LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vii
DANH MỤC BẢNG. viii
DANH MỤC HÌNH.ix
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu .3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.3
2.1.1. Mục tiêu chung.3
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu .3
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.4
4. Phương pháp nghiên cứu .5
4.1. Nguồn dữ liệu.5
4.2. Phương pháp nghiên cứu.6
5. Những đóng góp mới của Luận án .7
6. Kết cấu của luận án .8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .9
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.9
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR.9
1.1.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan.11
1.1.3. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp .13
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.15
1.2.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR.15
1.2.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan.16
235 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp fdi tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp FDI tại Việt Nam
3.3.1. Mô tả khảo sát, mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra
3.3.1.1. Mô tả khảo sát, mẫu điều tra
Để phân tích kết quả thực hiện CSR và đánh giá tác động của việc thực hiện
CSR ở DN FDI đến danh tiếng của DN, NCS lựa chọn dạng câu hỏi đóng trong
bảng câu hỏi. Như vậy, sẽ tránh được việc các câu trả lời khác nhau và hầu như mỗi
người trả lời một cách đối với dạng câu hỏi mở, điều này khiến không kiểm soát
được câu trả lời của đáp viên và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra được một kết
luận chung về vấn đề nghiên cứu.
Bảng câu dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert năm mức
độ hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người
trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường/trung lập, không đồng ý, hoàn
toàn không đồng ý. Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể
sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan
hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc.
Bốn nhân tố chính được đưa vào nghiên cứu này. Bao gồm 1 biến phụ thuộc
là danh tiếng của DN (REP), và 4 biến độc lập là CSR đối với Chính phủ (GOV),
CSR đối với NLĐ (LAB), CSR đối với khách hàng (CUS) và CSR đối với cộng
đồng (COM). Thang đo là cần thiết để đo lường các biến một cách chính xác, vì vậy
các biến khác nhau đã được lựa chọn với quy mô phù hợp. Các biến được áp dụng
theo thang đo Likert 5 điểm, được quy ước mức độ thang đo theo điểm số như sau:
1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung hòa (Bình thường),
4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý.
93
Câu hỏi được thiết kế dành cho đối tượng là các quản lý, giám đốc đang làm
việc tại DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam. Bảng hỏi sau đó
được đưa trực tuyến lên hệ thống khảo sát Google Form tại đường dẫn sau:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe96TEPqwnWBI5g6cCPo-
Ul2BW6KFGzCoNSj1Yrrg3VoB88jg/viewform
Tiếp theo, NCS đã yêu cầu sự hỗ trợ của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế
thành phố Hà Nội hỗ trợ trong việc tiếp cận các DN thuộc đối tượng điều tra. Học
viện Ngân hàng sau đó đã có công văn chính thức yêu cầu sự hỗ trợ này. Thông qua
hệ thống quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế thành phố Hà Nội, đường
link trực tuyến và hướng dẫn cụ thể ở dạng email được gửi đến cho 500 DN FDI
đang hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam với yêu cầu trả lời đầy đủ bảng khảo
sát. Đây là danh sách email được khai báo trong hệ thống quản lý của Sở Kế hoạch
và Đầu tư và Cục thuế thành phố Hà Nội nên tính xác thực của danh sách email này
là rất cao. Các DN khi thực hiện khai báo với đại diện cơ quan Nhà nước cũng sẽ có
mức độ nghiêm túc cao hơn.
Tại hệ thống này, các DN FDI tham gia khảo sát bắt buộc phải điền các
thông tin cơ bản cũng như phải trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bảng khảo sát. Sau
đó, dữ liệu khảo sát được hệ thống Google Form tự tổng hợp lại thành định dạng
Excel của Microsoft Office với đầy đủ các thông tin cần thiết cũng như ngày giờ
làm khảo sát.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện nên NCS sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện – phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
có hạn chế về khả năng mở rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những
sai số lấy mẫu. Tuy nhiên, nó khá phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi
phí thấp.
Do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở
mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của luận án. Việc xác định
kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm
khác nhau. Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết
mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân
tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân
94
tích nhân tố. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4
hay 5. Theo Hair, Anderson, Tatham and Black (2010), kích thước mẫu nên bằng 5
lần tổng số biến và Comrey (1973) cũng cho rằng đây là kích thước phù hợp để
chạy kiểm định EFA.
