MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt .iv
Danh mục các bảng .v
Mục lục .vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu của đề tài .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NGHÈO ĐÓI .3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI .3
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói .3
1.1.2. Tiêu chuẩn phân định nghèo đói và thước đo nghèo đói .5
1.2. THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢMNGHÈO.8
1.2.1. Thực trạng nghèo đói trên thế giới.8
1.2.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình chống nghèo đói ở Việt Nam .10
1.2.2.1. Thực trạng nghèo đói ở nước ta .10
1.2.2.2. Nguyên nhân và một số yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo .14
1.2.2.3. Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam .19
1.2.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo .21
1.2.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo một số nước trên thế giới.21
1.2.3.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở nước ta.23
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .26
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng ven phá Tam Giang của huyện
Quảng Điền .26
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.26
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .30
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu.38
2.1.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.38
2.1.2.2. Phương pháp Phân tích số liệu.40
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .44
2.2.1. Tình hình nghèo đói ở huyện quảng điền.44
2.2.2. Đặc trưng của các hộ điều tra.48
2.2.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ.48
2.2.2.2. Thực trạng sản xuất của các hộ nghèo .58
2.2.2.3. Thụ nhập và cơ cấu thu nhập của hộ nghèo .65
2.2.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng nghèo của hộ.66
2.2.2.5. Thống kê các nguyên nhân nghèo đói của các hộ điều tra.70
2.2.2.6. Chi tiêu của hộ nghèo.72
2.2.2.7. Nhà ở và trang bị tiện nghi sinh hoạt .73
2.2.2.8. Điều kiện sinh hoạt.75
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯƠNH VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
VÙNG VEN PHÁ TAM GIANG HUYỆN QUẢNG ĐIỀN .78
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU .78
3.1.1. Định hướng.78
3.1.2. Mục tiêu .78
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.80
3.2.1. Giải pháp giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, dịch vụ.80
3.2.1.1. Thực hiện kiên quyết việc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn gắn với xóa đói
giảm nghèo .80
3.2.1.2. Lưu ý đến phát triển mô hình VAC .81
3.2.1.3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với các mô hình.82
3.2.1.4. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ gắn với đô thị hóa nông thôn .82
3.2.1.5. Chính sách đào tạo lao động về chuyển giao công nghệ .82
3.2.1.6. Nâng cao vai trò công tác khuyến nông khuyên ngư.83
3.2.2. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo.84
3.2.3. Giải pháp môi trường .85
3.2.4. Giải pháp về vốn .85
3.2.5. Giải pháp về qui hoạch cơ sở hạ tầng .86
3.2.6. Giải pháp trợ cấp, trợ giúp hoàn toàn đối với người nghèo.87
3.2.7. Giải pháp kế hoạch hoá gia đình.88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.89
1. KẾT LUẬN.89
2. KIẾN NGHỊ .90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
117 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu nghèo đói ở vùng Ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu của các hộ điều tra
Số người trong độ tuổi
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Bình quân 73 100,0 47 100,0
Đến 2 khẩu 15 20,5 0 0
Từ 3 đến 4 khẩu 28 38,4 25 53,2
Từ 5 đến 6 khẩu 22 30,1 22
Trên 6 khẩu 8 11,0 0 0
Trung bình (ng/hộ) 4,19 4,40ns
Ghi chú - ns: không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Đi sâu phân tích nhân khẩu thì nhóm hộ nghèo có từ 1 đến 2 khẩu chiếm
(20,5%), hộ không nghèo chiếm (0%). Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy
những hộ này thường là hộ già cả neo đơn. Những hộ có trên 6 khẩu hộ nghèo
chiếm 11%, và hộ không nghèo là 0%. Điều này nó phản ánh khả năng nhận thức
của hộ nghèo về sinh đẻ có kế hoạch là chưa cao, đồng thời công tác KHHGD của
toàn huuện đối với vùng ven phá còn hạn chế, công tác tuyên truyền, truyền thông
về dân số kế hoạch hóa gia đình của huyện chưa đi vào chiều sâu, chưa đến từng hộ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
gia đình. Các biện pháp xử phạt hành chính chưa nghiêm minh. Với vùng ven phá
trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, một số cư dân sống trên đò vẫn còn
nhiều (như ở thôn Phước Lập xã Quảng Phước), thì việc vận động hộ nông dân thực
hiện KHHGĐ lại càng khó khăn hơn.
