Luận án Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Hội

LỜI CAM ĐOAN. 1

LỜI CẢM ƠN.I

MỤC LỤC. II

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.VI

DANH MỤC BẢNG BIỂU . VII

DANH MỤC SƠ ĐỒ.IX

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 1

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 3

2.1. Các nghiên cứu về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT.3

2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT và tổ chức

HTTT KTQT.8

2.3. Khoảng trống nghiên cứu.13

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 14

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 15

4.1. Đối tượng nghiên cứu.15

4.2. Phạm vi nghiên cứu.15

5. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN. 15

6. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16

6.1. Quy trình nghiên cứu .16

6.2. Phương pháp nghiên cứu.17

6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .17

6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .20

7. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LUẬN ÁN. 20

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN. 21

CHƯƠNG 1 . 23

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 23

pdf271 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận KTQT) BÁO CÁO ĐỊNH MỨC CHI PHÍ Thông tin Chi phí SXC kỳ trước Thông tin Chi phí NVL kỳ trước 90 + Về tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ lập dự toán tổng thể 84% (21/25) các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo được khảo sát trên địa bàn Hà Nội tiến hành lập dự toán tổng thể. Để lập dự toán tổng thể, có rất nhiều các bộ phận, phòng ban cùng tham gia thiết lập nhưng tại mỗi doanh nghiệp thì bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng có sự khác nhau. Bộ phận KTQT chịu trách nhiệm chính xử lý dữ liệu về dự toán tổng thể chiếm 40% (10/25) các doanh nghiệp có lập dự toán tổng thể. Bộ phận kế hoạch chịu trách nhiệm chính trong xây dựng dự toán tổng thể chiếm 32% (8/25). Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm thiết lập dự toán tổng thể chiếm 12% (3/25). 24% (6/25) các doanh nghiệp có bộ phận KTQT lập đầy đủ các loại dự toán trong dự toán tổng thể. 16% (4/25) các doanh nghiệp, bộ phận KTQT lập các dự toán: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí NVL trực tiếp, dự toán chi phí NC trực tiếp, dự toán chi phí SXC, dự toán chi phí BH, dự toán chi phí QLDN, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán kết quả kinh doanh mà không lập dự toán bảng cân đối kế toán. Tùy vào từng nội dung dự toán mà được phân công thực hiện bởi các bộ phận khác nhau. Bộ phận lập dự toán doanh thu tiêu thụ có thể do bộ phận Marketing hoặc bộ phận kế hoạch thực hiện tùy vào cách bố trí sắp xếp của từng doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, bộ phận lập dự toán doanh thu tiêu thụ là bộ phận kinh doanh. Tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, bộ phận kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ lập dự toán này. Dự toán sản xuất và dự toán hàng tồn kho do bộ phận kế hoạch và đầu tư thiết lập. Các dự toán còn lại do bộ phận KTQT đảm nhận thực hiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này đều lập dự toán tĩnh, áp dụng mô hình dự toán từ trên xuống. Kết quả điều tra cho thấy, để lập dự toán doanh thu tiêu thụ, các doanh nghiệp truy vấn các dữ liệu gồm có: nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm bánh kẹo; tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm các năm trước; môi trường kinh doanh; chiến lược kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp trong kỳ. Để lập dự toán hàng tồn kho, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu bao gồm: tình hình hàng tồn kho của các kỳ trước; tình hình biến động doanh thu theo thời vụ. Để lập dự toán sản xuất, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán doanh thu tiêu thụ và báo cáo dự toán hàng tồn kho. Để lập dự toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán sản xuất và báo cáo định mức chi phí. Để lập dự toán giá vốn hàng bán, các 91 doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán sản xuất, báo cáo dự toán chi phí NVL trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí NC trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí SXC. Để lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo thực hiện về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của năm trước. Để lập dự toán kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp truy vấn dữ liệu trong báo cáo dự toán doanh thu, báo cáo dự toán giá vốn hàng bán, báo cáo dự toán chi phí bán hàng, báo cáo dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Dữ liệu sau khi truy vấn đều được xử lý bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm. Ví dụ, quy trình thông tin lập dự toán tổng thể tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được trình bày theo sơ đồ như sau: Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thông tin KTQT phục vụ dự toán tổng thể tại các công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị) 2.2.2.2. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ kiểm soát thực hiện Với đặc thù hoạt động chuyên về sản xuất, cùng với đó, các sản phẩm bánh kẹo có các đặc điểm riêng biệt như là có hình thái, kích thước nhỏ, giá trị không lớn, mỗi sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền sản xuất riêng biệt, kết thúc một ca máy thì sản phẩm sản xuất được hoàn thành, không có sản phẩm dở dang, các loại sản phẩm có cùng chủng loại được sản xuất tại cùng một phân xưởng, do đó, việc xác định chính xác chi phí cho từng sản phẩm luôn được các nhà quản trị quan tâm. Để tìm hiểu thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu hỗ trợ kiểm soát thực hiện tại Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Kế hoạch vật tư Bộ phận Kế toán KTQT Dự toán sản lượng (Phụ lục 12) Dự toán chi phí NVL TT Dự toán chi phí NC TT Dự toán chi phí SXC Dự toán giá vốn hàng bán Dự toán chi phí bán hàng Dự toán chi phí QLDN Dự toán kết quả kinh doanh (Phụ lục 16-18) Dự toán sản xuất Dự toán hàng tồn kho (Phụ lục 13-15) 92 các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu sinh tiến hành điều tra tập trung đối với tổ chức xử lý dữ liệu xác định chi phí. Qua kết quả điều tra, 100% (25/25) các doanh nghiệp được khảo sát đều xử lý dữ liệu xác định chi phí và đều do bộ phận KTQT chịu trách nhiệm chính. Dữ liệu truy vấn để xác định chi phí tại các doanh nghiệp gồm có các dữ liệu chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí SXC, tiêu thức phân bổ và số liệu theo từng tiêu thức. Hiện tại, các doanh nghiệp vẫn sử dụng những phương pháp xác định chi phí truyền thống. 80% (20/25) các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc. 100% (25/25) các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Không có doanh nghiệp nào áp dụng phương pháp dựa trên các hoạt động (ABC) hay áp dụng mô hình chi phí mục tiêu (Kaizen) để xác định chi phí. Với kết quả thu được cho thấy có những doanh nghiệp đã xác định chi phí bằng cách kết hợp phương pháp xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Tìm hiểu thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất hàng loạt rồi giao cho các đại lý đã áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Còn đối với các doanh nghiệp vừa tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng vừa tiến hành sản xuất hàng loạt thì sẽ áp dụng cả 2 phương pháp khi xác định chi phí. (Phụ lục 9-11) 2.2.2.3. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT phục vụ kiểm tra, đánh giá Tìm hiểu thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá cho thấy, 100% (25/25) các doanh nghiệp đều tiến hành xử lý thông tin phục vụ kiểm tra, đánh giá. 72% (18/25) doanh nghiệp phản ánh việc kiểm tra, đánh giá do bộ phận KTQT chịu trách nhiệm chính. 28% (7/25) là do bộ phận khác, cụ thể là bộ phận kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu sâu thì nhận thấy các doanh nghiệp này chỉ đánh giá tình hình thực hiện ở một số chỉ tiêu đó là doanh thu, sản lượng, các khoản mục chi phí, lợi nhuận. Dữ liệu được truy vấn để phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá là số liệu kế hoạch, dự toán và số liệu thực hiện của các chỉ tiêu kinh tế qua các kỳ. Để xử lý các dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, các doanh nghiệp này hầu hết sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ suất, hệ số kết hợp với phương pháp biểu mẫu, đồ thị nhằm thấy được sự biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ. Các dạng so sánh được sử dụng là so sánh dạng số tuyệt đối với việc tính số 93 tuyệt đối không tính đến hệ số điều chỉnh, so sánh dạng số tương đối với việc tính số tương đối động thái, số tương đối hoàn thành, số tương đối kết cấu. Một số các phương pháp khác dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng như là phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp cân đối không được sử dụng (Phụ lục 19). 