MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU. 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 9
1.2. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu. 28
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG . 36
2.1. Khái quát về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng. 36
2.2. Lý luận pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng. 64
2.3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở một số
nước và gợi mở cho Việt Nam. 75
Chương 3 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ
HỘI TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY . 92
3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội
trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 92
3.2. Thực tiễn thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay . 101
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của các tổ chức xã
hội ở nước ta hiện nay. 119
188 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò như ban cố vấn, điều phối các hội bảo vệ NTD khác ở
Malaysia.
FOMCA cũng được Hội đồng cố vấn bảo vệ NTD Quốc gia cấp kinh
phí hoạt động.
- Ôxtrâylia: Ủy ban Cạnh tranh và tiêu dùng (ACCC) là cơ quan thực
thi pháp luật canh tranh và bảo vệ NTD. Ủy ban này cùng đồng thời có chức
năng thực thi luật Hoạt động thương mại. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh
tranh và tiêu dùng Ôxtrâylia bao gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, năm
thành viên chuyên trách (ủy viên), 2 thành viên cộng tác. Các thành viên Ủy
ban được thủ tướng Ôxtrâylia bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. ACCC hiện giờ
bao gồm 600 nhân viên với văn phòng ở thủ phủ của các bang. Trụ sở chính
của ACCC đặt ở thủ đô Canberra [16].
82
Trong hoạt động bảo vệ NTD, ACCC rất chú trọng hoạt động tuyên
truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ NTD cho công dân. ACCC thực hiện chức
năng bảo vệ NTD cơ bản như điều tra các vi phạm về cạnh tranh và bảo vệ
NTD theo luật lao động thương mại; thực hiện tố tụng tại tòa án để chống lại
các hành vi vi phạm luật hoạt động thương mại; tìm kiếm biện pháp đền bù
cho NTD chịu thiệt hại từ vụ việc vi phạm Luật Hoạt động thương mại; giám
sát và chấp thuận giá ở các thị trường độc quyền hóa.
Một số vụ việc bảo vệ NTD tiêu biểu của ACCC trong những năm qua
đã cho thấy, ACCC đã bảo vệ hiệu quả NTD. Chẳng hạn, vụ việc Công ty bán
lẻ đồ dùng trẻ em Skippy Austraylia Pty Ltd vi phạm tiêu chuẩn bắt buộc về
an toàn sản phẩm cho NTD của Ôxtrâylia. Cơ quan công tố theo thông tin của
ACCC đã đưa vụ việc ra Tòa và tòa án liên bang đã phán quyết áp dụng mức
phạt cao là 860.000 đôla Ôxtrâylia để răn đe đối với các nhà phân phối có
hành vi tương tự.
Vụ việc công ty Global Prepait Communications Pty Ltd quảng cáo gây
nhầm lẫ về lợi nhuận và rủi ro đối với các đại lý nhỏ trong việc phân phối
máy bán thẻ điện thoại tự động. Trên cơ sở thông tin điều tra của ACCC, Tòa
án Liên bang đã phán quyết Công ty này đã vi phạm Luật Hoạt động thương
mại và phải bồi thường 2,3 triệu đôla Ôxtrâylia cho 23 đại lý bán lẻ, ACCC
cũng áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ NTD trong vụ việc một số công ty
quảng cáo gây nhầm lẫn về sức khỏe và y tế về thuốc giảm béo, chữa trị ung
thư, liệu pháp thay thế hoóc môn...[37].
- Trung Quốc: Theo pháp luật Trung Quốc, Ủy ban Quản lý công
nghiệp và thương mại thuộc Hội đồng nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm
chính về thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Tất cả các cơ quan trung
ương và địa phương khác có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ NTD. Ủy ban
Quản lý công nghiệp và thương mại có chức năng soạn thảo và thực thi pháp
luật bảo vệ NTD. Ủy ban cũng điều tra và xử lý vi phạm đối với các hành vi
83
vi phạm quyền và nghĩa vụ của NTD, giám sát chất lượng và điều tra xử lý
hàng giả, hàng kém chất lượng và các vi phạm khác.
Là tổ chức đại diện NTD, Hội bảo vệ ngườ tiêu dùng Trung Quốc
(CCA) có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD. CCA
có các thành viên là 3.222 Hội Bảo vệ người tiêu dùng trên khắp 31 tỉnh,
thành phố và các khu tự trị. CCA còn thành lập các chi nhánh tại khắp các
làng, thị trấn ở khu vực nông thôn. Tổng số các tổ chức trong mạng lưới hoạt
động của CCA lên đến 156.000 với 1.000 giám sát viên và tình nguyện viên
hoạt động vì quyền lợi NTD [16].
