MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án . 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
4. Phương pháp nghiên cứu. 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 5
6 . Đóng góp mới của luận án . 5
7. Cấu trúc luận án . 6
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU VỀ
TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM . 8
1.1. Quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục . 8
1.2. Tình hình giới thiệu, dịch thuật và đánh giá Truyền kỳ mạn lục từ cuối thế
kỷ XIX trở về trước . 9
1.3. Tình hình dịch thuật và nghiên cứu truyện truyền kỳ từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1975. 11
1.4. Tình hình dịch nghiên cứu truyện truyền kỳ từ sau năm 1975 đến nay. 13
* Tiểu kết. 23
CHưƠNG 2. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ XÁC LẬP, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM. 24
2.1. Khái niệm Truyện truyền kỳ. 24
2.2. Truyện truyền kỳ khu vực Đông Á và vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến
trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á. 26
2.3. Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. 33
2.4. Xác lập tiêu chí truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam và phạm vi tác phẩm
được khảo sát . 35
* Tiểu kết. 36
CHưƠNG 3. ĐẶC TRưNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA TÂM LINH . 37
3.1. Khái niệm Văn hóa tâm linh. 37
3.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam . 39
196 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại: diện mạo và đặc trưng nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Lễ dâng
cúng không nhất thiết kèm theo lễ vật. Nhưng bao giờ việc khấn vái cũng đều có
hương và nhiều lúc chỉ có hương là đủ kèm theo những lời cầu xin. Bởi hương (nén
hương, bát hương) là một trong những tự khí tạo sự thiêng liêng trong đồ lễ thờ cúng
và là một biểu hiện triết lý ngũ hành của người phương Đông. Hương cũng được xem
như dấu vết còn lại của tín ngưỡng thờ thần lửa bên cạnh ngọn đèn, chén nước tượng
trưng cho mặt trời và nước. Nén hương là chiếc cầu nối giữa thế giới thần, hồn và con
người, có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người khấn vái và chính mùi
thơm thanh cao của hương đã tạo ra sự giao hòa giữa hai cõi.
Khấn vái mong thần phù hộ cho sự nghiệp binh đao mà các nhà vua, tướng lĩnh
sử dụng được kể nhiều trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Ở Việt
điện u linh tập là các truyện về Lý Đô Úy: sau giấc chiêm bao có giặc Thát Đát xâm
cướp, vua Trần Thái Tông liền sai quan lên trên đền thần đốt hương mà van vái xin
đẩy giặc lui; truyện về Lý Phục Man: đời vua Lý Thái Tổ đi ngắm xem thắng cảnh tâm
thần cảm hứng bèn rót ly rượu xuống dòng sông mà vái nếu có linh hồn những trang
nhân kiệt thì xin nhận lễ. Trong Lĩnh Nam chích quái lục là các truyện về hai vị thần
Long Nhãn - Như Nguyệt: được thần báo mộng giúp âm phù chống Tống, vua Lê Đại
Hành lập tức đốt hương ở trước thuyền ngự mà khấn, rồi giết súc vật tế lễ, đốt mũ áo,
voi ngựa giấy, tiền giấy; truyện về thần sông Bạch Hạc: Lý Thường Minh nhà Đường
muốn đặt tượng trong quán ven sông Bạch Hạc để thờ bèn thắp hương khấn thần linh
ứng hiện rõ hành trạng. Hay tác giả Công dư tiệp ký kể chuyện chúa Trịnh Tùng đi
đánh giặc qua miếu cổ khấn thần phù hộ mau thắng trận rồi sẽ trùng tu miếu, ban sắc
phong (Đạp đầu thuồng luồng oai thần hiển hách).
Trong nhiều tình thế khác nhau nguy hại đến tính mạng hoặc bất lực trước sức
người nhỏ bé, con người cần đến thần như một sự giải thoát, một sự giúp đỡ nhiệm
mầu, xem đó như một chỗ nương tựa để cầu xin những điều tốt đẹp nhất: người lái
buôn bị chủ thuyền xô xuống biển bèn khấn Long Vương cứu (Cá thần - Lan Trì kiến
văn lục); sau 3 năm chung sống với người chồng mang lốt dê, cô gái lúc đêm vắng
ngửa mặt khấn trời rồi chết (Dương phu truyện - Thánh Tông di thảo); nghe có tiếng
oán than lẫn trong gió mưa, nhà vua liền khấn nếu ai có chuyện gì cứ thực tâu bày
(Mộng ký - Thánh Tông di thảo); Điền Quận Công đem quân đắp đê nhiều lần cứ bị
con cá lớn vẫy đuôi làm vỡ đê thì khấn vái thủy thần ủng hộ ban phước cho dân (Điền
81
Quận Công - Công dư tiệp ký); vợ Thái Công quá ngày chưa sinh nở cũng mời thầy
cúng lễ (Vân Cát thần nữ - Truyền kỳ tân phả); hai chị em nhà nọ bị lạc sang Ai Lao
đã khấn thần Đế Thích giúp trở về (Đế Thích - Công dư tiệp ký); không phân biệt được
tinh chuột giả dạng thành gian phu với người chồng thật của người phụ nữ, nhà vua
phải đốt hương cầu khấn nhờ Đổng Thiên Vương giúp (Thử tinh truyện - Thánh Tông
di thảo).
Khấn vái, lễ viếng với tâm thành là việc làm thường xuyên thể hiện nét đẹp
truyền thống của dân tộc Việt. Hình thức lễ chùa khấn Phật cũng được kể trong các
truyện: Vân Cát thần nữ, Bích Câu kỳ ngộ (Truyền kỳ tân phả); Túy Tiêu truyện, Đông
Triều phế tự lục (Truyền kỳ mạn lục).
Có thể thấy khấn vái là một cách hành xử quen thuộc mà người Việt thể hiện
thành tâm của mình. Đối tượng cầu khấn có thể là thần linh trong các miếu đền, những
vong hồn linh thiêng song trên hết là Trời. Họ cầu Trời vì trong thâm tâm, họ tin rằng:
trời với quyền năng tối cao, quyền lực bí ẩn có thể và sẽ nhận lời kêu xin. Trời trong ý
niệm của người Việt có một bản chất cao cả, vượt ra ngoài bản chất nhân thế hơn là
các thần linh và vong linh người chết. Nên trời đối với người Việt thiêng liêng mà rất
gần gũi. Niềm tin tâm linh vào đấng tối cao này được Nguyễn Du phản ánh rõ trong
Truyền Kiều. Các nhân vật đặc biệt là Thúy Kiều rất nhiều lần than thở, van vái, khấn
nguyện, thề nguyện trước trời đất: "Trời làm chi cực bấy trời / Nàng rằng trời thẳm
đất dày / Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song...". Phật
tiên, ma quỷ cũng là những thế lực vô hình mà nhân vật hướng đến để cầu xin để được
nương tay trước những oan khiên, nghiệp chướng của cuộc đời: "Phật tiền thảm lấp
sầu vùi / Kìa gương nhật nguyệt nọ đao quỷ thần...". Lời khấn cầu nhiều khi chỉ cần
được thần linh chứng giám. Thấy ngôi đền thờ tên giặc phương Bắc làm hại dân, Ngô
Tử Văn bèn gội tắm trai giới, khấn trời rồi đốt (Tản Viên từ phán sự lục); oan ức vì bị
nghi ngờ, trước khi nhảy bến Hoàng Giang, thiếu phụ Nam Xương khấn thần linh
chứng giám cho lòng trong sạch của mình (Nam Xương nữ tử truyện - Truyền kỳ mạn
lục); cô gái họ Trần hiếu nghĩa thường vào khấn miếu thờ Ô Phong đại vương bày tỏ
nỗi lòng không được làm trai để nuôi dưỡng cha già (Gái hóa trai - Sơn cư tạp thuật).
Khấn vái vừa là cách ứng xử quen thuộc với thế giới thần linh cũng vừa là nét
văn hóa tâm linh phổ biến của người Việt trong suốt một thời kỳ lịch sử. Hình thức
này xuất hiện ở nhiều tác phẩm cho thấy đây là một cách tương không, giao tiếp phổ
82
biến của người xưa với thế giới siêu hình. Đó là nét riêng tạo nên bản sắc văn hóa dân
tộc trong văn học trung đại.
Lập miếu, tạc tượng thờ, phong sắc thần là một bộ phận của văn hóa tinh thần,
văn hóa tâm linh đã để lại nhiều giá trị văn hóa hữu hình bên cạnh những giá trị văn
hóa vô hình. Đó là những kiến trúc nghệ thuật (đình, đền, miếu), những pho tượng
trong các miếu đền Tất cả trở thành những biểu tượng phát tín hiệu thiêng liêng về
thế giới thần.
