MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ KHAI
THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TỐI ƯU HÓA CÁC THAM SỐ CỦA SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC . 5
1.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải tại vùng
than quảng ninh. 5
1.2. Kinh nghiệm áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải trên thếgiới . 19
1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của công
nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải. 22
1.4. Kết luận, mục tiêu và nội dung nghiên cứu . 32
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC PHÙ
HỢP ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÙNG CẨM PHẢ- QUẢNG NINH . 35
2.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất- kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ
lượng các vỉa dày, dốc thoải vùng cẩm phả- quảng ninh. 35
2.2. Đề xuất một số công nghệ khai thác phù hợp điều kiện vỉa dày, dốc
thoải vùng cẩm phả- quảng ninh. 44
2.3. Đề xuất đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác vỉa dày thoải . 51
2.4. Kết luận . 58CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HÓA CÁC THAM SỐ
CỦA SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI
VÙNG CẨM PHẢ - QUẢNG NINH . 60
3.1. Nghiên cứu xác định các tham số cần tối ưu hóa của sơ đồ công
nghệ khai thác . 60
3.2. Xây dựng phương pháp tổng quát giải quyết bài toán tối ưu hóa các
tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải . 72
3.3. Xây dựng phương pháp tính toán chi phí sản xuất than dựa trên các
tham số của sơ đồ công nghệ khai thác. 75
3.3. Kết luận . 82
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ CỦA SƠ ĐỒ
CÔNG NGHỆ CƠ GIỚI HÓA KHAI THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC
THOẢI TẠI MỎ THAN KHE CHÀM III. 84
4.1. Xây dựng các điều kiện tính toán . 85
4.2. Tối ưu hóa chiều dài lò chợ khi biết trước chiều dài cột khai thác và
chiều cao khấu gương . 101
4.3. Tối ưu hóa chiều dài cột khai thác khi biết trước chiều dài lò chợ và
chiều cao khấu gương . 103
4.4. Xây dựng mối quan hệ giữa chiều cao khấu gương và chi phí sản
xuất khi biết trước các kích thước lò chợ.106
4.5. Tối ưu hóa các tham số của lò chợ cơ giới hóa theo yếu tố chi phí
sản xuất nhỏ nhất. 107
4.6. Kết luận . 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 110
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 113
PHỤ LỤC
142 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1;
MG2x300-W1; MG2x400-W; MG2x400-GW; MG400/985-WD;
MG400/985-GWD; MG400/920-WD; MG500/1250-WD; EL3000; 7LS3A;
7LS5; 7LS6.
Đối với dàn chống tự hành, hiện nay trong công nghệ khai thác hạ trần
thu hồi than nóc, trên thế giới đang sử dụng 2 loại dàn chống:
- Dàn chống trong lò chợ thu hồi than hạ trần bố trí một máng cào
(hình 2.5), đây là dàn chống kiểu “che - chống”. Đặc điểm của dàn chống là
chỉ bố trí một máng cào trong lò chợ ở vị trí sát gương khấu, máng cào này
làm nhiệm vụ vận tải than khấu gương đồng thời vận tải than thu hồi hạ trần.
Một số loại dàn chống bố trí một máng cào sử dụng trong lò chợ hạ trần như
dàn tự hành Vinaalta (đã sử dụng tại mỏ Vàng Danh và Nam Mẫu), dàn tự
hành BMV-MiV (dự kiến áp dụng tại mỏ Thống Nhất). Đặc tính kỹ thuật một
số loại dàn chống tự hành bố trí một máng cào trong lò chợ xem bảng 2.4.
