MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đ ch nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . 3
4. Phương pháp luận v phương pháp nghiên cứu. 3
5. Những đ ng g p m i của luận án . 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 5
7. Kết cấu của luận án . 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 6
1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu. 16
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu . 19
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM THU
HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGưỜI TIÊU DÙNG VỀ
TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA
DOANH NGHIỆP . 24
2.1. Những vấn đề lý luận về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết
tật của doanh nghiệp . 24
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp . 50
Chương 3: PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGưỜI TIÊU DÙNG
VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT
TẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN.76
3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa
có khuyết tật của doanh nghiệp. 76
173 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng atij Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THHHCKT gây ra cũng được xem xét miễn trừ.
Thứ nhất, HH đ qua sử dụng được cung cấp ư i dạng đồ cổ hoặc là các SP
được sửa chữa hoặc phục hồi trư c khi sử dụng. DN không có trách nhiệm thu hồi
HH có khiếm khuyết đối v i loại HH đ qua sử dụng bởi vì giá trị sử dụng của
những HH n y đ ị giảm sút. Giá trị sử dụng của HH đ sử dụng giảm sút có thể
do hao mòn vật lý hoặc do các yếu tố khác tác động từ quá trình sử dụng trư c đ .
Bên cạnh đ khuyết tật, lỗi của HH có thể phát sinh trong thời gian HH được sử
dụng. Quan trọng hơn l NTD khi mua và sử dụng SP đ qua sử dụng là họ đ tự
nhận thức được hoặc được DN thông báo và chấp nhận những rủi ro hư h ng,
khuyết tật của HH và vì vậy, DN không chịu trách nhiệm ngăn chặn nguy cơ hoặc
thiệt hại phát sinh do khuyết tật của những HH này gây ra.
73
Điều 2 Chỉ thị 2001/95/EC ng y 03 tháng 12 năm 2001 của Nghị viện và Hội
đồng Châu Âu quy định Chỉ thị này: “Không áp dụng cho các SP đã qua sử dụng
được cung cấp dưới dạng đồ cổ hoặc là các SP được sửa chữa hoặc phục hồi trước
khi sử dụng, với điều kiện nhà cung cấp phải thông báo rõ ràng cho người mà mình
cung cấp SP cho tác dụng đó”. Theo đ , các trách nhiệm được thực hiện để đảm
bảo cho NTD sử dụng SP an to n trong đ c trách nhiệm THSP không áp dụng cho
SP đ qua sử dụng được cung cấp ư i dạng đồ cổ hoặc là các SP được sửa chữa
hoặc phục hồi trư c khi sử dụng.
Điều 4 Các quy định chung về an toàn SP năm 2005 của Anh cũng quy định:
“Các quy định này không áp dụng cho SP cũ được cung cấp dưới dạng SP được
sửa chữa hoặc phục hồi trước khi sử dụng, với điều kiện nhà cung cấp phải thông
báo rõ ràng cho người mà mình cung cấp SP đó”.
Thứ hai, khuyết tật của HH phát sinh do lỗi của NTD. Khi khuyết tật không
nằm trong sự quản lý hoặc chi phối của DN m n phát sinh o ch nh h nh động
của NTD hoặc do hành vi của bên thứ a như: NTD sử dụng HH sai hư ng dẫn,
cảnh áo người sử dụng vô gây hư h ng nếu quy trách nhiệm thu hồi cho DN
th ường như l không công ằng không k ch th ch được tính chủ động, sáng tạo
cũng như th c đẩy sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, pháp luật nên loại trừ trách nhiệm
THHHCKT mà nguyên nhân gây ra khuyết tật xuất phát từ chính NTD.
2.2.4.9. Quy định về chế tài áp dụng
THHHCKT là trách nhiệm mà DN phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khi DN không thực hiện trách nhiệm thu hồi, DN sẽ phải gánh chịu những
hậu quả pháp lý bất lợi thông qua các chế tài dân sự, hành chính và hình sự.
