MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI . 5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm và cơ sở hình thành triết
lý yêu nước Việt Nam . 5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của triết lý yêu nước Việt
Nam . 13
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa của việc giáo dục triết lý yêu
nước Việt Nam cho sinh viên hiện nay . 21
1.4. Khái quát chung về những nghiên cứu trước và vấn đề đặt ra cho luận án . 26
Chương 2. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC
VIỆT NAM . 29
2.1. Khái niệm “triết lý” và “triết lý yêu nước Việt Nam” . 29
2.2. Cơ sở hình thành triết lý yêu nước Việt Nam . 41
Chương 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC VIỆT NAM . 54
3.1. Triết lý yêu quê hương, đất nước và độc lập, chủ quyền dân tộc . 54
3.2. Triết lý yêu thương và tôn trọng con người . 71
3.3. Triết lý xây dựng quốc gia cường thịnh . 82
3.4. Khái quát một số giá trị của triết lý yêu nước Việt Nam . 92
Chương 4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRIẾT LÝ YÊU NƯỚC VIỆT
NAM CHO SINH VIÊN HIỆN NAY . 108
4.1. Duy trì dòng chảy triết lý yêu nước Việt Nam . 109
4.2. Khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc trong sinh viên . 116
4.3. Góp phần hình thành những phẩm chất mới cho sinh viên . 121
4.4. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho sinh viên trong việc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc . 126
KẾT LUẬN . 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 137
151 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường Đại học ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hong kiến thống nhất (thế kỷ X - XIX),
các triều đại phong kiến luôn thể hiện đường lối độc lập tự chủ và ngang hàng
với phương Bắc, điều đó đã được Nguyễn Trãi đúc kết trong Bình Ngô đại cáo
rằng: “Như nước Đại Việt ta từ trước,/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu;/ Núi sông
bờ cõi đã chia,/ Phong tục Bắc Nam cũng khác./ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao
đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một
phương/ Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hào kiệt dời nào cũng có”
[dẫn theo: 34, tr.168]. Nguyễn Trãi đã thấy cần thiết phải bằng lý luận của mình
làm suy sụp ý chí ngông cuồng của giặc, đồng thời nâng cao tinh thần quyết
chiến, quyết thắng của quân ta. Ông đã nghĩ tới những yếu tố cấu thành một
quốc gia để từ đó suy xét tới quốc gia Đại Việt; so sánh với quốc gia Trung Hoa
trên từng điểm để thấy sự ngang hàng của hai bên; bằng sự kiện lịch sử để nói
lên truyền thống quật cường của dân tộc. Điều đó cũng có nghĩa là tư duy về
quốc gia Đại Việt phải có chiều sâu hơn nữa, ý thức chính trị phải được khẳng
định một cách mạnh mẽ. Nguyễn Trãi thấy được điều đó, nên ông đã xoáy mạnh
vào tính chất xác thực, tính chất toàn vẹn, tính chất bất khả xâm phạm của lãnh
thổ Đại Việt. “Bình Ngô đại cáo” được coi như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ
hai của nước ta, Nguyễn Trãi đã tuyên bố chủ quyền quốc gia bất khả xâm
phạm với những tiêu chí được đặt ra không thể chối cãi. Ông đã lên án sự bóc
lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rằng: “Tát cạn nước
Đông Hải không đủ rửa hết vết nhơ/ Chặt hết trúc Lam Sơn chẳng ghi đủ tội
ác” [34, tr.137]. Trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng không thể “đội trời
chung” với giặc, quyết tâm “rửa nhục nghìn thu”, giành độc lập dân tộc và toàn
vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam luôn ở trong thế
“ứng vạn biến”. Đó chính là tư duy biện chứng của những nhà lãnh đạo đất
68
nước và cũng là một thành tố quan trọng trong triết lý yêu nước của dân tộc
Việt Nam.
Cùng với những triết lý đanh thép trong Bình Ngô đại cáo, trong Dư địa
chí, Nguyễn Trãi viết: “Biển cùng Lục Đầu, Yên Tử ở về Hải Dương”, “Biển
Cùng Vân, Linh ở về Thuận Hóa” [dẫn theo: 55, tr.168]. Qua đó, ông đã đưa ra
những nhận định đúng đắn, có tầm nhìn xa trông rộng về lãnh thổ và chủ quyền
đất nước; toàn vẹn lãnh thổ tức là không chỉ chú trọng bảo vệ lãnh thổ ở vùng
đất liền mà còn đặc biệt quan tâm đến bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước.
