Luận án Trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp Nhà nước ỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - Mai Phú Hợp

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung

về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế 6

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp

thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

hiện nay 19

1.3. Giá trị của các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp

tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 22

Chương 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 24

2.1. Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò của

việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 24

2.2. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với việc

thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt

Nam hiện nay 44

2.3. Những nhân tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các

doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

hiện nay

59

Chương 3: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN

NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 73

3.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - thành tựu và nguyên nhân 73

3.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - hạn chế và nguyên nhân 98

Chương 4: NHỮNG NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 123

4.1. Hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho điều

kiện kinh doanh và thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 126

4.2. Doanh nghiệp Nhà nước cần nâng cao nhận thức và biện pháp thực

hiện trách nhiệm xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 142

4.3. Nâng cao vai trò của các hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm tác

động thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm xã

hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 148

4.4. Nâng cao vai trò của người lao động và người tiêu dùng nhằm tác động

thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 151

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 172

pdf194 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp Nhà nước ỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay - Mai Phú Hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ...; Đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn; Coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: Bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; Tham gia bảo hiểm xã hội; Bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo,); Bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin,), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân [6]. Cùng với các chủ trương thì việc thể chế hóa vấn đề ASXH cũng dần được hoàn thiện như: Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh về ưu đãi người có công, về người cao tuổi, về người tàn tật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (năm 2014) Và Hiến pháp 88 năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền ASXH cơ bản cho người dân (Điều 34: Công dân có quyền được bảo đảm ASXH; Điều 59: NN tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống ASXH). Từ những chủ trương của Đảng và NN, thì diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn. Và vai trò cũng như việc thực hiện TNXH của các DNNN ngày càng quan trọng, đã và đang góp phần cơ bản vào việc ổn định và phát triển đất nước, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao. Một là, DNNN góp phần quan trọng trong thực hiện những chính sách, chương trình về thị trường lao động, đào tạo; Hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động: Chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) của Việt Nam đang đứng thứ 79 trong tổng số 129 nước [141]. Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%; Tiểu học từ 94% lên 97%, trung học cơ sở từ 70% lên 83%, trung học phổ thông từ 33% lên 50%; Quy mô đào tạo nghề tăng 3,08 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần, giáo dục đại học tăng 2,35 lần. Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227; Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động [133]. Nếu 1945 tỷ lệ người dân Việt Nam mù chữ lên tới hơn 95%, thì đến năm 2000 đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học [17]. Về lao động, từ 15 tuổi trở lên cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, trong đó lao động trong DNNN chiếm 9% (Biểu đồ 3.4) [142]. Về thu nhập của lao động làm công hưởng lương liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2007-2016. Theo số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, thu nhập bình quân năm 2016 là 6,03 triệu đồng/tháng, tăng 5,4% so với năm 2015. Trong đó, DNNN có mức thu nhập bình quân cao nhất là 7,75 triệu đồng/tháng, tăng 2,78% so với năm 2015. Tiếp đến là Công ty cổ phần có vốn góp của NN là 6,48 triệu đồng, DN dân doanh là 6,04 triệu đồng, DN FDI là 5,7 triệu đồng (Biểu đồ 3.5). Hiện cao hơn khối DN tư nhân khoảng 41% và cao hơi khối DN FDI khoảng 29%, (Năm 2007, bình quân 1 lao động thu nhập 28 triệu đồng/năm, tương ứng với 2,3 triệu đồng/tháng. Năm 2016 hơn 50 triệu đồng, tương đương 2.215 USD) [142]. 