LỜI CAM KẾT . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. viii
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN . 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý đầu tư công . 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công nghiệp quốc phòng và đầu tư
của nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng . 7
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và khung phân tích của luận án . 16
1.2.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu . 16
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án . 18
1.2.3. Khung phân tích của luận án . 19
1.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 20
1.3.1. Phương pháp tiếp cận của luận án . 20
1.3.2. Phương pháp phân tích của luận án . 20
1.3.3. Nguồn dữ liệu của luận án . 22
1.3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp . 22
1.3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu . 25
1.4. Mô hình nghiên cứu tác động của vai trò Nhà nước đến đầu tư bằng vốn
ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và các giả thuyết
nghiên cứu . 26
1.4.1 Mô hình nghiên cứu . 26
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu . 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 29
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG . 30
181 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển trong lĩnh
vực CNQP.
- Đảm bảo vai trò quản lý Nhà nước trong đầu tư theo các nguyên tắc: Hợp lý
có tính ưu tiên và chọn lọc, hiệu quả, minh bạch và bền vững. Cụ thể:
Hợp lý có tính ưu tiên và chọn lọc: Nhà nước chỉ đầu tư NSNN vào những dự
án được ưu tiên, chọn lọc nhằm phát triển theo những mục tiêu quan trọng trong từng
giai đoạn trên nền tảng chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược phát triển quốc
phòng và chiến lược phát triển CNQP đặt ra; Mọi dự án đầu tư trong danh mục ưu tiên
đầu tư trung hạn đề phải xây dựng để đảm bảo hiệu quả và minh bạch hơn: thông qua
khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất CNQP nhằm tận dụng
tối đa cơ chế thị trường và sự giám sát của cơ quan pháp luật và cộng đồng xã hội .
71
+ Hiệu quả qua đơn đặt hàng và lựa chọn nhà thầu trong thành phần tư nhân
trong nước tốt nhất, minh bạch hóa sử dụng NSNN đối với các tổ chức quốc tế.
+ Phát triển bền vững và tốt nhất CNQP quốc gia: tận dụng tối ưu trí tuệ, nguồn
nhân lực khoa học kỹ thuật hiện đại nhất thông qua khuyến khích thu hút nhân tài của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư nhân trong nước.
+ Nhà nước có thể hỗ trợ không chính thức nguồn vốn xã hội, các quỹ phát triển
CNQP của Nhà nước thông qua hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng Nhà nước cho DNTN
phát triển CNQP mà còn cải thiện được tính minh bạch trong phát triển CNQP.
+ Với việc doanh nghiệp tư nhân tham gia, tối ưu hóa trong hiệu quả tài chính
và ứng dụng công nghệ hiện đại nhất phát triển CNQP trên cơ sở phát huy tác dụng
của cơ chế thị trường, qua đó thúc đẩy DNNN phát triển trong lĩnh vực. Hệ thống
CNQP phát triển bền vững và hiệu quả.
* Quản lý đầu tư vào lĩnh vực CNQP có theo kế hoạch trung hạn 3 năm hoặc 5 năm.
Mục tiêu ưu tiên dài hạn của Trung Quốc là tạo ra một ngành CNQP bản địa
hoàn toàn, được tăng cường bởi một ngành thương mại mạnh, để đáp ứng nhu cầu hiện
đại hóa PLA và cạnh tranh như một nhà cung cấp hàng đầu trong thương mại vũ khí
toàn cầu. Tuy nhiên, PLA vẫn tìm đến các nguồn nước ngoài để lấp đầy một số lỗ
hổng năng lực quan trọng, ngắn hạn và để đẩy nhanh tốc độ tiến bộ. Trung Quốc thúc
đẩy đầu tư nước ngoài, liên doanh thương mại, trao đổi học thuật, kinh nghiệm nước
ngoài của sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc, gián điệp công nghiệp và kỹ thuật do
Nhà nước tài trợ để tăng mức độ công nghệ, chuyên môn có sẵn để hỗ trợ R & D quân
sự và mua lại.
Năm 2016, Trung Quốc đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020),
trong số những điều khác, đặt các lĩnh vực trọng tâm cho nghiên cứu, phát triển và đổi
mới. (China, 2017). Một số trong số này có ý nghĩa phòng thủ, bao gồm: phát triển hệ
thống lá chắn tên lửa tựu hành; tàu sân bay thứ hai; hệ thống tàu ngầm, máy bay chiến
đấu phiên bản mới.