Dưới thời Lê sơ, ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia đã được Lê
Thánh Tông rất chú trọng. Đó là việc phòng bị biên giới, ngăn ngừa những điều
bất trắc xảy ra nơi biên ải. Trong thời gian trị vì đất nước (1460 - 1497), ông đã
ban nhiều sắc dụ căn dặn các tướng giữ biên ải phải luôn đề cao ý thức cảnh
giác, làm tốt chức trách của mình. Ông nói: “Quan coi giữ bờ cõi của triều đình,
cố nhiên phải giữ đất yên, đánh ngăn giặc ngoài là chức phận của mình”; “Một
thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?” [109 tr.306]. Sự trường
tồn của giang sơn xã tắc trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam
cũng đã được Lê Thánh Tông khẳng định: “Thiên Nam vạn cổ sơn hà tại/ Chính
thị tu văn yển võ niên” (Trời Nam sông núi bền muôn thuở/ Gìn giữ, giờ đây lo
chính văn) [109, tr.306]. Tự hào về đất nước của mình là cần thiết nhưng không
được chủ quan, lơ là trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trên cơ sở
nhận thức đúng đắn rằng: “Của báu của một nước không gì quý bằng đất đai: nhân
dân và của cải do đấy mà sinh ra” [55, tr.165]. Cho nên, việc bảo vệ biên giới quốc
gia, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của các vị vua Lê.
Ý chí độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước không chỉ thể hiện ở
việc chống giặc ngoại xâm, mà còn thể hiện ý chí thống nhất đất nước, kiên
quyết đấu tranh chống lại sự chia cắt đất nước. Ở thế kỷ XVIII, do khủng hoảng
chính trị - xã hội đã dẫn đến sự chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng
Ngoài nên đã có nhiều phong trào nông dân, trong đó nổi bật là phong trào Tây
69
Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo, nổi lên mạnh mẽ với
ý chí khôi phục đất nước thống nhất, độc lập. Hoàng đế Quang Trung đã kêu
gọi nhân dân đoàn kết chống kẻ thù chung là giặc phương Bắc để bảo toàn lãnh
thổ - quốc gia. Ông cho rằng, sự phân định Bắc Nam là chân lý hiển nhiên “đã
được an bài ở trong vũ trụ, đó là quy luật mà trời đất sắp đặt” [55, tr.170]. Vì
vậy, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ là điều rất thiêng liêng đối với dân tộc
Việt Nam từ ngàn xưa.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước,
sức mạnh, ý chí độc lập được thể hiện thông qua các phong trào yêu nước của
dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Nhà yêu nước Phan Bội Châu - tiêu
biểu cho phong trào yêu nước thời kỳ đó đã “hát một thiên cứu quốc”, rằng:
“Yêu gì hơn yêu nước nhà ta”, nhằm nêu lên cho thế hệ thanh niên Việt Nam
một lý tưởng, một lẽ sống chân chính, cao quý. Phan Bội Châu đã nung nấu
lòng căm thù quân cướp nước, quyết nuôi trong tâm trí các lớp thanh niên cái
chí căm thù giặc sâu sắc đến đỗi “trong giấc ngủ còn giật mình gọi bạn: Đánh!
Đánh! Đánh! Trả lại cho ta trời đất độc lập nước non nhà!” [37, tr.344]. Phan
Bội Châu dạy thanh niên phải dám hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình để
góp công cứu nước, phải “dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, xối máu nóng rửa
vết nhơ nô lệ” [37, tr.344]. Đó là triết lý hùng hồn có sức “dựng đứng” người dậy,
khi lâm ly, khi khảng khái lại bóng bẩy dễ đập vào trí và dễ rung động tâm hồn.