Chức năng chính của Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở Trung Quốc là:
cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho NTD; tham gia giám sát và kiểm tra
chất lượng hàng hóa cùng với các cơ quan nhà nước có liên quan; báo cáo, đề
xuất và tư vấn với các cơ quan chính phủ về các vấn đề liên quan đến NTD;
tiếp nhận, điều tra và xử lý đơn khiếu nại của NTD; yêu cầu các cơ quan đánh
giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp đơn khiếu nại có liên quan
đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ (cơ quan đánh giá có trách nhiệm báo cáo
kết quả cho Hội bảo vệ NTD); hỗ trợ người tiêu dùng trong các vụ kiện liên
quan đến quyền và lợi ích chính đáng của họ; phát hiện và cảnh báo các hoạt
động vi phạm quyền lợi NTD thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Hội bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đã có nhiều hoạt động tích cực
trong phong tào bảo vệ quyền lợi NTD như diễu hành trên đường phố, hội
thảo tuyên truyền, triển lãm... Từ năm 1997 đến nay, Hội tổ chức phong trào
chuyên đề hàng năm với sự tham gia của tất cả các tổ chức bảo vệ NTD trên
thế giới. Để giáo dục về bảo vệ NTD cho các đối tượng khác nhau, Hội Bảo
vệ NTD Trung Quốc đã tổ chức nhiều khóa tập huấn ngắn ngày ở các địa
điểm khác nhau như cơ quan nhà nước, nhà trẻ, trường học, nhà máy, trung
tâm mua sắm, các khu vực nông thôn. Một hoạt động quan trọng của Hội bảo
vệ NTD Trung Quốc là các tổ chức bảo vệ NTD ở các địa phương chuyên tiến
84
hành thử nghiệm so sánh chất lượng hàng hóa, dịch vụ để đưa ra các kết luận
phục vụ cho công tác bảo vệ NTD. Tính đến cuối năm 2001, hội bảo vệ NTD
Trung Quốc đã tiếp nhận 6.126.791 đơn khiếu nại của NTD, trong số đó 96%
vụ việc đã được xử lý và thu lại được cho NTD khoảng 36,7 tỷ nhân dân tệ
[37].
- Ấn Độ là một quốc gia có phong trào BVNTD trong xã hội dân sự
phát triển rất mạnh mẽ, từ các tổ chức lớn ở cấp quốc gia đã vươn lên tầm
quốc tế, hay các tổ chức cấp cơ sở, quận huyện, thành phố.
Các hội BVNTD (tổ chức xã hội dân sự/tổ chức phi chính phủ) được
quyền khiếu nại với tư cách đại diện cho NTD, dù NTD đó có thuộc hiệp hội
BVNTD hay không (theo điều 12(b) của Luật BVNTD 1986).
Cơ quan DCA trung ương có liệt kê một số các tổ chức xã hội về
BVNTD trên trang web chính thức của mình, cho thấy sự gắn kết, hợp tác khá
chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với xã hội dân sự trong lĩnh vực này
[71]. Ngoài ra, các tổ chức xã hội về BVNTD cũng có tự mình thành lập các
liên minh hoặc các tổ chức lớn như Hội đồng Điều phối các Hiệp hội NTD
(Consumer Coordination Council - CCC), hay Hội đồng Trung ương về
BVNTD (Central Consumer Protection Council – CCPC).
- Pháp: Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD là Tổng cục cạnh
tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thương mại (DGCCRF). Về phía các tổ
chức xã hội, có rất nhiều tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ NTD nhưng
để được Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thương mại
(DGCCRF) công nhận (thời gian hoạt động của Hội là 5 năm và có thể được
tái công nhận) thì phải đảm bảo các điều kiện sau là độc lập với doanh
nghiệp; đảm bảo số lượng thành viên (ở trung ương là 10.000 người và ở địa
phương phụ thuộc vào dân số địa phương đó); phải có hoạt động thực sự (có
điểm tiếp nhận khiếu nại NTD, có ấn phẩm về bảo vệ NTD) [36].