Theo nguyên tắc chọn mẫu, số mẫu điều tra được tính theo công thức:
N = 5*m
Trong đó: N là cỡ mẫu, m là số câu hỏi trong bài.
Với 36 tham số (biến quan soát) cần tiến hành phân tích nhân tố, cỡ mẫu
điều tra tối thiểu cần thiết của Luận án sẽ là: N =5*36 = 180
NCS phát ra số phiếu là 500 và thu về 233 phiếu trong đó có 208 phiếu hợp
lệ, thoả mãn lớn hơn số mẫu tối thiểu yêu cầu, đảm bảo độ tin cậy, mức độ ổn định
khi phân tích đánh giá.
3.3.1.2. Mã hoá thang đo
* Biến phụ thuộc là danh tiếng của DN.
* Biến độc lập bao gồm 4 nhóm hoạt động CSR tương ứng với 4 bên liên
quan chính mà DN tập trung khi thực hiện CSR bao gồm Chính phủ, NLĐ, khách
hàng, cộng đồng.
NCS tiến hành xây dựng các thang đo cho mỗi biến dựa trên cơ sở lý thuyết
ở chương 2 và mã hoá các biến theo thang đo Likert 5 mức độ trong Bảng 3.3.
Để chạy được mô hình hồi quy, để biết tác động của thực hiện CSR đối với
từng bên liên quan đến danh tiếng của DN, biến phụ thuộc sẽ lấy giá trị trung bình
của các thang đo.
Bảng 3.5. Mã hóa các biến
Input
CSR đối với
Chính phủ
(GOV)
CSR14. Doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường và bảo vệ môi
trường
CSR18. Doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy
đủ, phù hợp với người lao động
CSR19. Doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối các quy định về sử
dụng lao động, an toàn lao động, môi trường làm việc
CSR20. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước
sở tại
95
CSR đối với
người lao
động (LAB)
CSR1. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động phát triển tối đa về
năng lực
CSR5. Doanh nghiệp trú trọng đến việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người
lao động
CSR7. Doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ tương tác nội bộ
phục vụ công việc
CSR11. Doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu về quản trị nhân lực
CSR15. Chế độ lương thưởng đảm bảo mức sống tiêu chuẩn cho người lao
động
CSR16. Người lao động có quyền được phản ánh về điều kiện làm việc, chế
độ đãi ngộ mà không gặp bất kỳ rào cản nào
CSR17. Các ý kiến của người lao động được tiếp thu, xủ lý và phản hồi một
cách thoả đáng và kịp thời
CSR26. Doanh nghiệp cung cấp cho người lao động thông tin đầy đủ, kịp
thời các vấn đề liên quan đến công ty và người lao động
CSR28. Doanh nghiệp có các chương trình chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
tinh thần cho người lao động
CSR đối với
khách hàng
(CUS)
CSR2. Doanh nghiệp tuân thủ ít nhất một bộ tiêu chuẩn về chất lượng phù
hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh
CSR3. Doanh nghiệp thường xuyên khảo sát kỳ vọng, hành vi và mức độ hài
lòng của khách hàng
CSR4. Doanh nghiệp có tổng đài chăm sóc khách hàng
CSR8. Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về sản phẩm,
đảm bảo chất lượng như công bố
CSR9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu mãi trong thời hạn cam kết
CSR10. Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm trong thời hạn cam kết
CSR13. Các nhà cung ứng của doanh nghiệp tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã
cam kết
CSR đối với
cộng đồng
(COM)
CSR12. Doanh nghiệp có chứng nhận thương hiệu phát triển bền vững
CSR21. Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng
đồng, vì sự phát triển chung
CSR23. Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ sản xuất thân thiện với môi
trường
96
CSR24. Doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên vật liệu rõ nguồn gốc, đảm
bảo an toàn cho cộng đồng
CSR25. Doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức trong sử
dụng các nguồn tài nguyên
Output
Danh tiếng
(REP)
REP1. Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt
REP2. Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản
REP3. Doanh nghiệp có chính sách truyền thông tốt
REP4. Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng
Nguồn: Boubakary & Moskolai (2016), EC (2002 &2003) & NCS
3.3.1.3. Kết quả thống kê mẫu điều tra
Bảng 3.6. Thống kê mô tả
Số lượng Tỷ trọng
Ngành bảo hiểm 2 0,96
bất động sản 4 1,92
công nghệ, thông tin, viễn thông 24 11,54
dịch vụ (tư vấn, tài chính, luật, kiểm tra
chất lượng...)