2.2.2.4. Thực trạng tổ chức xử lý dữ liệu KTQT hỗ trợ ra quyết định Theo khảo sát tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, các nhà quản trị thường xuyên phải đưa ra các loại quyết định như là các quyết định về giá bán từng loại sản phẩm bánh kẹo, số lượng sản phẩm sản xuất theo thời vụ, quyết định về nguồn nguyên vật liệu thu mua để sản xuất sản phẩm bánh kẹo, quyết định về tạm ngừng sản xuất một loại sản phẩm bánh kẹo nào đó, quyết định điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ, quyết định liên quan tới các nhà cung cấp và khách hàng lớn, quyết định đầu tư dây chuyền, thiết bị sản xuất bánh kẹo, quyết định công nợ của khách hàng, quyết định về tiền lương. Tuy nhiên, chỉ có 24% (6/25) các doanh nghiệp được khảo sát có tiến hành xử lý dữ liệu hỗ trợ ra quyết định và đều do bộ phận KTQT chịu trách nhiệm chính. Để ra các quyết định ngắn hạn, bộ phận KTQT của các doanh nghiệp này truy vấn các số liệu về sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, có liên quan đến các phương án kinh doanh. Các dữ liệu về dòng tiền, vốn, tài sản, lãi suất, khấu hao cũng sẽ được thu thập để phục vụ cho việc xử lý để ra các quyết định dài hạn. Phương pháp được các doanh nghiệp này sử dụng để xử lý dữ liệu là phương pháp phân tích thông tin thích hợp, phương pháp kỳ hoàn vốn và phương pháp tỷ lệ sinh lời. 76% (19/25) các doanh nghiệp không xử lý dữ liệu hỗ trợ ra quyết định. Chỉ khi nào cần, nhà quản trị mới yêu cầu dữ liệu và sẽ tự đánh giá, phân tích để đưa ra các quyết định. Các dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định tại các doanh nghiệp này hiện còn rất sơ sài và các nhà quản trị trong doanh nghiệp chủ yếu sử dụng kinh nghiệm để phân tích, đánh giá và ra quyết định. Ví dụ, để đưa ra quyết định về tạm ngừng sản xuất một sản phẩm nào đó, các doanh nghiệp này chủ yếu thu thập thông tin nghiên cứu thị trường từ bộ phận Marketing và dữ liệu doanh thu thực hiện từ bộ phận KTTC mà bỏ qua các thông tin cần thiết khác như biến phí, định phí bộ phận, định phí chung. (Phụ lục 20-21) 2.2.2.5. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin KTQT Tại các doanh nghiệp được khảo sát, thông tin KTQT được cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, phụ trách các 94 phòng ban (trưởng, phó các phòng ban), phụ trách các phân xưởng sản xuất (tổ trưởng). Thời điểm cung cấp thông tin bao gồm cả định kỳ và đột xuất theo yêu cầu. Hình thức cung cấp thông tin ở các doanh nghiệp lại không có sự đồng nhất. Số liệu cho thấy có đến 68% (17/25) các doanh nghiệp được khảo sát vẫn áp dụng hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua hệ thống báo cáo truyền thống. 8% (2/25) các doanh nghiệp đã có sự nhanh nhạy trong việc ứng dụng CNTT hiện đại nên áp dụng hình thức cung cấp thông tin KTQT thông qua HTTT tích hợp và mức độ tích hợp là toàn bộ thông tin KTQT. 24% (6/25) doanh nghiệp kết hợp cả hệ thống báo cáo và HTTT tích hợp để cung cấp thông tin. Mức độ tích hợp ở các doanh nghiệp này là từng phần. Bảng 2.2: Bảng mô tả báo cáo KTQT của công ty cổ phần Tràng An TT Tên báo cáo Đối tượng cung cấp Thời điểm cung cấp Hình thức cung cấp 1 Báo cáo kế hoạch tổng hợp BQT cấp cao Định kỳ Báo cáo truyền thống 2 Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh BQT cấp cao Định kỳ Báo cáo truyền thống 3 Báo cáo tình hình tài chính BQT cấp cao Định kỳ Báo cáo truyền thống 4 Báo cáo sản xuất BQT cấp TG Định kỳ, Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống, Hệ thống tích hợp 5 Báo cáo doanh số BQT cấp TG Định kỳ, Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống, Hệ thống tích hợp 6 Báo cáo Nhập xuất tồn NVL, hàng hóa BQT cấp TG Định kỳ, Theo yêu cầu Hệ thống tích hợp 7 Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ BQT cấp TG Định kỳ, Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống 8 Báo cáo công nợ phải thu BQT cấp