Hoạt động chủ yếu của các Hội bảo vệ NTD tại Pháp tập trung vào
85
công tác tuyên truyền, thông tin cho NTD; tổ chức tiếp nhận khiếu nại của
NTD và liên hệ với doanh nghiệp để tìm phương án giải quyết. Trong trường
hợp không giải quyết được thì các Hội sẽ tìm kiếm đến một trung tâm hòa
giải. Mỗi năm có khoảng 10.000 vụ việc được hòa giải mà không cần đưa ra
tòa án. Các hội còn xây dựng các chương trình về bảo vệ NTD trên truyền
hình; giáo dục tiêu dùng; tổ chức kiểm tra sản phẩm,...
Hiện nay có 15 hiệp hội được công nhận tại Pháp [72]. Các hiệp hội
này có hệ thống tổ chức khác nhau; bảo vệ NTD. Các hội bảo vệ NTD được
Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thương mại (DGCCRE)
hỗ trợ kinh phí căn cứ và hiệu quả hoạt động của từng hội.
Thiết nghĩ, các kinh nghiệm quốc tế nói trên có ý nghĩa rất quan trọng
đối với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay và rất cần thiết
được các cơ quan chức năng các cấp vận dụng vào việc hỗ trợ cho hoạt động
của Hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
So với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu, sự tham
gia của tổ chức xã hội Việt Nam vào công tác bảo vệ NTD diễn ra khá muộn.
Nghiên cứu hoạt động bảo vệ quyền lợi của NTD của các tổ chức bảo vệ NTD
quốc tế và một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm để vận
dụng ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, phần lớn các nước trên thế giới đều có một hệ thống pháp
luật bảo vệ quyền lợi của NTD với nội dung điểu chỉnh rõ ràng, cụ thể và khả
thi:
- Pháp luật của các nước hầu hết đều trao cho các cơ quan có chức năng
bảo vệ quyền lợi của NTD vị trí pháp lý và thẩm quyền tương xứng để có thể
bảo vệ quyền lợi NTD một cách hiệu quả nhất. Pháp luật Hoa Kỳ và Ôxtrâylia
đều trao cho các cơ quan bảo vệ NTD những công cụ can thiệp hiệu quả như
thẩm quyền xử phạt và khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền
86
lợi NTD, điều mà Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công
thương) Việt Nam hiện nay chưa có được khi thực thi pháp luật bảo vệ quyền
lợi của NTD. Trong pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam chưa
trao cho các cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD những thẩm quyền tương xứng
với nhiệm vụ, chức trách phải đảm nhiệm. Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ
NTD ở nhiều nước cũng được trang bị đầy đủ về nhân lực và vật lực như: Cục
bảo vệ NTD của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ có ngân sách hàng
năm khoảng 10 triệu đô la với 500 nhân viên,Trong khi đó lực lượng công
chức đảm nhiệm chức năng bảo vệ NTD của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người
tiêu dùng ở Việt Nam còn rất mỏng.
- Pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định rất cụ thể quy trình,
thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi
của NTD. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy quy định chặt chẽ về thủ tục, quy
trình giải quyết khiếu nại là cơ sở quan trọng để thực hiện hiệu quả pháp luật
bảo vệ NTD. Theo báo cáo của Bộ Các vấn đề NTD, phân phối và thực phẩm
Ấn Độ, hàng năm trên lãnh thổ khoảng 7.000-8.000 khiếu nại đã được giải
quyết. Việc giải quyết thành công khiếu nại của NTD góp phần xây dựng một
xã hội công bằng hơn và ngày càng tạo dựng được văn hóa kinh doanh lành
mạnh ở Ấn Độ [37].
Thứ hai, trong các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng, nhiều nước rất chú trọng biện pháp tăng cường tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như: Cơ quan bảo vệ
NTD Ôxtrâylia, thường chú trọng nhiều đến việc nâng cao nhận thức về trách
nhiệm bảo vệ NTD và khuyến cáo để doanh nghiệp chấm dứt hành vi vi
phạm. Bên cạnh những quy định mang tính bắt buộc, Ôxtrâylia còn đưa ra các
quy định mang tính chất khuyến khích sự tuân thủ pháp luật.
87
Trung Quốc cũng là nước có hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp
luật bảo vệ NTD đa dạng. Bên cạnh việc sử dụng các hình thức tuyên truyền
truyền thống như tổ chức hội thảo, triển lãm, tập huấn, các cơ quan bảo vệ
NTD Trung Quốc còn tổ chức phong trào chuyên đề hàng năm với sự tham
gia của các tổ chức bảo vệ NTD ở các nước trên thế giới.