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia:
Indonesia là thành viên của ASEAN và là một quốc gia có số quần đảo lớn
nhất thế giới. Indonesia nằm ở vị trí chiến lược trên các tuyến hàng hải quốc tế,
trong đó có các tuyến quan trọng, như: Eo biển Malaca, eo biển Sunda và eo biển
Lombok. Nhu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng quốc gia và quốc tế rất lớn. Đây
chính là nền tảng và căn cứ để thực hiện chiến lược phát triển CNQP của Indonesia.
72
Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, nền CNQP nội địa của
Indonesia bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn lực NSNN dành cho quốc phòng bị
giảm mạnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển mới về
CNQP, Indonesia đã trở thành trung tâm đảm bảo kỹ thuật quân sự quốc tế của
nhiều hãng chế tạo vũ khí lớn tại Đông Nam Á. Indonesia đang từng bước tự chủ
được nguồn cung vũ khí, trang bị quân sự nội địa với tính năng và khả năng chiến
đấu tương đối tốt. Đánh giá thực tế, Indonesia sẽ không còn quá phụ thuộc vào
nguồn vũ khí nhập khẩu, yếu tố quan trọng quyết định tới an ninh quốc gia.
Indonesia đang dần chuyển từ nước nhập khẩu vũ khí, thành nước xuất khẩu các
sản phẩm quân sự sang quốc gia thứ ba. Indonesia đã xuất khẩu súng trường tấn
công sang thị trường Bangladesh, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất; xuất
khẩu xe bọc thép Anoa sang Brunei, Pakistan và Timor Leste; cung cấp tàu chiến
cho Philippines; xuất khẩu máy bay cho thị trường Thái Lan, Brunei, Philippines,
Hàn Quốc, Malaysia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Senegal, Burkina Faso
và Venezuela Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp quốc phòng khác cũng thành
công trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị quân sự mặt đất; sản xuất và chế tạo linh
kiện hàng không vũ trụ; đóng tàu và chế tạo linh kiện, phụ tùng cung cấp cho hải
quân Indonesia... Những mô hình nhà máy này sẽ được đầu tư phát triển và nhân
rộng. CNQP Indonesia cũng đã xây dựng được công nghiệp phụ trợ đủ khả năng để
biến đảo quốc này trở thành trung tâm hậu cần, kỹ thuật lớn cho nhiều hãng chế tạo
vũ khí hàng đầu thế giới.
- Chủ chương, quan điểm, mục tiêu đầu tư phát triển CNQP:
Trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu, quan điểm và chủ trương chiến lược của
Chính phủ Indonesia là dựa vào sức mình xây dựng nền CNQP là hướng đi mới của
Indonesia. Năm 2010, các nhà lãnh đạo đã thành lập một cơ quan điều phối đề ra kế
hoạch tổng thể trong phát triển ngành CNQP của riêng Indonesia.
Chiến lược xây dựng nền CNQP độc lập, tự chủ đồng thời kết hợp với các
nước công nghiệp phát triển về CNQP theo phương châm ‘Đi tắt đón đầu’
Tiếp sau đó, năm 2012, Chính phủ Indonesia ban hành Đạo luật quốc phòng
năm 2012 nhằm tập trung, hỗ trợ hoạt động nhằm thúc đẩy nền quốc phòng nội địa.
Cụ thể, Đạo luật trên yêu cầu Quân đội Indonesia bắt buộc phải mua các sản phẩm
quốc phòng nội địa và chỉ nhập khẩu một số sản phẩm trong nước chưa có khả năng
tự sản xuất và phát triển, ví dụ như: Mua chiến hạm từ châu Âu, xe tăng từ Ba Lan,
Đức, máy bay chiến đấu Mỹ, Nga. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là động
lực quan trọng để nền CNQP Indonesia phục hồi, cũng như sức ép buộc các doanh
73
nghiệp quốc phòng nội địa phải tìm hướng phát triển vũ khí, trang bị phù hợp với
nhu cầu của quân đội.