26 12,5
du lịch 2 0,96
giáo dục 7 3,37
lắp ráp, lắp đặt 9 4,33
logistics 10 4,80
nhà hàng 4 1,92
nhân sự 2 0,96
nông nghiệp 7 3,37
sản xuất 45 21,63
thương mại 43 20,67
xây dựng 23 11,06
Tổng 208 100%
Lao động Dưới 10 lao động 78 37,5
97
Từ 10 đến dưới 100 lao động 92 44,23
Từ 100 đến 1000 lao động 27 12,98
Trên 1000 lao động 11 5,29
Tổng 208 100%
Số năm hoạt động Dưới 5 năm 82 39,42
Từ 5 năm đến dưới 10 năm 66 31,73
Trên 10 năm 60 28,85
Tông 208 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS
Trong số 208 DN FDI được khảo sát, DN thuộc ngành sản xuất và thương
mại chiếm đa số lần lượt là 21,63% và 20,67%. Xét về quy mô lao động của DN,
chủ yếu là các DN nhỏ từ 10 đến 100 lao động (chiếm 44,23 %) và doanh nghiêp
siêu nhỏ dưới 10 lao động (chiếm 37,5%). Kết quả khảo sát này khá sát với quy mô
lao động thực tế của DN FDI . Theo thống kê ở Bảng 3.4., DN nhỏ từ 10 đến 199
chiếm đa số đến 58,4%, tiếp đó là DN siêu nhỏ dưới 10 lao động chiếm 20,4%.
3.3.2. Kết quả phân tích thông kê các biến độc lập
3.3.2.1. CSR đối với Chính phủ
Để điều tra thực trạng về vấn đề thực hiện CSR đối với Chính phủ của DN
FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, NCS đã tiến hành lấy phiếu khảo sát
trên 208 DN FDI và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.7. CSR đối với Chính phủ
Descriptive Statistics
Các nhân tố
N
(Cỡ
mẫu)
Số danh
nghiệp
khẳng
định có
Tỷ lệ % Mean
(Giá trị
trung
bình)
Std.
Deviation
(Độ lệch
chuẩn)
CSR14 - Doanh nghiệp tuân thủ các
quy định về môi trường và bảo vệ
môi trường
208 171 82.21 4.077 .7701
CSR18 - Doanh nghiệp thực hiện đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy
đủ, phù hợp với người lao động
208 201 96,63 4.625 .5846
98
CSR19 - Doanh nghiệp tôn trọng và
tuân thủ tuyệt đối các quy định về sử
dụng lao động, an toàn lao động, môi
trường làm việc
208 202 97.11 4.543 .5715
CSR20 - Doanh nghiệp thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước
sở tại
208 203 97.59 4.726 .4982
Valid N (listwise) 208
Nguồn: Kết quả chạy SPSS
Qua bảng trên có thể thấy rằng hầu hết DN FDI đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam đều có sự tuân thủ tốt các quy định của Nhà nước về an toàn lao
động, điều kiện môi trường làm việc, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
đầy đủ và đúng mức cho người lao động, tuân thủ các quy định về môi trường và
bảo vệ môi trường, đóng thuế đầy đủ, thực hiện tốt trách nhiệm pháp lý của DN
(trên 80% DN FDI khẳng định có với những tiêu chí NCS đưa ra). Tuy nhiên độ
lệch chuẩn khá lớn thể hiện bên cạnh nhiều DN thực hiện tốt CSR đối với Chính
phủ vẫn còn số ít các DN chưa thực hiện tốt.
3.3.2.2. CSR đối với người lao động
Để điều tra thực trạng về vấn đề thực hiện CSR đối với NLĐ của DN FDI
đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, NCS đã tiến hành lấy phiếu khảo sát trên
208 DN FDI và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.8. CSR đối với người lao động
Descriptive Statistics
Các nhân tố
N
(Cỡ
mẫu)
Số danh
nghiệp
khẳng
định có
Tỷ lệ % Mean
(Giá trị
trung
bình)
Std.