Kinh nghiệm về phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của các nước như Ôxtrâylia, Trung Quốc
có thể giúp ích rất nhiều đối với quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
NTD ở Việt Nam. Bởi lẽ, ý thức tuân thủ nghiêm minh pháp luật bảo vệ NTD
của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là điều kiện
không thể thiếu để đưa pháp luật vào cuộc sống.
Thứ ba, việc sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của mình đã trở thành ý thức tự thân của NTD ở nhiều nước trên
thế giới. Để đưa các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD vào cuộc
sống, ý thức tự bảo vệ mình của công dân đóng vai trò rất quan trọng. NTD
phải viết vì mình, vì người khác mà tập hợp nhau lại. Ở nhiều nước trên thế
giới, phong trào bảo vệ NTD ra đời từ rất sớm và đã đóng vai trò quan trọng
vào việc thực thi các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Riêng con số
868.808 khiếu nại của NTD mà Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Ôxtrâylia
nhận được trong vòng một năm (từ 30-6-2006 đến 1-7-2007) và hàng năm tổ
chức bảo vệ NTD Đài Loan nhận được khoảng 10.000 khiếu nại qua điện
thoại, 4.000 khiếu nại qua đơn cho thấy NTD ở nhiều quốc gia rất có ý thức
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Ở Việt Nam hiện nay phần lớn
người tiêu dùng chưa có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nhiều trường
hợp NTD bị vi phạm quyền lợi nhưng “bỏ qua”. Điều đó dẫn đến tình trạng vi
phạm pháp luât bảo vệ quyền lợi NTD không những không giảm mà ngày
càng gia tăng [16].
88
Thứ tư là, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư để nâng cao
chất lượng hoạt động kiểm định chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Trong nền
kinh tế thị trường, các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa,
dịch vụ ngày càng tăng và trở nên tinh vi. Không phải lúc nào NTD cũng là
“người tiêu dùng thông thái” để mua và sử dụng được các hàng hóa, dịch vụ
có chất lượng, đúng nhu cầu của bản thân và gia đình. Để được đảm bảo về
quyền lợi, an toàn về sức khỏe và tính mạng, NTD cần được sự trợ giúp của
nhà nước về kiểm định chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Ở Việt Nam, cơ quan
có chức năng kiểm định chất lượng hàng hóa là Tổng cục Đo lường chất
lượng thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan này
chưa đủ sức kiểm định chất lượng tất cả các loại hàng hóa. Về vấn đề này
chúng ta cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
như Pháp, Trung Quốc. Theo đó, cơ quan này phải được trang bị những thiết
bị hiện đại và có cơ chế kiểm định thuận lợi để mỗi khi nghi ngờ mình mua
phải sản phẩm kém chất lượng, NTD có thể yêu cầu kiểm định bất cứ lúc nào.
Chẳng hạn, Viện Tiêu dùng quốc gia Pháp thực hiện chức năng chính lag
giám định chất lượng sản phầm. Hoạt động giám định này hoàn toàn độc lập
với các nhà sản xuất, phân phối. Kết quả giá định của Viện tiêu dùng quốc gia
Pháp được NTD tin cậy, được công bố rộng rãi và là cơ sở quan trọng để giải
quyết khiếu nại, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của NTD.
Ở Trung Quốc, chức năng kiểm định chất lượng hàng hóa, dịch vụ lại
do các tổ chức bảo vệ NTD ở địa phương tiến hành. Các tổ chức bảo vệ nTD
hoạt động khá hiệu quả. Trong đó, các kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm
của các tổ chức bảo vệ NTD là cơ sở để bảo vệ NTD trong thực tiễn cuộc
sống.
Thứ năm là, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật của
một số nước phát triển khá cao, có tác dụng răn đe. Chẳng hạn, hành vi vi
phạm tiêu chuẩn bắt bược về an toàn sản phẩm đối với NTD có thể bị phạt tới
89
860.000 đôla Ôxtrâylia. Đây là quy định mà pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Việt Nam cần phải nghiên cứu học tập bởi lẽ thực tiễn thực hiện pháp luật nảo
vệ quyền lợi NTD Việt Nam cho thấy, do nhiều mức phạt trong pháp luật quy
định thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm nên nhiều
doanh nghiệp đã chấp nhận chịu phạt để vi phạm pháp luật [16].
Tóm lại, những vấn đề nêu trên thực sự là cơ sở để nghiên cứu, đánh
giá thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cũng như pháp luật bảo vệ
quyền lợi của NTD ở Việt Nam hiện nay.