Quan điểm chiến lược đầu tư là lựa chọn các lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối
với quốc gia. Như công nghệ vũ trụ, tàu biển và công nghệ lưỡng dụng. Bên cạnh đó,
CNQP phải đáp ứng được yêu cầu phòng thủ quốc gia và kiểm soát các tuyến đường
biển quốc tế qua Indonesia. Vì vậy, Chính phủ ưu tiên 7 chủng loại vũ khí cơ bản để
đầu tư, gồm: Tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng hạng trung, radar, thiết bị thông
tin quân sự. Indonesia đã tìm ra cách đáp ứng yêu cầu nhanh nhất đó là thành lập các
liên doanh với đối tác nước ngoài để từng bước hoàn thiện CNQP nội địa, cũng như
được tiếp cận và hấp thụ công nghệ từ các quốc gia tiên tiến.
Điều này được cụ thể hóa bằng các chương trình hợp tác với Tập đoàn
Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) của Hà Lan, đóng mới chiến hạm lớp
Sigma; Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, đóng mới tàu ngầm Type-
206; hợp tác với Trung Quốc phát triển tên lửa đối hạm C-70 v.v. Trong quá trình
này, các doanh nghiệp nội địa Indonesia PT Dirgantara, PT PA v.v có thể học hỏi
và hoàn thiện cả về con người, lẫn phương thức sản xuất v.v. Khi đã làm có thể hấp
thụ được các công nghệ cơ bản, Indonesia hướng tới các loại vũ khí tinh vi hơn như
máy bay chiến đấu.
Các chương trình hợp tác với Airbus chế tạo máy bay quân sự C-295 hay
KFX/IFX với Hàn Quốc v.v cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Một yếu tố
quan trọng khác là trước khi tự sản xuất được, Indonesia đã đa dạng nguồn cung vũ
khí từ khắp nơi trên thế giới.
Thông qua các hợp đồng đặt hàng vũ khí lớn, Indonesia để các nhà thầu vũ
khí cạnh tranh để buộc đưa ra những đề nghị hấp dẫn với mong muốn trúng thầu.
Có thể thấy rõ ràng, Indonesia mua chiến hạm từ châu Âu; xe tăng từ Ba Lan, Đức;
máy bay chiến đấu từ Mỹ, Nga v.v. Với đối tác nước ngoài, bên cạnh đưa ra đơn
hàng nhập khẩu vũ khí thì Chính phủ lựa chọn đối tác quan trọng, tiềm năng và đề
nghị kèm theo hợp đồng là việc CGCN sản xuất một loại vũ khí tiên tiến cho doanh
nghiệp Indonesia, ví dụ: Indonesia từng tuyên bố sẽ mua tới 100 máy bay Sukhoi
và nhiều sản phẩm quân sự khác của Nga và Moscow đã hỗ trợ bằng việc mở cơ hội
hợp tác lắp ráp Su-35 tại Indonesia. Hơn thế, Nga còn sẵn sàng chi tới 3,1 tỷ USD
để hỗ trợ Indonesia thành lập các trung tâm bảo dưỡng vũ khí, trang bị quân sự Nga
cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Không chỉ dựa vào nguồn lực, công nghệ quân sự từ nước ngoài, Quân đội
74
Indonesia cũng tích cực phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu trong
nước phát triển các chương trình vũ khí nội địa phù hợp với yêu cầu tác chiến, cũng
như điều kiện khí hậu và địa hình. Cụ thể, ưu tiên chi NSNN cho những lĩnh vực
được ưu tiên phát triển chính là thiết bị bay không người lái, định vị GPS quân sự,
súng trường tiến công Những yếu tố trên là một nét đặc trưng của tạo ra bước
nhảy vọt thần kỳ của nền CNQP Indonesia sau 2 thập kỷ qua.
Đặc biệt, Chính phủ đã kết nối các doanh nghiệp quốc phòng nòng cốt của
Nhà nước với các tập đoàn lớn trên các lĩnh vực cho phát triển CNQP như: tập đoàn
Barabat Indonesia, tập đoàn PT Boma Bisma Indra, tập đoàn hàng không vũ trụ
IPNT, tập đoàn PT Dahana, tập đoàn PT centronix, tập đoàn PT INTI, tập đoàn
PAL Indonesia chuyên đóng tàu hải quân.
- Vốn NSNN đầu tư cho quốc phòng và CNQP:
Indonesia tiếp tục là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí và trang
thiết bị quân sự nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê năm 2016
của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, mức chi tiêu quốc phòng hằng
năm của Indonesia là hơn 8 tỷ USD (chiếm khoảng 1% GDP) và là quốc gia đứng
thứ hai ở khu vực Đông Nam Á sau Singapore (9,96 tỷ USD).