Đền, miếu là những kiến trúc văn hóa phổ biến ở làng xã được dựng để thờ
thần. Hầu hết đền miếu đều được nhân dân lập ra ngay sau khi các ngài “hóa” để tỏ
lòng tôn kính và sau được triều đình sắc phong, ban điển lễ cho phép ngàn năm hương
hỏa phụng thờ. Phong sắc cho thần là một cách tôn thêm sự thiêng liêng cho thần của
nhà nước phong kiến. Việc sắc phong căn cứ vào mức độ công trạng mà phân ra
Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần hay Hạ đẳng thần, là Vương hay Đại vương. Cũng
có nhiều trường hợp nhà vua cảm sự anh linh của những linh hồn thường hiển linh
giúp đỡ dân làng mỗi khi cầu cúng mà truy phong, ban mĩ tự (truyện về phu nhân Mị
Ê, Hậu Thổ phu nhân, thần ở Chằm Lâm Đàm, dị nhân làng Hạ Bì...). Một số lượng
đáng kể miếu đền mà nhân dân lập nên và thờ cúng sinh thời là những con người bình
thường. Loại thần này không có sắc phong của triều đình nhưng rất linh thiêng, có thể
ban phúc hay giáng họa cho dân. Có thể đó là những thần có lai lịch như: Lĩnh hầu
Ngô Phúc Du trong Liệt phụ Đoàn phu nhân (Tang thương ngẫu lục); cô Đào trong Cô
Đào; chị em gái trong Đế Thích; người con gái trong Suối Rắn (Công dư tiệp ký). Thần
thiêng được lập đền miếu còn là những ma quỷ tác quái dân làng với mục đích trấn trị
mã tà: Ma cổ thụ - Lan Trì kiến văn lục; Hồ tinh truyện, Mộc tinh truyện trong Lĩnh
Nam chích quái lục. Trong tâm thức dân gian dường như những người bình thường,
tầm thường khi chết lại càng thiêng hiển linh. Tuy họ không được các vương triều
phong tặng, thậm chí bị coi là tà thần, nhưng nhân dân vẫn nhớ về họ và quanh năm lễ
vái phụng thờ.
Thần được lập miếu thờ tuy có khác nhau về công tích, đức độ, âm phù... song
xu hướng chung vẫn là tôn vinh sự thiêng liêng của thần mà bất cứ ai cũng phải trân
trọng bởi “chẳng thiêng ai gọi là thần”. Và bao trùm lên hết là nhu cầu về sự chở che.
Hành trạng của các thần theo thời gian đã dần mờ nhạt sau màn sương lịch sử nhưng
người dân vẫn muốn nó hiện ra một cách cụ thể, vật chất giữa cuộc đời. Đó là nguyên
nhân sâu xa của việc lập miếu đền, tạc tượng thần. Những việc làm ấy đều đem lại sự
83
an tâm trong đời sống tinh thần của mọi người vì “có thờ có thiêng” và vẻ đẹp của
thuần phong mỹ tục. Sự hiện hữu của các miếu đền còn có ý nghĩa là một chỗ dựa tinh
thần của dân làng trong cuộc sống quá nhiều bấp bênh. Cái mà người dân tìm kiếm và
đáp ứng lòng mong mỏi của họ không hẳn là một ông thần cụ thể mà là niềm tin của
họ được đáp ứng, là cái không khí linh thiêng, trang trọng ở các miếu đền, tượng thần
phả vào cuộc sống.
Nhìn một cách khái quát, hiện tượng tâm linh cầu cúng, khấn vái, tế tự là một
trong những biểu hiện văn hóa tiêu biểu của văn xuôi trung đại. Đó vừa là tín ngưỡng,
cũng là phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nó có nguồn gốc sâu xa trong đời
sống, quan niệm và tư duy của con người và đi vào tâm thức mọi người.
3.4.6. Linh ứng trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam
Linh ứng là sự ứng nghiệm rất nhanh rất màu nhiệm của các lực lượng siêu hình
trước lời cầu cúng, van vái của con người hay điềm triệu của trời. Môtip hiển linh vì
vậy được sử dụng rất nhiều trong truyện ngắn trung đại bởi đây là phần có nhiều chi
tiết thần dị thể hiện sự linh thiêng thần thánh trong đời sống tâm linh người Việt.