90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Người tiêu dùng được hiểu là các cá nhân mua, sử dụng hàng hóa, dịch
vụ không nhằm mục đích kinh doanh. Trong mối tương quan với người sản
xuất, người cung ứng sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng luôn là đối tượng
yếu tế. Do đó, người tiêu dùng phải là đối tượng cần được bảo vệ với các
quyền thiết yếu gồm: 1. Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; 2.
Quyền được an toàn; 3. Quyền được thông tin; 4. Quyền được lựa chọn; 5.
Quyền được lắng nghe; 6. Quyền được khiếu nại và bồi thường; 7. Quyền
được giáo dục và đào tạo về tiêu dùng; Và 8. Quyền được có môi trường sống
lành mạnh và bền vững.
Với tư cách là các tổ chức tập hợp rộng rãi nhân dân theo nghề nghiệp,
lứa tuổi, sở thích, giới tính có vai trò, tiếng nói và khả năng tập hợp quần
chúng nhân dân, các tổ chức xã hội có vai trò và trách nhiệm to lớn trong bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, trách nhiệm của các tổ chức xã
hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cần được hiểu là hệ thống các
quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận quy định về những
việc mà tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được
hoặc không được làm, nên làm, phải làm để đảm bảo thực hiện, điều chỉnh
những quan hệ phát sinh giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu
dùng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động
của mình. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể xác định các trách nhiệm cụ thể
của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm: Giáo
dục người tiêu dùng; Thu thập dữ liệu và kiểm tra sản phẩm; Khiếu nại thay
mặt người tiêu dùng; Khởi kiện thay mặt người tiêu dùng; Vận động tẩy chay
hàng hóa không đảm bảo chất lượng; Phát triển mạng lưới các hội bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng; Phản biện và giám định xã hội; Và thông tin
với chính phủ về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh
91
hàng hóa, dịch vụ.
Đựa trên việc tham khảo kinh nghiệm thế giới, chúng ta có thể thấy
rằng, để đánh giá được việc thực hiện các trách nhiệm trên của doanh nghiệp,
cần dựa vào những bộ tiêu chí nhất định. Theo đó, luận án xác định, trong
điều kiện Việt Nam hiện nay, để đánh giá được trách nhiệm của doanh nghiệp
trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cần dựa vào bốn tiêu chí cơ bản:
Một là, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng không được trái với Hiến pháp. Hai là, chú trọng đánh
giá sự tác động của pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng đối với người tiêu dùng. Ba là, pháp luật về
trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
phải đảm bảo tính hiệu lực. Bốn là, pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức
xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải đảm bảo tính công khai,
minh bạch.
92
Chương 3
THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm của các tổ
chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật
Việt Nam hiện nay
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Có thể nói, bảo vệ NTD là một lĩnh vực rất quan trọng, trách nhiệm của
các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD cũng được xã hội rất mong
đợi. Có một số các văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã
hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD. Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật
này dưới hai giai đoạn: giai đoạn trước khi có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010
và giai đoạn sau khi có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010.
3.1.1.1. Giai đoạn trước khi có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010
Khi nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực do nền kinh tế thị
trường đem lại thì trong nền kinh tế này cũng đã nảy sinh những hành vi vi
phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của NTD cũng như gấy
bất ổn cho nền kinh tế và cho xã hội. Ngay khi nảy sinh vấn đề NTD, Đảng và
Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác bảo vệ quyền lợi của NTD để giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa những nhà sản xuất và NTD.
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành chuyên môn ở nước ta đã
phát triển, đòi hỏi có những tổ chức nghề nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của
từng ngành cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với việc
thành lập Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, một số cán bộ hoạt động hoặc có quan hệ
93
trực tiếp đến công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng đã họp để chuẩn
bị thành lập một tổ chức nghề nghiệp của mình. Ngày 2/5/198, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg phê chuẩn việc thành lập
Hội Khoa học và Kĩ thuật về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng Việt Nam.
Ngày này được lấy là ngày thành lập Hội. Ngày 6/5/1988, Đại hội thành lập
Hội đã được tiến hành ở Hà Nội, với tên viết tắt là Hội Tiêu chuẩn Việt Nam,
tên giao dịch là Vinastas [14].
Sau khi thành lập được vài năm, do được tiếp xúc với phong trào NTD
thế giới, Hội nhận thấy công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng gắn liền
với quyền lợi NTD nên đã bắt dầu nghiên cứu về vấn đề NTD ở Việt Nam.