Phân tích rỏ sự phân bố của những nhóm nhân khẩu giúp cho chúng ta có các
giải pháp giảm nghèo cụ thể đối với từng nhóm hộ để đem lại hiệu quả giảm nghèo
cao hơn.
- Lao động:
Lao động là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong
quá trình sản xuất của con người, không một quá trình sản xuất nào diễn ra mà
không có lao động. Lao động là yếu tố kết hợp các yếu tố đầu và khác như: đất đai,
tư liệu sản xuất, vốnđể tạo ra của cải vật chất phục vụ cho toàn xã hội. Trong các
yếu tố đầu vào thì lao động là yếu tố quan trọng bậc nhất.
Nguồn lao động trong nông thôn, nông nghiệp nếu được sử dụng hợp lý là
điều quan trọng để tăng khối lượng sản phẩm, tạo điều kiện để phân công lao động
xã hội, đáp ứng nhu cầu lao động cho dịch vụ, công nghiệp và các lĩnh vực khác.
Đối với hộ gia đình sử dụng tốt lao động là cơ hội tạo ra thu nhập và cải thiện đời
sống. Trong sản xuất nông nghiệp thì lao động bao gồm lao động trong độ tuổi và
lao động ngoài độ tuổi, trong đó số lao động trong độ tuổi là nguồn lao động thường
xuyên, có vai trò quyết định đến thu nhập của hộ. Trong phạm vi cho phép chúng
tôi chỉ thống kê số người thường xuyên trực tiếp tham gia lao động của hộ trong
phạm vi từ 15 đến 60 tuổi.
Qua bảng 3.7: số lao động bình quân của nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo
là có sự khác biệt rõ nét (kiểm định T so sánh giá trị trung bình của hai nhóm hộ có
mức ý nghĩa lớn hơn 95%), cụ thể lao động bình quân của hộ nghèo là 1,66 lao
động/hộ, hộ không nghèo là 2,55 lao động/hộ.
Trong đó số hộ nghèo không có lao động là 12,3%, hộ không nghèo là 0%,
số hộ từ 1 đến 2 lao động (chiếm 69,9%, 44,7%) và trên 2 lao động là (chiếm
17,8% và 55,3%) tương ứng là hộ nghèo và hộ không nghèo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Qua kết quả phân tích cho ta thấy, những hộ có số lao động càng cao thì số
hộ nghèo càng giảm, đặc biệt là những hộ không có lao động thì hoàn toàn là hộ
nghèo. Điều này nó cũng phù hợp với thực tế trong cả nước cũng như trên thế giới.
Bảng 3.7. Lao động chính của các hộ điều tra
Số lao động trong hộ
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Bình quân 73 100,0 47 100,0
Không có lao động 9 12,3 0 0
Từ 1 đến 2 lao động 51 69,9 21 44,7
Trên 2 lao động 13 17,8 26 55,3
Trung bình (l. động) 1,66 2,55***
Ghi chú; - **, ***: Với các mức ý nghĩa thống kê 95%,99%
(Nguồn số liệu điều tra năm 2009)
- Tỷ lệ phụ thuộc
Tỷ lệ phụ thuộc (là số người ăn theo/số lao động của hộ). Những người nằm
ngoài tuổi lao động thường tạo ra ít hoặc không tạo ra thu nhập cho gia đình. Vì vậy
đây là vấn đề mà chúng ta thường quan tâm.
Qua kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.8 cho ta thấy: Tỷ lệ phụ thuộc
của những hộ nghèo cao hơn nhiều với hộ không nghèo. Ở hộ nghèo bình quân có
1,53 người ăn theo, trong khi đó hộ không nghèo chỉ có 0,73 người ăn theo. Điều này
lý giải một vấn đề rằng tuy không có sự chênh lệch lớn về nhân khẩu giữa hai nhóm
hộ, nhưng số lao động giữa hai nhóm hộ khác nhau nên thu nhập khác nhau. Một lao
động của hộ nghèo phải nuôi 1,53 người (gần 2 người), trong khi đó thì hộ không
nghèo chỉ nuôi 0,73 người. Đặc biệt trong số hộ nghèo thì nhiều hộ không có khả
năng lao động, đặt ra một yêu cầu là cần phải giải quyết thu nhập cho họ là qua con
đường trợ cấp xã hội, từ chính quyền địa phương và các thành viên trong dòng họ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Bảng 3.8: Tỷ lệ phụ thuộc của các hộ điều tra
Đơn vị tích: lần
Loại hộ Bình quân
Hộ nghèo 1,53
Hộ không nghèo 0,73
(Nguồn số liệu điều tra năm 2009)
- Tuổi của chủ hộ
Chủ hộ là người có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân.
