹp xuân sắc của bộ ngực người thiếu nữ, Ma Trường
Nguyên còn khám phá sự trải nghiệm sâu sắc từ nỗi đau qua bộ ngực héo tàn của
người góa phụ. Đó là sự day dứt đến chạnh lòng trước nỗi niềm tiếc nuối quá khứ, tiếc
nuối tuổi thanh xuân héo tàn của bà Hay (Rễ người dài) - một người phụ nữ lớn tuổi
chưa một lần được cảm nhận hạnh phúc ái ân trọn vẹn với “bộ ngực hết thời son trẻ đã
tong teo khô héo” [190; tr.36]. Cảm xúc vỡ òa trong nước mắt, chạm vào nỗi đau sâu
kín của trái tim bị thắt chặt bởi những định kiến ngặt nghèo “nước mắt bà cứ thế lăn ra
ướt đầm đìa hai gò má, lăn xuống bộ ngực đã hanh heo như mùa thu lá rủ vàng sắp
rơi” [190; tr.41]. Còn đó là nỗi đau sâu kín, sự gắng gượng bất lực và cam chịu của
người phụ nữ đã trải qua thời thanh xuân đầy tiếc nuối và day dứt. Ma Trường Nguyên
đã thể hiện cái nhìn mới về con người, để con người tự tìm về bản năng của mình
nhằm thoát khỏi mọi ràng buộc với thực tại, đặc biệt là thoát khỏi sự áp chế của các tư
tưởng phong kiến kiềm tỏa những ham muốn bản năng chính đáng của con người.
Ngực còn là biểu tượng của mẫu mẹ - là sự bảo vệ, chở che. Ngực có ý nghĩa
tượng trưng cho tính nữ, chứa đựng giá trị ngợi ca sự sinh – sự dưỡng và tình yêu
thương, che chở của người mẹ. Từ thẳm sâu tâm thức của loài người bộ ngực với đôi
bầu vú của người mẹ chính là nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những đứa trẻ, cũng là
bản năng, là quyền lực mà thượng đế ban phát cho người đàn bà – mang đến sự sống
ngọt lành và an toàn nhất cho thế gian. Ngực – bầu vú chính là linh hồn người mẹ - là
biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu thương. Ngực – bầu vú với dòng sữa ngọt lành
là hiện thân cho sự nuôi dưỡng và tái sinh. Trong Vực thuồng luồng, Hoàng Hữu Sang
đã khắc họa những chi tiết có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Cùng lần tìm về quá
khứ qua những cơn mộng mị của nhân vật chính – Nhòng, Hoàng Hữu Sang giúp
người đọc hình dung rõ nét về bộ mặt thật sự của chiến tranh, bộ mặt của sự tang
79
thương, chết chóc và nghèo đói. Nhòng chứng kiến cảnh tượng địa ngục mà chiến
tranh mang lại, ngay cạnh người phụ nữ đã chết là hình ảnh “một cái đầu xám ngoét
như quả bưởi non thối đang ngậm vú mẹ” – “bầu vú mỏng tang như chiếc diều gà đói
ăn” [197; tr.26]. Ngay cả lúc người mẹ đã chết, “bầu vú mỏng tang như chiếc diều gà
đói ăn” dường như vẫn cố làm nốt thiên chức của mình – đó là sợi dây gắn kết tình
mẫu tử thiêng liêng, xóa nhòa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, là cái
duy nhất để níu kéo người mẹ trở về từ cõi tử. Không hiểu do sự tình cờ hay hữu ý, hai
đứa trẻ mất mẹ đói ăn và đói tình mẫu tử đến ngặt nghèo đã gặp được một người phụ
nữ giống mẹ chúng như đúc, bằng xương bằng thịt đang chìa tay ra bế chúng. Chúng
sà tới, rúc mạnh vào ngực cô, khóc ré lên như cầu cứu, như hờn giận làm cô gái khó
xử. Chỉ trong thoáng chốc lúng túng và ngần ngại, cô gái bất thần vạch áo chìa vú cho
hai đứa bé ngậm. Người bố trong cảnh gà trống nuôi con bất giác cảm thấy nhẹ lòng,
nghĩ có lẽ ông trời thấy anh khổ quá nên đã để vợ anh hóa sinh trở lại. Câu chuyện
nhòe mờ bởi giấc mộng chập chờn hư thực nhưng tình mẫu tử thiêng liêng là có thật
đủ để xoa dịu những tâm hồn khổ đau, bất hạnh và sưởi ấm những trái tim lạnh lẽo