89 Đơn vị tính: % 13.82 88.46 78.11 54.94 50.85 3.83 33.54 54.43 38.97 40.92 0.8 12 22 24 33 0.67 9 8 28.8 32 0 20 40 60 80 100 2000 2005 2015 2016 Số Doanh Nghiệp Số Lao động Nguồn vốn Doanh thu Nộp ngân sách Biểu đồ 3.4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước Nguồn: [142]. Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng 5.53 7.04 5.47 4.99 6.03 7.75 5.7 5.47 0 2 4 6 8 2015 2016 Mức chung DN NN DN FDI DN Tư nhân Biểu đồ 3.5: Thu nhập bình quân Nguồn: [142]. Hai là, DNNN bảo đảm trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v... Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc (điều 4,13,17), thì Kết quả đạt được: 64600000 69973000 70808817 11645851 12319866 12349001 9219753 10286401 10345827 2014 2015 30/4/2016 Số người tham gia BHYT Số người tham gia BHXH Số người tham gia BH thất nghiệp Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ tham gia các loại hình bảo hiểm Nguồn: [9]. 90 Trong đó DNNN là thành phần kinh tế thực hiện tốt nhất, chỉ số ít doanh nghiệp vi phạm. Ba là, DNNN đóng góp phần lớn vào cứu trợ và trợ giúp xã hội như: Thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo: Số hộ nghèo giảm từ 29% năm 2002 xuống còn còn dưới 4,5% năm 2015 [33]; Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 năm 2000 lên mức 0,728 năm 2014 [37], xếp thứ 116/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân được cải thiện đáng kể như: Tuổi thọ trung bình tăng từ 72,9 tuổi năm 2010 lên 73,3 tuổi năm 2015, tỉ số tử vong mẹ giảm từ 68/100.000 trẻ sinh sống năm 2010 xuống khoảng 58,3/100.000 trẻ sinh sống năm 2015, tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 15,8‰ năm 2010 xuống còn 14,73‰ năm 2015, tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 23,8‰ năm 2010 xuống còn 22,12‰ năm 2015, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 17,5% năm 2010 xuống khoảng 14,1% năm 2015 [26]. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 tiếp tục phát triển, tính đến cuối năm 2014 đã có 84,5% người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh [62]. Năm 2015 Việt Nam đã hoàn thành 8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra cho các nước đang phát triển. Bốn là, DNNN đã từng bước thực hiện tốt chính sách đối với người có công: Cả nước hiện có 1.384.143 người có công đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, tăng 94.000 người so với năm 2012; 50.280 người đã được hưởng trợ cấp một lần, tăng 34.886 so với năm 2012; tăng thêm 400.000 lượt người được điều dưỡng hàng năm; xác nhận thêm được 639 liệt sĩ, 5.440 thương binh, 1.335 bệnh binh, giảm đáng kể tồn đọng từ trước đến nay. Ngân sách NN dành cho việc thực hiện chính sách người có công tăng dần qua từng năm. Năm 2012 là 25.646,5 tỷ đồng, tăng 31.011,4 tỷ đồng năm 2014. Tính cả giai đoạn 2012 - 2015 là 119.435,5 tỷ đồng [34]. Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, Việt Nam đặc biệt chú ý và phân bổ nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Đảng và NN không giảm đi bất cứ một chính sách, khoản chi nào dành cho ASXH mà còn tăng lên. Tổng kinh phí dành cho hoạt động ASXH và giảm nghèo 91 trong 6 tháng đầu năm 2016 là 4.376 tỷ đồng, bao gồm: 2.918 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1.050 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 408 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác [142]. Nếu như năm 2012 tổng chi cho ASXH bằng 5,88% GDP, thì đến năm 2015 con số này tăng lên khoảng trên 6,6% GDP [34]. Dù còn có những hạn chế và bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng kết quả, thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế là những minh chứng về những tiến bộ đáng kể trong thực hiện ASXH. Thành tựu đó được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, DN, trong đó DNNN là một bộ phận rất quan trọng đã thực hiện tốt các chính sách ASXH từ nguồn nộp thuế. Bên cạnh nghĩa vụ nộp thuế, trong những năm qua đã có nhiều DNNN cũng đã đóng góp riêng rất quan trọng cho ASXH. Một vài số liệu để thấy rõ những đóng góp đó (Xem phụ lục 10). Có thể thấy các Tập đoàn, Tổng Công ty NN đã phát huy vai trò nòng cốt chung sức, chung lòng để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, và đặc biệt là đảm bảo ASXH xoá đói giảm nghèo. Đây là những DNNN đi đầu trong việc thực hiện vấn đề TNXH. * Thành tựu thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Trong hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế đã tác động tiêu cực tới môi trường không nhỏ và ngày càng tăng. Trước thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục diễn ra đáng lo ngại, như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội là: "Sau một loạt sự cố vừa qua có thể nhận thấy, môi trường của ta đã đến ngưỡng không thể chịu đựng thêm được nữa" [132]. Và nghiên cứu mới nhất về Chỉ số hiệu suất môi trường của Đại học Yale (EPI) công bố đầu năm 2016, tính tổng quát năm vấn đề được đánh giá (nước và điều kiện vệ sinh, chất lượng không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe, nông nghiệp, đa dạng sinh học và môi trường sống), thì Việt Nam xếp hạng thứ 131 trên thế giới. Trong đó, 92 với xử lý nước thải, Việt Nam xếp hạng 124/139 quốc gia. Về chất lượng không khí Việt Nam đứng thứ 170/180 quốc gia. Cũng theo đánh giá này thì Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm bụi nhất thế giới [68]. Những ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu đô thị, thậm chí ngay cả khu vực nông thôn; nạn phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi Khiếu kiện đông người về môi trường diễn ra gay gắt ở nhiều nơi, xuất hiện nhiều điểm nóng môi trường. Nếu không kịp thời xử lý, giải quyết, thì sẽ gây mất an ninh trật tự. Như vụ Vedan, Miwon, đặc biệt sự cố môi trường biển miền Trung vào tháng 4 năm 2016 đã gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân Trong quá trình xây dựng phát triển kinnh tế, Đảng và NN Việt Nam luôn quán triệt tinh thần: "Phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân" [149]. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; Là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; Là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, DN và cộng đồng xã hội, trong đó DNNN phải giữ vai trò chủ đạo. Đây cũng là cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ANQP và ASXH, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức rõ tầm quan trọng và những nguy cơ, thách thức của biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Đảng, NN Việt Nam đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết đề cập đến các vấn đề trên. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận quyền con người đối với môi trường, theo đó "mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường" (Điều 43). Đặc biệt là hệ thống chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sớm được hình thành, như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến 93 lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh; Chiến lược Quản lý tổng hợp chất thải rắn... Là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto (Xem phụ lục 11). Đồng thời, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học và được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Qua đó, nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và toàn dân về vấn đề này đã có bước chuyển biến tích cực. Trong đó DNNN là bộ phận đóng góp quan trọng nhất. Một là, DNNN từng bước đầu tư ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất góp phần bảo vệ môi trường: Từ những chủ trương của Đảng, NN với vị trí, vai trò và nhận thức của chủ thể các DNNN, phần lớn DN đã triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đạt một số kết quả bước đầu. Trong đó, phải kể đến những đóng góp quan trọng của các DN thuộc lực lượng vũ trang, mà nòng cốt là Quân đội nhân dân trong việc tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; điều tra, xử lý chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, xử lý các sự cố về ô nhiễm môi trường... góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Cùng với các lực lượng vũ trang thì DNNN cũng là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Đây là lực lượng nòng cốt, luôn đi đầu trong việc đầu tư ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đồng thời cũng là lực lượng đi đầu trong việc chấp hành tốt pháp luật về môi trường. Hai là, DNNN luôn đi đầu và là tấm gương tốt trong chấp hành pháp luật về môi trường: Nhiều DNNN luôn thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, sản xuất kinh doanh hiệu quả gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên và trách nhiệm với cộng đồng Một số DNNN điển hình trong việc bảo vệ môi trường (Xem phụ lục 12). 