Bảng 2.3: Chi tiêu NSNN cho quốc phòng của Indonesia giai đoạn 2013-2017
Nội dung
ĐV
tính
2013 2014 2015 2016 2017
Chi tiêu quốc phòng theo % của
chi tiêu Chính phủ (%) % 4,815 4,181 5,108 7,385 7,911
Chi tiêu quốc phòng theo %
của GDP
% của
GDP
0,919 0,778 0,886 0,791 0,89
Tổng chi tiêu quốc phòng theo
đồng USD
Triệu
USD
7736 6816 7972 228173 228231
Nguồn: Ngân hàng thế giới và tổ chức SIPRI
Bên cạnh nguồn vốn NSNN, Chính phủ đã hỗ trợ khách hàng (LLVT
Indonesia) bằng cách cung cấp cho họ những điều kiện thuận lợi để tiếp cận sản phẩm
hay các khoản tài chính ưu đãi nhất định. Chính phủ cũng đưa ra quy định buộc quân
đội chỉ được phép mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự từ các doanh nghiệp quốc
phòng trong nước.
- Quản lý vốn đầu tư NSNN trong lĩnh vực CNQP:
75
Do nguồn vốn NSNN đầu tư cho CNQP bị hạn hẹp trong bối cảnh nhu cầu
được trang bị VKKT lớn nên Chính phủ yêu cầu quản lý vốn đầu tư NSNN trong lĩnh
vực quốc phòng chặt chẽ.
+ Thứ nhất, Quản lý vốn đầu tư NSNN gắn chặt với áp dụng quản lý chi tiêu
trung hạn và quản lý đầu tư trung hạn theo khuyến cáo áp dụng kỹ thuật quản lý tài
chính theo MTEP của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, cụ thể: ưu tiên đầu
tư NSNN vào những mục tiêu, chương trình, dự án CNQP trọng điểm, có tính ưu tiên
của quân đội; áp dụng danh mục đầu tư trung hạn 5 năm và áp dụng kỷ luật ngân sách
chặt chẽ cho các chương trình, dự án đầu tư.
+ Thứ hai, tổ chức đấu thầu theo đơn đặt hàng cho các nhà thầu trong nước
cạnh tranh bỏ thầu để chọn ra phương án tối ưu, đảm bảo thúc đầy doanh nghiệp nội
địa phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
+ Thứ ba, áp dụng công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ giải ngân vốn NSNN
và khuyến khích công tác tự giải trình của chủ đầu tư.
Tính hợp lý, minh bạch, hiệu quả và bền vững của các dự án đầu tư được quan
tâm và kiểm soát chặt chẽ trong việc tăng cường vai trò của Nhà nước đối với sử dụng
NSNN cho CNQP. Tuy nhiên, mặc dù tính minh bạch trong sử dụng vốn đã được cải
thiện trong thời gian qua nhưng do đặc trưng bí mật của CNQP là thông tin về sử dụng
NSNN cho CNQP vẫn còn bị hạn chế so với các lĩnh vực công nghiệp khác. Bên cạnh
đó, tính hợp lý, hiệu quả và bền vững trong dự án đầu tư bằng vốn NSNN được tăng
cường trên cơ sở áp dụng chặt nội dung MTEP và vận dụng cơ chế thị trường trong
mua sản phẩm qua đơn hàng đối với các nhà thầu trong nước và sự vận hành các liên
doanh với nước ngoài trong đầu tư FDI khi sản xuất khí tài, vũ khí.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia về vai trò Nhà
nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt nghiên cứu
sâu về 3 quốc gia là Australia, Trung Quốc, và Indonesia, một số bài học về tăng
cường vai trò Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực quốc phòng
được rút ra như sau:
Thứ nhất, Hoàn thiện chiến lược phát triển CNQP trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
+ Khẳng định vai trò chủ chốt và quyết định của Nhà nước trong cung cấp
nguồn tài chính từ NSNN và cung cấp công nghệ, dây truyền đối với phát triển CNQP
76
và định hướng rõ mô hình phát triển CNQP phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế quản
lý nền kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Luật hóa và hoàn thiện các chiến lược phát triển CNQP vào văn bản pháp lý
của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Duy trì sự ổn định chi NSNN cho quốc phòng nói chung và cho lĩnh vực
CNQP nói riêng theo tỷ trọng % của GDP và chi tiêu của chính quyền trung ương.