Dàn tự hành Vinaalta Dàn tự hành BMV-MiV
Hình 2.5. Dàn chống tự hành kiểu “che- chống” có kết cấu thu hồi than
nóc sử dụng 1 máng cào
53
Bảng 2.4: Đặc tính kỹ thuật của một số loại dàn tự hành thu hồi than nóc
có kết cấu kiểu “che - chống” sử dụng một máng cào
TT
Thông số kỹ
thuật
Đơn
vị
Nước sản xuất
CH Séc Slovakia Trung Quốc
1 Mã hiệu - Vinaalta (*)
BMV-
MiV (*)
ZFD
3600/21/28
ZFD
4000/17/30
2
Chiều cao tối
đa
mm 3150 3200 2800 3000
3
Chiều cao tối
thiểu
mm 2420 2100 2100 1700
4
Khoảng cách
giữa 2 dàn
chống liền kề
mm 1500 1500 1500 1500
5
Chiều dài
dàn
mm 3630 3650 3800 5380
6
Bước di
chuyển
mm 800 800 800 800
7
Số cột của
dàn chống
cột 2 2 2 4
8
Lực chống
tối đa
kN 2287 340 3600 4000
9
Cường độ
kháng nền
MPa 0,61 1,5 0,50,7 0,76
10
Áp suất chất
tải
MPa 31,5 31,5 31,5 31,5
11 Trọng lượng tấn 12,5 13,2 14 17
12
Số lượng
máng cào
vận chuyển
than
chiếc 1 1 1 1
13
Góc dốc lò
chợ làm việc
hiệu quả
độ < 25 < 35 <25 < 25
14
Góc dốc theo
hướng khấu
độ ±15 ±21 ±15 ±15
15
Máng cào
tương thích
- SZK730/320
RYBNIK
850
SGZ730/320 SGZ730/320
54
- Dàn chống lò chợ thu hồi than hạ trần bố trí 2 máng cào (hình
2.6). Đây là loại dàn chống kiểu “chống - che” được thiết kế với không gian
đủ rộng để bố trí 02 máng cào trong lò chợ, trong đó một máng cào bố trí sát
gương làm nhiệm vụ vận tải than khấu gương và máng cào còn lại bố trí sát
đuôi dàn chống về phía phá hỏa để vận tải than thu hồi hạ trần. Đặc tính kỹ
thuật một số loại dàn chống lò chợ thu hồi than hạ trần bố trí 2 máng cào xem
trên bảng 2.5.
Dàn tự hành MKYu4V17/30 do LB
Nga sản xuất
Dàn tự hành ZFS2800/16/28 do
Trung Quốc sản xuất
Hình 2.6. Dàn chống tự hành kiểu “chống - che” có kết cấu thu hồi than
nóc, sử dụng 2 máng cào
55
Bảng 2.5: Đặc tính kỹ thuật của một số loại dàn tự hành thu hồi than nóc
có kết cấu “chống - che” sử dụng hai máng cào
TT Thông số kỹ thuật
Đơn
vị
Nước sản xuất
LB.Nga Trung Quốc
1 Mã hiệu -
MKYu4
V17/30
ZFS2800
/
16/28
ZFS320
0/15/28
2 Chiều cao tối đa mm 3040 2800 3200
3 Chiều cao tối thiểu mm 1680 1600 1500
4
Khoảng cách giữa 2 dàn
chống liền kề
mm 1500 1500 1500
5 Chiều dài dàn mm 3650 5500 5000
6 Bước di chuyển mm 630, 800 800 630
7 Số cột của dàn chống cột 2 4 2
8 Lực chống tối đa kN 4920 5600 4000
9 Cường độ kháng nền MPa 1,86 2,1 1,43
10 Áp suất chất tải MPa 31,5 31,5 31,5
11 Trọng lượng tấn 18,5 16,5 16
12
Số lượng máng cào vận
chuyển than
chiế
c
2 2 2
13
Góc dốc lò chợ làm việc
hiệu quả
độ <15 <15 < 15
Mỗi loại dàn chống trên có những ưu nhược điểm riêng tùy thuộc vào
điều kiện áp dụng. Đề tài đã tiến hành phân tích, so sánh ưu nhược điểm của
hai loại dàn chống này (chi tiết xem trên bảng 2.6).
56
Bảng 2.6: Bảng so sánh ưu, nhược điểm các loại dàn chống tự hành
T
T
Các tiêu chí so
sánh
Loại dàn chống
Dàn chống kiểu “che -
chống” sử dụng 1 máng
cào
Dàn chống kiểu “chống -
che” sử dụng 2 máng cào
1
Không gian
chống giữ
Không gian chống giữ nhỏ
hơn loại dàn chống 2 máng
cào
Không gian chống giữ lớn
hơn loại dàn chống 1 máng
cào
2
Kích thước dàn
chống
Kích thước nhỏ gọn hơn,
chiều dài dàn chống
khoảng 3,6 m, trọng lượng
dàn chống phổ biến từ 12
14 tấn
Dàn chống có kích thước
lớn, chiều dài theo phương
khai thác của dàn chống
khoảng 5 m, trọng lượng
dàn lớn, phổ biến từ 16
19 tấn.
