LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG . vii
DANH MỤC HÌNH .ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 9
1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. 9
1.2. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa
trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ . 15
1.2.1. Các lý thuyết về vai trò của nhà nước . 15
1.2.2. Các nghiên cứu về vai trò nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường
đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ . 18
Tiểu kết chương 1 . 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC
ĐẨY MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP TRONG
NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ. 25
2.1. Mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ. 25
2.1.1. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và vai trò trong phát triển . 25
2.1.2. Bản chất mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp . 29
2.1.3. