MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI.5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, nhân cách, nhân
cách sinh viên, vai trò đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên. 5
1.1.1. Những công trình liên quan đến đạo đức, đạo đức xã hội, nhân cách,
nhân cách sinh viên, tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên.5
1.1.2. Những công trình liên quan đến vai trò của đạo đức và đạo đức xã
hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt
Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng: .13
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhân cách sinh viên Việt
Nam và Hà Nội, thực trạng vai trò của đạo đức, đạo đức xã hội trong việc
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên
Hà Nội nói riêng. 16
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm và giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của đạo đức, đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên nói chung, sinh viên ở Hà Nội nói riêng. 19
1.4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục tập trung
giải quyết. . 23
1.4.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố liên quan đến đề tài.23
1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục tập trung giải quyết .24Chương 2: VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .26
2.1. Đạo đức xã hội và nhân cách sinh viên, quá trình hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên . 26
2.1.1. Đạo đức xã hội, chuẩn mực đạo đức xã hội .26
2.1.2. Nhân cách sinh viên, quá trình hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên .33
2.2. Thực chất vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên và đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Hà Nội
ảnh hưởng đến vai trò này hiện nay. 41
2.2.1. Khái niệm vai trò đạo đức xã hội, nâng cao vai trò đạo đức xã hội
trong sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên .41
2.2.2. Thực chất vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên.48
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng
đến vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân
cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .62
Chương 3: VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ .68
3.1. Đặc điểm nhân cách sinh viên Hà Nội hiện nay . 68
3.1.1. Thế giới quan, nhân sinh quan của sinh viên Hà Nội hiện nay.68
3.1.2. Phẩm chất đạo đức cá nhân và phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, cung
cách ứng xử trong nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay.73
3.1.3. Sự phát triển năng lực trong nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .773.2. Thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó.80
3.2.1. Thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong sự hình thành, phát triển
nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .80
3.2.2. Nguyên nhân thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay .108
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở HÀ NỘI
HIỆN NAY.117
4.1. Một số quan điểm nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay . 117
4.1.1. Xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội hiện nay theo những chuẩn mực
đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đồng thời hết sức coi trọng việc kế thừa,
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa
nhân loại .117
4.1.2. Nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội gắn liền với chiến lược xây dựng thủ đô
văn minh hiện đại và người trí thức, người lao động hiện đại.123
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong
việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay . 126
4.2.1. Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể trong việc nhận thức và tổ
chức thực hiện nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay.126
4.2.2. Chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức giáo dục
nhằm nâng cao vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội. .1304.2.3. Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa đạo đức trong nhà trường,
gia đình và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao vai trò của đạo
đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội.137
4.2.4. Nâng cao tính tự giác, học tập và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức
xã hội trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà
Nội hiện nay .144
KẾT LUẬN.149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
173 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay - Kiều Thị Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên ở Hà Nội có điều kiện sống, sinh hoạt vật chất và tinh
thần đầy đủ và phong phú hơn các thế hệ trước. Đa số sinh viên ở Hà Nội khi đến
trường được gia đình chăm sóc chu đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho họ yên tâm học
tập. NCSV không phải là một yếu tố bất biến mà nó thay đổi cùng với sự thay đổi
của điều kiện và hoàn cảnh sống. Nói cách khác, khi điều kiện và hoàn cảnh sống
thay đổi thì nhân cách của sinh viên cũng thay đổi theo. Sinh viên Hà Nội hiện nay
được sinh sống và học tập trong bối cảnh đất nước và đặc biệt là Thủ đô đang trong
75
giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế cùng với xu hướng toàn cầu hóa. Do đó, nhân
cách của sinh viên Hà Nội hiện nay vừa có nét truyền thống, vừa tiếp thu tính hiện
đại.
Song, bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực của KTTT, toàn cầu hóa
cũng đang tác động đến quá trình biến đổi đạo đức của sinh viên Hà Nội hiện nay.
Cần chú ý là, trong quá trình chuyển đổi cơ chế và hội nhập quốc tế, chúng ta chưa
lường hết được những tác động tiêu cực của KTTT, do đó công tác giáo dục đạo
đức, nhân cách cho sinh viên gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Năm 2010, tại cuộc điều tra khảo sát 30 trường đại học, cao đẳng trong cả
nước do Vụ Văn hóa - Ban Tư tưởng văn hóa trung ương phối hợp với Vụ Công tác
học sinh - sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đưa ra con số rất đáng suy nghĩ về
đạo đức, lối sống. 51% sinh viên cho rằng “sống thử trước hôn nhân là hiện tượng
khá phổ biến, và được coi là bình thường”; tỷ lệ thanh thiếu niên có “thái độ hiện đại
đối với tình dục trước hôn nhân”: tuổi 14 - 17 là 36%, tuổi từ 18 - 21 là 51%, tuổi từ
22 - 25 là 54%. Năm 2010, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai
cao nhất thế giới.
Phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong hoạt động nhận thức và các
hành vi học tập, nghiên cứu của sinh viên Hà Nội hiện nay. Học tập, đó chính là quá
trình định hướng quan trọng, là hoạt động trực tiếp và cơ bản cho sự hình thành và
phát triển nhân cách ở sinh viên. Ở đây, cùng với những phẩm chất đạo đức cá nhân,
trong NCSV, những phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong học tập của
sinh viên Hà Nội được thể hiện như sau:
Thứ nhất, đa số sinh viên ở Hà Nội có động cơ học tập, nghiên cứu khoa học,
chủ động hăng hái trong hoạt động, lo lắng kết quả học tập.
Nhìn chung, ở họ đều có tinh thần yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước
và tin tưởng vào tương lai của đất nước. Họ luôn cố gắng vươn lên trong học tập và
lao động vì ngày mai lập nghiệp. Sinh viên Hà Nội nhận thức rõ quyền lợi và trách
nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập. Do đó, đa số sinh viên có động cơ học tập
nghiêm túc, chủ động trong học tập, lo lắng đến kết quả học tập. Ngày nay, sinh viên
còn thể hiện rõ việc nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của mình qua động cơ
76
học tập tích cực, ý thức học tập tự giác kỷ luật học tập nghiêm minh. Đồng thời, họ
cũng có ý thức rèn luyện, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước,
quy chế của trường, khoa, lớp. Sinh viên Hà Nội hiện nay có tinh thần đoàn kết, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Họ là người có
khát vọng, có tính tích cực xã hội, ý thức được trách nhiệm của mình đối với cộng
đồng, với xã hội. Trong giai đoạn khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão
đã tạo cho sinh viên Hà Nội hiện nay tính năng động, sáng tạo, nhạy bén, cách xử lý
tình huống linh động hơn.
Thứ hai, sinh viên Hà Nội hiện nay còn thể hiện rõ việc nhận thức trách
nhiệm của mình qua động cơ chọn ngành nghề học, qua động cơ học tập tích cực, ý
thức học tập chăm chỉ, tự giác, chấp hành kỷ luật, nội quy trong nhà trường và pháp
luật của nhà nước. Theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài cấp bộ mã số B98-36-
42 thực hiện ở một số trường đại học cho thấy, 16% sinh viên chọn ngành, nghề theo
sở thích, 34% chọn ngành, nghề phù hợp với khả năng, 14% chọn ngành, nghề có
điều kiện phát triển những năng lực cá nhân, 11% chọn ngành, nghề có thu nhập
cao,16% chọn ngành, nghề mà xã hội cần, 7% chọn ngành, nghề đem lại sự thành
đạt cho cá nhân [139, tr.43]. Theo số liệu điều tra có khoảng 80% số sinh viên chọn
ngành, nghề có động cơ đúng đắn, xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân và xã
hội, ít chạy theo những ngành, nghề mà không phù hợp với khả năng bản thân. Đây
là điều tạo ra một tâm lý ổn định, yên tâm, hứng thú trong quá trình học tập.
Thứ ba, sinh viên Hà Nội thể hiện kỷ luật học tập của mình trong học tập trên
lớp và tự học tập, bảo đảm thống nhất giữa giáo dục và tự giáo dục, đoàn kết giúp đỡ
nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học. Cũng theo kết quả điều tra tại các trường
đại học của đề tài B98-36-42, trong số các sinh viên được hỏi có 11% cho là có kỷ
luật học tập và tinh thần học tập tích cực, 78% đồng tình với ý kiến có nhiều bạn tích
cực, nhưng cũng có nhiều bạn lười, 10% cho là có quá nhiều bạn lười. Về thời gian
tự học ở nhà có 27% sinh viên trả lời học 5 tiếng trở lên trong 1 ngày, 47% học từ 2
- 4 tiếng, 14% học từ 1 - 2 tiếng và hầu như không học chiếm đến 8% số sinh viên
được hỏi [139, tr.48].
77
Thứ tư, bước đầu sinh viên Hà Nội có tinh thần phê phán, tranh luận học tập,
nghiên cứu khoa học, đồng thời mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm kỷ
luật học tập trong nhà trường cũng như pháp luật của nhà nước.
Tuy nhiên, cũng còn có một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm sút
niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà lãng
quên lợi ích của tập thể, xa rời giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, chạy theo lối sống
vị kỷ, thực dụng, buông thả, mắc vào các tệ nạn xã hội điều đó gây trở ngại lớn đến
xây dựng nhân cách mới cho sinh viên và gây ra nỗi lo chung của toàn xã hội. Từ đây
đặt ra trong quá trình giáo dục đạo đức sinh viên, công tác giáo dục đạo đức, nhân
cách là công việc tất yếu quan trọng, không thể coi thường. Trong học tập, một bộ
phận sinh viên Hà Nội chưa phát huy hết tích cực, tự giác trong học tập, lười suy
nghĩ, thụ động, kém nhạy bén, trông chờ, ỷ lại, học đối phó. Không ít sinh viên bỏ
học, chơi game, bị kích động, bạo lực, vi phạm pháp luật là con đường mòn, phá
hỏng tương lai, sự nghiệp còn đang rộng mở phía trước. Đối với họ là một kết cục
đáng tiếc. Vì thế, công tác giáo dục đạo đức, nhân cách là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của các nhà trường đại học hiện nay.
3.1.3. Sự phát triển năng lực trong nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay
Quá trình sống của con người là quá trình không ngừng chinh phục thế giới
khách quan, là quá trình thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài bằng cách cải tạo hoàn
cảnh theo nhu cầu của mình. Nhưng muốn chinh phục thế giới khách quan và cải tạo
hoàn cảnh theo nhu cầu của mình cần phải có tri thức, chuyên môn, kỹ năng nhất
định để đáp ứng yêu cầu đó. Mức độ đáp ứng ngày càng cao thì hiệu quả hoạt động
ngày càng lớn. Vì vậy, căn cứ vào yêu cầu của hoạt động và khả năng đáp ứng để
xác định năng lực của một tổ chức hay một cá nhân. Như vậy, năng lực chính là khả
năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động vừa là sản phẩm của chính hoạt động đó. Năng
lực là một trong những thành tố cơ bản trong cấu trúc của nhân cách. Nó là tổng hợp
của trình độ, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để thực hiện có hiệu quả một hoạt động
nào đó.
Trong nhân cách ở mỗi sinh viên, năng lực được biểu hiện chủ yếu ở năng lực
hành động trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bởi vì, sau khi họ
78
được tiếp nhận các tri thức khoa học, các giá trị văn hóa và đặc biệt là các giá trị
ĐĐXH sẽ biến chúng trở thành những phẩm chất đạo đức của cá nhân và thể hiện
qua bản lĩnh, năng lực hoạt động. Ở các trường đại học, các môn khoa học Mác -
Lênin có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học và nhân sinh quan
cách mạng. Hệ thống phạm trù, quy luật, nguyên lý của các môn khoa học Mác -
Lênin, trực tiếp là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cốt
lõi của phương pháp và bao giờ nó cũng được hiện thực hóa bằng hệ thống các biện
pháp, các quy tắc nhất định trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của
con người. Mỗi sinh viên Hà Nội tiếp nhận hệ thống những quy tắc, biện pháp đó và
biến nó thành công cụ, phương tiện để nhận thức, khám phá những tri thức mới, vận
dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, các môn học này một mặt giúp
cho sinh viên có khả năng nhận thức được sự vận động và phát triển của hiện thực
khách quan, mặt khác giúp họ hình thành khả năng lựa chọn, nắm bắt thông tin cập
nhật, chính xác, trang bị cho họ khả năng khái quát cao, tính định hướng rõ ràng, biết
luận giải những vấn đề của chính mình, đấu tranh với cái xấu, bảo vệ cái tốt, biết xây
dựng niềm tin vào tương lai trên cơ sở khoa học. Đây là những cơ sở thuận lợi cho
quá trình hình thành, phát triển năng lực trong NCSV Hà Nội hiện nay.
Mặt khác, cùng với khả năng nhận thức (tức là năng lực xã hội hóa và năng
lực chủ thể hóa) thì sự phát triển năng lực trong NCSV còn biểu hiện ở năng lực
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Sự phát triển năng lực hoạt động
trong thực tiễn được khẳng định qua sự thể hiện tính tích cực xã hội của mỗi chủ thể
sinh viên Hà Nội mang nhân cách.
Tính tích cực xã hội bao gồm tính tích cực xã hội hoạt động tinh thần và tính
tích cực xã hội hoạt động thực tiễn. Hai mặt này thống nhất biện chứng với nhau,
trong đó tính tích cực xã hội hoạt động tinh thần có nguồn gốc từ tính tích cực xã hội
hoạt động thực tiễn, định hướng cho tính tích cực hoạt động thực tiễn và đồng thời
lại được thể hiện qua tính tích cực xã hội hoạt động thực tiễn. Tính tích cực xã hội
được biểu hiện ở những điểm sau:
Một là, tính tích cực xã hội của sinh viên Hà Nội hiện nay được biểu hiện ở
việc nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình. Điều này được họ thể hiện ở việc phấn đấu
79
trở thành thành viên của các tổ chức chính trị mà cao nhất là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Như con số đã trình bày ở phần trên đã cho thấy, đa phần sinh viên đều có
động cơ đúng đắn khi phấn đấu vào Đảng. Họ đều mong muốn được tin tưởng, được
cống hiến, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của
toàn dân tộc.
Hai là, tính tích cực xã hội của sinh viên Hà Nội được thể hiện ở thái độ,
trách nhiệm của họ với công cuộc đổi mới, với tình hình kinh tế - xã hội của đất
nước, của Thủ đô. Đoàn viên thanh niên, sinh viên Hà Nội luôn xung kích đi đầu
trong học tập, nghiên cứu khoa học. Đoàn Thanh niên khối trường học tích cực, chủ
động tổ chức, tham gia nhiều hoạt động, sân chơi trí tuệ, gắn với các môn học, ứng
dụng khoa học công nghệ, rèn luyện tay nghề, trong đó đặc biệt quan tâm tới tính
ứng dụng, các đề tài, giải pháp gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều đề tài,
giải pháp, sáng kiến có tính thực tiễn cao đã được tổ chức Đoàn “ươm mầm”, ứng
dụng vào thực tiễn đời sống, phát huy tác dụng. Năm học 2014 - 2015, Đoàn Thanh
niên thành phố Hà Nội đã thực hiện 112 hoạt động chuyển giao KHCN, hỗ trợ phát
triển kinh tế, xã hội tại địa phương [50].
Ba là, tính tích cực xã hội của sinh viên Hà Nội được đánh giá trên các mặt
hoạt động xã hội. Tính tình nguyện xã hội vì cộng đồng của sinh viên ngày càng
được phát triển và nhân rộng. Theo Báo cáo của Ban chấp hành hội sinh viên thành
phố Hà Nội khóa V trình đại hội đại biểu hội sinh viên thành phố Hà Nội lần thứ VI,
nhiệm kỳ 2013 - 2018 cho thấy, các hoạt động sinh viên xung kích tham gia xây
dựng Thủ đô, bảo vệ Tổ quốc được triển khai sâu rộng trong hội viên sinh viên; các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chung sức cùng cộng đồng được
tổ chức với nhiều hoạt động như chăm sóc các thương bệnh binh, phụng dưỡng Mẹ
Việt Nam anh hùng, giúp đỡ đồng bào các tỉnh miền Trung; đặc biệt là các hoạt
động hưởng ứng Chiến dịch mùa hè Thanh niên tình nguyện, hình ảnh sinh viên Thủ
đô với tri thức, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ngại khó khăn, vất vả, luôn xung
kích, tình nguyện đi đầu thực hiện các nhiệm vụ mới. Các hoạt động tình nguyện của
sinh viên Thủ đô không những đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực mà đã
thực sự trở thành môi trường rèn luyện tự nguyện của sinh viên. Từ môi trường này,
80
các lớp sinh viên đã trưởng thành, am hiểu thực tiễn, có lòng nhân văn, nhân ái, vì
cộng đồng, xứng đáng là sinh viên của Thủ đô 1000 năm tuổi [70].
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên sống thụ
động, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, suy thoái về đạo đức lối sống. Trong
những năm qua, vấn đề xây dựng nhân cách ở sinh viên Hà Nội tuy có rất nhiều cố
gắng, có được kết quả nhất định nhưng chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng
mức, chưa có một hệ thống giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng
nhằm xây dựng, phát triển NCSV.
Trong đào tạo ở các trường đại học, nhiều trường nghiêng về đào tạo tri thức,
chuyên môn, nghiệp vụ từ đó xem nhẹ mặt giáo dục đạo đức, nhân cách. Đây là
một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đạo đức, NCSV ở Hà Nội có một
bộ phận có chiều hướng suy giảm, suy thoái đạo đức, nhân cách đáng lo ngại.
3.2. Thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong việc hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó
3.2.1. Thực trạng vai trò của đạo đức xã hội trong sự hình thành, phát
triển nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay
3.2.1.1. Thực trạng vai trò ĐĐXH góp phần xây dựng những nội dung cơ
bản, đồng thời là mục đích cho sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở
Hà Nội hiện nay
Thứ nhất, thực trạng vai trò đạo đức xã hội trong sự hình thành, phát triển
thế giới quan, nhân sinh quan của nhân cách sinh viên ở Hà Nội hiện nay.
Một là, ĐĐXH đóng vai trò động lực, khuyến khích, cũng như tạo niềm tin
thôi thúc sinh viên học tập, rèn luyện, đủ đức đủ tài, có thế giới quan khoa học và
nhân cách phong phú. Trước mắt là giúp họ hình thành khả năng nhận biết, phân tích
đúng đắn các vấn đề xã hội mới nảy sinh, từ đó tìm ra các giải pháp cụ thể, sáng tạo,
linh hoạt, vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường học tập nghiên cứu để
trở thành người trí thức tương lai, vừa “hồng”, vừa “chuyên” góp phần vào xây dựng
một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững
bước đi lên CNXH” [47, tr.10].
81
Ở đây cần chú ý là, niềm tin là cơ sở để xây dựng nhân cách tốt đẹp, sinh viên
phải có niềm tin trong sáng, hoạt động tích cực hướng thiện, hăng hái học tập sau
này phục vụ Tổ quốc, nhân dân, mất niềm tin là mất tất cả. Nhận thức rõ tầm quan
trọng vai trò của ĐĐXH trong quá trình hình thành, phát triển NCSV, các cấp ủy
đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động tích cực trong lãnh đạo
và tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đặc biệt là trong
các trường đại học, cao đẳng hiện nay, việc giáo dục đạo đức đã từng bước đi vào
nền nếp và đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là giáo dục những tấm
gương, những chuẩn mực ĐĐXH truyền thống về tinh thần yêu nước và lòng tự hào
dân tộc, tinh thần bất khuất kiên cường. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân
chứng hùng hồn. Từ lòng yêu nước, Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Và nhờ trí
tuệ lớn lao, Người đã nhận ra tính tất thắng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở
Việt Nam nếu kiên trì đi theo con đường cách mạng vô sản.
Các thanh niên Việt Nam thời đầu thế kỷ mang trong ý thức mình, lòng yêu
nước sâu sắc, đã nhận được ánh sáng của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh và quyết
từ bỏ mọi điều kiện sung sướng của gia đình, dấn thân vào cuộc đấu tranh với biết
bao hy sinh gian khổ, kể cả tù đày và nhận án tử hình. Điều gì đã làm cho họ lựa
chọn điều đó? Đó chính là đạo đức yêu nước, một di sản văn hóa hàng ngàn năm
nay đã tạo ra nguồn lực không bao giờ cạn cho các cuộc đấu tranh giành và giữ độc
lập dân tộc, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do, hạnh phúc”, cùng với phong
trào “Ba sẵn sàng”, rất nhiều sinh viên Hà Nội đã tình nguyện đăng ký tham gia
nghĩa vụ quân sự. Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học
ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ sinh viên thủ đô xếp bút
nghiên lên đường chiến đấu. Đối với họ lúc bấy giờ: “Cuộc đời đẹp nhất là ở trận
tuyến đánh quân thù”. Nhập ngũ đông nhất là sinh viên các trường Bách khoa, Tổng
hợp, Nông nghiệp, Xây dựng, Kinh tế kế hoạch (nay là Kinh tế quốc dân). Có nhiều
người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị đi
tu nghiệp nước ngoài. Thế hệ sinh viên ấy có mặt trên khắp trận tuyến, từ Thành cổ
82
Quảng Trị đến chiến trường Đông Nam Bộ, tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, ở
Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Trong hơn 10.000 sinh viên lên đường thì hơn một nửa
hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch
81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Có người ngã xuống ở cửa ngõ
Sài Gòn như liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Bách Khoa), hy sinh lúc 10h sáng
30/4/1975, cách giờ phút thống nhất chưa đầy hai tiếng. Và còn nhiều tấm gương mà
lịch sử mãi lưu danh như liệt sĩ: Nguyễn Văn Thạc, Trịnh Tố Tâm, Đặng Thùy
Trâm
ĐĐXH ngày nay vẫn đang tiếp tục đóng vai trò động lực trong một giai đoạn
rất đặc thù và hoàn toàn mới của cách mạng. Mục tiêu trước mắt là công nghiệp hóa
- hiện đai hóa, mục tiêu lâu dài là xây dựng thành công xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Do đó, sinh viên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Họ
là lực lượng trí thức tương lai, họ mang trong mình những phẩm chất quý báu như:
sức trẻ, có tri thức, năng động, xung kích. Họ thực sự là đại biểu cho sức sống của
dân tộc. Tuy nhiên, để những tiềm năng ấy trở thành hiện thực, trở thành động lực
cho sự phát triển đất nước thì họ cần được định hướng một cách toàn diện, đặc biệt
là lý tưởng đạo đức trong sáng, có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách
mạng, có tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cao. Ở đây, chủ nghĩa yêu nước
là bậc thang cao nhất trong hệ giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực
ĐĐXH, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, là
động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc. Chính vì động lực đó đã tạo nên sự
biến đổi sâu sắc trong nhận thức và hoạt động của con người Việt Nam nói chung,
sinh viên Hà Nội nói riêng, thôi thúc sinh viên Hà Nội tham gia tích cực các hoạt
động “thanh niên tình nguyện”, “đền ơn đáp nghĩa”, “hiến máu nhân đạo”, “học tập
để ngày mai lập nghiệp”. Trong năm 2015, năm tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn,
các tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt cựu sinh viên Thủ
đô tham gia phong trào Xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ. Buổi gặp mặt có sự tham
gia của 117 cựu sinh viên Thủ đô và 200 đoàn viên, thanh niên, sinh viên tiêu biểu
đến từ các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó,
83
Thành đoàn - Hội Sinh viên Thành phố cũng tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Tết trồng cây nhớ Bác năm 2015 [75].
Và chính những hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc đó góp phần định
hướng giá trị, lối sống cho sinh viên ở cộng đồng. Điều đó tạo nên sự phát triển nhân
cách toàn diện cho sinh viên Hà Nội hiện nay. Đối với người sinh viên, nhiệm vụ
chính là học tập, lao động và sáng tạo, nhìn chung, sinh viên ở Hà Nội đã có tinh
thần cố gắng vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, không ngại khó khăn,
gian khổ, chủ động tiếp thu tiến bộ khoa học - công nghệ, để nhanh chóng trở thành
những người tri thức tương lai vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Họ muốn sống và làm
việc với ý nghĩa đích thực của cuộc đời, để phục vụ cho Thủ đô, cho đất nước và
cho nhân dân. Điển hình như trường hợp của Nguyễn Quảng Nam, sinh viên khóa
57 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Không đợi cầm trong tay tấm bằng tốt
nghiệp đại học, Nam bước vào con đường kinh doanh khi mới chỉ là sinh viên
chuyên ngành Phát triển Nông thôn. Khởi nghiệp với tuổi đời rất trẻ, nhưng hiện nay
anh đã là giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao Rau Việt, một công ty Khởi
nghiệp đầy tiềm năng trong lĩnh vực Nông nghiệp. Bạn Mai Thị Anh Đào - sinh viên
năm thứ hai Đại học Ngoại thương chia sẻ “Cống hiến, say mê, tự hào là ba từ gói
gọn những phẩm chất của người đảng viên trẻ. Trong suốt ba năm đứng trong hàng
ngũ Đảng, tôi luôn cố gắng xây dựng hình ảnh đảng viên trẻ ở những nơi mà tôi đã
đi qua” [88, tr.237].