Từ phong trào yêu nước của dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành
đã ra đi tìm đường cứu nước. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy
con đường cứu nước đúng đắn, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam; ý chí độc
lập, sức mạnh dân tộc đã được nâng lên tầm cao mới. Với ý chí đó, ngày 19 - 8
- 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã làm nên
một cuộc cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ. Đây là một cuộc cách mạng
vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Việt Nam: Giành lại nền độc lập dân tộc sau gần
100 năm trong vòng nô lệ của chủ nghĩa thực dân Pháp; đập tan xiềng xích áp
70
bức hàng nghìn năm của chế độ phong kiến; khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa; lập nên Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”; mở ra một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Bản “Tuyên ngôn
độc lập” của nước ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố tại
quảng trường Ba Đình ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945. Một lần nữa, ý chí quyết
tâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc tiếp tục được khẳng định, rằng: “Các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã thành nước tự do
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [74, tr.581]. Triết lý về
độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia tiếp tục được khẳng định trong thời đại
mới và được phát huy trên con đường phát triển đất nước.
Trong thời hiện đại, mỗi người dân Việt Nam đều thấm sâu lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, ý
chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước không bao giờ lay chuyển” [77,
tr.245]; “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta
không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững
quyền tự do, độc lập của chúng ta” [70, tr.250]; “Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” [70, tr.280],... Người đã coi
nguyện vọng đó như là sự “bất biến” để ứng phó với “vạn biến”. Chính điều đó
đã khích lệ tinh thần yêu nước của cả dân tộc, quyết chiến đấu và chiến thắng
vì độc lập, thống nhất đất nước. Đó cũng chính là mệnh lệnh đạo đức cho từng
người Việt Nam đối với vận mệnh của đất nước trong mọi hoàn cảnh.
Như vậy, triết lý yêu nước Việt Nam đã kết tinh những tình cảm thiêng
liêng, vừa mang tính tự nhiên, vừa yêu bằng lý trí của con người Việt Nam đối
với non sông đất nước mình. Nó biểu hiện sôi nổi trong lúc đất nước lâm nguy,
71
lắng xuống trong những thời gian hòa bình, nó thấm vào những nỗ lực kiến
thiết nhằm củng cố nền tự chủ. Con người Việt Nam trong lịch sử là con người
yêu nước nồng nàn, biết hy sinh lợi ích và tính mạng bản thân để bảo toàn biên
cương lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc và nền độc lập dân tộc, tự chủ được ông cha ta
dựng xây từ hàng nghìn năm nay. Con người Việt Nam trong thời đại mới biết
tiếp bước cha anh quyết tâm gìn giữ nền độc lập, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia; ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chống thiên tai, địch họa để xây dựng
quê hương đất nước thêm giàu mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Dù cho bất cứ điều kiện nào, nhân dân ta phải kiên quyết bảo vệ
vị thế đất nước độc lập tự do, sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền Tổ quốc thiêng
liêng và lợi ích cao nhất của dân tộc, của đất nước và của nhân dân Việt Nam,
đó là nguyên tắc bất di bất dịch.
3.2. Triết lý yêu thương và tôn trọng con người
3.2.1. Triết lý yêu thương giống nòi
Từ thời Hùng Vương, truyện cổ Lạc Long Quân - Âu Cơ đã cắt nghĩa
nguồn gốc của dân tộc Việt Nam: tất cả người dân Việt Nam đều là con một
nhà, cùng chung một tổ tiên, cha mẹ, coi nước như cái nôi, cái “bọc” chung.
Tuy người Việt đã thần thánh hoá sự sinh thành của mình là từ giống Rồng -
Tiên (những biểu tượng linh thiêng) nhưng qua đó đã khẳng định người Việt
có nguồn gốc cao quý, tốt đẹp, rất đáng trân trọng và cần được bảo vệ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử đấu tranh chống thiên tai và chống
giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc, triết lý yêu thương
giống nòi của dân tộc Việt Nam luôn được củng cố và nuôi dưỡng. Bởi vậy, nó
càng thêm sâu sắc và thấm sâu vào tâm thức mọi người.