+ Hình thành các quỹ từ NSNN nhằm cấp tín dụng tài trợ cho các cơ sở
CNQP khi thực hiện các đơn đặt hàng, các gói thầu sản xuất sản phẩm CNQP
đáp ứng cho quân đội. Việc quản lý các quỹ này cần minh bạch và theo cơ chế
thị trường.
+ Chiến lược phát triển KHCN gắn với việc phục vụ ngành công nghiệp và
CNQP. Đặc biệt trong bối cảnh ứng dụng ngày càng mạnh mẽ kết quả của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Điều này tạo ra không chỉ sự hỗ trợ, khả năng chuyển đổi giữa
Nhà nước và thành phần tư nhân về cơ sở sản xuất, nuôi dưỡng và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao lưỡng dụng quân sự và dân sự. Sẵn sàng có sự chuyển đổi từ
công nghiệp dân sự lưỡng dụng sang cơ sở CNQP khi đất nước trong thời chiến tranh.
+ Chiến lược ưu tiên đầu tư cho CNQP trong từng giai đoạn thông qua các
chương trình, dự án trọng điểm quốc gia về nghiên cứu và sản xuất sản phẩm CNQP.
Thứ hai, cải cách bộ máy tổ chức quản lý và các cơ sở nghiên cứu và sản xuất
CNQP nòng cốt; cải cách chính sách đầu tư cho CNQP và đổi mới cơ chế tài chính phù
hợp với hệ thống văn bản pháp luật đầu tư và NSNN.
+ Cải cách bộ máy quản lý đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP trên
cơ sở tinh gọn, chất lượng, am hiểu về quản lý NSNN theo ngân sách trung hạn
MTEP) và quản lý đầu tư trung hạn.
+ Tổ chức lại các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực CNQP theo hướng nòng cốt,
tinh gọn và hiện đại, chỉ tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên chiến lược của Quân đội
trong từng giai đoạn.
+ Thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm soát hiệu quả nguồn lực Nhà nước cho các cơ
sở sản xuất CNQP theo hướng tích cực áp dụng cơ chế thị trường trong kiểm soát hiệu
quả tài chính; phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành pháp, tư
pháp với cơ quan kiểm tra của Đảng.
+ Tích cực trong đổi mới quản lý cơ chế tài chính đối với lĩnh vực CNQP.
77
+ Hoàn thiện và đổi mới quy trình đầu tư NSNN cho lĩnh vực CNQP, như: quy
trình lập và phê duyệt, tổ chức các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNQP; quy trình giải
ngân và quyết toán dự án đầu tư trên cơ sở quy trình quản lý ngân sách và quản lý đầu
tư trung hạn 5 năm.
+ Sửa đổi định mức chi phí sản xuất và nghiên cứu cho phù hợp với biến động
của chỉ số giá cả trên thị trường. Đặc biệt, thông qua cơ chế đấu thầu và giao đơn đặt
hàng cho các cơ sở sản xuất thuộc tư nhân để sử dụng cơ chế thị trường kiểm soát tính
minh bạch và giá cả, chi phí và lợi nhuận.
+ Áp dụng chính sách ưu đãi tài chính đối với các cơ sở CNQP và đối với lao
động làm việc trong lĩnh vực CNQP: chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân, hệ số ưu đãi thu nhập, tín dụng cho các đơn vị sản xuất lưỡng dụng từ
các quy của Nhà nước thiết lập lên.
Thứ ba, Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư từ vốn NSNN cho lĩnh vực CNQP:
+ Kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý đầu tư với vai trò là chủ đầu tư trong
lĩnh vực CNQP.
+ Kiểm tra, giám sát của cơ quan Chính phủ và Quốc hội như cơ quan Kiểm
toán Nhà nước, Cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài
chính, Bộ kế hoạch và đầu tư. Phối hợp giữa kiểm tra các cơ quan trên với kiểm tra
của các tổ chức Đảng các cấp.
Thứ tư, Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hợp tác quốc phòng và phát
triển CNQP:
+ Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác truyền thống trong lĩnh vực
CNQP nhằm gắn kết và gia tăng lòng tin, khuyến khích các hợp đồng mua sản
phẩm CNQP với CGCN, dây chuyền sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực
CNQP.