Deviation
(Độ lệch
chuẩn)
CSR1 - Doanh nghiệp tạo điều kiện cho
người lao động phát triển tối đa về năng
lực
208 156 75 3.918 .7210
CSR5 - Doanh nghiệp trú trọng đến việc
đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao
động
208 169 81.25 4.072 .8338
CSR7 - Doanh nghiệp thường xuyên sử
dụng các công cụ tương tác nội bộ phục
vụ công việc
208 186 89.42 4.327 .7918
99
CSR11 - Doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu về
quản trị nhân lực 208 134 64.42 3.716 .9587
CSR15 - Chế độ lương thưởng đảm bảo
mức sống tiêu chuẩn cho người lao động 208 187 89.9 4.212 .6619
CSR16 - Người lao động có quyền được
phản ánh về điều kiện làm việc, chế độ
đãi ngộ mà không gặp bất kỳ rào cản nào
208 186 89.42 4.274 .6571
CSR17 - Các ý kiến của người lao động
được tiếp thu, xủ lý và phản hồi một cách
thoả đáng và kịp thời
208 177 85.09 4.183 .6987
CSR26 - Doanh nghiệp cung cấp cho người
lao động thông tin đầy đủ, kịp thời các
vấn đề liên quan đến công ty và người lao
động
208 189 90.86 4.322 .6718
CSR28 - Doanh nghiệp có các chương trình
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ tinh thần
cho người lao động
208 176 84.61 4.101 .7118
Valid N (listwise) 208
Nguồn: Kết quả chạy SPSS
Xét ở khía cạnh đạo đức, CSR đối với NLĐ được đặt ở bậc thang cao hơn
việc tuân thủ pháp luật đơn thuần, DN FDI được khảo sát đã rất quan tâm đến vấn
đề đào tạo nâng cao năng lực người lao động, tiếp nhận và xử lý các ý kiến của
NLĐ một cách thỏa đáng, có các chương trình chăm sóc tinh thần NLĐ để xây
dựng môi trường làm việc hiệu quả nhằm tăng năng suất cũng như nâng cao chất
lượng sản phẩm đầu ra. Đáng chú ý, có 64,42% DN khẳng định đã có cơ sở dữ liệu
tập trung về nguồn nhân lực công ty, là tiền đề cho việc sử dụng lao động cũng như
triển khai các chương trình liên quan đến NLĐ một cách hợp lý và hiệu quả). Tuy
nhiên độ lệch chuẩn khá lớn thể hiện bên cạnh nhiều DN thực hiện tốt CSR đối với
NLĐ vẫn còn số ít các DN chưa thực hiện tốt.
3.3.2.3. CSR đối với khách hàng
Để điều tra thực trạng về vấn đề thực hiện CSR đối với khách hàng của DN
FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, NCS đã tiến hành lấy phiếu khảo sát
trên 208 DN FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thu được kết quả như
sau:
100
Bảng 3.9. CSR đối với khách hàng
Descriptive Statistics
Các nhân tố
N
(Cỡ
mẫu)
Số danh
nghiệp
khẳng
định có
Tỷ lệ % Mean
(Giá trị
trung
bình)
Std.
Deviation
(Độ lệch
chuẩn)
CSR2 - Doanh nghiệp tuân thủ ít nhất
một bộ tiêu chuẩn về chất lượng phù
hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh
208 158 75.96 3.976 .8537
CSR3 - Doanh nghiệp thường xuyên khảo
sát kỳ vọng, hành vi và mức độ hài lòng
của khách hàng
208 143 68.75 3.822 .9073
CSR4 - Doanh nghiệp có tổng đài chăm
sóc khách hàng 208 75 36.06 2.769 1.2871
CSR8 - Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ,
trung thực thông tin về sản phẩm, đảm
bảo chất lượng như công bố
208 187 89.90 4.375 .8068
CSR9 - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
hậu mãi trong thời hạn cam kết 208 175 84.13 4.197 .8817
CSR10 - Doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm trong thời hạn cam kết 208 189 90.86 4.337 .6536
CSR13 - Các nhà cung ứng của doanh
nghiệp tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã
cam kết
208 171 82.21 4.048 .6502
Valid N (listwise) 208
Nguồn: Kết quả chạy SPSS
Qua bảng trên có thể thấy rằng hầu hết DN FDI đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam đều có ý thức rất tốt trong việc thực hiện trách nhiệm với NTD, thể
hiện qua việc DN cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về sản phẩm cho NTD
(89,9%), sử dụng các nguyên liệu rõ nguồn gốc và an toàn cho sử dụng để sản xuất
(89,4%), quan tâm đến chất lượng của hàng hóa và dịch vụ cung cấp (84,1%), cung
cấp dịch vụ (giao hàng) đúng hạn (90,9%), và cung cấp các dịch vụ hậu mãi trong
thời hạn cam kết (84,1%). Bên cạnh đó, 75,5% DN FDI được khảo sát cũng đảm
bảo áp dụng và tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với ngành nghề và
có 81,3% DN khẳng định các nhà cung ứng đảm bảo theo các tiêu chuẩn cam kết,
101
cung cấp nguồn nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh đúng yêu cầu về an toàn và
chất lượng. Ngoài ra, DN FDI còn rất quan tâm đến việc khảo sát nhu cầu và sự hài
lòng của khách hàng (68,8% DN được khảo sát thường xuyên tiến hành khảo sát về
kỳ vọng và mức độ hài lòng của khách hàng) để thông qua đó nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng/NTD). Tuy nhiên,
mới chỉ có 36,1% các DN được khảo sát cho biết đã có sử dụng và khai thác hiệu
quả kênh chăm sóc khách hàng qua tổng đài.