94 3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Ở Việt Nam, vai trò và vị trí của DNNN thời gian qua và hiện nay chủ yếu vẫn theo định hướng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá IX năm 2001: Đó là, DNNN giữ vị trí nòng cốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để NN định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần chủ yếu để kinh tế NN thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: Kinh doanh theo cơ chế thị trường lấy hiệu quả kinh tế là cơ bản và thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội. DNNN là trụ cột hàng đầu của nền kinh tế, tạo ra tổng sản phẩm trong nước để làm cơ sở điều tiết, bình ổn giá cả, khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn, phát triển vùng sâu, vùng xa, công bằng xã hội, củng cố sức mạnh ANQP Do đó, khi sử dụng DNNN là công cụ để điều tiết vĩ mô, bình ổn nền kinh tế và bảo đảm ASXH, chúng ta phải tính đến cái giá phải trả của việc sử dụng công cụ đó. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của DNNN thường phải xét tới yếu tố "làm nhiệm vụ", có nghĩa là dù không muốn thì DN vẫn phải thực hiện nhiệm vụ ấy, vì các DN ngoài NN không làm, không muốn làm. Với vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế như vậy, dù gặp những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua nhưng các DNNN đã đạt được những thành tựu cơ bản như trên đã dẫn ra. Để có những hiệu quả đó, nó được xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là, do vị trí, vai trò và nguồn lực xã hội đầu tư cũng như sự quan tâm ưu ái của Đảng, Nhà nước dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường của quá trình hội nhập quốc tế, thì nhiệm vụ cơ bản của DN là luôn tìm những cách thức tốt nhất để phát huy hiệu quả kinh tế. Nhưng bên cạnh hiệu quả kinh tế, DNNN từ xưa tới nay còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị - công ích. Trong cơ chế thị trường, có những ngành, lĩnh vực các DN ngoài NN không làm, không muốn làm. Ví dụ như, các dự án ở thành phố lớn, nơi đông dân cư thì rất nhiều DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài muốn làm, nhưng các dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì ít DN muốn làm, thậm chí có những dự 95 án không thể kêu gọi nổi vốn đầu tư xã hội. Vì vậy, bắt buộc phải có những DNNN để điều tiết những méo mó đó. Vừa qua, nếu không phải Viettel đầu tư quyết liệt và với TNXH, thì không biết đến khi nào mới có được mạng viễn thông 4G hiện đại, phủ sóng toàn quốc phục vụ đắc lực cho kinh tế - xã hội cũng như ANQP. Hay chủ trương xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng mà nòng cốt do các DN ANQP đảm nhận thì rất khó có những chuyển biến tích cực để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân (trong đó quan trọng nhất là các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống vật chất, tinh thần còn gặp nhiều khó khăn và là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước), kết hợp bảo đảm ANQP ở địa bàn chiến lược biên giới đất liền, biển đảo, trên cơ sở bố trí lại dân cư theo quy hoạch sản xuất, hình thành các làng xã biên giới, tạo vành đai biên giới vững chắc trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Mặc dù hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của NN, các DN đều bình đẳng trong kinh doanh và trước pháp luật, nhưng không có nghĩa là chúng có vị trí như nhau trong nền kinh tế. Do là công cụ vật chất để NN can thiệp vào kinh tế thị trường điều tiết thị trường theo mục tiêu NN đã đặt ra và theo đúng định hướng chính trị của NN. Vì vậy, DNNN vẫn còn là "con cưng", được "yêu chiều" về vốn, về cơ chế chính sách, về đất đai, sở hữu lượng tài sản lớn trong nền kinh tế. Cụ thể, tổng tài sản trên 3 triệu tỷ đồng, chiếm 38% vốn đầu tư toàn xã hội. Do là con cưng nên nhiều DNNN vẫn đang nhận được nhiều ưu đãi, đặc biệt là đất đai, nguồn vốn, tín dụng, hợp đồng mua sắm công và cả cơ chế hoạt động; Được hưởng vị thế độc quyền trong một số lĩnh vực then chốt hay thiết yếu của nền kinh tế; Được sử dụng vốn NN với chi phí phải trả rất thấp... Đơn cử, như thời gian qua nhiều DNNN khi không trả nợ tự vay, thì NN buộc phải "gánh" thay để không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ NN giao cho các đơn vị này. Như năm 2014, Chính phủ ban hành 20 văn bản cho phép ngân hàng được cung cấp tín dụng vượt giới hạn cho các DNNN, như Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Vietnam Airlines Không chỉ được ưu tiên vốn trong nước, mà còn cả vốn vay nước ngoài. Ngoài ra, DNNN còn được ưu đãi tiếp cận đất đai, ngân sách trực tiếp cấp vốn thông qua các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, hợp đồng cung cấp dịch vụ công ích, mục tiêu ANQP [161]. 96 Qua các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX), Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết số 12-NQ/TW (Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương đã nghiêm túc tổ chức quán triệt sâu rộng và có chương trình cụ thể triển khai các Nghị quyết đó. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, DN đã có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, chỉ đạo kiên quyết và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với các chủ trương đó, nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vị trí, vai trò và sự cần thiết sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong giai đoạn mới đã được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, người lao động trong DN và toàn xã hội. Vì vậy, DNNN đã có những chuyển biến tích cực. Thứ hai là, nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của những người đại diện các DNNN ngày càng tốt hơn. Phần lớn những người đại diện các DNNN đã nhận thức rõ kinh doanh gắn liền với TNXH không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên con đường hội nhập mà còn là động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng ở mỗi quốc gia. TNXHDN giúp củng cố thương hiệu DN, thu hút nhân công và chỉ ra cách thức tiếp cận các thị trường mới tiềm năng mà DN chưa kỳ vọng tới. Nó không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân DN, mà còn có lợi cho cả xã hội. Ví như, nhiều DNNN đã nhận thức về hoạt động ASXH là một nội dung cơ bản và tất yếu trong TNXHDN. Xuất phát từ chính nhu cầu sự tồn tại và phát triển của DN và được quy định bởi chính sách, pháp luật của NN cùng với tinh thần "tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách" của Người Việt, DN thực hiện ASXH không đơn thuần chỉ là những hoạt động từ thiện, trợ giúp cộng đồng mang tính phong trào mà nó còn là sự cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc quan tâm nâng cao chất lượng lao động và đời sống cho người lao động, cho cộng đồng và cho toàn xã hội. Hiện tượng DN thỏa mãn hay không thoả mãn các điều kiện về: Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế, trả lương thưởng; Đào tạo lao động; Điều kiện làm việc đúng quy định đối với người lao động, hoặc là các cam kết với cộng đồng nơi DN đứng chân được các phương tiện truyền thông 97 đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây chính là những khía cạnh để đánh giá DN có thực hiện tốt ASXH của mình hay chưa. Vì khi DN thực hiện tốt ASXH sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy sự phát triển bền vững. Hơn nữa, nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy DN thực hiện ngày càng cao các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng Thực hiện ASXH không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi để đảm bảo cho chính DN phát triển. Thứ ba là, do yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế. Nếu làm tốt các hoạt động TNXH, thì DN trước hết đã đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chính mình, sau đó góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Phát triển bền vững là mục tiêu mà các quốc gia đều đã và đang hướng tới, các quốc gia không thể tách mình ra khỏi mục tiêu chung nếu muốn hội nhập. Các DN nhập khẩu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các DN lớn, đã và đang áp dụng các bộ quy tắc ứng xử tiêu chuẩn của thế giới nhằm đánh giá đối tác. Cụ thể, khi nhập khẩu, họ yêu cầu DN xuất hàng phải chứng minh việc thực hiện các quy định như giờ giấc làm việc của nhân viên đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cuộc sống, công việc và sức khỏe; Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường DN không chứng minh được sẽ không thể trở thành đối tác của các nhà nhập khẩu lớn. Ngược lại, uy tín của DN sẽ được nâng cao khi thực thi tốt các hoạt động TNXH và nó cũng là yếu tố làm gia tăng tính cạnh tranh của DN. Thứ tư là, do yêu cầu, sức ép của xã hội và các tổ chức phi chính phủ. Với xu hướng xã hội mở, khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với DN thì các DN muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, những DN không thực hiện TNXH có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường. Dù DNNN vẫn còn đang nhận được nhiều "ưu ái" từ NN, tuy nhiên do sức ép quá trình hội nhập quốc tế, của xã hội dân sự thượng tôn pháp luật, những yêu cầu sự công bằng, bình đẳng đã góp phần thúc đẩy làm thay đổi nhận thức cũng như cách thức thực hiện TNXHDNNN. 98 3.2. THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY - HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 3.2.1. Những hạn chế thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay * Hạn chế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhà nước trong việc kinh doanh hiệu quả nhằm bảo toàn phát triển vốn Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn không ít DNNN hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí nhiều DN luôn làm ăn thua lỗ, dẫn đến phát sinh những khoản nợ xấu lớn, mặc dù đã được NN cứu trợ cho tồn tại bằng cách "khoanh nợ", "giãn nợ" hoặc tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_xa_hoi_cac_doanh_nghiep_nha_nuoc_o_viet.pdf
Tài liệu liên quan