+ Mở rộng hợp tác với các đối tác mới trên cơ sở các hiệp định song phương và
đa phương theo hướng bãi bỏ cấm vận về mua bán và CGCN sản xuất VKKT, phát
triển các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng VKKT có quy mô khu vực và quốc tế.
+ Tăng cường kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phối hợp sản xuất
CNQP trên cơ sở chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ sự cần thiết về vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn
NSNN trong lĩnh vực CNQP. Chỉ rõ ba mô hình đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực
CNQP với nội dung, phân tích ưu và nhược điểm của từng mô hình.
Hai là, làm rõ 4 nội dung về vai trò của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn
NSNN trong lĩnh vực CNQP làm cơ sở khung lý thuyết cho việc phân tích thực trạng,
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế đề xuất giải pháp khi nghiên cứu tại Việt Nam, bao
gồm: Chiến lược, kế hoạch đối với đầu tư; Ban hành văn bản và Chính sách đối với
đầu tư; Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách đối với đầu tư; Kiểm tra,
thanh tra của Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP.
Ba là, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá vai trò của Nhà nước đối với đầu tư
bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP.
Bốn là, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với đầu tư
bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP.
Năm là, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước đối với đầu
tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP của 3 quốc gia là Australia, Trung Quốc và
Indonesia có những nét tương đồng với Việt Nam về lịch sử hình thành, thể chế hay
địa lý - địa hình, địa chính trị, có những mô hình phát triển CNQP hiện đại, đạt được
nhiều thành tựu lớn trong thời gian qua để nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. Tác giả
rút ra 4 bài học kinh nghiệm có ý nghĩa và có tính khả thi cho Việt Nam về vai trò của
Nhà nước đối với đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP. Tập trung các bài học
vào các nội dung của vai trò Nhà nước, gồm: Chiến lược, quy hoạch đầu tư, chính sách
đầu tư, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách đầu tư và kiểm tra, kiểm soát đầu tư
bằng vốn NSNN trong lĩnh vực CNQP phù hợp với Việt Nam.
79
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
QUỐC PHÒNG Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về nền công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sau khi độc lập, ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành
lập Phòng Quân giới (trực thuộc Cục Quân nhu). Ngày 25/3/1946, Phòng Quân giới
được tách ra khỏi Cục Quân nhu trở thành Cục Quân giới, có nhiệm vụ nghiên cứu,
chế tạo vũ khí trang bị. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức của Cục Quân giới
còn hạn chế về quy mô tiềm lực vật chất kỹ thuật, có nhiều đặc điểm phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử đương thời. Quân giới thời kỳ này đã khẳng định được vị trí, vai trò, đáp
ứng yêu cầu cấp thiết của kháng chiến. Trình độ khoa học và năng lực sản xuất của
quân giới đã từng bước phát triển, đạt được những mốc quan trọng về kỹ thuật, công
nghệ; đáp ứng yêu cầu bảo đảm vũ khí trang bị trong điều kiện khó khăn của cuộc
kháng chiến chống Pháp.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các cơ sở quân giới được bố trí trực thuộc
Tổng cục Cung cấp (từ 1955 đổi thành Tổng cục Hậu cần). Chức năng, nhiệm vụ
của Quân giới đã được xác định rõ nét và chuyên sâu hơn với 2 nội dung chính là
Nghiên cứu và Chế tạo VKTBKT. Quân giới trong thời kỳ này đã thể hiện bước
trưởng thành theo hướng chính quy, hiện đại. Với sự giúp đỡ của các nước XHCN,
quân giới đã có sự phát triển; từ sản xuất nhỏ, thủ công chuyển sang sản xuất quy
mô công nghiệp. Bên cạnh việc sửa chữa, sản xuất, quân giới đã tiến hành nghiên
cứu, cải tiến nâng cao hiệu quả VKTBKT do các nước bạn viện trợ và thu được của
địch. Cơ cấu tổ chức, quy mô sản xuất và các sản phẩm của một nền CNQP Việt
Nam hình thành rõ nét trong giai đoạn này. Trình độ khoa học và năng lực sản xuất
của quân giới thời kỳ này có phần vượt trội so với công nghiệp dân sinh.