Thường họ là người đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến quá trình sản
xuất cũng như kế hoạch tiêu dùng. Tuổi tác và trình độ học vấn của chủ hộ có liên
quan đến hiệu quả các quyết định đó.
Bảng 3.9: Tuổi của chủ hộ điều tra
Số lao động trong hộ
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Bình quân 73 100,0 47 100,0
Dưới 40 12 16,4 6 12,8
Từ 40 đến 60 tuổi 21 28,8 30 63,8
Trên 60 tuổi 40 54,8 11 23,4
Trung bình 62,79 52,32
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Qua kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.9 cho ta thấy tuổi của hộ nghèo
có sự biến động lớn. Phần lớn tuổi của hộ nghèo tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 60
chiếm 54,8%, dưới 40 tuổi là 16,4%, và từ 40 đến 60 tuổi là 28,8%. Trong khi đó
đối với hộ không nghèo thì ngược lại tuổi chủ hộ tập trung chủ yếu là ở độ tuổi từ
40 đến 60 tuổi chiếm 63,8%, dưới 40 tuổi là 12,8 % và trên 60 tuổi là 23,4%. Kết
quả được khẳn định bằng kiểm định T với mức ý nghĩa 95% so với biến tuổi trung
bình của 2 nhóm hộ. Hộ nghèo là hộ có độ tuổi trung bình cao 62,79 tuổi, còn 52,32
tuổi là độ tuổi của nhóm hộ không nghèo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
So sánh các nhóm tuổi của hai loại hộ chúng ta có thể thấy rõ rằng nhóm hộ
có chủ hộ nằm trong độ tuổi dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi, tỷ lệ hộ nghèo nhiều hơn
so với hộ không nghèo. Thực tế cho thấy khoảng cách nằm trong độ tuổi từ 40 đến
60 là độ tuổi có đủ chín chắn trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng như kỹ năng tay nghề. Độ tuổi trên 60 có vai trò quyết định giảm, họ
thường hay bảo thủ cố chấp, không mạnh dạn trong việc áp dụng các cải tiến, tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Còn với độ tuổi dưới 40 thường là độ tuổi năng
động máy móc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng kinh nghiệm còn non
yếu hay dễ thất bại trong sản xuất, bên cạnh đó họ lại còn cản trở với nhiều vấn đề
như: Con còn nhỏ, phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ, vốn ít
- Trình độ học vấn của chủ hộ:
Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu khoa học
kỹ thuật, đến quá trình điều hành sản xuất của hộ. Là vùng ven phá Tam Giang với
những hạn chế về sự phát triển của giáo dục nên trình độ bình quân chung giữa cả
hai loại hộ là rất thấp.
Qua bảng số liệu 3.10 cho ta thấy, trình độ học vấn trung bình của hộ nghèo
là 2,07 năm, còn hộ không nghèo là 5,68 năm (trong quá trình điều tra mỗi năm
xem là một lớp, ví dụ : lớp 7 xem là 7 năm). Trong đó số hộ nghèo có chủ hộ chưa
tốt nghiệp tiểu học là 83,6%, tốt nghiệp tiểu học là 16,4% chưa có chủ hộ nào tốt
nghiệp THCS, cũng như tốt nghiệp THPT. Còn đối với hộ không nghèo thì chưa tốt
nghiệp tiểu học là 48,9%, tốt nghiệp tiểu học là 38,3%, THCS là 12,8% và THPT là
không có.
Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa hộ nghèo và hộ không nghèo cho thấy
học vấn có liên quan chặt chẽ với tình trạng đói nghèo. Và việc nâng cao trình độ
học vấn ở nông thôn là rất cần thiết, đặc biệt là đối với hộ nghèo. Nâng cao trình độ
giúp cho họ có khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới, nắm bắt, phân tích các thông tin
thị trường để từ đó thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ, quy trình kỹ
thuật mới vào sản xuất là cơ sở để tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 3.10: Trình độ học vấn của chủ hộ các hộ điều tra
Số người trong độ tuổi
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Bình quân 73 100,0 47 100,0
Chưa tốt nghiệp TH 61 83.6 23 48,9
Tốt nghiệp TH 12 16,4 18 38,3
Tốt nghiệp THCS 0 0,0 6 12,8
Tốt nghiệp THPT 0 0,0 0 0,0
Trung bình (năm) 2.07 5,68
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
c. Tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là yếu tố vật chất cần thiết, là nhân tố cơ bản để nâng cao
năng xuất lao động, cải thiện điều kiện làm việc góp phần cải thiện đời sống cho nông
hộ. Chúng tôi đã tiến hành điều tra về tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nộng
hộ ở vùng ven phá Tam Giang của huyện. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11:
Số liệu ở bảng 3.11 cho thấy giá trị tư liệu sản xuất bình quân/hộ của hộ
nghèo là thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo. Cụ thể hộ nghèo có 1,838 triệu
đồng, trong khi đó hộ không nghèo là 8,317 triệu đồng (hộ nghèo gần bằng 1/5 lần
với những hộ không nghèo (với kiểm định T và mức ý nghĩa 99%). Trang bị tư liệu
sản xuất của hộ nghèo hạn chế nhiều so với hộ không nghèo được thể hiện cụ thể
qua từng loại: hộ nghèo có số lượng thuyền chèo tay nhiều hơn so với hộ không
nghèo tương ứng là (0,58 chiếc/hộ và 0,23 chiếc/hộ), còn so với thuyền máy thì
ngược lại hộ số hộ nghèo có thuyền máy là rất ít trong 73 hộ nghèo được phỏng vấn
thì duy nhất 1 hộ là có thuyền máy, nhưng mã lực và chất lượng của thuyền không
cao. Là vùng ven biển nên hộ nghèo có thuyền chèo tay nhiều là điều dễ hiểu họ
phải đánh bắt gần bờ và sản lượng khai thác lại không cao. Hộ không nghèo có số
lượng thuyền máy lên đến 0,49 chiếc/hộ điều này cho thấy họ có khả năng đánh bắt
xa bờ, giá trị sản lượng khai thác lớn. số hộ nghèo hầu như không có máy tuốt lúa,
máy cày tay, hộ không nghèo thì tỷ lệ có máy tuối lúa là 0,17 cái /hộ, máy cày tay là
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
0,04 cái/hộ, đây chính là ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất vừa tăng năng xuất
lao động vừa tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm.
Bảng 3.11: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các loại hộ
(tính bình quân/hộ)
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Nghèo
(a)
Không
nghèo (b)
So sánh
a/b (+/-)
Số hộ hộ 73 47
1. Gia súc
- Trâu, bo cày kéo Con 0,01 0,43 0,42
- Lợn nái sinh sản Con 0,37 0,45 0,08
2. Công cụ sản xuất
- Cày bừa thủ công Cái 0,01 0,43 0,42
- Máy xay xát Cái 0,00 0,04 0,04
- Máy tuốt lúa Cái 0,00 0,17 0,17
- Máy bơm nước Cái 0,11 0,40 0,29
- Máy cày Cái 0,00 0,04 0,04
- Thuyền máy Chiếc 0,01 0,49 0,48
- Thuyền chèo tay Chiếc 0,58 0,23 - 0,35
Giá trị TLSX 1.000 đ 1.838 8.317 6.479
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Qua điều tra thực tế cho thấy các hộ không trang bị được các tư liệu sản xuất
đắt tiền, đặc biệt là hộ nghèo. Thứ nhất là hộ không có vốn. Thứ hai là các trang bị
tư liệu sản xuất đắt tiền để phục vụ sản xuất hộ không khai thác hết công suất, sản
xuất mang tính thời vụ nên tư liệu sản xuất không sử dụng, điều này dẫn đến vốn thì
bị ứ đọng, lãi suất càng nhiều, tư liệu sản xuất ngày càng bị hư hỏngThứ ba là
kinh nghiệm về việc sử dụng cũng như bảo trì sữa chữa hầu như không có, tham gia
vào các hoạt động dịch vụ thì không đủ sức cạnh tranh. Với đặc điểm này thì yêu
cầu trong công tác xoá đói giảm nghèo cần phải có sự kết hợp đồng bộ cả về vốn,
tập huấn các lớp học khuyến nông, khuyến ngư cũng như giải quyết việc làm, các
thông tin thị trường cho người nghèo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
d. Vốn cho sản xuất kinh doanh
Vốn là biểu hiện bằng tiền của các tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh, là
yếu tố cơ bản quan trọng để phát triển và mở rộng sản xuất.