Điều 19 Bản hư ng ẫn ảo vệ NTD của Hội đồng Liên Hiệp Quốc nêu rõ
“nếu một SP bị phát hiện là bị lỗi nghiêm trọng thì nhà sản xuất, nhà phân
phối nên thu hồi nó và thay thế hoặc sửa đổi nó, hoặc thay thế một SP khác cho
nó. Nếu không thể làm điều này trong một khoảng thời gian hợp lý, NTD cần được
bồi thường”.
Mục (19) Chỉ thị 2001/95/EC ng y 03 tháng 12 năm 2001 của Nghị viện và Hội
đồng Châu Âu quy định THHCKT là một trong những nghĩa vụ của DN để ngăn
74
ngừa thiệt hại do HH không đảm bảo an toàn gây ra. Khi áp dụng biện pháp thu hồi,
tùy thuộc v o quy định của các quốc gia thành viên, c n có hình thức bồi thường
thích hợp cho NTD như thay thế hoặc bồi hoàn.
Điều 19 Luật bảo vệ quyền và lợi ích của NTD Trung Quốc (sửa đổi năm 2013)
quy định: “Nếu biện pháp thu hồi được thực hiện, các nhà khai thác kinh doanh sẽ
bồi hoàn cho NTD đối với các chi phí cần thiết phát sinh cho việc thu hồi HH”.
Từ những quy định của các nư c cho thấy chế tài dân sự được áp dụng đối v i
trách nhiệm THHHCKT thông qua các biện pháp khắc phục như sửa chữa HHCKT,
thay thế HHCKT bằng HH m i, bồi hoàn chi phí mà NTD đ ra để mua
HHCKT. Ngoài ra, chế tài dân sự cũng áp ụng trong trường hợp DN vi phạm trách
nhiệm thu hồi như không thực hiện việc thu hồi trong một khoảng thời gian hợp
lý, DN phải bồi thường cho NTD thông qua việc khiếu nại, khởi kiện từ NTD.
Ngoài chế tài dân sự, chế tài hành chính và hình sự cũng được áp dụng khi DN
không thực hiện hoặc thực hiện không đ y đủ trách nhiệm THHHCKT theo quy
định của pháp luật. Do tính chất đặc thù của mối quan hệ tiêu dùng là “thông tin bất
cân xứng”, “NTD là bên yếu thế” nên Nh nư c c n can thiệp để BVQLNTD làm
cho trách nhiệm THHHCKT mang bản chất của luật công. Theo đ chế tài hành
chính và chế tài hình sự được áp dụng vì hai loại chế tài này mang bản chất của luật
công, tức là “mệnh lệnh và phục tùng” giữa chủ thể quản l l nh nư c và chủ thể
bị quản lý là DN. Ví dụ Điều 56 Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của NTD Trung
Quốc (sửa đổi năm 2013) quy định khi các nhà khai thác kinh doanh từ chối hoặc trì
hoãn biện pháp thu hồi được yêu c u bởi các cơ quan h nh ch nh các cơ quan n y
sẽ ra lệnh cho họ sửa chữa hoặc tùy theo tình huống, cảnh báo các nhà khai thác
kinh doanh, tịch thu thu nhập bất hợp pháp của họ, phạt tiền không thấp hơn thu
nhập bất hợp pháp nhưng không nhiều hơn hơn mười l n thu nhập bất hợp pháp
hoặc nếu không có thu nhập bất hợp pháp, phạt tiền không quá 500.000 nhân dân tệ.
Đạo luật An toàn SP tiêu dùng Hoa Kỳ quy định bất kỳ ai cố tình vi phạm việc
không tuân thủ lệnh được an h nh liên quan đến thông báo và sửa chữa, thay thế
hoặc hoàn tiền phải chịu hình phạt không vượt quá 2000 đô la cho mỗi vi phạm.
Hình phạt hình sự được áp dụng khi bất kỳ ai cố ý vi phạm, không tuân thủ lệnh
75
được ban h nh liên quan đến thông báo và sửa chữa, thay thế và hoàn tiền sau khi
nhận được thông báo về sự không tuân thủ của Ủy ban an toàn SP tiêu dùng sẽ bị
phạt không quá 50.000 đô la phạt tù không quá 01 năm hoặc bị phạt không quá
50.000 đô la v phạt tù không quá 01 năm [91 Điều 15 Điều 19 Điều 20 Điều 21].