trên thế gian này. Lù Dín Siềng trong tiểu thuyết Vua Phỉ đã khai thác ý nghĩa của biểu
tượng ngực qua trạng thái vô thức của nhân vật. Trong giây phút đê mê vì hạnh phúc,
sung sướng bởi lần đầu tiên được “ngửi mùi con gái”, Kim Siết rúc cả khuôn mặt mình
vào ngực Tẩn Mẩy, cứ thế mài đi mài lại tựa mài dao. Sự mê đắm của Kim Siết với bộ
ngực như “hai quả ngõa xanh” của người yêu ban đầu chỉ là sự rung động khác giới
mang tính nhục dục thuần túy. Dường như trong giây phút hạnh phúc “ngây ngất”, “đờ
đẫn”, “tê mê” ấy, khi mà lí trí dường như đang không còn kiểm soát được hành vi và
tình cảm đang ở thế lấn át, đó là lúc bản năng của con người từ cõi thẳm sâu của vô
thức trở về, hiện hữu: “Mồm tôi bất thần gặp hai quả ngõa xanh cứng, tôi há miệng
bú Chút Chút hết bên này đến bên kia, như thuở bé bú mẹ” [206; tr.9]. Ranh giới
giữa một chàng trai trưởng thành với một đứa trẻ trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Giây phút ấy, con người dường như trở về với bản năng đích thực của mình – khao
khát sự chở che, yêu thương, bảo vệ từ người mẹ. Vượt qua những cảm xúc nhục thể
thuần túy, bộ ngực của người phụ nữ trở thành biểu tượng cao đẹp, thiêng liêng cho sự
chở che, bao bọc. Ngay cả khi đã trưởng thành, con người ta không ai có thể quên
những giây phút thiêng liêng thời thơ bé.
Ngực còn là biểu tượng của khát vọng yêu đương – đó là thứ khát vọng bị dồn
nén nhưng vô cùng mạnh mẽ, thể hiện sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của những con
người miền núi. Trong Ái tình và kẻ hành khất, Vi Hồng đã nói về quy ước đặc biệt
của người Tày trong hội ném còn, khi đã nhận còn của người con gái tức là đã nhận
tình yêu thì mục tiêu của cái còn không còn là cái vòng còn nữa mà là tấm ngực của
người yêu. Khi ấy, quả còn giống như “mũi tên mười hai sắc của thần tình yêu bắn vào
80
những trái tim của những cặp trai nụ gái hoa yêu nhau” [167; tr.31]. Quy ước này
không phải ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ ý nghĩa biểu tượng ngực trong đời sống
văn hóa tinh thần của đồng bào. Bởi lồng ngực là nơi chứa đựng trái tim – biểu tượng
của tình cảm, tâm hồn con người, nên cũng là nơi chứa đựng đầy đủ những cung bậc
cảm xúc của tình yêu đôi lứa. Tiểu thuyết Trăng yêu của Ma Trường Nguyên đã khai
thác những xúc cảm yêu thương của những chàng trai, cô gái Tày qua những biểu hiện
khác nhau của lồng ngực. Đó là những rung động buổi yêu đầu hồi hộp, phấp phỏng
của Lan Thao đi chợ xuân cùng bố, lần đầu đón nhận lời lượn ướm hỏi của người con
trai lạ khiến bộ ngực non tơ phấp phỏng một điều gì mới đến, vừa lạ lẫm, ngại ngần,
vừa tò mò, háo hức. Đó là vồng ngực rạo rực, khát khao của Gắm - chàng trai trẻ lần
đầu rung động trước một người con gái, lấy hết sức hít hơi cả hương mùa xuân vào
đầy ngực để cất lên câu lượn của lòng mình. Tình yêu muôn đời vẫn vậy, nó luôn là
những xúc cảm kì lạ và đặc biệt giữa đôi bờ yêu thương và thù hận, nhung nhớ và lãng
quên, đắm say và hời hợt, hạnh phúc cao độ và tổn thương tột cùng. Tất cả những cảm
xúc trong tình yêu đều hiện diện nơi trái tim – lồng ngực của con người. Với những
chàng trai, cô gái miền sơn cước luôn tôn thờ và theo đuổi tình yêu phóng khoáng, tự
do, những xúc cảm ấy càng trở nên mạnh mẽ, da diết và chân thành hơn bao giờ hết.