Như vậy qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng DN FDI đang hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam đã có sự quan tâm và thực hiện các CSR đối với NTD rất tốt.
Bởi họ hiểu rõ rằng NTD/khách hàng chính là điểm đích mấu chốt trong chiến lược
kinh doanh của DN. Sự tín nhiệm của khách hàng chính là sự thành công và phát
triển bền vững cho DN.
3.2.2.4. CSR đối với cộng đồng
Để điều tra thực trạng về vấn đề thực hiện CSR đối với cộng đồng của DN
FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, NCS đã tiến hành lấy phiếu khảo sát
trên 208 DN FDI và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.10. CSR đối với cộng đồng
Descriptive Statistics
Các nhân tố
N
(Cỡ
mẫu)
Số danh
nghiệp
khẳng
định có
Tỷ lệ % Mean
(Giá trị
trung
bình)
Std.
Deviation
(Độ lệch
chuẩn)
CSR12 - Doanh nghiệp có chứng nhận
thương hiệu phát triển bền vững 208 121 58.17 3.577 1.0467
CSR21 - Doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng,
vì sự phát triển chung
208 126 60.57 3.601 1.0400
CSR23 - Doanh nghiệp sử dụng các công
nghệ sản xuất thân thiện với môi trường 208 154 74.03 3.899 .9752
CSR24 - Doanh nghiệp sử dụng nguồn
nguyên vật liệu rõ nguồn gốc, đảm bảo
an toàn cho cộng đồng
208 186 89.42 4.279 .7082
CSR25 - Doanh nghiệp thực hiện tuyên
truyền, nâng cao ý thức trong sử dụng
các nguồn tài nguyên
208 186 89.42 4.288 .6619
Valid N (listwise) 208
102
Nguồn: Kết quả chạy SPSS
Qua bảng trên có thể thấy rằng hầu hết DN FDI đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam đều có ý thức tương đối tốt tốt trong việc thực hiện trách nhiệm với
cộng đồng. Trong vấn đề bảo vệ môi trường thể hiện qua việc DN sử dụng các công
nghệ sản xuất thân thiện với môi trường (74,03%), sử dụng nguồn nguyên vật liệu
rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn cho cộng đồng (89,42%). Trong vấn đề đóng góp
cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thể hiện qua việc DN có chứng nhận
phát triển bền vững (58,17%), thực hiện các hoạt động từ thiện, các hoạt động cộng
đồng (60,57%) và tuyên truyền nâng cao ý thức trong sử dụng tài nguyên (89,42%).
Tuy nhiên mới chỉ có 58,17% các DN có chứng nhận phát triển bền vững; 60,57%
thực hiện các hoạt động vì cộng đồng; 74,03% sử dụng công nghệ sản xuất thân
thiện với môi trường. Lý do có thể vì đối tượng khảo sát chủ yếu là các DN nhỏ và
siêu nhỏ với tiềm lực tài chính hạn hẹp nên chưa thế thực hiện nhiều CSR ở cấp độ
cao nhất trong mô hình Carroll (1991) là trách nhiệm nhân văn. Nhìn chung, các
DN đã ý thức được lợi ích của việc thực hiện CSR đối với cộng đồng không những
trong việc phòng tránh được những tổn thất về chi phí bồi thường, khắc phục hậu
quả mà còn giúp DN giữ gìn và nâng cao được hình ảnh công ty, tạo sự tin cậy,
thiện cảm và uy tín. Không chỉ có vậy, các quan chức và Chính phủ thường cũng rất
ưu ái đối với các DN có lịch sử tốt về bảo vệ môi trường, NTD và làm từ thiện nên
sẽ thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh của DN, đặc biệt là DN FDI .