Kết luận chƣơng 2
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật có vai trò rất to l n, góp ph n cũng cố,
khắc phục quyền được đảm bảo an toàn của NTD khi sử dụng HH trong đời sống hằng
ngày. Trách nhiệm n y c nghĩa trong việc ngăn ngừa cũng như ngăn chặn HHCKT
lưu thông trên thị trường v c điều kiện được trao đổi, mua bán, từ đ gây ảnh hưởng t i
tính mạng, tài sản, sức kh e của NTD.
Chương 2 của Luận án đ luận giải được những vấn đề lý luận về trách nhiệm
THHHCKT như: khái niệm về HHCKT; khái niệm đặc điểm THHHCKT; khái
niệm đặc điểm, bản chất của trách nhiệm THHHCKT của DN, phân biệt trách
nhiệm THHHCKT v i một số trách nhiệm khác của DN, chỉ ra các yếu tố tác động
đến trách nhiệm THHHCKT của DN. Trong chương n y Luận án cũng l m rõ trách
nhiệm THHHCKT của DN theo pháp luật BVQLNTD, bao gồm: Khái niệm đặc
điểm, sự c n thiết của điều chỉnh pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm THHHCKT
của DN; nguyên tắc pháp luật về trách nhiệm THHHCKT; nội dung pháp luật về
trách nhiệm THHHCKT của DN.
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cốt yếu của trách nhiệm THHHCKT của
DN được lồng ghép, so sánh v i những quy định pháp luật của một số nư c có chế
định về trách nhiệm sản phẩm phát triển trên thế gi i, từ đ Luận án chỉ ra được
những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình lập pháp
cũng như thực hiện pháp luật một cách hiệu quả hơn.
Những nghiên cứu l luận ở chương này là nền tảng nhận thức khoa học l m cơ
sở định hư ng cho việc tiếp tục nghiên cứu các chương c n lại trên giác độ khoa
học pháp l về trách nhiệm THHHCKT của DN.
76
Chƣơng 3
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
VỀ TRÁCH NHIỆM THU HỒI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
Như đ đề cập tại chương 2 BVQLNTD có nội ung liên quan đến nhiều lĩnh
vực như an to n thực phẩm, cạnh tranh thương mại, quảng cáo, chất lượng, giá cả,
ược phẩm Vì vậy, trách nhiệm THHHCKT của DN được nghiên cứu trên cơ sở
tổng hợp, phân tích nhiều văn ản pháp luật Việt Nam hiện hành có liên quan.
3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của
doanh nghiệp
3.1.1. Chủ thể của trách nhiệm
3.1.1.1. Chủ thể có quyền
Trách nhiệm của DN khi cung cấp HH trong đ c trách nhiệm THHHCKT thì
chủ thể có quyền là NTD nói chung và là chủ sở hữu HH nói riêng.
Điều 3 Luật BVQLNTD 2010 quy định: “NTD là người mua, sử dụng HH, dịch
vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Theo quy
định n y để xác định một chủ thể có phải là NTD hay không c n căn cứ vào mục
đ ch của việc mua HH, sử dụng dịch vụ l để tiêu dùng, sinh hoạt chứ không vì mục
đ ch thương mại. Ngoài ra, NTD không chỉ là cá nhân tiêu dùng riêng lẻ mà có thể
là tổ chức mua, sử dụng HH cho mục đ ch tiêu ùng sinh hoạt của cá nhân gia đ nh
hoặc tổ chức đ m không sử dụng cho mục đ ch án lại hoặc mục đ ch sinh lời [30,
tr.11]. Như vậy, khác v i các nư c quy định NTD chỉ có thể là cá nhân ở một số
nư c, pháp luật Việt Nam quy định NTD bao gồm cả cá nhân và tổ chức.