TG Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống Hệ thống tích hợp 9 Báo cáo công nợ phải trả BQT cấp TG Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống, Hệ thống tích hợp 10 Báo cáo vốn tiền mặt BQT cấp TG Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống, Hệ thống tích hợp 11 Báo cáo định mức BQT cấp CS Định kỳ, Theo yêu cầu Báo cáo truyền thống, Hệ thống tích hợp (Nguồn: Công ty cổ phần Tràng An) 95 Việc phản hồi thông tin KTQT cũng rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy chỉ có 24% (6/25) thực hiện công việc này. Người sử dụng thông tin chủ yếu là phản hồi về tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin, tính kịp thời và tính bảo mật của dịch vụ cung cấp thông tin từ hệ thống. Qua khảo sát thực tế nhận thấy, tại một số doanh nghiệp, việc phản hồi được thực hiện ngay tại thời điểm cung cấp thông tin thông qua việc trao đổi, yêu cầu bổ sung những thông tin cần thiết. Các thông tin phản hồi sẽ qua khâu trung gian từ người sử dụng báo cáo xuống đến người trực tiếp phụ trách việc lập báo cáo rồi mới đến người trực tiếp lập các báo cáo. 2.2.3. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán quản trị Mặc dù, CNTT hiện đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa thực sự nắm bắt những lợi ích mà CNTT mang lại để giúp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin KTQT một cách chính xác và nhanh chóng. Qua khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp chưa ứng dụng các thiết bị phần cứng có các đặc điểm nổi bật như là khả năng dịch chuyển, màn hình cảm ứng. Chỉ có 72% (18/25) các doanh nghiệp có sử dụng các thiết bị đa chức năng kết hợp cả photo, in ấn và scan. Đối với phần mềm phục vụ cho HTTT KTQT, có 32% (8/25) các doanh nghiệp có riêng phân hệ KTQT và có tích hợp thông tin giữa các phần mềm với nhau. 92% (23/25) các doanh nghiệp phần mềm kế toán có thể linh hoạt thay đổi, nâng cấp theo yêu cầu quản lý và có phân quyền sử dụng cho từng đối tượng. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán có phân quyền cho các đối tượng sử dụng. Đối với mạng viễn thông phục vụ cho HTTT KTQT, 100% (25/25) doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ, 12% (3/25) các doanh nghiệp sử dụng internet trong giao dịch, 28% (7/25) các doanh nghiệp sử dụng trang web riêng của doanh nghiệp. Tùy loại ứng dụng CNTT mà các doanh nghiệp sử dụng nhà cung cấp trong hoặc ngoài nước. Đi sâu tìm hiểu nhận thấy, phần mềm kế toán mà các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội sử dụng khá đa dạng do thị trường phần mềm ứng dụng nói chung và thị trường phần mềm kế toán nói riêng ở Việt Nam đang rất phát triển. Thực tế cho thấy, phần mềm kế toán do nước ngoài và trong nước viết vẫn có sự khác biệt khá nhiều. Các phần mềm do nước ngoài cung cấp như SAS Innova ERP, Inside ERP, Ocrale ERP được một số các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội quy mô lớn sử dụng có những ưu điểm vượt trội như khả năng 96 xử lý thông tin và cung cấp thông tin với khối lượng lớn và phức tạp, khả năng tích hợp thông tin về kế toán, phân tích tài chính, quản lý kho, khách hàng,, chi phí đầu tư cao. Một số phần mềm trong nước được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội có quy mô nhỏ là VietSun, Fast Accoungting, Misa, 3A. Các phần mềm này dùng ngôn ngữ tiếng việt, dễ sử dụng, chi phí thấp và có khả năng tích hợp nhưng ở quy mô nhỏ. Công việc hướng dẫn vận hành CNTT ở các doanh nghiệp được thực hiện bài bản bao gồm cả phân loại đối tượng, xây dựng lộ trình và cung cấp tài liệu hướng dẫn. Tuy nhiên, việc đánh giá ứng dụng CNTT lại chưa được thực hiện đầy đủ. 12% (3/25) doanh nghiệp thực hiện đánh giá CNTT trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Việc đánh giá này tăng lên mức 60% (15/25) các doanh nghiệp thực hiện ở giai đoạn vận hành chính thức. Như vậy vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc đánh giá các ứng dụng CNTT trong HTTT KTQT. 2.2.4. Thực trạng tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị Trong bối cạnh công nghiệp 4.0 công việc kiểm soát dữ liệu, thông tin trở nên dễ dàng hơn vì các sai sót về nhập liệu như nhập thiếu, nhập sai, sẽ được hạn chế vì sự ra đời của nhiều thiết bị thông minh có thể thay thế con người ở một số công đoạn. Nhưng công việc kiểm soát an toàn thông tin lại