Triết lý đó được biểu hiện trước hết bằng tư tưởng, tình cảm tự nhiên trong
sáng, khởi nguồn từ tình yêu thương người thân trong gia đình như yêu thương
ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt và con cháu của mình. Sau đó, tình yêu
thương giống nòi được mở rộng đến những người thân thuộc, người trong họ
72
tộc, người “trong làng, ngoài nước” và cao hơn là yêu thương đồng bào. Dân
tộc ta từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm người Việt có chung nguồn gốc, cùng
chung dòng máu Lạc Hồng, cùng chung Tổ quốc. Theo nghĩa đó, người Việt
đều là anh em một nhà. Họ luôn coi: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” [57,
tr.360], “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” [57,
tr.13],.... Cho nên phải thương yêu nhau, bảo vệ, nâng đỡ nhau. Từ đó, nhân
dân ta đã xây dựng nên triết lý: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong
một nước thì thương nhau cùng” [57, tr.416].
Trong quan niệm của người Việt, làng giống như tổ ấm gia đình, trong đó
mỗi thành viên đều nhận được sự nuôi dưỡng, che chở, đùm bọc, yêu thương
của bà con làng xóm. Trong làng thường có nhiều dòng họ, những người sống
cùng làng ứng xử với nhau một cách hài hòa, trọng nghĩa tình, có trước có sau,
sống có trách nhiệm, tối lửa tắt đèn có nhau, chia sẻ với nhau. Chẳng hạn như
câu truyện “Thánh Gióng”, nếu gạt đi những yếu tố thần thánh hóa, thì đây là
một truyện điển hình phản ánh tư tưởng yêu nước thương nòi của nhân dân ta
ngay từ buổi đầu của lịch sử dân tộc. Nội dung tư tưởng đó được thể hiện thông
qua hành động của bà con ở làng Phù Đổng góp cơm cà cho Gióng ăn lớn nhanh
như thổi để đi diệt giặc Ân, cứu nước. Hành động nhân dân ta góp tiền, gạo cho
nghĩa quân đánh giặc Pháp (cuối thế kỷ XIX) cũng nói lên tình cảm yêu nước
thương nòi, tinh thần trách nhiệm chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhờ
có sự “nuôi nấng” của nhân dân mà nghĩa quân đã duy trì được sự chiến đấu và
gây cho địch nhiều tổn thất. Sự đóng góp về mặt vật chất đó cũng đã góp phần
tăng thêm động lực tinh thần cho nghĩa quân quyết tâm chiến đấu. Đó không
chỉ là tình “quân dân như cá với nước” mà còn là tình yêu thương, đùm bọc, sẻ
chia của đồng bào ta trong hoàn cảnh đất nước bị giày xéo bởi gót chân của
quân xâm lược.
Con người luôn được coi là vốn quý giá nhất, là tinh hoa của trời đất và là
sản phẩm đẹp nhất từ tự nhiên. Cho nên, người Việt Nam thường lấy “nhân
73
tâm”, “tình người” là cơ sở của mọi mối quan hệ chung sống với nhau. Điều đó
được thể hiện qua những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ như: “Lá lành đùm lá
rách” [57, tr.291], “Chị ngã em nâng” [57, tr.102], “Một con ngựa đau cả tàu
chê cỏ” [9, tr.553]; “Anh em trên thuận dưới hòa/ Họ hàng đẹp mặt, mẹ cha vui
lòng”, “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” [85, tr.9];... Người Việt thường động
viên nhau, chúc tụng nhau khi có những chuyện vui mừng; cùng thăm hỏi, chia
sẻ, an ủi khi ai đó gặp khó khăn, ốm đau, bệnh tật, tang ma. Trong quá trình
xây dựng và bảo vệ đất nước, những lúc gặp khó khăn, mọi người luôn gắn bó
giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Triết lý yêu thương giống nòi không những được thể hiện trong mối quan
hệ gia đình, làng xóm mà đã phát triển thành tình yêu thương con người. Tuy
có sự phân biệt về mức độ tình cảm, nhưng dù trong mối quan hệ nào, người
Việt Nam luôn nâng niu trân trọng, là tiêu chí để khẳng định giá trị làm người. Phan
Bội Châu đã viết trong Bài hát về nhân ái rằng: “Có nhân ái mới ra nhân chủng,/
Nếu bất nhân là giống chim muông./ Làm người ta phải yêu ta,/ Có lòng trắc ẩn mới
ra con người/ Yêu già, yêu trẻ, yêu bạn lứa, yêu giống nòi,/ Tấm lòng ấy phôi thai
từ bụng mẹ... Ai ơi hỡi, cùng xương cùng thịt,/ Nòi Lạc Hồng một ruột sinh ra,/ Lẽ
nào ta lại ghét ta,/ Gậy nhà đem đánh người nhà sao đang” [dẫn theo: 33, tr.253].