Xét về trách nhiệm THHHCKT của DN, chủ thể có quyền là NTD và chủ sở
hữu HH. Bởi vì trách nhiệm THHHCKT phát sinh khi có sự tồn tại lỗi, khuyết tật
của HH, vì vậy bất cứ NTD nào không phải l người mua, là chủ sở hữu HH mà có
mối liên hệ v i HH đ th trở thành chủ thể có quyền khi DN thực hiện trách nhiệm
thu hồi như quyền được giao trả lại HH, quyền được áp dụng các biện pháp để đảm
bảo an toàn, quyền được cảnh báo an toàn, quyền được bồi thường những thương
tổn do HHCKT gây ra. Ngoài ra, trách nhiệm THHHCKT thường gắn liền v i trách
77
nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục của DN là biện pháp sửa chữa khuyết tật,
thay thế HHCKT bằng HH khác, lấy lại HHCKT và hoàn lại tiền. Những biện pháp
khắc phục n y liên quan đến quyền lợi của chủ sở hữu HH và vì vậy, chủ sở hữu
đương nhiên l chủ thể có quyền của trách nhiệm THHHCKT của DN.
Trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm THHHCKT, NTD, chủ sở hữu HH
được thực hiện những quyền nhất định trư c tiên là những quyền chung được quy
định tại Điều 8 Luật BVQLNTD năm 2010. Trong số các quyền được quy định tại
Điều 8 thì quyền được khiếu nại được NTD sử dụng phổ biến để bảo vệ quyền lợi
của mình. Quyền được khiếu nại của NTD cũng được quy định tại khoản 1 Điều 64
Luật Chất lượng SP, HH 2007. Khi cho rằng có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình trong thực thi trách nhiệm THHHCKT, NTD có quyền khiếu
nại t i nhiều chủ thể khác nhau. (Hình 3.1)
Hình 3.1: Quy trình khiếu nại bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam
(Tài liệu số 35)
Như vậy, theo quy trình chung, NTD khi gặp các vấn đề liên quan t i quyền lợi
của mình thì có quyền khiếu nại trực tiếp t i nhà sản xuất/nhà phân phối (DN) để yêu
c u thực hiện trách nhiệm hoặc chấm dứt hành vi vi phạm trách nhiệm hoặc bồi
thường nếu có thiệt hại xảy ra từ các hành vi vi phạm của DN, hoặc gửi đơn t i tổ
chức BVQLNTD, cơ quan ảo vệ NTD trực thuộc Bộ Công Thương. Đối v i việc
thực thi trách nhiệm TTHHCKT, NTD, chủ sở hữu cũng tuân thủ theo quy trình
chung đ để bảo vệ quyền lợi của m nh. Tuy nhiên o t nh đặc thù về chủng loại đặc
tính của HH trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên trách nhiệm n y c n quy định trong
các văn ản pháp luật chuyên ng nh đặc biệt trong lĩnh vực ược phẩm, thực phẩm,
an to n phương tiện vận tải. Mỗi lĩnh vực khác nhau đều c cơ quan quản lý, giám sát
78
chất lượng HH (ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành), triển khai, giám
sát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm THHHC T l khác nhau (lĩnh
vực ược phẩm, thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế mà cụ thể là Cục Quản lý
ược, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; lĩnh vực an to n phương tiện vận tải thuộc
thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải mà cụ thể là Cục Đăng kiểm Việt
Nam). Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ trong phạm vi, quyền hạn của mình
cũng c thẩm quyền trong việc kiểm tra giám định chất lượng SP, HH. Vì vậy, ngoài
cơ quan ảo vệ người tiêu dùng của Bộ Công Thương trong từng lĩnh vực cụ thể
NTD, chủ sở hữu HH có quyền khiếu nại đến các cơ quan c thẩm quyền quản lý về
HH trong lĩnh vực đ để được bảo vệ quyền lợi. Ngoài ra, NTD, chủ sở hữu HH còn
có thể khởi kiện ra tòa án khi có hành vi vi phạm pháp luật từ phía DN trong thực thi
trách nhiệm THHHC T để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thực tiễn cho thấy, năm 2017 Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công
Thương) qua tổng đ i 1800.6838 đ tiếp nhận và giải quyết 999 cuộc gọi liên quan
đến yêu c u hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi NTD,
trong đ có 0.4% những vụ khiếu nại, yêu c u liên quan đến thu hồi HHCKT. Mặc
dù chiếm tỷ lệ nh chỉ 0.4% tương đương v i 14 vụ việc về THHHCKT trong tổng
số 999 vụ việc vi phạm quyền lợi NTD được tiếp nhận qua tổng đ i 1800.6838
nhưng ph n nào phản ánh được NTD đã có ý thức trong việc sử dụng quyền khiếu
nại để giải quyết những vấn đề liên quan đến THHHCKT. (Biểu đồ 3.1)
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các vụ việc đƣợc khiếu nại và yêu cầu giải quyết liên quan
đến vi phạm quyền lợi NTD thông qua tổng đài 1800.6838 tại Cục Cạnh tranh
và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thƣơng).
