MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI.7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm công vụ của công
chức.7
1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về trách nhiệm công vụ của công chức .7
1.1.2. Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện trách
nhiệm công vụ của công chức .18
1.1.3. Những nghiên cứu về các giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm
công vụ của công chức .21
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu.23
1.3. Những vấn đề luận án cần giải quyết.25
1.4. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .26
1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu .27
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu.28
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC .30
2.1. Khái niệm về công chức, công vụ và trách nhiệm công vụ của công chức.30
2.1.1. Khái niệm công chức.30
2.1.2. Khái niệm về công vụ.34
2.1.3. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm công vụ.37
2.2. Điều chỉnh pháp luật đối với trách nhiệm công vụ của công chức.45
2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của công chức .45
2.2.2. Thực hiện trách nhiệm công vụ của công chức.47
2.2.3. Các biện pháp bảo đảm trách nhiệm công vụ của công chức .56
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ của công chức .59
2.3.1. Năng lực, nhận thức, ý thức của công chức .59
2.3.2. Đạo đức công vụ của công chức .60
2.3.3. Chính trị và pháp luật .61
2.3.4. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.62
182 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm công vụ của công chức theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành”[64,tr.280]. Do
đó, để công dân, xã hội nắm bắt kịp thời đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước, theo Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy
định“Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có căn cứ
cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền
khiếu nại” hay“Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử
lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân”[134].
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và bản chất nền công vụ, trách nhiệm xã hội
của công chức gắn với các loại hình trách nhiệm bao gồm trách nhiệm chính trị,
trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm giải trình, cụ thể:
Một là, công chức chịu trách nhiệm chính trị thông qua các hoạt động như:
báo cáo công tác, cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của CQHCNN có thẩm
quyền; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội, HĐND về những
vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản l . Cụ thể các quy định như trách nhiệm
chính trị của Giám đốc Sở“Có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ
quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý”[20] hay Trưởng
phòng cơ quan chuyên môn“Có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt
động của cơ quan mình, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân”[21].
Hai là, về trách nhiệm đạo đức, theo khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy
định“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân
77
dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và
chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí
và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”; Luật Cán bộ, công chức năm
2008 đã dành riêng Điều 15, Điều 18 để ghi nhận đạo đức công vụ “Cán bộ, công
chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ;
quy định những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ”.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 hay Điều 20 Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định về quy tắc ứng xử của công chức,
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ,
bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù
hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm,
đạo đức công vụ. Ngoài ra, Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ cũng đã quy định về các
chuẩn mực đạo đức như khoản 4 Điều 1“Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi
vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không
thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân”.
Ba là, về trách nhiệm giải trình, theo quy định của pháp luật, nhân dân không
trực tiếp bầu ra các CQHCNN hay công chức nhưng không thể nói các chủ thể này
không chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân đối với các hoạt động của các
mình, cụ thể Hiến pháp năm 2013 có quy định bản chất của Nhà nước và các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là những cơ quan phái sinh
từ Chính phủ, UBND các cấp tùy thuộc vào thực tiễn quản lý.
Nghị định số 90/2013/NĐ-CP của Chính phủ về trách nhiệm giải trình của
CQNN trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ quy định việc giải
trình của công chức theo hướng cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin hay những
nội dung không thuộc phạm vi giải trình về hoạt động công vụ. Đến Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2018 đã khẳng định rõ hơn về khái niệm trách nhiệm giải
trình và theo Điều 15 vẫn không làm rõ được nội dung giải trình“Cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
78
cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách
nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân
công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình”. Phương
thức giải trình thông qua các cuộc họp báo, trả lời báo chí, cơ chế giám sát, giải
trình khi có yêu cầu của công dân và đặc biệt cần chú đến cơ chế giải quyết khiếu
nại hành chính, xử l các kiến nghị của nhân dân. Để tăng cường bảo về quyền lợi
của nhân dân, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, cũng đã ban hành Luật Tiếp
cận thông tin năm 2016 quy định về chủ thể được quyền tiếp cận thông tin (Điều 4),
chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin (Điều 9), những hành vi bị cấm (Điều
11), phạm vi thông tin được cung cấp (Điều 6, Điều 7)
3.1.2.4. Các quy định về biện pháp bảo đảm trách nhiệm công vụ của công chức
Thứ nhất, khen thưởng đối với công chức, theo quy định Điều 76 Luật Cán bộ,
công chức năm 2008“Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen
thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng” và trong trường hợp
này, công chức sẽ“Được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ
nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu”. Theo quy định
Khoản 2 Điều 23 Luật Thi đua, khen thưởng 2013 về các thành tích được khen
thưởng“Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp
hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
công tác được cơ sở công nhận”.