Triết lý đó đã thể hiện một nội dung rất sâu sắc về tình yêu đồng bào, yêu thương
giống nòi và yêu dân tộc của mình. Qua đó, Phan Bội Châu đã muốn “nhắn nhủ”
cho các thế hệ con cháu người Việt Nam phải yêu thương tha thiết đồng bào của
mình và yêu nhân loại một cách chân thật. Với mục đích cứu nước, cứu dân, khi
nhìn thấy cái họa chết đói và cái họa mất nòi giống thì dù phải mất óc rụng đầu
cũng chẳng sợ: “Hãy một lòng yêu nước yêu nòi, liều chết chống giặc” [37, tr.353].
Tư tưởng yêu nước thương nòi là cơ sở vững chắc tạo nên tinh thần đoàn kết dân
tộc, là nguồn sức mạnh giúp cho dân tộc ta vượt qua những thử thách khốc liệt của
các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
74
Triết lý yêu thương giống nòi của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện trong
các hương ước của các làng xã và được nâng lên thành những chuẩn tắc trong
các bộ luật của nhà nước. Trong các bộ luật của Việt Nam, việc vi phạm các
chuẩn mực đạo đức như con cái đối xử không tốt với cha mẹ, người thân có thể
bị xử phạt. Chẳng hạn, trong Quốc triều hình luật, phần Mười điều ác (Thập
ác) đều xử tử các tội: Tội ác nghịch (đứng thứ 4) “đánh và mưu giết ông bà,
cha mẹ, bác, chú, thím, cô, anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng”;
tội bất hiếu (đứng thứ 8): “tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy
bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc
như thường; nghe thấy tang cha mẹ ông bà đều giấu, không cử ai (tổ chức tang
lễ); nói dối là cha mẹ ông bà chết” [129, tr.36 - 37]. Luật quy định như vậy
nhằm giáo dục thế hệ con cháu sống giữ trọn “đạo hiếu” - đạo làm con phải biết
vâng lời cha mẹ, ông bà,... Đồng thời, những quy định đó cũng nhằm răn đe
những kẻ “nghịch tử”, bất hiếu với những người sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ
mình khôn lớn, trưởng thành.
Đặc biệt, tình yêu thương giống nòi của dân tộc Việt Nam được kết tinh
trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Người là hiện thân của tình yêu thương con
người Việt Nam sâu sắc. Sự hy sinh cả cuộc đời của Người cho cách mạng, cho
nhân dân, cho dân tộc Việt Nam và cho hòa bình nhân loại là minh chứng cao
nhất, là biểu tượng vĩ đại nhất của truyền thống dân tộc, là nguồn mạch của chủ
nghĩa nhân đạo, nhân văn Việt Nam hiện đại. Trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, Hồ Chí Minh sớm có ý thức về thân phận con người, con người
dân tộc và con người với tư cách là nhân loại, ý thức về nỗi khổ đau của con
người để tìm cách giải phóng con người. Theo Hồ Chí Minh: “Chữ người, nghĩa
hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước.
Rộng nữa là cả loài người” [72, tr.130]. Song, Hồ Chí Minh không bàn đến con
người trừu tượng mà gắn con người với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời điểm
lịch sử cụ thể để xem xét nghiên cứu, giải quyết vấn đề con người. Hồ Chí Minh
75
sớm nhận thức được thân phận người dân mất nước, kiếp sống nô lệ lầm than,
từ tủi hổ đến hờn căm và quyết tâm hành động. Người đã ra nước ngoài tìm con
đường cứu nước, cứu dân. Mọi tư tưởng và hành động của Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh đều là sự dấn thân để giải phóng con người, mà trước hết là giải
phóng con người Việt Nam. Người luôn đặt dân tộc và Tổ quốc lên trên hết.