(Nguồn: Tổng hợp từ website Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD).
Số lượng, chất lượng, thời gian giao
hàng
Cung cấp thông tin
Bảo hành
Giao kết hợp đồng
Thu hồi hàng hóa khuyết tật
79
Ngoài những quyền chung, quyền của NTD, của chủ sở hữu khi DN thực hiện
trách nhiệm THHHCKT không được quy định cụ thể trong Luật BVQLNTD 2010,
Luật Chất lượng SP, HH 2007 cũng như các văn ản luật trong một số lĩnh vực
chuyên ng nh như Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Dược 2016 mà chỉ được quy
định trong các văn ản ư i luật trong lĩnh vực an to n phương tiện vận tải là
Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 (điểm a khoản 2 Điều 13);
Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 (điểm a khoản 2 Điều 14). Theo
những văn ản n y chủ sở hữu HHCKT c quyền thông báo về lỗi kỹ thuật cho cơ
sở sản xuất v cơ quan quản lý chất lượng. Từ đ cơ sở sản xuất và cơ quan quản lý
chất lượng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra lỗi kỹ thuật trên SP để kịp thời có
quyết định thu hồi trong trường hợp c n thiết.
Việc quy định quyền của NTD, chủ sở hữu l cơ sở pháp lý quan trọng để DN
thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT. Tuy nhiên, ngoài quyền được thông báo cho
DN v cơ quan quản lý chất lượng được quy định trong lĩnh vực an to n phương
tiện vận tải [19 Điều 13; 18 Điều 14], thì không có bất kỳ quyền nào khác của
NTD, chủ sở hữu về THHHCKT được quy định trong Luật BVQLNTD 2010.
Bên cạnh thực hiện quyền để góp ph n nâng cao hiệu quả của biện pháp thu
hồi HHCKT, chủ thể có quyền còn thực hiện trách nhiệm chung được quy định cho
NTD theo Điều 9 Luật BVQLNTD 2010. Ngo i ra tương tự như những quy định về
quyền nghĩa vụ của NTD, chủ sở hữu về THHHCKT không được quy định trong
Luật BVQLNTD 2010 cũng như trong một số lĩnh vực như thực phẩm ược phẩm,
mà chỉ được quy định trong các văn ản pháp luật về an to n phương tiện vận tải,
cụ thể là Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 (điểm b khoản 2 Điều
13); Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 (điểm b khoản 2 Điều 14),
theo đ chủ sở hữu phải “Hợp tác đầy đủ với cơ quan quản lý chất lượng trong quá
trình điều tra và tạo điều kiện để cơ sở sản xuất triệu hồi SP theo quy định”. Quy
định này mang tính chất chung chung, không cụ thể chủ sở hữu phải hợp tác v i cơ
quan quản lý chất lượng như thế nào, làm những g để tạo điều kiện cho cơ sở sản
xuất trong quá trình THSP đồng thời cũng không c ất kỳ một cơ chế n o đảm
bảo thực hiện trách nhiệm của chủ sở hữu một cách đ y đủ, hiệu quả.
80
Hiệu quả thực thi trách nhiệm của DN trong việc THHHCKT phụ thuộc nhiều
v o thái độ, nhận thức của NTD, chủ sở hữu HH. Ở nhiều nư c, việc DN ra thông
báo THHHCKT được thực hiện một cách phổ biến mà ít gặp các khiếu nại từ NTD.