Thứ hai, sử dụng công chức được quy định“Việc bố trí, phân công công tác
cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với
chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm”; đồng thời, theo Điều 50,
Điều 52 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định“1.Việc điều động công chức
phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; 2.Công chức được điều động phải đạt
yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới” hay về luân
chuyển công chức“Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội”.
79
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện yêu cầu“Việc đào tạo cán bộ, công
chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù
hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ
quan, đơn vị”; về nguyên tắc“Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn
ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ
lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công
chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng,
phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị”[26].
Như vậy, để thực hiện khen thưởng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và
giám sát công chức cần đúng người, đúng việc nghĩa thì yêu cầu hoạt động đánh giá
công chức phải“Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo
quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”[108]. Hiện nay, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 [109]: đánh giá
công chức qua các tiêu chí như tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện
nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ
thể; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ
nhân dân, doanh nghiệp. Công chức lãnh đạo, quản lý thêm một số tiêu chí khác:
năng lực tập hợp, đoàn kết công chức; kế hoạch làm việc; mức đánh giá của cá nhân
không cao hơn mức đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Ngoài ra, để tăng cường kỷ cương nền hành chính, bắt buộc công chức phải
thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định pháp luật, sự phân công, pháp luật cũng đã
ghi nhận một số hậu quả pháp lý mà công chức phải gánh chịu khi phát sinh hành vi
vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ cụ thể như sau:
Quy định về việc từ chức hoặc miễn nhiệm của công chức lãnh đạo, quản lý
theo Điều 54 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 trong các trường hợp không đủ sức
khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ; vì l do khác; quy định các
hình thức kỷ luật công chức và được cụ thể tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày
17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đề cập
nguyên tắc xử lý kỷ luật, các hành vi bị xử lý kỷ luật và kể cả bảo vệ quyền lợi của
công chức trong quá trình xử lý vi phạm“Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để
80
phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét
xử lý kỷ luật thì công chức được hưởng 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện
hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp
thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có)”
Hiện nay, đối với các hình thức kỷ luật công chức, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định rõ trường hợp nào áp dụng
các hình thức kỷ luật cụ thể khoản 2 Điều 79“Hình thức giáng chức, cách chức
chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc
lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”, khoản
2 Điều 79“Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc
bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương
nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm”.
Quy định về trách nhiệm hành chính của công chức theo khoản 1 Điều 2 Luật
xử lý vi phạm hành chính năm 2012“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá
nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính”; quy định trách nhiệm bồi thường của nhà nước và hoàn trả cho ngân
sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại
theo quyết định của CQNN có thẩm quyền theo Luật Trách nhiệm bồi thường của
nhà nước; quy định về trách nhiệm hình sự như tội làm chết người, cố gây thương
tích trong thi hành công vụ, các tội phạm về chức vụ theo quy định của Bộ luật hình
sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hay thực hiện việc giải trình, xin lỗi công
khai đối với các hoạt động công vụ.
3.1.2.5. Đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm công vụ của công chức
Thứ nhất, về những kết quả đạt được
Nhìn chung, qua nghiên cứu nhận thấy rằng việc quy định quyền của công
chức thường đi đôi với nhiệm vụ; có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền và
nghĩa vụ của công chức trên hai khía cạnh đó là quyền và nghĩa vụ của công dân,
81
quyền và nghĩa vụ của chính công chức [125, tr.200-201], hiện nay các quy định về
nghĩa vụ, quyền của công chức cũng theo xu hướng chung đó, khá đầy đủ và rõ ràng
đã góp phần giải quyết nhiều nhu cầu chính đáng của nhân dân. Vì vậy, có thể
khẳng định công tác xây dựng, ban hành pháp luật về trách nhiệm công vụ của công
chức trong giai đoạn này được chú trọng và đạt được những kết quả lớn như“Công
chức đã có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng
trình tự, thủ tục, thẩm quyền do pháp luật quy định”[185]
Về trách nhiệm công vụ của công chức đối với CQHCNN đã quy định xác
định trách nhiệm đối với việc ban hành văn bản quản l , cung ứng DVC, thanh tra,
kiểm tra nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CQHCNN; các quy định xác
định trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của CQHCNN; trong đấu tranh phòng
chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm; việc đánh giá công chức
được chuyển từ cách thức tự kiểm điểm, bình bầu sang phương pháp đánh giá kết
hợp giữa hình thức tự đánh giá của công chức, các góp của tập thể đơn vị công
tác,và kiến của thủ trưởng đơn vị đã tạo ra được những động lực, khen thưởng,
vinh danh kịp thời góp phần tăng cường tính tích cực, tự giác thực hiện nghĩa vụ,
bổn phận của công chức góp phần tạo ra được tính hệ thống, kiểm soát trong mối
quan hệ giữa các CQHCNN; tạo ra các điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các
quyền của mình.