3.3.2.5. So sánh kết quả khảo sát và kết quả thanh tra của Nhà nước
Kết quả phân tích thực trạng thực hiện CSR dựa trên tài liệu thứ cấp chủ yếu
là các báo cáo của các bộ ban ngành Nhà nước, kết quả thanh tra, báo chí chính
thống, do đó các kết quả phân tích ở phần này sẽ đại diện cho hướng tiếp cận của
Nhà nước.
Kết quả phân tích từ khảo sát là dữ liệu sơ cấp với đối tượng trả lời khảo sát
là DN FDI , do đó các kết quả phân tích ở phần này sẽ đại diện cho hướng tiếp cận
của DN.
103
So sánh kết quả phân tích thực trạng và kết quả phân tích khảo sát chính là
so sánh hai hướng tiếp cận khác nhau về vấn đề thực hiện CSR của DN FDI bao
gồm hướng tiếp cận của Nhà nước và hướng tiếp cận của DN.
Bảng 3.11: So sánh kết quả khảo sát và kết quả thanh tra của Nhà nước
Nội dung CSR Kết quả thanh tra
Nhà nước
Kết quả khảo sát
doanh nghiệp
CSR đối với
Chính phủ
Đóng thuế (-) còn tình trạng báo
lỗ, chuyển giá, trốn
thuế
(+) thực hiện tốt
Tuân thủ quy định pháp
luật
(-) còn vi phạm quy
định về lao động và
môi trường
(+) thực hiện tốt
CSR đối với
NLĐ
Trả lương xứng đáng (+) thực hiện tốt (+) thực hiện tốt
Bảo vệ quyền lợi cho
NLĐ
(-) còn tồn đọng (+) thực hiện tốt
Đào tạo và nâng cao
chất lượng nguồn nhân
lực
(+) thực hiện tốt (+) thực hiện tốt
Xây dựng môi trường
làm việc an toàn hiệu
quả
(-) còn tồn đọng (+) thực hiện tốt
CSR đối với
khách hàng
Cung ứng sản phẩm,
dịch vụ
(+) thực hiện tốt (+) thực hiện tốt
Bảo vệ NTD (-) còn tồn đọng (+) thực hiện tốt
CSR đối với
cộng đồng
Bảo vệ môi trường (-) còn tồn đọng (+) thực hiện tốt
Phát triển cộng đồng (+) thực hiện tốt (+) thực hiện tốt
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Kết quả so sánh cho thấy, DN FDI được khảo sát có sự đánh giá khá lạc quan
về việc thực hiện CSR của mình so với kết quả báo cáo của Nhà nước. Cụ thể, trong
tất cả các nội dung, trung bình các DN FDI đánh giá mình thực hiện CSR tốt. Còn
từ phương diện thanh tra của Nhà nước chỉ ra rằng, đối với 4 bên liên quan, DN
thực hiện CSR có nội dung thực hiện tốt, có nội dung thực hiện chưa tốt. Cụ thể,
DN FDI chưa thực hiện tốt CSR đối với Chính phủ ở cả hai nội dung là đóng thuế
104
và tuân thủ quy định pháp luật khi vẫn còn tình trạng báo lỗ, chuyển giá, trốn thuế
và vi phạm các quy định về lao động và môi trường. DN FDI đã thực hiện tốt CSR
đối với NLĐ ở nội dung trả lương xứng đáng và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Tuy nhiên, chưa thực hiện tốt CSR đối với NLĐ ở nội dung bảo vệ quyền
lợi cho NLĐ và xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. DN FDI đã thực
hiện tốt CSR đối với khách hàng ở nội dung cung ứng sản phẩm, dịch vụ tuy nhiên
chưa thực hiện tốt ở nội dung bảo vệ NTD. DN FDI đã thực hiện tốt CSR đối với
cộng đồng ở nội dung phát triển cộng đồng, tuy nhiên chưa thực hiện tốt ở nội dung
bảo vệ môi trường.