Ngược lại, tại Việt Nam, do thông tin có ph n chưa đ y đủ, nội hàm của thuật ngữ
n y thường bị hiểu theo hư ng tiêu cực dẫn đến một số NTD không thật thiện cảm
v i các DN có HH bị thu hồi, họ thường tẩy chay HH của DN, không tin tưởng vào
DN khiến hình ảnh, uy tín của DN bị ảnh hưởng bên cạnh việc sụt giảm doanh thu,
thương hiệu. Chính bởi điều này khiến một số DN tìm cách né tránh, che giấu các
khuyết tật của HH vì lo ngại thương hiệu bị ảnh hưởng dẫn đến việc tự nguyện tiến
hành biện pháp thu hồi của DN cũng ị ảnh hưởng theo (xem Phụ lục 1).
Bên cạnh đ NTD c n c thái độ thờ ơ không t ch cực hợp tác khi DN thực
hiện trách nhiệm thu hồi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì lý do kinh tế
như ảnh hưởng đến công việc khai thác HH hoặc có thể tự khắc phục được khuyết
tật nên NTD không tham gia chương tr nh thu hồi... Như vậy, NTD c n chưa thức
được t m quan trọng của biện pháp thu hồi. Ông Nguyễn Đông Phong Ph trưởng
phòng Chất lượng xe cơ gi i - VAQ (Cục Đăng kiểm VN) cho biết: “Theo báo cáo
của các DN ô tô - xe máy gửi về Cục Đăng kiểm VN, vẫn còn khoảng 20% số lượng
phương tiện thuộc diện phải triệu hồi để khắc phục lỗi kỹ thuật không được chủ xe
đưa đến các đại lý, gara của hãng để khắc phục” [103] .
3.1.1.2. Chủ thể chịu trách nhiệm
Theo nghiên cứu ở Chương 2, pháp luật nhiều nư c quy định nhiều chủ thể chịu
trách nhiệm THHHCKT đ l nh sản xuất, nhà nhập khẩu người bán HH. Pháp
luật Việt Nam cũng quy định nhiều chủ thể có trách nhiệm thu hồi HHCKT.
Luật BVQLNTD 2010 quy định “tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu HH” là
chủ thể có trách nhiệm THHHCKT [7, Điều 22].
Luật Chất lượng SP, HH năm 2007 quy định trách nhiệm THHHCKT thuộc về
“Người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng” [8; Điều 10, Điều 12, Điều
16], gọi chung là các cá nhân tổ chức, kinh doanh.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định các chủ thể chịu trách nhiệm thu
hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn bao gồm: “tổ chức, cá nhân sản xuất thực
phẩm”, “tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm” [6; Điều 7 Điều 8].
81
Luật Dược 2016 quy định: “Cơ sở kinh doanh dược; cơ sở sản xuất thuốc,
nguyên liệu làm thuốc; cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc” có trách nhiệm thu hồi thuốc, nguyên
liệu làm thuốc không đạt chất lượng không đảm bảo an toàn [9; Điều 42 Điều 43,
Điều 44 Điều 46].
Trong lĩnh vực an to n phương tiện vận tải, “cơ sở sản xuất, nhà nhập khẩu”
có trách nhiệm THSP bị lỗi kỹ thuật [19, Điều 3; 18, Điều 3; 21 Điều 8].
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam có sự tương đồng v i pháp luật các nư c trên
thế gi i khi văn ản luật chuyên biệt BVQLNTD cũng như các văn ản luật trong
lĩnh vực chuyên ng nh đều quy định chủ thể chịu trách nhiệm THHHCKT là tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HH, gọi chung l người sản xuất người nhập
khẩu người bán hàng. Tuy nhiên, Luật BVQLNTD 2010 v văn ản luật trong một
số lĩnh vực chuyên ng nh như lĩnh vực an to n phương tiện vận tải thì chỉ quy định
hai chủ thể chịu trách nhiệm THHHCKT là “tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
HH”. Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm như vậy l không đ y đủ vì có nhiều
chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng HH gồm hai giai đoạn là sản xuất HH và cung
ứng HH theo đ án h ng l giai đoạn trực tiếp đưa HH v o lưu thông nên người
bán hàng phải chịu trách nhiệm đối v i HH mình cung ứng. Mặt khác người bán
h ng được hưởng lợi từ việc bán hàng của mình nên họ cũng c n có trách nhiệm
thực hiện biện pháp ngăn chặn những thiệt hại mà HHCKT có thể gây ra, vì vậy,
người bán hàng c n được xác định là chủ thể thực hiện trách nhiệm THHHCKT.
Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể trách nhiệm THHHCKT là tổ chức, cá nhân
kinh doanh, tức là các chủ thể tham gia quá trình sản xuất, cung ứng HH nhằm mục
đ ch thu lợi nhuận, được xác định chung l người sản xuất người nhập khẩu người
bán hàng. DN là một trong các chủ thể có trách nhiệm THHHCKT bởi DN được
thành lập và hoạt động cũng v mục tiêu lợi nhuận (khoản 7 Điều 4 Luật Doanh
nghiệp 2014) v cũng được xác định là DN sản xuất, DN nhập khẩu, DN bán hàng.
Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, một số trường hợp, việc xác định chủ thể
có trách nhiệm thu hồi là kh khăn: (1) Trường hợp h ng xách tay. Năm 2016 h ng
Samsung tổ chức thu hồi Galaxy Note 7 trên toàn c u do xảy ra hiện tượng cháy nổ.
82
Theo thông báo của Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ
NTD) chương tr nh thu hồi áp dụng đối v i SP bán tại thị trường Việt Nam, các
trường hợp mua tại thị trường nư c ngoài thì liên hệ v i các điểm thực hiện thu hồi
hoặc đường dây nóng của Cục để được hư ng dẫn cụ thể [100]. Tuy nhiên, việc
THSP tại Việt Nam chỉ áp dụng cho các đối tượng đ mua SP ch nh h ng c n đối
v i h ng xách tay đại diện truyền thông của Samsung Vina cho biết, sẽ linh động
xử lý từng trường hợp một nhưng ưu tiên vẫn là hàng chính hãng do Samsung phát
hành tại Việt Nam [106]. (2) Trường hợp DN chấm dứt tồn tại. Điển hình là vụ SP
nư c rau câu Ba Miền có ruồi của công ty kỹ nghệ thực phẩm thương mại Tân Á.
Khi NTD ở H Tĩnh phát hiện nư c rau câu Ba Miền có ruồi đ phản ánh v i Hội
BVQLNTD tỉnh H Tĩnh Hội đ liên hệ v i công ty bằng điện thoại và bằng đường
ưu điện nhưng nhận được thông tin là công ty giải thể (xem Phụ lục 2).
Một thực tế nữa là các DN còn chậm chưa theo kịp v i sự thay đổi của những
quy định pháp luật. Luật Dược 2016 thay thế Luật Dược 2005 có hiệu lực từ ngày
01/01/2017 tuy nhiên cho đến nay các cơ sở bán lẻ thuốc c n chưa nắm rõ trách
nhiệm của mình trong việc thu hồi thuốc không đảm bảo chất lượng. Một ược sĩ ở
nhà thuốc phố Trường Lâm (phường Đức Giang, quận Long Biên) cho biết, việc thu
hồi thuốc kém chất lượng phải do công ty phân phối thuốc thực hiện chứ nhà thuốc
không có quyền thu hồi [113], trong khi theo quy định của pháp luật cơ sở bán lẻ
thuốc là một trong những chủ thể có trách nhiệm thu hồi thuốc kém chất lượng
(điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Dược năm 2016). Điều n y cũng l nguyên nhân ẫn
đến tình trạng biện pháp thu hồi không được tiến hành triệt để và hiệu quả.