3
Áp lực mỏ tác
dụng lên dàn
chống
Do chiều dài xà dàn chống
nhỏ hơn nên áp lực mỏ tác
dụng lên một dàn chống
nhỏ hơn so với dàn chống
2 máng cào
Áp lực mỏ tác dụng lên
dàn chống 2 máng cào lớn
hơn do chiều dài dàn
chống lớn
4
Mức độ linh
hoạt của dàn
chống
Linh hoạt hơn, dễ xử lý khi
gặp điều kiện địa chất biến
động. Chi phí lắp đặt và
thu hồi dàn chống khi
chuyển diện nhỏ hơn
Kém linh hoạt hơn, khi
gặp điều kiện địa chất biến
động việc xử lý phức tạp
do kích thước và trọng
lượng dàn chống lớn. Chi
57
phí tháo dỡ và lắp đặt dàn
chống khi chuyển diện lớn
5
Công tác thu hồi
than hạ trần
- Công tác khấu gương và
thu hồi than hạ trần thực
hiện độc lập nên giới hạn
công suất lò chợ
- Cửa sổ thu hồi cao nên
phát sinh nhiều bụi khi thu
hồi than hạ trần
- Có thể thực hiện công tác
khấu gương và thu hồi
than đồng thời nên tăng
sản lượng khai thác
- Hạn chế bụi phát sinh
trong quá trình thu hồi than
hạ trần
6
Khả năng sửa
chữa, thay thế
máng cào khi
hỏng
Việc sửa chữa khắc phục
sự cố trong trường hợp
máng cào trước gương
hỏng sẽ đơn giản, thuận lợi
Khi máng cào thu hồi than
hạ trần bị hỏng, việc sửa
chữa thay thế rất khó khăn
do không gian phía sau các
cột chống chật hẹp.
7
Chi phí đầu tư
ban đầu
Nhỏ hơn Lớn hơn
8
Yêu cầu về điều
kiện áp dụng
Yêu cầu về kích thước
ruộng mỏ nhỏ hơn so với
trường hợp sử dụng dàn
chống có 2 máng cào
Yêu cầu kích thước ruộng
mỏ phải lớn và sự ổn định
của vỉa than
Từ kết quả phân tích, so sánh ưu, nhược điểm của các loại dàn chống
theo bảng 2.6 cho thấy:
+ Với loại dàn chống sử dụng một máng cào: Loại dàn chống này có
nhiều ưu điểm hơn so với dàn chống 2 máng cào như: kết cấu dàn chống nhỏ
gọn hơn, trọng lượng không quá lớn, không gian chống giữ nhỏ giảm được áp
58
lực tác động lên mỗi dàn chống, công tác lắp đặt thu hồi và bão dưỡng sữa
chữa thuận lợi hơn, chi phí đầu tư thấp hơn. Với những ưu điểm này cho thấy
dàn chống sử dụng một máng cào phù hợp với điều kiện địa chất mỏ vùng
Cẩm Phả, có kích thước theo phương của các lò chợ không lớn (phải chuyển
diện nhiều lần).
+ Đối với loại dàn chống có 2 máng cào: Loại dàn chống này có ưu
điểm khả năng thu hồi than triệt để, giảm tổn thất than. Tuy nhiên với kích
thước và trọng lượng dàn chống lớn, khối lượng công tác vận chuyển và lắp
đặt rất nhiều nên chỉ phù hợp với những lò chợ có kích thước theo phương lớn
đảm bảo khai thác liên tục trong thời gian dài không phải chuyển diện. Việc
quy hoạch các lò chợ cơ giới hóa có kích thước đường phương đủ lớn để khai
thác lò chợ liên tục trong nhiều năm ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
là yêu cầu khó đáp ứng được.
2.4. KẾT LUẬN
Kết quả tổng hợp trữ lượng và đánh giá điều kiện địa chất kỹ thuật tại
một số mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả cho thấy, trữ lượng các khu vực vỉa than
dày, dốc thoải tại các mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả khoảng 20.212 nghìn tấn.
Trong đó, trữ lượng có khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác khoảng
11.733,0 ngàn tấn.
Trên cơ sở điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ và tổng quan kinh nghiệm
khai thác ở trong và ngoài nước, luận án đã đề xuất một số sơ đồ công nghệ
cơ giới hóa đồng bộ khai thác các vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả -
Quảng Ninh, gồm:
+ Sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác cột dài theo phương, lò chợ trụ
hạ trần than nóc.
59
+ Sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác chia lớp nghiêng, hạ trần thu
hồi than lớp giữa.