Linh ứng biểu hiện ra hai hình thái: ứng báo và quả báo. Ứng báo (báo ứng) ở
đây là sự gặp trở lại điều lành ứng với việc làm thiện của con người hay sự ứng
nghiệm có tính tích cực những tiên tri, đoán định của thần. Còn quả báo được hiểu ở
khía cạnh là sự đáp lại điều ác mà con người đã làm. Cả hai hình thái linh ứng đã được
thể hiện ngay trong từng hiện tượng tâm linh (giấc mộng, cầu cúng, điềm báo, tướng
số...) song ở đây chúng xuất hiện là một mắt xích trong kết cấu của các truyện kể,
tham gia vào diễn biến cốt truyện. Chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong các tác phẩm là hình
thức ứng báo. Ứng báo thể hiện ra các dạng tiêu biểu: ứng báo từ giấc mộng, từ cầu
cúng, tướng số, từ đất thiêng và ứng báo từ làm việc thiện.
3.4.6.1. Ứng báo
Giấc mộng là cách liên thông giao tiếp phổ biến của con người với thần linh.
Nên sự hiển linh của thần trước hết thông qua giấc mộng. Ở đó mệnh số, phúc họa đời
người đều như được báo trước. Trong Vũ trung tùy bút, thiên thần Hồ Động Đình, tác
giả kể cuộc đời của ông Hoàng Bình Chính là một chuỗi dài những giấc mộng. Với
bảy giấc mộng và sự ứng mộng được kể, cuộc đời và con đường công danh của nhân
vật như đã sắp sẵn bởi một mĩ nhân cùng ông có tiền duyên ở Hồ Động Đình. Một số
nhân vật khác là Nguyễn Thế Khải, Thượng Thư Công hay Nguyễn Trọng Thường
cũng là thần ở đây nhập mộng báo trước sự việc cho người thân. Sự ứng nghiệm lời
84
thần chứng tỏ sự thiêng liêng của lực lượng gọi là Thần theo quan niệm dân gian. Mặt
khác, theo Phạm Đình Hổ, đó đều là những chuyện quái lạ mà con người “không thể
lấy thường tình mà ước đoán được” bởi “chúng ta là người trần mắt thịt mà muốn
phân tích những việc trên trời không tiếng không hơi, nếu không viện được lẽ gì mà
bàn càn thì chỉ là dè chừng bắt bóng, mơ màng không sao đích xác được”. Cũng theo
ông, truyện kể về các nhân vật này cũng có nguyên nhân “các bậc tiền bối chúng ta
thường trước là thần bên Trung Hoa, phần nhiều lại là thần ở Động Đình, cái nhân
quả thần với người tuần hoàn đi lại, dù non sông cách trở cũng không thể ngăn
được”.
Có thể nói, không gian giấc mộng rất quan trọng với người xưa. Nhưng không
hoàn toàn giống loại không gian này trong truyện truyền kỳ, mộng ở đây là thực, sau
mơ thành thật: sự thật cuộc đời Chu Sinh (lấy Đồng Nhân rồi sinh con trai, 12 năm sau
đi đánh giặc ở núi Hoa Điệp, dâng công triều đình rồi mất...) y hệt giấc mộng với mối
tình hẹn ước Châu Trần cùng Mộng Trang, làm phò mã quốc mẫu núi Hoa... Những gì
mà Hoàng gặp khi đi việc quan qua Tam Giang đúng như anh đã gặp trong mộng khi
bị bắt đi trình Diêm Vương. Hay ở một số truyện trong Truyền kỳ mạn lục, lời thần
báo mộng là thực: hai con trai của Trọng Quỳ lớn lên đi theo chân nhân họ Lê và làm
quan đúng như lời hồn ma Nhị Khanh (Khoái Châu nghĩa phụ truyện) và vợ quan
Hành Khiển có mang sinh ra hai con trai ngay sau giấc mơ bị hai con rắn cắn vào
mạng sườn trái (Đào thị nghiệp oan ký). Trong Mộng ký (Thánh Tông di thảo), nhà
vua gặp phong thư có đề hai bài thơ và tìm gặp một quả chuông với cây đàn tỳ bà chôn
dưới gốc anh đào đúng như trong mộng. Hay hình ảnh người đàn bà kêu xin tha mạng
cho mẹ tròn con vuông trong giấc mộng của Quan tư đồ Xuân Quận Công (Vũ trung
tùy bút) và nhà sư (Vứt dao đồ tể - Vân Nang tiểu sử) được hiện thực hóa ngay khi tỉnh
mộng (con cá chép và con lợn đến ngày sinh nở)... Tất cả đều chứng tỏ phép nhiệm
màu thần thánh trong quan niệm người xưa. Cũng có thể xem đây là một số trong vô
vàn chuyện thần kỳ quái dị đầy rẫy trong trời đất mà quốc sử không thể chép hết. Sự
hiển linh của thần từ giấc mộng còn ứng vào việc thi cử, đỗ đạt. Người xưa quan niệm
khoa bảng vốn có số định và được tiền định. Đó là truyện về ông tham chính họ Vũ
(Thi đỗ do tiền định), Ngô Nhân Hân (Cờ vàng cắm trên lầu thi) trong Sơn cư tạp
thuật; ông Võ Trấn (Việc thi cử - Vũ trung tùy bút), ông Trần Văn Vỹ (Đồng Xuân quỷ
- Tang thương ngẫu lục), hai ông Cử họ Nguyễn và họ Trần (Kỳ mộng - Lan Trì kiến
văn lục).