Đối với trách nhiệm xã hội đã tạo ra các điều kiện để nhân dân thực hiện tốt
các quyền của mình và điều này được Bộ Nội vụ đánh giá qua chỉ số SIPAS“Sự
phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân, tổ chức thông qua
cung ứng dịch vụ công ngày càng tốt hơn và người dân, tổ chức ngày càng hài lòng
hơn”[7]. Qua nghiên cứu trách nhiệm công vụ của công chức đối với CQHCNN,
đối với xã hội, tác giả luận án cũng tiến hành khảo sát để đánh giá trách nhiệm công
vụ của công chức, qua khảo sát lấy ý kiến của 725 công chức với câu hỏi: Đánh giá
việc kết quả trách nhiệm công vụ của công chức hiện nay như thế nào? Và đưa ra 4
phương án trả lời rất tốt, tốt, bình thường, chưa tốt với kết quả đã cho thấy trách
nhiệm công vụ của công chức ngày càng tốt hơn.
82
Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2018
Biểu đồ 3.1. Đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm công vụ
Về các biện pháp bảo đảm thực hiện công vụ đã tạo ra những khen thưởng,
vinh danh kịp thời, quy định về các hình thức trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ
hoàn trả đã tạo ra động lực, chuẩn mực để công thực hiện công vụ một cách tự giác;
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã có những bước chuyển biến tích cực, tạo
ra nguồn công chức có chất lượng, đáp ứng yêu cầu“Nội dung, chương trình,
phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng có bước đổi mới;đã chú trọng bồi
dưỡng cập nhật kiến thức mới theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm, sát với
yêu cầu, nhiệm vụ thực tế”[132].
Thứ hai, những hạn chế và nguyên nhân
Nội hàm quan niệm về công chức và trách nhiệm công vụ chưa được làm rõ,
xác định công chức theo phạm vi quá rộng, về trách nhiệm công vụ của công chức
chưa thống nhất trong các văn bản theo khía cạnh chủ động hay thụ động hay bao
hàm cả hai.
Về trách nhiệm của công chức, hầu như các văn bản chỉ đề cập việc thực hiện
trách nhiệm của công chức bằng cách sử dụng các cụm từ như phân công, ủy quyền,
các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền; với quy định“Sở thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ”[20] nên trên thực tế
hoạt động của các CQHCNN thường xảy ra tình trạng, những vấn đề thuộc thẩm
quyền của công chức sẽ có quyết định không khác gì với ý kiến của tập thể.
4%
36%
54%
6%
Đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm công vụ
Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
83
Về quyền và nghĩa vụ của công chức, pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể
trách nhiệm của công chức cũng như trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân,
do đó, trong nhiều trường hợp quy định quyền chưa tương xứng với nhiệm vụ.
Ngoài ra, một số quy định chưa gắn thẩm quyền của người trực tiếp sử dụng lao
động với thẩm quyền tuyển dụng. Các quy định về quyền của công chức mới chỉ
dừng ở khía cạnh về các quyền lợi; các thuật ngữ sử dụng để diễn đạt quyền của
công chức chủ yếu là “được đảm bảo”, “được giao quyền”, “được nghỉ” không tạo
ra được quyền thực thụ của công chức. Điều 10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008
không quy định về nghĩa vụ của Thủ trưởng cơ quan bảo đảm quyền cho công chức
khi thi hành công vụ, cũng không quy định về trách nhiệm khi Thủ trưởng cơ quan
không làm tròn trách nhiệm này.
Về trách nhiệm công vụ của công chức đối với các CQHCNN, trách nhiệm xã hội
Việc đánh giá tác động của chính sách, quyết định dự kiến ban hành nhiều khi
còn sơ sài; về thời điểm có hiệu lực của văn bản tại địa phương quy định theo
Khoản 1 Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; có nhiều cách
hiểu khác nhau về xác định văn bản đó là VBQPPL hay không giữa các chủ thể ban
hành nên thực hiện chưa thống nhất [23]; về trình tự, thủ tục rút gọn, trong thực tế
thường ít thực hiện vì theo quy định tại Điều 148 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2015 sử dụng cụm từ “có thể”. Đồng thời, còn nhiều quy định bất cập làm
cho việc thực hiện cung ứng DVC, điển hình như: trong hoạt động chứng thực, quy
định bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Văn phòng UBND nhưng nghiệp vụ chứng thực
lại do phòng Tư pháp đảm nhiệm [138].