Kết quả điều tra cho chúng ta thấy bình quân vốn của hai nhóm có sự khác
biệt lớn (so sánh với kiểm định T với mức ý nghĩa 99%), hộ nghèo có vốn là 7,935
triệu đồng, hộ không nghèo là 26,581 triệu đồng. Trong đó số hộ có trên 15 triệu
đồng tập trung chủ yếu là hộ không nghèo chiếm 87,2%, còn hộ nghèo chỉ có 5,5%.
Còn hộ nghèo tập trung chủ yếu là dưới 10 triệu đồng chiếm 71,2 % và từ 10 đến 15
triệu là 23,3%. Sở dĩ mà vốn sản xuất của hộ không nghèo lớn như vậy là do hộ có
các tài sản mang giá trị lớn như thuyền máy, máy bơm nước, máy cày, máy tuốt
lúa Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các hộ tăng năng xuất, tăng thu
nhập, cũng là nguyên nhân mà hộ nghèo và không nghèo thu nhập khác nhau.
Bảng 3.12 : Vốn trang bị cho sản xuất kinh doanh của các loại hộ
Số lao động trong hộ
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Bình quân 73 100,0 47 100,0
Dưới 10 52 71,2 2 4,3
Từ 10 đến 15 triệu 17 23,3 4 8,5
Trên 15 4 5,5 41 87,2
Trung bình 7,935 26,581***
Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 99%
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Để hiểu sâu hơn về nguồn vốn chúng tôi tiến hành phân tích nguồn hình
thành vốn của họ. Qua bảng số liệu 3.13: cho chúng ta thấy gần 1/2 nguồn vốn của
hộ gia đình là nguồn vốn vay từ các ngân hàng, đặc biệt ở đây là ngân hàng CSXH.
Với giải pháp kích cầu của chính phủ, lãi suất ưu đải, thậm chí một số nơi được hổ
trợ lãi suất, là nguyên nhân thu hút người nghèo vay vốn và số vốn vay bình quân
trên hộ là khá cao 3,151 triệu đồng. Thông thường hộ nghèo là hộ không giám vay
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
vốn vì nếu gặp rủi ro trong sản xuất sẽ không có khả năng trả nợ, nhưng với giải
pháp kích cầu của chính phủ hộ nghèo trong vùng đã dám mạnh dạn vay vốn đầu tư
sản xuất và hy vọng trong tương lai họ sẽ thoát nghèo. Bên cạnh đó ngân hàng
NN&PTNT số lượng người vay rất ít, và các quỹ khác thì hầu như không có hộ
nghèo nào vay, ta có thể nói rằng với lãi suất đầu tư cho sản xuất ở ngân hàng
NN&PTNT cao thì hầu như không có hộ nghèo nào vay và muốn vay vốn.
Bảng 3.13: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo
(tính bình quân 1 hộ)
Đơn vị tính:1000 đ
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
(a)
Hộ không nghèo
(b)
So sánh
b/a (%)
-Tổng vốn 7.942 26.582 234,70
- Vốn tự có 4.792 13.497 181,66
- Vốn vay 3.151 13.085 315,26
+ Ngân hàng CSXH 2.712 7.340 170,65
+ Ngân hàng NN&PTNT 439 5.319 1.111,62
+ Quỹ tín dụng nhân dân 0 0 -
+ Vay từ các nguồn khác 0 426 -
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
2.2.2.2. Thực trạng sản xuất của các hộ nghèo
Thực tế cho thấy, cơ cấu sản xuất theo ngành nghề phản ánh khá đầy đủ cơ
cấu kinh tế hộ. Để đánh giá thực trạng sản xuất của hộ, chúng tôi đã điều tra về cơ
cấu sản xuất của các hộ trong vùng, kết quả được thể hiện ở bảng 3.14.