85
Cầu cúng, khấn nguyện cũng là một cách giao tiếp trực tiếp với thánh thần nên
dường như mọi lời cầu khấn đều thấu tỏ đến thần và liền nhận được trợ thuận. Đó là
chuyện về các nhân vật trong Đế Thích (Công dư tiệp ký) và Truyện Trương Ba (Thính
văn dị lục), Gái hóa trai (Sơn cư tạp thuật), Cá thần (Lan Trì kiến văn lục), Lệ Nương
truyện (Truyền kỳ mạn lục), Vân Cát thần nữ (Truyền kỳ tân phả). Đáng chú ý là sự
hiển linh của các vị thần giúp vua đánh giặc ngay sau lễ cầu đảo hay lời cầu khẩn được
kể trong Lĩnh Nam chích quái lục và Việt điện u linh tập. Các thần dù thuộc “phẩm
loại nào” cũng đều hiển linh cứu dân phò vua giúp đời. Đó là một mắt xích trong các
truyện kể nhằm nhấn mạnh tài năng uy đức của các nhân vật. Ngoài các vị thần là
những anh hùng lịch sử trong quan niệm dân gian “sinh vi tướng tử vi thần” như
Phùng Hưng, Lý Hoảng, Hai Bà Trưng thì các vị thần là khí thiêng sông núi như
thần Đồng Cổ, thần Tản Viên... cũng góp công lớn trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước
của các nhà vua. Đặc biệt các vị thần được lịch sử hóa như Long Quân, Thánh Gióng,
Chử Đồng Tử đã nhiều lần trở về phò trợ cho các thế hệ: Thánh Gióng giúp Lê Đại
Hành đánh đuổi quân Tống (Sóc Thiên Vương truyện, Sóc Thiên Vương sự tích ký),
giúp Lê Thánh Tông trừ yêu quái, xét rõ nghi án (Thử tinh truyện - Thánh Tông di
thảo).
Sự báo ứng của thế giới tâm linh còn là sự ứng nghiệm những lời tiên đoán,
phản báo của các thầy tướng số về sự nghiệp khoa cử của các văn nho. Trong Công dư
tiệp ký, Vũ Phương Đề ghi lại nhiều câu chuyện về sự thành danh của các nhân vật lịch
sử từ lời phán bảo của thần, ma: ông Quách Giai đỗ Thám hoa khoa Quý Hợi (1683)
(Thám hoa được giáng xuống Phù Khê); Công Lương đỗ Tiến sĩ năm Kỷ Hợi (Mạo
thủ khoa, Cửu trùng đặc chỉ), Đỗ Uông đỗ Bảng nhãn khoa Bính Thìn (1556) (Dóng
ngựa thi thơ). Lời phán của các tiên nhân còn ứng nghiệm cả trong sự thay đổi các
triều đại: sau 8 đời kể từ Lý Thái Tổ, nhà Lý nhường ngôi cho nhà Trần đúng như bài
thơ giáng bút mà Đa Bảo thiền sư gặp (Phù Đổng thổ địa thần - Việt điện u linh tập);
miếng kính ghi chữ Lê dần đậm to hơn chữ Mạc dị nhân tặng cho Nguyễn Kính quả
ứng với sự thay đổi triều chính (Nguyễn Kính - Vũ trung tùy bút), việc vua Ý Tông
nhường ngôi cho Hiển Tông thật đúng lời thầy bói xem cho Nguyễn Công Hãng
(Nguyễn Công Hãng - Tang thương ngẫu lục) hay việc nhà Lê mất không bao lâu sau
đúng như lời hồn ma trong giấc mơ của ông Trần Văn Vỹ (Đồng Xuân quỷ). Những
ứng nghiệm trên một lần nữa chứng tỏ tín ngưỡng thần thánh rất phổ biến trong đời
sống con người thời trung đại.