Người đã lựa chọn chủ nghĩa cộng sản vì chủ nghĩa ấy quan tâm đến con người,
đến các dân tộc bị áp bức và có khả năng giải quyết những vấn đề thiết thực
thuộc về con người. Hồ Chí Minh đã bàn nhiều đến chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vì chủ nghĩa xã hội trước hết làm
cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mối quan tâm lớn lao nhất của
Người là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [70, tr.187].
Tình yêu thương đó luôn được thể hiện trong hành động cụ thể, mang lại cơm
ăn, nước uống, trả lại nhân phẩm cho con người, phấn đấu vì độc lập của Tổ
quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân, cho nhân loại. Có thể thấy, triết lý vì con
người, yêu thương con người của Hồ Chí Minh là sản phẩm của lịch sử Việt
Nam, đã trở thành chân giá trị định hướng cho hoạt động cách mạng của Hồ
Chí Minh và là giá trị cao đẹp cho dân tộc Việt Nam hướng tới trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể khẳng định rằng, triết lý yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam
đã được kết tinh trong tư tưởng và trong hành động của tất cả những con người
Việt Nam trong mọi thời đại. Triết lý ấy được biểu hiện sâu đậm hơn trong
những phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, bảo
vệ giống nòi, bảo vệ văn hóa dân tộc.
3.2.2. Triết lý yêu thương và quý trọng nhân dân
“Dân” (hay còn gọi là người dân, quần chúng, nhân dân – cộng đồng dân
cư của một quốc gia dân tộc) là “toàn bộ những người thực hiện hoạt động sinh
76
sống của mình trong phạm vi những cộng đồng xã hội nhất định,, được coi
là chủ thể và đồng thời là khách thể của sản xuất xã hội” [125, tr.121]. Ở Việt
Nam, trong cộng đồng làng xã, dân là gốc, sức mạnh của dân là vô địch. Nhân
dân có vai trò quan trọng, là người tạo nên lịch sử. Chính nhân dân là những
người sản xuất ra của cải vật chất và một phần của cải tinh thần để đảm bảo
những điều kiện quyết định sự tồn tại của xã hội. Nhân dân là lực lượng chủ
yếu xây dựng và bảo vệ đất nước, dân không tách rời nước. Khi có giặc ngoại
xâm, dân là sức mạnh cứu nước, quyết định sự an nguy của đất nước. Cho nên
cứu nước là để cứu dân, yêu nước thì phải yêu dân, coi trọng nhân dân. Đó là nhận
thức đúng đắn của các lực lượng chính trị trong lịch sử Việt Nam.
Triết lý yêu thương và quý trọng nhân dân được thể hiện trước hết ở sự
quan tâm của giai cấp cầm quyền đến dân, gần gũi nhân dân, thương dân, đề
cao vai trò của quần chúng nhân dân. Như trong “đạo trị nước” của Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng tài kiệt xuất, một nhân cách mang đậm tính
nhân văn, ông đã nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh.
Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi” [19, tr.51].
Trần Quốc Tuấn nhận thức sâu sắc vai trò, sức mạnh của nhân dân trong đấu
tranh chống ngoại xâm. Ông luôn căn dặn các tướng sĩ, vương hầu của mình
rằng: “Các vương hầu và tướng sĩ, ai nấy cần phải giữ phép tắc, đi đâu không
được nhiễu dân” [19, tr.122]. Từ lòng thương yêu con người Việt Nam, ông
không phân biệt đẳng cấp, dòng máu. Ông đã vươn tới đỉnh cao về tinh thần
nhân văn, về tư tưởng chiến lược chiến tranh nhân dân, chống quân xâm lược
để bảo vệ đất nước. Năm 1300, trước khi rời khỏi cõi trần, Trần Quốc Tuấn đã
căn dặn vua Trần: “Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ đó là
thượng sách giữ nước” [63, tr.215]. “Khoan thư sức dân” mang ý nghĩa rất rộng
là phải khoan dung, độ lượng với dân, phải chăm lo đến đời sống cho dân, là
phải đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân, Khoan thư sức dân không chỉ
là một kế sách mà đó là triết lý trường tồn cho mỗi quốc gia dân tộc, là chân lý
77
của mọi thời đại; là tư tưởng yêu nước, thương dân, luôn đặt người dân ở vị trí
cao nhất trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ đó, ông đã huy động
được sức mạnh cao độ của khối đại đoàn kết dân tộc, động viên được tiềm năng
ở mỗi con người; xóa đi sự ngăn cách giữa quý tộc và người dân, dẫn đến sự
hòa đồng “tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, tạo
nên khối thống nhất trên dưới một lòng cùng chung ý chí chiến đấu với niềm
tin tất thắng. Sức mạnh đó, tinh thần đó đã tạo nên hào khí chiến đấu dẫn đến
những chiến công oanh liệt: Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đi đến
thắng lợi hoàn toàn trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên,
bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.