Thời kỳ từ 1975 đến 1989, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, tiềm lực vật
chất kỹ thuật và đội ngũ của quân giới đã có bước phát triển mới về chất, tạo tiền đề để
chuyển từ thời kỳ “quân giới” sang thời kỳ “CNQP”. Trong Tổng cục Kỹ thuật có Cục
Quản lý Xí nghiệp là cơ quan chức năng chuyên trách về 5 khâu quản lý sản xuất, sửa
chữa VKTBKT. Để tạo nguồn lực mới cho sự phát triển, tháng 11/1986, Bộ Quốc
phòng đã họp bàn về hướng tổ chức lại Tổng cục Kỹ thuật, trong đó đã xác định coi
80
CNQP là một nhiệm vụ chiến lược. Quân giới đã có bước phát triển về chất, chuyển
hóa thành CNQP trên các mặt: tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý, cơ sở vật
chất kỹ thuật, đã có sự điều chỉnh, thống nhất về tổ chức quản lý các xí nghiệp, viện
nghiên cứu, trường đào tạo, hệ thống kho vào một đầu mối, làm cho khái niệm CNQP
được định vị rõ ràng hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực của ngành CNQP
được nâng lên đáng kể so với giai đoạn trước. Giai đoạn này đã có sự phối hợp giữa
CNQP và công nghiệp dân sinh. Các xí nghiệp quốc phòng bắt đầu được giao quyền tự
chủ sản xuất, kinh doanh. Cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và đầu tư trực tiếp từ
NSNN bước đầu được triển khai.
Thời kỳ 1989 đến nay: Nghị định 22/HĐBT ngày 03/3/1989 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc thành lập Tổng cục CNQP và Kinh tế đã chính thức thể chế hóa vị trí
của CNQP như một ngành công nghiệp của đất nước. Năm 1993, Bộ Chính trị ra Nghị
quyết 05/BCT về nhiệm vụ phát triển CNQP tới năm 2000. Ngày 24/12/1998, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 249/1998/QĐ-TTg đổi tên Tổng cục CNQP và
Kinh tế thành Tổng cục CNQP. Trên cơ sở đó, ngày 06/3/2000, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đã ký Quyết định số 294/2000/QĐ-BQP ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức hiện nay của Tổng cục CNQP. Công nghiệp quốc phòng được chính
thức thể chế hóa như một ngành công nghiệp quốc gia. Do vậy, CNQP phát triển và đã
đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt: xây dựng, phát triển lực lượng; nâng
cao tiềm lực khoa học, công nghệ quân sự; giữ gìn, phát triển năng lực sản xuất, sửa
chữa, cải tiến VKTBKT; cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý và tham gia phát triển kinh
tế đất nước. Xây dựng lực lượng CNQP bao gồm CNQP nòng cốt và các cơ sở CNQP
dân sinh tham gia hoạt động CNQP phù hợp với quan điểm về phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả nước và kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Đã xây
dựng được hệ thống tổ chức CNQP tương đối đồng bộ gồm: các cơ quan chỉ đạo, quản
lý; các viện nghiên cứu; các doanh nghiệp, nhà máy và các cơ sở đào tạo nhân lực
CNQP. Từng bước chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống tổ chức, chuyển đổi cơ chế quản
lý CNQP theo cơ chế kinh tế thị trường. CNQP đã sản xuất được các loại vũ khí cho
sư đoàn bộ binh, sửa chữa, cải tiến được các loại vũ khí, phương tiện đã có trong trang
bị. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất kinh tế được phát huy tốt, bảo đảm cho các nhà
máy đứng vững trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, giai đoạn này, Nhà nước đã ban
hành Pháp lệnh về CNQP, đây là một bước tiến rất quan trọng, khẳng định sự lớn
mạnh của CNQP, xác định CNQP là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, đồng thời
là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực QP-AN.
Quá trình phát triển của CNQP trong 20 năm trở lại đây gắn liền với 03 Nghị
81
quyết chuyên đề của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển CNQP. Các kế hoạch của
Chính phủ để triển khai thực hiện các nghị quyết đã thực sự là động lực cho sự phát
triển và tạo nên diện mạo mới cho CNQP. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế đất nước còn
hạn chế, vốn cho đầu tư phát triển còn chưa đáp ứng được nhu cầu; tư duy về CNQP
còn chưa thực sự đổi mới, nên CNQP chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định
vai trò, chức năng của mình.
3.1.2. Đặc điểm phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Bên cạnh những đặc điểm chung giống các quốc gia khác, do đặc thù của Việt
Nam, CNQP Việt Nam có một số đặc điểm cụ thể như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_doi_voi_dau_tu_bang_von_ngan_sa.pdf