86
Đất thiêng là nơi hội tụ linh khí núi sông, nên cùng với các hiện tượng khác đất
thiêng đặt dương cơ âm phần cũng góp phần tạo nên công danh phú quý cho các nhân
vật. Sự báo ứng ở đây quả kinh dị khôn lường. Đó là các truyện kể về Đinh Tiên
Hoàng trong Lĩnh Nam chích quái lục và Công dư tiệp ký, về Đàm Thận Huy và
Nguyễn Trãi trong Tang thương ngẫu lục, về Nguyễn Phúc Ngộ và Nguyễn Giáp Hải
trong Công dư tiệp ký, về Lê Ích Mộc trong Sơn cư tạp thuật.
Với quan niệm về sự tồn tại của một thế giới lưỡng nguyên, con người luôn tin
rằng mọi việc làm của mình đều được thấu tỏ bởi “trời cao có mắt”. Một trong những
hình thức báo ứng của thế giới bên kia với thế giới bên này là sự báo ứng những nghĩa
cử cao đẹp, là quả phúc mà thần thánh mang lại. Dù không phải là người tài giỏi
nhưng chỉ có hai anh em họ Đặng mới mò được hạt châu, được hưởng phúc lộc của
vua bởi họ đã thành tâm lập đền miếu phụng tự thần ngự trong miếng gỗ chài được
(Nam Hải long vương - Việt điện u linh tập). Nguyễn Tử Khanh với tình hữu ái, tấm
lòng thành thật “thờ anh như cha nuôi cháu như con” được thượng đế thương tình nên
con cháu đều đỗ Tú tài, gia tư trở nên giàu có (Hiếu đễ nhị thần truyện - Thánh Tông
di thảo). Phạm Tử Hư một lòng thành kính thờ thầy học Dương Trạm trong ba năm đã
cảm kích đến Thiên đế nên cho anh đỗ Tiến sĩ, mọi việc họa phúc gia đình đều được
thầy báo cho biết trước (Phạm Tử Hư du thiên tào lục - Truyền kỳ mạn lục). Hai mẹ
con nhà nọ tốt bụng cho bà già ăn ngủ nhờ qua đêm nên được báo trước tai họa và
cách tránh thoát khỏi nạn lụt, sản sinh ra dòng họ (Truyện Hồ Ba Bể - Công dư tiệp
ký).
Văn học là sản phẩm sáng tạo. Thành công của tác giả truyền kỳ trung đại là đã
sáng tạo theo một “cơ chế” có tính chuẩn mực. Đó là sự khúc xạ tín ngưỡng dân gian,
nếp sống văn hóa tâm linh người Việt - nếp sống theo nguyên tắc “ở hiền gặp lành” và
“làm phúc ba đời vui”.
3.4.6.2. Quả báo
Ngược lại ứng báo, quả báo là cái điều dữ ứng với việc làm bất lương hay nhạo
báng thần linh. Những hành vi trái đạo lập tức gặp sự hiển linh của thần. Sang đô hộ
nước Nam, Cao Biền với âm mưu yểm nơi linh tích đã dùng nhiều kế sách (dùng kim
đồng thiết phù, nhét cỏ bấc vào bụng con gái chưa chồng lừa thần, đúc tượng sắt theo
hình dạng thần nhân), lập tức ông ta nhận về sự đáp trả của các chính khí thần: “đêm
hôm ấy sấm động ầm ầm, gió mưa dậm dật, đất trời u ám, thần tướng hò reo, kinh
thiên động địa. Trong khoảnh khắc kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất biến thành tro,
87
bay tan trên không” (Tô Lịch thần truyện); “vừa đọc thần chú bỗng trời đất mù mịt
ngày đêm, mưa gió giật đùng đùng, tượng sắt nát vụn ra mà bay lên không” (Long Đỗ
chính khí thần) và sự quả báo đích đáng nhất: Biền bị vua Đường triệu về, sau bị giết.