Tổng giá trị sản xuất của những hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không
nghèo (hộ nghèo 19,323 triệu đồng, hộ không nghèo 41,269 triệu đồng). Trong cơ
cấu giá trị sản xuất, hộ nghèo có tỷ trọng sản xuất từ nông nghiệp lớn 66,7%, trong
lúc đó với hộ không nghèo thì giá trị sản xuất từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng 48,2%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Bảng 3.14: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các
loại hộ (tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
(a)
Hộ không nghèo
(b) So sánh
b/a
(%)
Giá trị
(1.000đ)
Tỷ
trọng
%
Giá trị
(1.000đ)
Tỷ
trọng
%
1. Sản xuất nông nghiệp 12.892 66,7 19.874 48,2 54,2
a. Trồng trọt 4.628 35,9 7.714 38,8 66,7
Trong đó luá 3.900 84,3 6.354 82,4 62,9
b. chăn nuôi 8.264 64,1 12.160 61,2 47,1
2. Nuôi trồng đánh bắt thủy sản 6.049 31,3 16.519 40,0 173,1
3. Sản xuất lâm nghiệp 0 0 0 0 0
4. Ngành nghề dịch vụ 382 2,0 4.876 11,8 1.176,4
Tổng giá trị sản xuất 19.323 100,0 41.269 100,0 113,6
Tổng giá trị sản xuất bình quân toàn vùng 27.919
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009.)
Qua tỷ trọng giá trị sản xuất của hai nhóm hộ chúng ta có thể nhận thấy rằng
nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của các nhóm hộ gia đình ở nông thôn
vùng ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền. Trong sản xuất nông nghiệp thì chăn
nuôi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trồng trọt được thể hiện cụ thể (hộ nghèo 64,1%,
hộ không nghèo là 61,2%). Ngoài nông nghiệp ra thì nuôi trồng thuỷ sản cũng là
ngành quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của các hộ gia
đình, hộ nghèo có tỷ trọng giá trị nuôi trồng thuỷ sản là 31,3%, hộ không nghèo là
40,0%. Bên cạnh đó thì ngành nghề dịch vụ có xu hướng phát triển và chiếm một
phần nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của hộ gia đình (hộ nghèo là 2,0%, không
nghèo 11,8%). Điều này thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp nông thôn đã được nông dân hưởng ứng, nhiều hộ gia đình đã phát triển các
ngành nghề như: đan lưới, chằm nón và một số nghề thủ công mỹ nghệ khác, dịch
vụTuy nhiên đối với hộ nghèo thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Như đã trình bày ở trên, thu nhập chủ yếu của hộ là ngành nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản, trong sản xuất nông nghiệp thì có chăn nuôi và trồng trọt.
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất của hộ nghèo, đồng thời xem xét đến
các hạn chế trong tổ chức sản xuất của họ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sâu
hơn về các ngành sản xuất của hộ gia đình.
- Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt:
Qua bảng 3.15: cho ta thấy, không những đất đai của nhóm hộ nghèo thấp
hơn rất nhiều so với hộ không nghèo mà tổng giá trị sản xuất, thu nhập hổn hợp
được tạo ra trên một ha đất canh tác của hộ nghèo đều thấp hơ so với hộ không
nghèo (hộ nghèo thứ tự là 21.384 nghìn, 8.474 nghìn và hộ không nghèo thứ tự là
23.682 nghìn, 9.767 nghìn). Tuy nhiên để thấy rõ hơn thì chúng ta cần xem mối
quan hệ của chúng với chi phí sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ giữa thu
nhập và chi phí của hộ nghèo là 0,66 lần, hộ không nghèo 0,7 lần. Có nghĩa là hiệu
quả thu nhập hổn hợp trên một đồng chi phí sản xuất của hộ không nghèo là cao
hơn so với hộ nghèo là 6,39%.