Đại hội bất thường của Hội họp tháng 7-1991 đã quyết định đưa nội dung bảo
vệ quyền lợi của NTD vào cương lĩnh của Hội và đổi tên thành Hội Khoa học
và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Đo lường, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi
NTD Việt Nam, tên giao dịch vẫn là Vinastas. Ngày 31/9/1991, Ban Tổ chức
Cán bộ của Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ra Quyết định số 480/TCCP công
nhận bản Điều lệ sửa đổi của Hội [59]. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD là tổ
chức phi chính phủ về bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động trong phạm vi cả nước.
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam là thành viên của Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam từ năm 1988. Ngày 15/3/1992, Hội đã được
công nhận là thành viên của Tổ chức quốc tế NTD IOCU (sau này là CI).
Văn bản có tầm quan trọng nhất là Hiến pháp 1992, Hiến pháp ghi nhận
về việc Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và quyền
lợi của NTD. Đây là sơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi
NTD được quy định trong văn bản pháp luật cao nhất. Tuyên bố hiến định
được cụ thể hóa trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999. Sự ra đời
của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD và các văn bản hướng dẫn thi hành
(Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/2/2008 quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD 1999 đánh dấu một bước tiến mới về nhận thức
94
trong lĩnh vực lập pháp về bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Pháp lệnh đã
quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng đối với NTD và ghi nhận
các quyền cơ bản của NTD, trong đó có quyền được thông tin, quyền được
hướng dẫn về tiêu dùng, quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền
vững. Pháp lệnh ra đời là một dấu mốc quan trọng, khẳng định một bước tiến
dài của nhận thức trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD [39].
Vai trò của tổ chức xã hội trong việc bảo vệ NTD đã bước đầu được
công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ- CP ngày 2/10/2001 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm
1999, sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ- CP ngày
24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền
lợi NTD năm 1999. Nhưng nhìn chung, các văn bản chỉ quy định trách nhiệm
bảo vệ NTD thuộc về các tổ chức bảo vệ NTD mà chưa khuyến khích được
các tổ chức xã hội nói chung tham gia vào công tác bảo vệ NTD.
Bên cạnh việc ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, một loạt các
văn bản pháp luật khác cũng ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD, ngăn
chặn các hành vi gian dối trong sản xuất, kinh doanh về chất lượng, khuyến
mại, quảng cáo,như: Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999, Pháp lệnh
đo lường năm 199, Pháp lệnh về Quảng cáo năm 2001, Pháp lệnh về an toàn
vệ sinh thực phẩm 2003,Các văn bản xử lý vi phạm hành chính cũng ra đời:
Nghị định 175/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương
mại; Nghị định số 125/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 quy định xử phạt vi
phạm trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
Như vậy, qua nghiên cứu, có thể thấy giai đoạn trước 2010, trách nhiệm
của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD dường như đã xuất
hiện trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, mặc dù ở nước ta đã hình
thành tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD từ năm 1988 (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
NTD Việt Nam) và Hội đã gia nhập Tổ chức quốc tế NTD.
95
3.1.1.2. Giai đoạn sau khi có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010
Sau hơn 10 năm thực thi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD và các văn
bản liên quan về bảo vệ NTD đã có rất nhiều bất cập nảy sinh. Chính vì vậy,
năm 2010 Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Trên cơ sở Luật
Bảo vệ quyền lợi NTD, một loạt các văn bản được thay đổi, bổ sung cho phù
hợp với nội dung của Luật, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ra đời trong bối cảnh
quyền lợi NTD đang bị xâm phạm ở mọi lĩnh vực, mọi phương diện của nền
kinh tế và đời sống xã hội: từ bữa ăn hàng ngày với đủ các món đều chứa
đựng những hiểm họa nguy hiểm: Thị gà tẩm bột sắt; thịt lợn bị bơm nước
bẩn; thịt bò quá hạn sử dụng nhiều năm; Rau xanh có thuốc sâu; tôm, cua, cá
được nuôi bằng nước thải của bệnh viện; Cafe thì được trộn hóa chất để tăng
hương vị và màu sắc, việc di lại hàng ngày bị đe dọa bởi nguyên liệu xăng
pha tạp chất; giày, dép có chứa chất lạ gây ngứa bàn chân; quần áo mặc hàng
ngày cũng bị tẩm hóa chất lạ gây dị ứng cơ thể; rồi đến những thông tin NTD
xem hàng ngày trên tivi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_cua_cac_to_chuc_xa_hoi_trong_bao_ve_quye.pdf