Đồng thời, luận án đã phân tích và đề xuất một số đồng bộ thiết bị cơ
giới hóa phù hợp điều kiện khac thác vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả -
Quảng Ninh.
60
Chương 3
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HÓA CÁC THAM SỐ CỦA SƠ ĐỒ
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI
VÙNG CẨM PHẢ - QUẢNG NINH
3.1. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ CẦN TỐI ƯU HÓA CỦA
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC
Trong chương 2, luận án đã tập trung nghiên cứu đề xuất một số sơ đồ
công nghệ cơ giới hóa khai thác phù hợp cho các khu vực vỉa dày thoải có khả
năng áp dụng cơ giới hóa khai thác tại vùng Cẩm Phả. Trên cơ sở đó, ở
chương này, luận án giới hạn đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các sơ đồ
công nghệ cơ giới hóa khai thác đã đề xuất.
Hiệu quả áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác vỉa than dày, dốc
thoải chịu ảnh hưởng của tổ hợp rất nhiều các yếu tố, bao gồm chủ quan lẫn
khách quan. Trong đó, các yếu tố khách quan là các điều kiện địa chất - kỹ
thuật mỏ như chiều dày vỉa và mức độ biến động chiều dày; góc dốc vỉa và
mức độ biến động góc dốc; đặc điểm đá vách, đá trụ vỉa than; cấu tạo vỉa than
và độ kiên cố của than; các yếu tố kiến tạo; giới hạn khai trường; đặc điểm
chứa khí của vỉa than; đặc điểm địa chất thủy văn, v.v... Các yếu tố khách
quan quy định giới hạn hiệu quả áp dụng công nghệ, khả năng áp dụng cơ
giới hóa khai thác vỉa than và quyết định việc lựa chọn áp dụng công nghệ
khai thác. Các yếu tố chủ quan bao gồm: lựa chọn công nghệ và đồng bộ thiết
bị; tính toán xây dựng các tham số thiết kế sơ đồ công nghệ khai thác; vấn đề
tổ chức sản xuất; trình độ kỹ thuật của người lao động, v.v... Giải quyết bài
toán liên quan đến các yếu tố chủ quan cho phép nâng cao hiệu quả áp dụng
công nghệ cơ giới hóa khai thác. Luận án sẽ tiến hành phân tích ảnh hưởng
61
của các yếu tố chủ yếu nêu trên đến hiệu quả áp dụng ông nghệ cơ giới hóa
khai thác vỉa than dày, dốc thoải.
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ đến
hiệu quả áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác
1. Yếu tố chiều dày vỉa và mức độ biến động chiều dày
Chiều dày vỉa và mức độ biến động chiều dày quyết định việc lựa chọn
sơ đồ công nghệ khai thác và đồng bộ thiết bị. Với miền chiều dày vỉa từ 3,5 -
5,0m, công nghệ phù hợp trên thế giới là khai thác một lớp khấu hết chiều dày
vỉa. Với miền chiều dày từ 3,5 - 8,5m phù hợp áp dụng công nghệ khai thác lò
chợ lớp trụ, hạ trần thu hồi than nóc. Trương hợp vỉa than dày trên 8,5m phù
hợp áp dụng công nghệ khai thác chia lớp nghiêng. Việc lựa chọn công nghệ
và đồng bộ thiết bị hợp lý với từng miền chiều dày vỉa sẽ quyết định hiệu quả
áp dụng công nghệ. Ngoài ra, đối với mỗi loại hình công nghệ cơ giới hóa
được lựa chọn cho từng điều kiện vỉa than cụ thể, về nguyên tắc, chiều dày
vỉa càng lớn thì sản lượng một chu kỳ khai thác càng lớn, do đó hiệu quả áp
dụng công nghệ càng tăng.
Mức độ ổn định về chiều dày vỉa (Vm) lớn đòi hỏi đồng bộ thiết bị khai
thác (chống giữ và khấu gương) phải có miền làm việc rộng. Trong khi đó,
các loại dàn chống có cột chống thủy lực nhiều cấp hành trình cho phép phạm
vi hoạt động trong miền chiều dày vỉa rộng, nhưng lại thường có khả năng
chông giữ kém hơn và giá thành cao hơn các loại dàn chống một hành trình
(phạm vi hoạt động hẹp). Do đó, các sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác
thường làm việc hiệu quả hơn trong phạm vi vỉa than có mức độ biến động
chiều dày thuộc loại ổn định đến ổn định trung bình (Vm ≤ 35%).