Bảng 3.15: Hiệu quả sử dụng đất vào sản xuất trồng trọt
(tính bình quân cho 1 ha)
Chỉ tiêu Đơn vịtính
Hộ nghèo
(a)
Hộ không
nghèo
(b)
So sánh
b/a
(%)
Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 21.384 23.682 10,75
Chi phí (C) 1000 đ 12.910 13.916 7,79
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 8.474 9.767 15,26
GO/C Lần 1,66 1,70 2,74
MI/C Lần 0,66 0,70 6,93
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Trong trồng trọt thì cây lúa là cây chủ lực hộ nghèo chiếm 84,3%, hộ không
nghèo chiếm 82,4%), trong tổng thu nhập từ trồng trọt, còn lại là các giá trị thu
nhập từ các cây rau màu, lạc, ngô, khoaichiếm một phần rất nhỏ, nên chúng tôi
chỉ phân tích giá trị sản xuất của cây lúa.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Bảng 3.16. Năng suất cây trồng chính của các loại hộ
(tính cho 1 ha vụ)
Chỉ tiêu Đơn vịtính
Hộ nghèo
(a)
Hộ không
nghèo
(b)
So sánh
b/a
(%)
Lúa
Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 20.485 21.028 2,65
Chi phí (C) 1000 đ 13.219 13.251 0,24
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 7.266 7.777 7,03
GO/C Lần 1,55 1,59 2,58
MI/C Lần 0,55 0,59 7,27
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Qua bảng 3.16: khẳng định lại một lần nữa tổng giá trị sản xuất từ nông
nghiệp, thu nhập hổn hợp của hộ nghèo là thấp hơn rất nhiều so với hộ không nghèo
cụ thể lần lượt hộ nghèo là 20,485 triệu, 7,226 triệu và hộ không nghèo 21,028
triệu, 7,777 triệu) trên một ha đất canh tác. Trong lúc chi phí để sản xuất lúa gần
như tương đương nhau (hộ nghèo là 13,219 triệu, không nghèo là 13,251 triệu) trên
một ha đất canh tác, hiệu quả giữa thu nhập và chi phí của hộ không nghèo 0,59 lần,
hộ nghèo là 0,55 lần, cứ một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất lúa thì hiệu quả kinh tế
mang lại của hộ không nghèo cao hơn so với hộ nghèo là 7,27%. Hay nói đúng hơn
với trình độ học vấn như đã phân tích ở bảng 3.10. Thì hộ nghèo là hộ có hiệu quả
kinh tế thấp hơn so với hộ không nghèo là điều đương nhiên. Đồng thời nó cũng
hợp lý so với các vùng khác trong cả nước. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải nâng cao
trình độ và kỹ thuật trồng trọt, kinh nghiệm cho hộ để giúp họ thoát nghèo.
- Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi:
Như đã trình bày ở trên, sản xuất chăn nuôi là ngành có thu nhập chủ yếu của
các hộ nông dân ở vùng ven phá Tam Giang. Với quy mô sản xuất nhỏ tận dụng các
sản phẩm phụ từ trồng trọt, đánh bắt thuỷ hải sản và sinh hoạt là chủ yếu. Bên cạnh
đó có một số hộ trước đây có phát triển mô hình chăn nuôi lớn nhưng do ảnh hưởng
của nhiều loại dịch bệnh nên thu nhập không ổn định, đồng thời chủ trương không
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
62
khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm. Loại vật nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong
thu nhập của gia đình là chăn nuôi lợn.
Bảng 3.17. Năng suất vật nuôi chính của các loại hộ
(tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu Đơn vịtính
Hộ nghèo
(a)
Hộ không
nghèo
(b)
So sánh
b/a
(%)
Lợn
Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 6.449 8.435 30,80
Chi phí (C) 1000 đ 4.492 5.986 33,26
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 1.957 2.449 25,14
GO/C Lần 1,44 1,41 -2,08
MI/C Lần 0,44 0,41 -6,82
Gia Cầm
Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 1.799 2.927 62,70
Chi phí (C) 1000 đ 842 1.438 70,78
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 957 1.490 55,68
GO/C Lần 2,14 2,04 -4,73
MI/C Lần 1,14 1,04 -8,84
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Số liệu ở bảng 3.17 cho thấy, bình quân trong năm tổng giá trị thu nhập từ
chăn nuôi lợn mang lại cho hộ nghèo là 6,449 triệu và hộ không nghèo là 8,435
triệu. Các chỉ số GO/C, MI/C của hộ nghèo đều cao hơn so với hộ không nghèo
được thể hiện tuần tự qua các loại là (hộ nghèo 1,44 lần, 0,44 lần hộ không nghèo là
1,41 lần, 0,41 lần). Chứng tỏ cứ một đồng chi phí bỏ ra trong việc chăn nuôi lợn thì
hộ nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy gia cầm đem lại một phần thu nhập nhỏ cho hộ gia đình nhưng hầu hết
tất cả các hộ gia đình ở nông thôn đều có chăn nuôi gia cầm và thu nhập từ gia cầm
là một phần không thể thiếu. Giá GO/C (hộ nghèo 2.14 lần, hộ không nghèo 2,04
lần) và MI/C (hộ nghèo 1.14 lần, hộ không nghèo 1,04 lần) của hộ nghèo cao hơn so
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
với hộ không nghèo, điều này chứng tỏ hộ nghèo chăn nuôi gia cầm hiệu quả hơn so
với hộ không nghèo.