Đối với trách nhiệm đạo đức, Điều 15 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy
định về đạo đức của công chức trong công vụ phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư [108]. Tuy nhiên, quy định này đã làm hạn chế nội hàm về đạo đức
công vụ của công chức, nghĩa là trong hoạt động công vụ, công chức còn phải tuân
thủ Hiến pháp, luật và các quy chế làm việc của cơ quan.
Hiện nay, tinh thần làm việc của công chức chưa cao, còn gây nhiều phiền hà,
bức xúc trong nhân dân là do phẩm chất của một bộ phận công chức còn bất cập
[39,tr.180],đơn cử, đánh giá về sự hài lòng của công dân tại thành phố Hồ Chí Minh
84
trong năm 2018“Có gần 25.400 lượt người dân, doanh nghiệp có ý kiến về sự phục
vụ của công chức đạt tỷ lệ hài lòng gần 99,3%, nhưng số lượt người dân, doanh
nghiệp“chấm điểm”cán bộ, công chức còn quá ít”[64], điều này chứng tỏ việc đánh
giá này không phản ánh đúng thực chất và cũng được một số tác giả khẳng định
mức độ hài lòng của công dân thấp, tưởng phục vụ nhân dân có khả năng biến
thành nhân dân phục vụ [193, tr.261-267]. Hay theo đánh giá của Bộ Nội vụ về
SIPAS năm 2015, 2016 người dân hài lòng về sự phục vụ của công chức, tuy nhiên,
vẫn chưa đủ tốt“Vẫn có 27,3% - 47,1% số người dân được hỏi đánh giá sự giao
tiếp, tinh thần phục vụ và năng lực chuyên môn của công chức ở mức bình thường
và thấp”[6] và chỉ số SIPAS năm 2017, năm 2018, công chức gây phiền hà, sách
nhiễu năm 2018 có giảm so với năm 2017 nhưng“Có thể thấy hầu hết các tỉnh vẫn
còn tình trạng này và đáng quan tâm là một nửa số tỉnh có từ 2,08 - 6,21% số người
dân, tổ chức bị phiền hà, sách nhiễu”[7].
Biểu đồ 3.2. So sánh chỉ số về công chức gây phiền hà, sách nhiễu năm 2017, 2018
(Nguồn: Bộ Nội vụ “Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục
vụ của cơ quan hành chính nhà nước” 2017, 2018)
Đối với trách nhiệm giải trình rất khó để quy định nội dung cần giải trình cụ
thể vì phạm vi hoạt động của các CQHCNN là rất rộng; nghiên cứu xử l một số
vướng mắc theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 về chủ thể khiếu nại theo
quy định tại Khoản 1, Khoản 22 Điều 2, khoản 1 Điều 3; chủ thể giải quyết khiếu
nại chỉ là cá nhân hay cơ quan, tổ chức theo Khoản 6 Điều 2, Khoản 1 Điều 7;
thông báo giải quyết khiếu nại hay việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại
lần đầu, lần hai theo khoản 2 Điều 30 và Điều 39. Thực tế chứng minh qua việc
97.55
2.45
96.65
3.35
Không gây phiền hà, sách nhiễu Có gây phiền hà, sách nhiễu
So sánh chỉ số về công chức gây phiền hà, sách nhiễu năm
2017, 2018
Năm 2018 Năm 2017
85
đánh giá của Bộ Nội vụ về sự hài lòng của người dân, tổ chức về việc tiếp nhận, xử
lý kiến góp , phản ánh, khiếu nại và kết quả“Người dân, tổ chức không hài lòng
lắm về việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, khiếu nại về việc cung ứng dịch
vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước”[7]. Ngoài ra, Luật tiếp cận
thông tin năm 2016 cũng còn tồn tại một số bất cập như chủ thể tiếp cận thông tin
chỉ là công dân Việt Nam, đã loại trừ trường hợp người nước ngoài, tổ chức; chưa
làm rõ phạm vi thông tin quan trọng, thông tin thuộc bí mật nhà nước, như thế nào
là thông tin làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của CQNN, CQHCNN; cơ
quan nào đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Đối với trách nhiệm chính trị, việc tổ chức thi hành Hiến pháp, các văn bản
pháp luật của CQNN có thẩm quyền gắn liền với lĩnh vực quản lý thông qua việc
ban hành văn bản có những trường hợp không đạt hiệu quả, ví dụ như trường hợp
thành phố Hà Nội có quy định tại nơi tiếp công dân thì công dân không được quyền
ghi âm, ghi hình thì có phù hợp hay không đối với việc tiếp nhận phản hồi từ dư
luận xã hội, có trái quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 hay không.