Thu hồi hàng hóa có khuyết tật là thể hiện trách nhiệm của DN đối v i HH
m nh l m ra. Trong lĩnh vực an to n phương tiện vận tải, ông Tr n Kỳ Hình, Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từng chia sẻ v i phóng viên Xe Giao thông rằng:
“Về bản chất, việc triệu hồi xe không thể hiện sự yếu kém của nhà sản xuất ô tô – xe
máy mà trái lại là cơ hội để các hãng xe thể hiện năng lực, uy tín của mình với thiện
chí mang lại SP tốt nhất. Trên thế giới, triệu hồi xe như một tiêu chí đánh giá sự
phát triển của một thị trường ô tô – xe máy bởi ở đó, NTD được bảo vệ tối đa,
không phải chịu những lỗi do nhà sản xuất” [112]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ý thức
83
của DN đối v i trách nhiệm THHHCKT còn nhiều hạn chế. Từ chối trách nhiệm
thu hồi đối v i HH mình cung ứng là một trong những hạn chế đ . Điển hình là
công ty TNHH MTV Phân phối ô tô du lịch Chu Lai Trường Hải đ từ chối trách
nhiệm triệu hồi, bảo h nh đối v i chiếc ô tô bán tải nhãn hiệu MAZDA, số loại BT-
50, số khung MM7UP4DDXFW418660, số động cơ P4AT2 019102 m công ty n y
nhập khẩu và bán ra thị trường. Khi chiếc ô tô bị h ng do gặp sự cố nư c vào, công
ty đ viện c “Xe được Cục Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận an toàn kỹ thuật” để
từ chối trách nhiệm [100]. Hay vụ công ty Toyota Việt Nam đ từ chối thực hiện
trách nhiệm thu hồi khi viện c lỗi trên xe là lỗi của nhà cung cấp thiết bị động cơ
chứ không phải do lỗi do dây chuyền sản xuất, lắp ráp trong nư c của Toyota Việt
Nam [106]. Một hạn chế nữa là DN “cố ý” không thực hiện trách nhiệm thu hồi đối
v i HH khuyết tật mà mình sản xuất, cung ứng. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch người
từng làm việc cho Toyota Việt Nam, thì hãng Toyota có chủ trương l không ao
giờ thu hồi xe ở Việt Nam [106]. Điều này chứng t Toyota đ không c sự tôn
trọng quyền lợi của khách h ng cũng như pháp luật của Việt Nam.
Có một thực tế diễn ra là mặc dù cùng một DN sản xuất, cung ứng cùng một
loại HH nhưng khi HHCKT thì thông báo thu hồi toàn c u, những nơi m HH đ
đang tiêu thụ nhưng tại thị trường Việt Nam, việc thu hồi HH đ lại không được
DN quan tâm đ ng mức. Năm 2015 Mazda tại Mỹ phải thu hồi g n 15,000 xe
Mazda 3 v liên quan đến lỗi ở bình nhiên liệu có thể l m sáng đèn áo c n kiểm tra
động cơ. Tại Việt Nam, mặc dù Công ty THACO PC (đại diện thương hiệu Mazda
tại Việt Nam) nhận được phản hồi từ ph a các khách h ng đang sử dụng xe Mazda
3 động cơ 1.5L về hiện tượng “đèn báo cần kiểm tra động cơ”, tuy nhiên họ vẫn
không h nh động ngay để thu hồi dòng xe bị lỗi [109]. M i đến tháng 6/2016, công
ty m i chính thức đưa ra thông áo triệu hồi g n 10000 xe Mazda 3 [101].
Ý thức được t m quan trọng của iện pháp thu hồi SP, HHCKT đối v i ch nh
mình và NTD, ở các nư c trên thế gi i DN thường tiến h nh iện pháp n y một
cách nhanh ch ng kịp thời để ngăn ngừa những hậu quả c thể xảy ra. Tại
Malaysia, khi nhiều khách h ng vẫn ph t lờ thông áo triệu hồi xe o lỗi t i kh
Takata Hon a Malaysia đ tổ chức cho tất cả 84 đại l của h ng trên to n Malaysia
84
cử nhân viên đến tận nh yêu c u khách mang xe đi sửa [110]. Tại Việt Nam o lo
sợ những ảnh hưởng về uy t n cũng như kinh ph thu hồi mà DN không tự giác minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_thu_hoi_hang_hoa_co_khuyet_tat_cua_doanh.pdf