2. Yếu tố góc dốc vỉa và mức độ biến động góc dốc
Góc dốc và mức độ biến động góc dốc vỉa là một yếu tố quan trọng
62
trong việc lựa chọn đồng bộ thiết bị và công nghệ khai thác. Khi chiều dày và
góc dốc vượt giới hạn làm việc của thiết bị sẽ gây ra hiện tượng trôi trượt dẫn
đến mất kiểm soát khả năng công nghệ cũng như mức độ an toàn. Trên cơ sở
kinh nghiệm khai thác tại Việt Nam và một số nước có nền công nghiệp mỏ
phát triển trên thế giới cho thấy, điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng thiết bị
cơ giới là các vỉa có góc dốc từ 0 ÷ 150, khi đó trọng lượng không ảnh hưởng
nhiều tới việc lựa chọn kết cấu của thiết bị, do đó có thể tiến hành khấu theo
phương, khấu xuôi theo chiều dốc hoặc ngược chiều dốc vỉa.
Biến động góc dốc (Vα) lớn đòi hỏi thiết bị khai thác phải có tính linh
hoạt cao. Các sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác phù hợp trong phạm vi
vỉa than có mức độ biến động chiều dày và góc dốc thuộc loại ổn định đến ổn
định trung bình (Vα ≤ 35%).
3. Độ ổn định của đá vách, đá trụ vỉa
Sự phức tạp về yếu tố đá vách, đá trụ vỉa được đặc trưng bởi tính chất
bền vững của nham thạch. Độ bền vững của vách vỉa được xác định bởi diện
tích mặt lộ của đá vách khi khấu than và thời gian duy trì ổn định không sập
đổ. Vách vỉa quá bền vững không sập đổ sau khi thực hiện các công tác điều
khiển đá vách mà treo với diện tích lộ lớn, hoặc vách vỉa quá yếu, sập đổ ngay
sau khi khấu than, đều là các yếu tố bất lợi cho công tác khai thác, đòi hỏi
phải có các giải pháp công nghệ đặc biệt. Đối với đá trụ vỉa được xác định bởi
khả năng kháng lún của nền lò đối với vì chống. Trường hợp đá trụ vỉa thuộc
loại kém bền vững làm cho các cột chống bị lún xuống nền trong quá trình
chống đỡ được coi là phức tạp. Hiệu quả của công nghệ khai thác phụ thuộc
rất nhiều vào tính chất đất đá vách và trụ vỉa, khi vách trực tiếp của vỉa kém
bền vững phải giảm chiều rộng luồng khấu, giảm chiều dài lò chợ, điều đó
làm giảm năng suất của thiết bị.
63
Trong điều kiện vách yếu, để tăng độ an toàn thường phải để lại lớp
than sát vách có chiều dày 0,3 ÷ 0,5 m, trong trường hợp đặc biệt có thể là 1,0
m hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, khi để lại lớp than sát vách vỉa sẽ làm tăng tổn
thất than, tiềm ẩn nguy cơ cháy mỏ khi khai thác các vỉa than có tính tự cháy.
Trong các hệ thống khai thác cột dài theo phương, mức độ ảnh hưởng của độ
ổn định đá vách, đá trụ chủ yếu liên quan đến sự làm việc ổn định của dây
chuyền, khi trụ mềm yếu nền lò thường bị lún gây khó khăn cho công tác sang
máng cào và di chuyển dàn chống.
4. Tính chất bền vững của than
Trong các tính toán thông số cơ bản của hộ chiếu chống giữ và phương
pháp khấu than thường sử dụng giá trị trung bình hệ số bền vững và khả năng
kháng cắt của than, giá trị này phụ thuộc đặc tính cơ bản của vỉa than. Lực
cản cắt của than (Ā) là một chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn máy khấu than.
Theo phương pháp khoan trực tiếp vào vỉa than và dùng máy ghi tự động để
mô tả thì lực cản cắt được phân ra làm 3 loại: Loại I: Ā = 180 KN/cm - than
mềm; Loại II: Ā = 180 ÷ 240 KN/cm - than cứng trung bình; Loại III: Ā = 240
÷ 360 KN/cm - than cứng. Máy khấu than thường có lực kháng cắt than dưới
300 KN/cm nên khi lựa chọn các khu vực áp dụng cần thoả mãn điều kiện
than và đá kẹp có lực kháng cắt < 300 KN/cm. Lực kháng cắt lớn sẽ làm giảm
hiệu quả của thiết bị, tăng chi phí răng cắt và làm giảm đáng kể độ bền của
máy khấu.