Thực tế cho thấy rằng hộ nghèo là hộ ít chi phí đầu tư hơn so với hộ không
nghèo. Trong chăn nuôi giá trị chi phí đầu tư của hộ không nghèo lơn hon so với hộ
nghèo là 33,26% (chăn nuôi lợn), và 70,78% (chăn nuôi gia cầm). Vì vậy lợi nhuận
của hộ hộ nghèo lớn hơn so với hộ không nghèo, nhưng thu nhập lại thấp hơn vì khả
năng quay vòng vốn chậm, thời gian nuôi kéo dài, năng suất thấp. Do đó hình thức
chăn nuôi của hộ nghèo là hầu như không bền vững.
- Tình hình sản xuất của ngành nuôi trồng thuỷ sản:
Bên cạnh thu nhập từ trồng trọt thì nuôi trồng thuỷ sản là một phần thu nhập
không thể thiếu đối với các hộ gia đình ở vùng ven phá Tam Giang.
Trong những năm trước đây, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn phát triển mạnh;
đặc biệt là nghề nuôi tôm. Tuy nhiên những năm trở lại đây, nghề nuôi tôm trên địa
bàn huyện đã gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều hộ bị thua lỗ liên tục. Vì vậy từ chỗ
đang là hộ khá, trung bình, những người nuôi tôm đã trở nên nghèo và không có khả
năng thanh toán nợ ngân hàng và nợ các chủ bán thức ăn NTTS do đã vay hoặc mua
chịu từ những năm trước để đầu tư. Do đó hiện nay mức đầu tư cho nuôi tôm trên
một đơn vị diện tích của hộ nuôi rất thấp so với mức đầu tư trung bình trước đây. Nói
đúng hơn là người dân không có vốn hoặc là rất sợ rủi ro trong nuôi tôm.
Qua thực tế điều tra về thu nhập, kết qủa ở bảng 3.18 cho chúng ta thấy giá
trị sản xuất từ nuôi trồng thuỷ sản của hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với hộ không
nghèo cụ thể hộ nghèo là 2,843 triệu và 11,468 triệu trên một ha mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản (với kiểm định T và mức ý nghĩa 99%), xét về hiệu quả giữa thu
nhập và chi phí thì hộ không nghèo có hiệu quả thu nhập trên một đồng chi phí bở
ra cao hơn so với hộ nghèo là 25,58%. Với điều kiện hạn hẹp như hộ nghèo về vốn,
kinh nghiệm, trình độ học vấn, lao động thì nuôi trồng thuỷ sản là một trong những
vấn đề khó khăn. Đây là ngành đòi hỏi cần phải có vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm
nhiều, trình độ học vấn cao, và nhiều lao độngthì khi đó hiệu quả kinh tế mới có
thể đạt được và đây là ngành đầu tư rất mạo hiểm ở vùng ven Phá Tam Giang này lý
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
do môi trường bị ô nhiễm kéo dài. Ở đây đăt ra một đói hỏi là các cấp các ngành
cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường ở khu vực nuôi, giống có chất lượng, vốn
cho hộ nghèo
Bảng 3.18. Năng suất nuôi trồng thủy sản của các loại hộ
(tính bình quân 1 hộ)
Chỉ tiêu Đơn vịtính
Hộ nghèo
(a)
Hộ không
nghèo
(b)
So sánh
b/a
(%)
Nuôi trồng thủy sản
Giá tri sản xuất (GO) 1000 đ 2.843 11.468 303,38
Chi phí (C) 1000 đ 1.990 7.450 274,37
Thu nhập hổn hợp (MI) 1000 đ 853 4.018 371,04
GO/C Lần 1,43 1,54 7,69
MI/C Lần 0,43 0,54 25,58
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)
Tóm lại : Các hộ nghèo ở vùng ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền chủ
yếu sản xuất với quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất thấp, cơ cấu sản xuất tập trung chủ
yếu là trồng lúa, chăn nuôi hoặc nuôi trồng đánh bắt thủy sản, các hoạt động ngành
nghề chưa thực sự phát triển, các sản phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ngheo_doi_o_vung_ven_pha_tam_giang_huyen_quang_dien_tinh_thua_thien_hue_2572_1912252.pdf