trở nên đặc biệt quan trọng. Các loại mạng không dây sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm tới thông tin và bí quyết công nghiệp trong các doanh nghiệp. Các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin trở nên quan trọng hơn rất nhiều để đảm bảo tính toàn vẹn trong hoạt động kinh doanh. Các cuộc tấn công mạng có thể làm tê liệt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Khảo sát thực trạng tổ chức kiểm soát HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội cho thấy, 40% (10/25) các doanh nghiệp có thực hiện việc xác định tài liệu và thủ tục kiểm soát HTTT KTQT. Con số tương tự cũng phản ánh số các doanh nghiệp thiết lập các báo cáo mô tả, lưu đồ trình bày hệ thống và chương trình, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng phản ánh các nội dung kiểm soát hệ thống mà các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện. Trong đó, nội dung kiểm soát quá trình triển khai hệ thống, nội dung kiểm soát phần mềm và kiểm soát phần cứng, nội dung kiểm soát hành chính có 80% (20/25) doanh nghiệp thực hiện. Nội dung kiểm soát an toàn dữ liệu có 100% (25/25) doanh nghiệp thực hiện. 97 Trên 50% đánh giá việc thực hiện các nội dung kiểm soát đánh giá này là chưa tốt. Đó có thể là do các doanh nghiệp chưa thiết lập đầy đủ các chính sách kiểm soát hợp lý. Số các doanh nghiệp thiết lập chính sách kiểm soát là 40% (10/25). Chính vì vậy mà dẫn đến một số các tình trạng như là việc cấp mật khẩu riêng cho người sử dụng nhiều khi chỉ mang tính hình thức vì vẫn còn xuất hiện sự trao đổi mật khẩu giữa các cá nhân dù không được phân công phụ trách phần hành. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự tin tưởng và nhờ cậy trong công việc giữa các cá nhân. Khi có vấn đề gì xảy ra cũng không thể quy trách nhiệm và cũng không có chế tài xử phạt. 2.2.5. Thực trạng tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị Chủ trương của hầu hết các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội là tổ chức và định biên lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, cải cách hành chính nhằm triệt để tiết giảm chi phí. Việc tổ chức bộ máy KTQT cũng được thực hiện theo chủ trương này. 100% (25/25) các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ máy KTQT kết hợp. Theo đó, nhân viên kế toán các phần hành vừa thực hiện công việc kế toán quản trị (lập báo cáo phục vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp) vừa thực hiện công việc kế toán tài chính (lập báo cáo phục vụ cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp). Mô hình này giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực kế toán sẵn có do đó số lượng nhân viên kế toán trong doanh nghiệp sẽ gọn nhẹ. Mô hình này còn phát huy ưu điểm là tiết kiệm thời gian và công sức ở khâu thu thập dữ liệu. Qua số liệu tổng hợp về số lượng và trình độ nhân lực bộ phận KT cho thấy, số lượng nhân sự kế toán ở 25 công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội là 125 người. Các doanh nghiệp vẫn sử dụng nguồn lực kế toán không đúng so với chuyên ngành đào tạo với 5,6% (7/125) không có bằng đào tạo về kế toán. 94,4% (118/125) nhân sự có bằng cấp đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Trong số đó, tốt nghiệp sau đại học là 1,69% (2/118), tốt nghiệp đại học là 74,58% (88/118), tốt nghiệp cao đẳng là 17,8% (21/118) và tốt nghiệp trung cấp là 5,93% (7/118). Qua tìm hiểu sâu, kế toán trưởng lại là vị trí sử dụng không theo chuyên môn được đào tạo. Mặc dù không có bằng kế toán nhưng họ lại có số năm thâm niên làm việc rất lâu nên có kinh nghiệm vững chắc về kế toán, một số tốt nghiệp cử nhân, 98 thạc sỹ ở các ngành học khác như ngành thống kê, ngành toán, ngành luật. Số lượng nhân lực kế toán tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo có chứng chỉ hành nghề kế toán là không có. Những người có trình độ thạc sỹ, cử nhân thường được bố trí nắm giữ vai trò là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hoặc người nắm giữ những phần hành kế toán quan trọng trong đó có phần hành chi phí. Nhân sự kế toán ở một số các phân hành khác không đòi hỏi cao về trình độ nên trình độ học vấn có thể là cao đẳng và trung cấp. Ở một số doanh nghiệp, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp thường kiêm nhiều phần hành kế toán vì khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các doanh nghiệp này không nhiều. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của bộ phận KTQT được đánh giá là tốt chiếm 72% (18/25). Vẫn còn 28% (7/25) doanh nghiệp có lao động KTQT chưa đáp ứng được các công việc được giao. 60% (15/25) các doanh nghiệp chưa phân công công việc cụ thể và rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Khi có vấn đề phát sinh thì sự phối kết hợp lại càng thể hiện rõ sự yếu kém. 2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.3.1. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội Dựa trên mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất đã được đề xuất trong phần lý luận, nghiên cứu sinh tiếp tục sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm tra và sàng lọc các biến của mô hình đồng thời thu thập tối đa các thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là giám đốc, kế toán trưởng tại các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, các giảng viên, chuyên viên đang giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Trong buổi khảo sát, nghiên cứu sinh trình bày mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Với sự nhất trí của nhóm chuyên gia, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát để lấy ý kiến. Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi như sau: Các yếu tố trong mô hình mà tác giả đề xuất có ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT hay không, lý do. Ngoài các yếu tố trong mô hình mà nghiên cứu sinh đề xuất, các chuyên gia có gợi ý thêm các yếu tố nào khác không, lý do. 99 Sau khi thu thập được các ý kiến chuyên gia qua khảo sát trực tiếp về mô hình mà tác giả đề xuất. Tác giả tổng kết ý kiến của các chuyên gia được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Tổng hợp khảo sát chuyên gia Các yếu tố Số lượng đồng ý trên tổng Phần trăm I – Yếu tố tác giả đề xuất 1.1. Đặc điểm tổ chức SXKD * 7/7 100% 1.2. Cơ cấu tổ chức DN * 7/7 100% 1.3. Nhà quản trị cấp cao* 7/7 100% 1.4. Nhà tư vấn bên ngoài * 7/7 100% 1.5. Công nghệ thông tin* 6/7 85,7% II – Yếu tố gợi ý bởi các chuyên gia 2.1. Dữ liệu 2/7 28,6% 2.2. Kiểm soát nội bộ 1/7 14,3% Như vậy, các chuyên gia đều nhất trí cao với các yếu tố mà tác giả đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, có một số chuyên gia đưa ra các gợi ý bổ sung thêm 2 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, đó là: Dữ liệu và Kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, do số lượng các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội không nhiều, nếu số lượng yếu tố quá nhiều sẽ không đảm bảo số phiếu phát ra đủ lớn phục vụ cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, hai yếu tố sau khi được chuyên gia đề xuất đều dưới 50%. Do đó, tác giả quyết định giữ nguyên mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố ban đầu. Qua kết quả từ khảo sát chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội như sau: 100 Sơ đồ 2.6: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội Từ mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh cho thấy: - Biến phụ thuộc: “Tổ chức HTTT KTQT” - Biến độc lập: (1) “Đặc điểm tổ chức SXKD” (2) “Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp” (3) “Nhà quản trị cấp cao” (4) “Nhà tư vấn bên ngoài” (5) “CNTT” Các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: Giả thuyết H1: Yếu tố “Đặc điểm tổ chức SXKD” có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Giả thuyết H2: Yếu tố “Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp” có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Giả thuyết H3: Yếu tố “Nhà quản trị cấp cao” có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Đặc điểm tổ chức SXKD Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Nhà quản trị cấp cao Nhà tư vấn bên ngoài CNTT H1 H2 H3 H4 H5 TỔ CHỨC HTTT KTQT 101 .Giả thuyết H4: Yếu tố “Nhà tư vấn bên ngoài” có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. Giả thuyết H5: Yếu tố “Công nghệ thông tin” có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội. 2.3.2. Thang đo các biến Nghiên cứu sinh đã xây dựng các thang đo của các biến dựa trên các ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_he_thong_thong_tin_ke_toan_quan_tri_trong_ca.pdf
Tài liệu liên quan