5. Yếu tố đá kẹp
Đá kẹp và các dạng đá ổ cứng trong vỉa than ảnh hưởng tới chất lượng
than khai thác, hiệu quả khai thác và năng suất lao động. Khi áp dụng cơ giới
hoá, đá kẹp ảnh hưởng lớn tới hiệu quả khấu than và độ bền của thiết bị cơ
giới hóa khấu gương.
64
Theo đánh giá điều kiện địa chất cho thấy, các khu vực vỉa than dày,
thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh thường chứa đá kép với tỉ lệ 10 ÷ 20 %
đây là phạm vi có thể gây khó khăn cho khai thác cơ giới hoá. Khi vỉa than có
chứa đá kẹp với tỉ lệ lớn thì cơ giới hóa khấu than bằng máy khấu than sẽ phù
hợp hơn là sử dụng máy bào than.
6. Yếu tố kiến tạo
Sự phức tạp về kiến tạo địa chất đặc trưng bởi hình dạng hình học khu
khai thác có thể phân chia được trong các khối kiến tạo, trụ than để lại gần
các phay phá, kích thước theo phương của khu vực khai thác. Nếu vỉa than bị
chia cắt bởi nhiều đứt gãy có biên độ lớn (> 15 m) thì khoáng sàng than nằm
trong các khối kiến tạo cũng có hình dạng phức tạp và khi phân chia các khu
khai thác sẽ tạo thành các tam giác than gần phay phá. Do đó trữ lượng than
phải để lại trong các tam giác than này và biên giới gần phay phá là rất lớn.
Chiều dài theo phương các khối kiến tạo không lớn là yếu tố làm hạn chế khả
năng áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác cũng như áp dụng các thiết bị cơ
giới khấu than với công suất lớn. Theo kinh nghiệm thực tế, các khối kiến tạo
có kích thước nhỏ hơn 100 m có thể được coi là phức tạp theo yếu tố kích
thước hình học đối với công nghệ thủ công sử dụng khoan nổ mìn và nhỏ hơn
200m được coi là phức tạp đối với công nghệ cơ giới hoá trong các lò chợ dài.
Kiến tạo vỉa phức tạp, có nhiều phay phá đứt gãy làm giảm độ ổn định
của đá vách và tính chất bền vững của than trong vỉa. Trong các điều kiện như
vậy các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được của công nghệ cơ giới hóa không
hơn so với các công nghệ khai thác khác.
Biên độ dịch chuyển và số lượng các đứt gãy kiến tạo ảnh hưởng rất lớn
tới hiệu quả áp dụng của công nghệ cơ giới hóa. Đối với những đứt gãy kiến
tạo có biên độ dịch chuyển lớn hơn 0,3 ÷ 0,5 mét trong quá trình khai thác cần
65
phải có các giải pháp đặc biệt để khai thác vượt qua các đứt gãy, phay phá.
Mức độ phá hủy kiến tạo được xác định trên cơ sở tổng số mét phay
phá trên 1 đơn vị diện tích, căn cứ giá trị này khoáng sàng được chia thành 4
loại như sau: Loại 1: K1 < 50 m/ha - phá huỷ yếu, gây tổn thất than 5 ÷ 12 %;
Loại 2: K1 = 50 ÷ 150 m/ha - phá huỷ tương đối mạnh, gây tổn thất than 12 ÷
18 %; Loại 3: K1 =150 ÷ 250 m/ha - phá huỷ mạnh, gây tổn thất than 18 ÷
30%; Loại 4: K1 > 250 m/ha - phá huỷ rất mạnh, gây tổn thất than > 30 %.
Các khu vực áp dụng cơ giới hóa chỉ đáp ứng tốt tại khoáng sàng có mức độ
phá hủy yếu.
7. Độ chứa khí của vỉa than
Một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm khi áp dụng hệ thống
khai thác cơ giới hóa là thông gió và phòng chống cháy nổ bụi, khí. Khi khai
thác bằng cơ giới ở các vỉa chứa khí vấn đề thông gió càng phức tạp hơn do
lượng khí thoát từ than khấu và bề mặt gương lò lớn.