Yêu nước gắn liền với thương dân, an dân, coi trọng nhân dân. Điều đó
được gắn liền với tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi. Ông đã coi việc
chống xâm lược là việc chính nghĩa; cứu nước, cứu dân là việc đại nghĩa. Chính
nghĩa thắng phi nghĩa, đại nghĩa thắng cường bạo. Trong tác phẩm Bình Ngô
đại cáo, ông đã viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay
cường bạo” [dẫn theo: 35, tr.23]. Đó là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm và
xuyên suốt cuộc đời của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
đã vượt lên trên tư tưởng của Nho giáo, mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và
nâng cao hơn nhiều. Theo Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết phải gắn chặt với
tư tưởng vì dân, an dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa
cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh thần vũ bất sát, đem quân nhân
nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân” [116, tr.153]. Như vậy, ở Nguyễn Trãi, yêu
nước thương dân thì phải quyết tâm đánh giặc cứu nước, cứu dân. Ông coi “an
dân” là mục đích của nhân nghĩa, trừ bạo là phương tiện của nhân nghĩa; là
chấm dứt loại trừ những hành động tàn ác đối với dân, là đảm bảo cho dân có
cuộc sống bình yên, là không làm phiền hà đến dân. Tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi đòi hỏi phải biết trọng dân, biết ơn dân - “ăn lộc đền ơn kẻ cấy
cày”; ngay cả khi cuộc kháng chiến đã thành công, điều đó thể hiện ở ý tưởng
78
xây dựng một đất nước thái bình - “yêu nuôi nhân dân để cho thôn xóm vắng
tiếng oán hờn”. Triết lý yêu nước, yêu dân còn được Nguyễn Trãi thể hiện trong
câu: “Dựng gậy làm cờ, tụ họp bốn phương manh lệ/ Thết quân rượu hòa nước,
trên dưới một bụng cha con” [34, tr.117]. Ông đã rất chú trọng đến việc: muốn
cứu nước thì phải dựa vào dân. Đó là một đường lối chính trị cứu nước đúng
đắn của những người đứng đầu khởi nghĩa Lam Sơn. Phải đoàn kết rộng rãi
toàn dân tộc: từ thân hào, thân sĩ, quý tộc đến tụ họp “manh lệ bốn phương”
(những người lao khổ) dưới cờ nghĩa sẽ tạo thành lực lượng kháng chiến to lớn,
kết hợp với sức mạnh của nhân dân giàu lòng yêu nước sẽ làm nên những chiến
thắng vĩ đại của dân tộc.
Triết lý yêu nhân dân không chỉ được thể hiện ở việc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm để cứu nước, cứu dân mà trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước cũng được thể hiện đậm nét. Đó là sự quan tâm của giai cấp
cầm quyền đến đời sống của nhân dân, coi trọng lòng dân, ý dân, chú trọng
đến vấn đề dân sinh, coi con người như một sinh thể cao quý. Dưới thời phong
kiến Việt Nam, nhất là thời Lý - Trần - Lê, các vua thời Lý và vua Trần đã thể
hiện tinh thần yêu nước, thương dân khi sử lý các việc chính sự. Ngay khi
bước vào kỷ nguyên độc lập, mỗi khi quyết định những việc lớn của đất nước,
các vua Lý thường tham khảo ý kiến của dân. Chẳng hạn như Lý Thái Tổ “trên
kính mệnh trời, dưới theo lòng dân”, đã nói rõ cho bề tôi mục đích dời đô về
Thăng Long năm 1010 rằng: “Thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thế
rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam - Bắc - Đông - Tây, tiện hình thế núi sông sau
trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì
ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi
hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư
muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà đóng đô, các kha