Niềm hạnh phúc tột cùng của Dàu khi được Diêu Anh đón nhận tình yêu (Rễ người dài
– Ma Trường Nguyên) là thanh âm rộn rã của muôn tiếng chim rừng đang hót trong
lồng ngực. Lời hát da diết, đắm say của chàng trai H’Mông khi tỏ tình (Gió Mù Căng –
Hà Lâm Kỳ) dường như cũng rưng rưng nơi lồng ngực: “Em như bông hoa tớ zảy/
Anh ngắt cài lên ngực/ Ngực anh khóc, bông hoa cũng khóc/ Bao giờ hai ta như đôi
chim cứ cư” [192; tr.32]. Mọi xúc cảm của lời tỏ tình đều hiện diện nơi lồng ngực
chàng trai: tha thiết, say đắm xen lẫn hồi hộp, lo lắng. Nơi xúc cảm mạnh mẽ nhất
cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất. Giây phút dâng hiến trọn vẹn của tình yêu giữa
Khùn và Eng Liểu nơi động Trao Tình (Tình xứ mây – Ma Trường Nguyên) thực sự
xúc động, đó là tình yêu trao gửi để rồi lãng quên, dâng hiến để rồi phải rời xa nhau
mãi mãi. Biết vậy mà không thể làm khác được, khi những khát khao vượt qua mọi rào
cản. Cảm xúc vừa đón đợi vừa hồi hộp, vừa khao khát vừa lo lắng, vừa tự nguyện trao
gửi vừa day dứt, trăn trở của Eng Liểu – người con gái bé nhỏ, tội nghiệp không thể
kiếm tìm cho mình một danh phận trong tình yêu khiến người đọc không khỏi bồi hồi.
Khuôn ngực “non tơ phập phồng nhọn như một chóp núi” dường như đang rung lên vì
xúc động với trái tim bé nhỏ đang tan chảy – một lần duy nhất được tan chảy trong
hạnh phúc có lẽ là quá đủ với người con gái tội nghiệp ấy. Cũng là sự trao gửi tình yêu
nhưng trong Nắng tím, Hoàng Luận lại khai thác khía cạnh rất nhân văn của tình yêu
nam nữ qua cảm nhận đầy trân trọng từ phía người con trai dành cho người con gái của
mình: “Đôi mắt anh cảm nhận, lồng ngực của Nhỉnh bây giờ khác xa cái thời tắm suối
81
chăn trâu ở Goằng Lơ. Queng thấy thiêng liêng và trân trọng mỗi lần áp tai xuống đấy,
để truyền sang một khoái cảm đặc biệt cho trái tim Queng” [179; tr.28].
Vẫn là những xúc cảm của tình yêu nhưng khi trái tim tan vỡ thì cảm xúc nơi
lồng ngực thật sự khác biệt. Nơi xúc cảm dạt dào, sôi nổi, cuồng nhiệt nhất cũng là nơi
dễ bị tổn thương nhất. Trong thơ DTTS MNPB, những xúc cảm ấy thật sự khiến người
đọc nghẹn lòng: “Đêm đêm/ Người đàn bà khóc trong mơ/ Vã mồ hôi tỉnh dậy/ Đấm
vào ngực mình/ Cào cấu vào ngực mình” (Người đàn bà bị phụ tình – Y Phương). Các
nhà văn DTTS cũng khai thác những cảm xúc đặc biệt sâu lắng, dồn nén thành những
nỗi đau khắc khoải, giằng xé tận tâm can con người. Nhà văn Tày Ma Trường Nguyên
đã thấu cảm với trái tim uất nghẹn của Lềnh khi bị khước từ tình yêu: “ngực Lềnh tưng
tức như có bàn tay vô hình nào đó đang bóp chặt trái tim đau đớn” [190; tr.58]. Trong
tiểu thuyết Người lang thang (Cao Duy Sơn), cảm xúc bị chối bỏ trong tình yêu được
cụ thể, hữu hình thành nỗi đau nơi giống một mũi tên găm vào ngực Ngấn, mỗi ngày
thêm nhức nhối. Mẹ Diêu Anh (Rễ người dài – Ma Trường Nguyên) bị chồng phản
bội, ngày đêm bị dày vò với một trái tim tổn thương uất nghẹn – nỗi đau nén sâu bóp
nghẹt trái tim đau đớn suốt một đời của người đàn bà tội nghiệp. Diêu Anh phải “đưa
bàn tay vuốt vuốt khuôn ngực bà đã nhăn nheo đang xúc động phập phồng để bà khỏi
nghẹn nước” [190; tr.168]. Các nhà văn DTTS MNPB đã khai thác biểu tượng lồng
ngực – trái tim như là nơi hiện hữu rõ nét cho những nỗi đau sâu kín bị kìm nén, bị
dồn tụ đến quặn thắt, nghẹn ngào.