Đối với các khu vực vỉa than có độ chứa (xuất) khí mê tan lớn, để
phòng chống khí trong gương khai thác phải đưa vào mỏ lượng lớn gió sạch,
các khu khai thác được thông gió bằng phương pháp đặc biệt, điều đó xác
định sơ đồ chuẩn bị ruộng mỏ. Tuy nhiên, mặc dù có áp dụng các sơ đồ chuẩn
bị ruộng mỏ đặc biệt và các thiết bị thông gió có công suất lớn, nhưng đối với
các mỏ chứa khí hạng III trở lên hiệu quả và độ an toàn của các hệ thống khai
thác cơ giới hóa giảm rõ rệt. Điều này đã được kiểm nghiệm thực tế trong
năm 2009 với lò chợ cơ giới hóa tại vỉa 13 Công ty than Khe Chàm, do lượng
khí Mêtan xuất ra lớn (độ thoát khí mêtan tương đối lớn nhất 12,56 m3/tấn-
ngày.đêm) lò chợ chỉ dừng lại ở công suất 600 ÷ 700 T/ngày.đêm trong khi
hoàn toàn có thể khai thác với sản lượng tới 1200 T/ngày.đêm (công suất
giảm tới 40 ÷ 50%), làm giảm rõ rệt hiệu quả của công tác khai thác.
66
8. Yếu tố hình dạng và kích thước khai trường
Việc lựa chọn kích thước hình học khu vực áp dụng hợp lý sẽ quyết
định đến hiệu quả áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác. Giới hạn khu vực
áp dụng được lựa chọn và phân chia hợp lý để tạo ra các khu vực lò chợ có
dạng hình chữ nhật với chiều dài theo phương và theo độ dốc ổn định. Chiều
dài gương khai thác sử dụng cơ giới hóa cần lựa chọn sao cho phù hợp với
phương pháp khấu than, thuận lợi về điều khiển đá vách, tốc độ tiến gương,
trình độ tổ chức công việc, v.v.
Đối với các khu vực được đánh giá có khả năng áp dụng công nghệ cơ
giới hóa đồng bộ, báo cáo sẽ quy hoạch lò chợ cơ giới hóa theo dạng hình chữ
nhật, có chiều dài lò chợ theo hướng dốc từ 80 ÷ 150m và chiều dài theo
phương khai thác lớn hơn từ 2,5 ÷ 3 lần chiều dài theo hướng dốc lò chợ
nhằm tăng thời gian tồn tại và giảm thời gian chuyển diện khai thác. Phương
pháp khai thông chuẩn bị được tiến hành bằng cách chia nhỏ khu vực áp dụng
(nhưng vẫn đảm bảo kích thước tối thiểu lò chợ như trên) sao cho các đường
lò dọc vỉa thông gió và dọc vỉa vận tải được đào thẳng hướng và lò chợ có
dạng gần giống hình chữ nhật. Hoặc khai thông chuẩn bị bằng phương pháp
đào các đường lò dọc vỉa vận tải và lò dọc vỉa thông gió lò chợ dạng bán xiên.
Trong trường hợp này, các đường lò bán xiên được đào với độ dốc không
vượt quá giới hạn làm việc của thiết bị cơ giới hóa lựa chọn (thường không
quá 150). Ngoài ra, việc khống chế độ dốc các đường lò đảm bảo các yêu cầu
thông gió, thoát nước theo quy phạm cũng là vấn đề cần được lưu tâm.