Lòng yêu nước của con người Việt Nam nói chung, của sinh viên Hà Nội nói
riêng trong thời đại Hồ Chí Minh được nâng lên một tầm cao mới. Yêu nước gắn
liền với tình yêu CNXH với nội dung chủ yếu là phấn đấu xây dựng nước ta dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Yêu nước biểu hiện ở khát
vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, là chăm
lo xây dựng quê hương đất nước, sẵn sàng chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hai là, quá trình hình thành, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan
tiến bộ, không diễn ra một cách tự động mà là quá trình chuyển tri thức thành quan
niệm, niềm tin khoa học trong mỗi sinh viên. Vai trò của ĐĐXH và giáo dục đạo đức
84
là cơ sở cho người sinh viên trong quá trình xây dựng nhân cách của mình một cách
chủ động, tích cực. Thông qua giáo dục chính trị, đạo đức, người sinh viên thấm
nhuần đường lối cách mạng của Đảng, lôi cuốn họ tích cực học tập, có niềm tin khoa
học, chủ động phê phán đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác
- Lênin, bảo vệ Đảng và pháp luật của nhà nước.
Ở đây, vai trò ĐĐXH còn có ý nghĩa to lớn góp phần xây dựng cho sinh viên
quan điểm đung đắn và ý nghĩa, mục đích của cuộc sống để xây dựng nhân sinh
quan cách mạng. Nhân sinh quan cách mạng là hệ thống những quan niệm về cuộc
sống, về ý nghĩa, mục đích cuộc sống của con người. Đối với mỗi cá nhân sinh viên,
họ thường trăn trở các câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống, mục đích, tiền đồ, hoài bão,
ước mơ. ĐĐXH, các chuẩn mực ĐĐXH góp phần định hướng, tạo cơ sở cho người
sinh viên chủ động, tự giác học tập, rèn luyện, làm rõ cuộc sống của mình và xây
dựng nhân sinh quan cách mạng.
Thật vậy, chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc, yêu nhân
dân, phục vụ nhân dân được sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Hà Nội nói
riêng luôn phát huy, giúp họ nhận thức đúng đắn về giá trị và ý nghĩa cuộc sống,
sống có mục đích, đặt mình gắn kết với tập thể, với cộng đồng, dân tộc, khẳng định
trách nhiệm của mình trước tổ quốc và nhân dân, từng bước hình thành và phát triển
nhân cách mới cho mình.
Sống có tình nghĩa, nhân ái, là những chuẩn mực ĐĐXH phổ quát của dân
tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là một tình cảm đạo đức lớn, có nét
đẹp riêng và là một giá trị văn hóa rất cơ bản trong hệ giá trị văn hóa bản sắc riêng
của người Việt. Nhân ái của người Việt Nam là yêu thương con người, là “thương
người như thể thương thân” là đối xử với con người theo lẽ phải. Thực tế việc phát
huy đạo lý sống có nghĩa tình, nhân ái, cùng với chủ nghĩa nhân đạo XHCN có một
sức mạnh to lớn trong quá trình xây dựng xã hội mới, con người mới. Các chương
trình “xóa đói giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa”, “hiến máu nhân đạo”, “nhà nhà làm
việc thiện”, “người người làm việc thiện”, “địa chỉ những tấm lòng từ thiện” là những
hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn, góp phần vào thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Thông qua việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
85
con người với tự nhiên, bảo vệ môi trường sống, nâng cao chất lượng sống của con
người, xây dựng môi trường xã hội, trực tiếp là môi trường học đường lành mạnh là
quá trình “nhân đạo hóa” hoàn cảnh. Đây là điều kiện tối cần thiết để phát triển và
hoàn thiện NCSV Hà Nội hiện nay.
Tinh thần cần cù, năng động, thông minh, sáng tạo vượt khó trong lao động,
học tập là những chuẩn mực ĐĐXH phổ quát của dân tộc. Sinh trưởng trong một môi
trường dân tộc có truyền thống cần cù, yêu lao động, hiếu học và sáng tạo; học tập và
rèn luyện ở nơi ngàn năm văn hiến, hội tụ tinh hoa của dân tộc, sinh viên ở Hà Nội với
tinh thần đó luôn cố gắng học tập, lao động tốt, dám nghĩ dám làm, quyết tâm vượt
khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc học tập, nghiên cứu khoa học
của sinh viên Thủ đô. Có những đề tài do sinh viên làm chủ, cũng có những đề tài họ
tham gia cùng với giáo viên hướng dẫn của mình.
Bảng số liệu công tác nghiên cứu khoa học:
TT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014
1 Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước 60 59 144 207 154
2 Đề tài nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_dao_duc_xa_hoi_trong_viec_hinh_thanh_va.pdf