Trong tiểu thuyết Người lang thang của Cao Duy Sơn, Na Ban bị bắt và nhốt
giam trong nhà Sèn Sì, tuổi trẻ, tuổi xuân cùng những khát vọng yêu đương bị kìm
nén, vùi sâu, chôn chặt trong cõi lòng lạnh giá, song khát vọng sống, khát vọng tuổi trẻ
ấy giống như một ẩn ức bị khỏa lấp, một lúc nào đó lại chợt bùng lên. Như một ẩn ức
tính dục bị kiềm tỏa, khát vọng sống mang bản năng của người phụ nữ được bộc lộ
trọn vẹn và kín đáo bằng sự cảm nhận đầy tinh tế của người viết: “Cô bàng hoàng nhận
ra tay mình đã đặt lên ngực từ lúc nào. Nhón gót đến khép lại cửa buồng, Na Ban quay
vào đối diện với mình trong tấm gương. Những ngón tay thon trắng hồng chậm rãi đưa
sang bên nách cởi từng núm khuy vải. Cô bồi hồi ngắm lại hai bầu vú nhô cao rồi đưa
tay se sẽ xoa lên cái núm nhỏ màu hồng nhạt. Một cảm giác thật dễ chịu dâng lên, cô
nhắm mắt ngây ngất với bao cảm xúc lạ” [198; tr.221]. Na Ban tự ngắm nhìn say đắm
và ngây ngất khuôn ngực thiếu nữ của mình bằng sự thôi thúc từ chính bản năng của
người phụ nữ, bản năng ấy mách bảo và thôi thúc trong cô một khát vọng sống, khát
vọng yêu đương mãnh liệt. Cái vỏ bọc lạnh lùng, trống rỗng, vô cảm và ngơ ngác hàng
ngày dường như biến mất, thay vào đó là một Na Ban đang say mê vẻ đẹp thiên phú
của chính mình – vẻ đẹp mà, không một thế lực nào, một hoàn cảnh nào có thể ngăn
trở hay hủy diệt. Ý thức tự ngã của con người bản năng, con người cá nhân được thể
82
hiện chân thực và bình dị như chính cuộc sống thường nhật nhưng có sức lắng đọng
sâu sắc và vô cùng thấm thía. Đó là tư tưởng giải phóng, cởi trói cho người phụ nữ
miền núi vốn bị giam hãm, khống chế nhiều năm trước cường quyền và cả thần quyền.
Biểu tượng ngực không phải là biểu tượng mới, trong văn chương thế giới nói
chung và văn học Việt Nam nói riêng, biểu tượng ngực đã được nhiều nhà văn khám
phá và thể hiện nhưng trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986, biểu
tượng ngực đã được thể hiện theo những cách riêng chứa đựng những vẻ đẹp văn hóa,
những quan niệm văn hóa và truyền tải những thông điệp văn hóa của cộng đồng các
DTTS MNPB. Các nhà văn DTTS MNPB đã gửi gắm quan niệm về vẻ đẹp khỏe
khoắn, căng tràn sức sống, đậm chất phồn thực của người con gái miền rừng. Biểu
tượng ngực còn thể hiện sự đề cao, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và thiên chức thiêng
liêng của người mẹ - biểu trưng cho mẫu tính vốn ít được coi trọng trong xã hội miền
núi (vốn chủ yếu theo tư tưởng phụ quyền). Những khát vọng yêu đương mạnh mẽ,
mãnh liệt của những chàng trai cô gái miền núi cũng được thể hiện qua biểu tượng
ngực. Tình yêu nơi núi cao rừng thẳm thường bị ngăn trở bởi những rào cản, những
định kiến, những ranh giới và thử thách, nhưng cũng chính vì thế mà khát vọng yêu
đương tự do luôn là khát vọng sống mạnh mẽ và cuồng nhiệt của những con người nơi
đây. Qua đó, các nhà văn DTTS đã thể hiện cái nhìn đầy nhân văn và tấm lòng thấu
cảm với những ước mong hạnh phúc chính đáng của con người.