3.3.3. Kết quả mô hình DEA
1. Trong số 208 DN FDI được khảo sát, 4 DN được đánh giá thực hiện CSR
hiệu quả với hệ số ES đạt mức tối đa bằng 1. Bốn DN này thuộc các ngành
logistics, công nghệ thông tin viễn thông, giáo dục và sản xuất. Tất cả bốn DN này
đều là DN siêu nhỏ đến nhỏ.
2. Hệ số ES trung bình của tất cả 208 DN FDI được khảo sát bằng 0,79.
Những DN có ES lớn hơn 0,79 được cho là thực hiện CSR hiệu quả. Trong 208 DN
FDI, 95 DN (45,67%) được cho là thực hiện CSR hiệu quả (có ES > 0,79), còn lại
113 DN được cho là thực hiện CSR chưa hiệu quả. Như vậy, DN FDI nói chung
chưa thực hiện tốt CSR.
Hình 3.2. Chỉ số hiệu quả của từng DN
Nguồn: Kết quả tính toán của NCS
3. Logistic, bảo hiểm, dịch vụ, quản trị nhân lực, thương mại và nông nghiệp
có chỉ số ES cao hơn trung bình, được coi là những ngành thực hiện CSR đối với
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
105
NLĐ, khách hàng, Chính phủ và cộng đồng hiệu quả nhằm mục đích nâng cao danh
tiếng. Những ngành này nên được nghiên cứu sâu hơn để xác định các yếu tố chính
dẫn đến việc thực hiện CSR hiệu quả (Bảng 3.10).
4. Giáo dục, sản xuất, bất động sản, nhà hàng, du lịch, xây dựng và lắp ráp
có chỉ số ES thấp hơn trung bình, là những ngành thực hiện CSR đối với NLĐ,
khách hàng, chỉnh phủ và cộng đồng chưa hiệu quả (Bảng 3.10).
Bảng 3.12. Chỉ số hiệu quả theo ngành
Hiệu quả Không hiệu quả
Ngành ES Ngành ES
Logistics 0.809 Giáo dục 0.7847
Bảo hiểm 0.806 Sản xuất 0.7795
Dịch vụ 0.8064 Bất động sản 0.7782
Quản trị nhân lực 0.8035 Nhà hàng 0.7762
Thương mại 0.7995 Du lịch 0.778
ITC 0.795 Xây dựng 0.7752
Nông nghiệp 0.7941 Lắp ráp 0.7665
Nguồn: Kết quả tính toán của NCS
5. Xét về quy mô lao động, nhóm DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động) thực hiện
CSR hiệu quả nhất (ES= 0,8013), theo sau là nhóm DN lớn (trên 1000 lao động)
(ES = 0,7951). Các DN nhỏ và vừa (từ 10 đến 1000 lao động) thực hiện CSR chưa
hiệu quả. Để lý giải cho điều này, có thể thấy, các DN siêu nhỏ sẽ dễ dàng quản trị
mối quan hệ với khách hàng, NLĐ, Chính phủ và cộng đồng hơn do quy mô hoạt
động nhỏ, do đó dễ dàng thực hiện CSR hiệu quả hơn các DN lớn. Các DN lớn trên
1000 lao động sẽ có khả năng tài chính nhiều hơn để thực hiện các hoạt động CSR
khác nhau. Thêm vào đó, các DN này thường có được nhiều sự chú ý hơn từ công
chúng, do đó, thực hiện CSR như một cách bảo vệ và quảng bá thương hiệu và danh
tiếng. Các DNNVV chiếm đa số trong nền kinh tế, mặc dù vậy, lại chưa thực hiện
CSR hiệu quả (ES < 0,79), các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung phân tích sâu
trường hợp của các DN vừa và nhỏ nhằm tìm ra những bằng chứng nằm sau kết
luận này làm cơ sở nâng cao kết quả thực hiện CSR (Hình 3.2)
106
Hình 3.3. Chỉ số hiệu quả theo quy mô lao động
Nguồn: Kết quả tính toán của NCS
6. Xét về số năm hoạt động, các DN hoạt động từ 5 đến 10 năm thực hiện
CSR hiệu quả nhất (ES = 0,7950), theo sau là các DN trẻ, dưới 5 năm hoạt động
(ES = 0,7792). Đối với các DN trẻ, mục tiêu chính của họ là tập trung vào các hoạt
động chính của DN và đạt được các chỉ tiêu về t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_xa_hoi_cua_cac_doanh_nghiep_fdi_tai_viet.pdf