Cùng với dã tâm xâm lược và âm mưu yểm thần thiêng nơi đình chùa nước Việt, quân
Minh đã đốt tượng thờ sư chăn trâu và lập tức trời đổ mưa huyết ba ngày đêm liên tục
làm quân lính nhiễm độc mà chết nhiều, chỉ khi tạc tượng lại như cũ và lập đàn cầu
cúng mới yên (Sư Chăn Trâu - Công dư tiệp ký).
Phép thuật trong tay các đạo nhân là phép màu huyền nhiệm nhưng khi không y
lời pháp sư, phép thuật coi như vô hiệu, thần thánh sẽ mất thiêng. Đó là sự quả báo mà
các nhân vật trong Động Hồ Công (Sơn cư tạp thuật) và Kinh Thành Dung (Tang
thương ngẫu lục) phải chịu: cậu bé để rơi cây gậy xuống nước nên thuật chữa bệnh
đạo sĩ Hồng Công truyền cho mất nghiệm, anh làm mướn đi xin tiền một lần lấy quá
36 đồng nên lá bùa chân nhân ban cho hết thiêng.
Người Việt luôn tâm niệm “chẳng thiêng ai gọi là thần” nên thần dù “nhìn mà
chẳng thấy, lắng mà chẳng nghe” nhưng lại thấu mọi lời người nói, việc người làm. Vì
vậy, mọi việc làm trái đạo đức luân thường, mọi phát ngôn “chạm húy” thần đều bị
quả báo. Là tay cao cờ không ai bì kịp nhưng chỉ một lần vung tay ngạo mạn “dẫu có
Đế Thích cũng không gỡ nổi”, lập tức thần nhân hiển linh làm Trương Ba thành người
thua cuộc (Đế Thích ký, Truyện Trương Ba). Việc đắp đê liên tục thất bại, bị mắc bệnh
chết kéo theo thảm họa chết dịch cho dân làng là hậu quả tai hại mà Điền Quận Công
hứng chịu từ lời nói khinh nhờn thần linh (Điền Quận Công - Công dư tiệp ký). Mấy
người đi hái quả quý đã trái lời dị nhân tiết lộ chuyện bị hộc máu chết (Hồng Lĩnh sơn
thần truyện - Lĩnh Nam chích quái lục).
Sự quả báo nhãn tiền trong văn hóa tâm linh thể hiện rõ nhất ở nhóm truyện kể
về hậu họa từ lòng tham lam bất nghĩa và việc làm sai trái. Đó là truyện về các nhân
vật: Ngô Tuấn Củng suốt đời không đỗ đạt vì đã phụ bạc một người con gái (Không
được! Không được! - Sơn cư tạp thuật); Nguyễn Tự Cường chết, dòng dõi con cháu
nghèo khổ vì khi đương quan đã đánh tráo hai cây đèn thờ bằng vàng trong chùa
Quang Minh (Nhà sư Bật Sô - Công dư tiệp ký); tên vô lại bị thần đuổi khỏi nhà vì
tham của mà giết hai đứa con (Thần giữ của - Lan Trì kiến văn lục); dân làng bị dịch
bệnh chết hàng loạt vì đã giết đứa bé do con bò sinh ra (Điềm quái gở - Vũ trung tùy
bút).
88
Linh ứng là hiện tượng tâm linh thể hiện rõ nhất quan niệm sống bình dị mà vô
cùng sâu sắc của nhân dân về quy luật cuộc đời “gieo gì găt nấy”. Những gì là “ác giả”
tất sẽ gặp “ác báo” và không chỉ “hại nhân nhân hại” mà còn bị thần linh trả báo. Đây
mới là sự trừng phạt đáng sợ nhất. Sự ứng nghiệm của đạo trời trong cuộc tương giao
với con người thông qua các hiện tượng giấc mộng, phép thuật, tướng số, cho thấy cơ
trời thật nhiệm màu gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt “về sự cảm ứng ở
giữa khoảng trời và người thật sâu mờ”. Có thể, mối liên quan giữa trời đất, thần thánh
và cuộc bể dâu nhân thế này với con người thời nay là cái gì đó phi thực tế, khó tin
nhưng đó là hiện thực đời sống, là tín ngưỡng văn hóa của người trung đại.