3.3.2. Biểu tượng trang phục
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh với bề dày nghiên cứu văn hóa cổ truyền các
dân tộc Việt Nam đã khẳng định: “Văn hóa trang phục, đặc biệt là trang phục phụ nữ,
là cái mà ở đó bản sắc dân tộc biểu hiện rõ rệt, thường xuyên và lâu bền nhất” [109].
Vượt lên trên ý nghĩa làm đẹp cho cơ thể con người, trang phục, đặc biệt là trang phục
phụ nữ của các DTTS đã trở thành biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống
của mỗi dân tộc. Tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 đã xây dựng biểu
tượng trang phục với dấu ấn văn hóa riêng biệt, đặc sắc của mỗi tộc người, qua đó câu
chuyện về đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc được thể
hiện một cách rõ nét và giàu sức thuyết phục.
Từ thuở xa xưa, dân ca Mông có câu: “Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy/ Đầu nhà
là nơi anh ngồi thổi sáo múa khèn” – câu ca phác họa cảnh sinh hoạt thường ngày rất vui
vẻ, hạnh phúc của một gia đình nhỏ mang đậm sắc màu văn hóa, cho thấy người Mông
xưa rất coi trọng truyền thống và yêu văn nghệ. Người Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp
của người phụ nữ qua trang phục: “Muốn biết người tốt xem gác bếp/ muốn xem người
đẹp xem quần áo”. Không chỉ dân tộc Mông, các DTTS trên toàn đất nước Việt Nam nói
chung và khu vực MNPB nói riêng đều rất coi trọng trang phục truyền thống của dân tộc.
Trang phục không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp, tính cách và tài năng của con người miền
83
núi mà còn là biểu tượng thể hiện quan niệm thẩm mỹ, chiều sâu của lịch sử và bề dày văn
hóa của mỗi dân tộc. Mỗi tộc người MNPB đều có bộ y phục đặc trưng riêng của tộc
người mình, để nhìn vào đó, người ta có thể nhận ra họ thuộc tộc người nào. Hơn nữa,
mỗi bộ trang phục đó đều là một sản phẩm kì công của bàn tay và khối óc con người, nó
thực sự là một tác phẩm nghệ thuật để chiêm ngưỡng và tự hào.
Trang phục là biểu tượng đặc sắc của văn hóa truyền thống các tộc người, là sản
phẩm dệt may thủ công được lưu truyền và gìn giữ từ đời này qua đời khác. Ở miền
núi, hình ảnh quen thuộc của mỗi nếp nhà là hình ảnh những người bà, người mẹ ngồi
quay sợi, dệt vải, may vá, thêu thùa. Và rồi những công việc tỉ mỉ, lặng thầm và đòi
hỏi sự khéo léo, bền bỉ ấy lại được truyền dạy cho các em bé gái. Cứ thế, đến tuổi
trưởng thành, những cô gái mới lớn đã tự dệt vải, may vá và trang trí bằng kĩ thuật
thêu tay truyền thống, tạo cho mình những bộ trang phục dân tộc hết sức kì công, tự
may vá, thêu thùa những đồ dùng cần thiết như gối, chăn chuẩn bị cho ngày trọng
đại trong cuộc đời: ngày cô gái về nhà chồng. Mọi người, đặc biệt là người bên nhà
chồng sẽ đánh giá cô gái qua bộ đồ cô ấy mặc, qua những sản phẩm thủ công do tự tay
cô ấy làm. Bởi vậy, việc học hỏi các bà, các mẹ những kĩ thuật cần thiết để dệt vải,
may vá, thêu thùa đã trở thành một công việc vô cùng nghiêm túc và quan trọng đối
với các cô gái trong mỗi gia đình. Do đó, trang phục không chỉ là biểu tượng của tài
năng mà nó còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của những người phụ nữ,
những người con gái vùng cao. Với đa số các DTTS MNPB, trang phục hoàn toàn là
sản phẩm thủ công được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo, sự cần mẫn, chăm chỉ của
người phụ nữ. Trong Đất bằng, Vi Hồng đã kể về phong tục tự dệt vải, nhuộm chàm,
tự may vá của người con gái Tày để chuẩn bị cho ngày “lồng lảng” (ngày về nhà
chồng) một cách đầy thông cảm và thấu hiểu: “Những cô gái Tày từ chín mười tuổi mẹ
đã dạy cán bông, kéo sợi, dệt vải. Con gái Tày ngày xưa không có lúc nào rỗi. Ở ngoài
đồng v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tieu_thuyet_cua_cac_nha_van_dan_toc_thieu_so_mien_nu.pdf