Về các biện pháp bảo đảm trách nhiệm công vụ của công chức, có thể bàn đến
một số quy định như: hình thức đào tạo, bồi dưỡng thông thường theo tiêu chuẩn
ngạch công chức là chưa phù hợp mà nên chuyển sang theo vị trí việc làm đảm
nhiệm. Đồng thời, các quy định về đánh giá công chức vẫn chưa làm rõ phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; chưa đề cập đến phương
pháp đánh giá công chức, chẳng hạn như quy định Khoản 2 Điều 23 Luật Thi đua,
khen thưởng 2013 ghi nhận giải pháp tác nghiệp nhưng lại không làm rõ giải pháp
tác nghiệp là như thế nào; hay theo quy định về thành viên của Hội đồng thi đua
khen thưởng cấp tỉnh bao gồm: “Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Thi đua -
Khen thưởng cấp tỉnh làm Phó Chủ tịch thường trực; Các Phó Chủ tịch và các ủy
viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định”[27] là không hợp lý; trong đánh giá để
xảy ra vi phạm cần xử l như thế nào và không nên quy định là căn cứ để kỷ luật vì
khi công chức thực hiện hành vi vi phạm đã bước sang một mối quan hệ khác, đó là
trách nhiệm pháp lý và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các
hình thức kỷ luật hành chính, hình sự, dân sự.
86
3.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến trách nhiệm công vụ của công
chức tại các tỉnh Nam Trung Bộ
Qua các công trình nghiên cứu của nhà khoa học và một số quy định của nhà
nước xác định các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm 01 thành phố và 07 tỉnh trực thuộc
trung ương (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Bình Thuận, Ninh Thuận) có diện tích tự nhiên: 44.376,9 km2, vị trí địa l cụ thể:
phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và các tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm
Đồng); phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu [133]. Dựa trên một
số tài liệu nghiên cứu, tác giả luận án cho rằng ngoài các vấn đề về các quy định
pháp luật, còn có một số l do về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, vị trí địa l
cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động công vụ của công chức, cụ thể:
3.2.1. Về chính trị, pháp luật
Vấn đề về nâng cao trách nhiệm công vụ của công chức đáp ứng yêu cầu của
xã hội, nhân dân luôn được các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở khu vực
Nam Trung Bộ quan tâm chỉ đạo. Các tổ chức Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết
nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ công chức theo định hướng thực hiện
nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ; phát huy trách nhiệm
của tổ chức và người đứng đầu theo định hướng phải có tinh thần trách nhiệm, đạo
đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, phải có trách nhiệm với nhân dân; phối hợp
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính
trị góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của công chức trong thực thi công vụ.
Trên cơ sở chính sách, quan điểm của Đảng bộ về trách nhiệm công vụ của
công chức, chính quyền các tỉnh Nam Trung Bộ tiến hành ban hành các quy định cụ
thể để triển khai thực hiện để tạo bước chuyển biến trong công tác cán bộ nhằm xây
dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, năng động, minh bạch và hiệu quả. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay các quy định của chính quyền các tỉnh Nam Trung Bộ còn
nhiều hạn chế về xác định về mối tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm
tập thể và cá nhân, quy định liên quan đến DVC hay công tác quản l , sử dụng công
chức đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả trách nhiệm công vụ của công chức.
87
3.2.2. Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế“Với những đòi hỏi mang tính đột
phá trong liên kết phát triển, cần chính sách và cơ chế quản lý đủ mạnh để tạo động
lực thu hút đầu tư khai thác các khu kinh tế ven biển”[188], đòi hỏi chính quyền địa
phương phải có những cải cách về lề lối làm việc để tăng cường thu hút đầu tư,
cũng như công chức phải đáp ứng về chuyên môn, có trách nhiệm tư vấn cho các
nhà đầu tư; tận tụy, tự giác thực hiện trách nhiệm và phục vụ tốt nhu cầu của công
dân với tư cách là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_cong_vu_cua_cong_chuc_theo_phap_luat_vie.pdf