3.4.7. Hồn ma, hóa kiếp trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam
3.4.7.1. Hóa kiếp người thành vật, vật thành người
Hoá kiếp nguời thành vật thể hiện ở hiện tượng người hoá rắn (dạng khác là
rồng, thuồng luồng, giao long), hoá hổ. Vì sao? Hổ là một trong những động vật có
một uy lực tự nhiên do sức mạnh hay do tuổi tác (giống như cá voi đối với dân chài
miền biển). Nó được thờ kính còn vì tinh thần của nó rất mạnh. Nó nhạy cảm với
những lời cầu xin của mọi người, là kẻ phân xử và chỉ ăn thịt những kẻ bị luật lệ của
trời trừng phạt. Hổ còn là loài có bản năng đoán định được ý định của con người và
thay đổi toan tính ở người, và đó chính là biểu hiện của thứ quyền lực cao hơn hết. Với
nhận thức “dẫu là loài ác thú nhưng vì nó cũng có điểm trí thức” dân gian có một
niềm tin thiêng liêng về loài vật này: dù có mang nanh vuốt của hổ nhưng nếu giữ
được cái tâm thiện thì sớm muộn cũng được trở lại làm người. Các truyện kể về sự hóa
kiếp người - hổ - người cho thấy điều đó: Hóa hổ - Tang thương ngẫu lục; Bách nhật
ngải - Vân nang tiểu sử.
Hóa kiếp người thành rắn, người mang lốt rắn: Thị Lộ hóa thành rắn bò xuống
nước khi Nguyễn Trãi bị kết tội (Lê Công Trãi), Hoàng tử khi bị lên đậu hóa ra con
thuồng luồng bò đi (Linh Lang từ - Tang thương ngẫu lục), Hai con trai Nhược Chân
hóa hai con rắn vàng khi sư làm phép trừ tà (Đào thị nghiệp oan ký); rắn hóa làm
chàng trai đẹp cưỡng hiếp người phụ nữ (Đứa con của rắn - Lan Trì kiến văn lục); Bà
già đội lốt giao long xin ngủ trọ nhà mẹ con người nghèo (Truyện hồ Ba Bể - Công dư
tiệp ký). Cùng với tín ngưỡng vật linh phổ biến trong dân gian, có thể hiểu hiện tượng
hóa kiếp này từ học thuyết về linh hồn trong lý thuyết vật linh nguyên thủy: xuất phát
từ một đặc trưng rất nổi bật là những con vật nhờ có thuộc tính thay da nên thường
đóng vai trò quan trọng trong quan niệm về phục sinh và bất tử. Theo đó, một số con
89
vật như rắn, thuồng luồng, cá sấu, hổ... rất được kính trọng. Chúng được coi là do
người biến hóa ra nên thiêng liêng. Mặt khác, còn có thể nhìn nhận hiện tượng này từ
quan niệm của Đạo giáo. Con người chết đi rồi sống lại theo nguyên hình hay chuyển
sang dạng sống khác. “Người là giống tối linh nhưng nam nữ hình dạng khác nhau
hóa thành hạc, thành đá, thành hổ, thành vượn, thành cá, thành ba ba lại không phải
ít. Đến như núi cao biến thành chằm, hang sâu biến thành gò, đấy đều là sự biến hóa
của các vật lớn”.(Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam danh mục và phân loại).
Cũng xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, dân gian ta cho rằng vật sống,
tồn tại lâu ngày sẽ thành yêu (tinh) kiểu “mèo già hóa cáo”. Chúng có thể thoát hình
biến hóa hay “đội lốt để tìm nhau” vì “duyên xưa chưa hết hay vì oán cứ chưa tan”. Đó
là sự biến hiện của các tinh vật: tinh dê: con dê cô gái gặp một ngày hóa chàng trai
chung sống hàng đêm (Dương phu truyện); tinh chuột: con chuột đêm đêm hóa tên
gian phu ái ân với vợ anh học trò (Thử tinh truyện - Thánh Tông di thảo); tinh khỉ: lân
đá và tinh khỉ hóa thành Kiều Nương và Dương Giới để lấy nhau (Việt Nam kỳ phùng
sự lục) hay con cáo và con khỉ hóa thành hai người đàn ông vào hành cung yết kiến
vua Trần và Tể tướng Quý Ly (Đà Giang dạ ẩm ký). Con vật đã vậy, những đồ vật,
cây cối ở xung quanh ta không dùng đến lâu ngày hay “ở trong chốn rừng âm u không
người đi tới” cũng thành yêu. Ta gặp trong Lĩnh Nam chích quái lục nhiều truyện kể
vật thành tinh có phép biến ảo muôn hình (Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh, Kim Quy
truyện...). Đến các tác phẩm giai đoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_truyen_truyen_ky_viet_nam_thoi_trung_dai_dien_mao_va.pdf