67
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số thiết kế công nghệ cơ giới
hóa khai thác đến hiệu quả áp dụng công nghệ
1. Chiều dài lò chợ
Về nguyên tắc, chiều dài lò chợ càng lớn thì sản lượng than một chu kỳ
khai thác càng lớn, cho phép tập trung hóa sản xuất cao do đó nâng cao công
suất lò chợ, đồng thời giúp giảm các chi phí chuẩn bị diện khai thác. Tuy
nhiên chiều dài lò chợ cơ giới hóa tăng lên cũng ảnh hưởng xấu đến một số
chỉ tiêu như: chi phí đầu tư thiết bị chống giữ lò chợ lớn (do tăng số lượng
dàn chống), thời gian thực hiện một chu kỳ khai thác tăng lên, tốc độ tiến
gương giảm dẫn đến chi phí duy tu, chống xén trên mỗi mét đường lò chuẩn
bị sẽ tăng lên. Ngoài ra, chiều dài lò chợ lớn làm tăng nguy cơ ách tắc sản
xuất khi một vị trí trên tuyến gương lò chợ gặp sự cố. Do đó, xét về cả khía
cạnh kinh tế cũng như kỹ thuật, chiều dài lò chợ quá lớn không hoàn toàn
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
200.000
220.000
240.000
260.000
280.000
300.000
320.000
340.000
360.000
380.000
400.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
450.000
500.000
550.000
600.000
50 75 100 125 150 175 200 225 250 275 300
C
ôn
g
su
ất
lò
c
hợ
, T
/n
ăm
G
iá
t
hà
nh
, đ
ồn
g
Chiều dài lò chợ, m
Giá thành phân xưởng
Chi phí khai thác
Công suất lò chợ, T/năm
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa chiều dài lò chợ với công suất khai thác, giá
thành phân xưởng, chi phí sản xuất than
68
Hình 3.1 thể hiện kết quả nghiên cứu trên mô hình toán - kinh tế mối
quan hệ giữa chiều dài lò chợ với công suất khai thác, giá thành phân xưởng,
chi phí sản xuất than. Trong đó, chi phí sản xuất than bao gồm giá thành phân
xưởng và các chi phí đào lò chuẩn bị sản xuất, chi phí vận tải than từ chân lò
chợ đến hệ thống vận tải chung của mỏ, chi phí thông gió và kiểm soát khí
mỏ, chi phí thoát nước mỏ, chi phí xén lò. Từ hình 3.1 cho thấy, khi chiều dài
lò chợ thay đổi từ 50 - 300m (các yếu tố khác là không đổi), công suất lò chợ
tăng dần. Tuy nhiên, giá thành phân xưởng và chi phí sản xuất thay đổi theo
dạng đường cong parabol, có đáy thấp nhất trong khoảng giá trị chiều dài lò
chợ từ 150 - 200m (giá thành phân xưởng đạt giá trị nhỏ nhất khi Lc = 150m;
chi phí sản xuất đạt giá trị nhỏ nhất khi Lc = 200m). Khi chiều dài lò chợ lớn
hơn 200m thì các chi phí này có xu hướng tăng lên.
2. Chiều dài cột khai thác
Việc xác định chiều dài công khấu hợp lý là một trong những tham số
quan trọng của bài toán tối ưu hóa. Chiều dài cột khai thác theo phương càng
dài thì thời gian gián đoạn sản xuất do chuyển diện và chi phí chuyển diện
càng giảm. Tuy nhiên, chiều dài cột khai thác lớn, việc thi công các đường lò
chuẩn bị sẽ càng khó khăn, các chi phí thông gió, vận tải đất đá từ gương đào
ra ngoài và vận tải nguyên vật liệu vào gương tăng lên khiến chi phí đào lò
tăng cao. Đồng thời, các chi phí duy tu, bảo dưỡng đường lò, chi phí vận tải,
thông gió, thoát nước, cấp cấp điện, vận chuyển nguyên vật liệu trong quá
trình khai thác v.v.. sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với chiều dài cột khai thác. Theo
kinh nghiệm trên thế giới chiều dài cột khai thác thường không vượt quá
2,0km. Một số lò chợ tại Mỹ, Úc, Trung Quốc có chiều dài lò chợ đạt 2,0 -
4,0km.
69
Hình 3.2 thể hiện kết quả nghiên cứu trên mô hình toán - kinh tế mối
quan hệ giữa chiều dài cột khai thác với công suất khai thác, giá thành phân
xưởng, chi phí sản xuất than.
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
-
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
100 250 400 550 700 850 1000 1150 1300 1450 1600
C
ô
n
g
s
u
ấ
t
lò
c
h
ợ
,
T
/n
ă
m
G
iá
t
h
à
n
h
,
đ
ồ
n
g
Chiều dài cột khấu, m
Giá thành phân xưởng
Chi phí khai thác
Công suất lò chợ, T/năm
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa chiều dài cột khai thác theo phương với công
suất khai thác, giá thành phân xưởng, chi phí sản xuất than
Từ hình 3.2 cho thấy, khi chiều dài cột khai thác tăng từ 100m lên
400m, sản lượng lò chợ tăng lên rất nhanh, đồng thời giá thành phân xưởng
cũng như chi phí sản xuất than giảm mạnh. Điều này được lý giải do khi chiều
dài cột khai thác rất ngắn, số lần chuyển diện và thời gian chuyển diện trong
năm lớn, ảnh hưởng lớn đến thời gian lò chợ hoạt động trong năm khiến sản
lượng lò chợ trong năm khai thác thấp, đồng thời chi phí chuyển diện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_toi_uu_hoa_cac_tham_so_cua_mot_so_so_do_cong_nghe_khai_thac_via_than_day_doc_thoai_vung_cam_pha_q.pdf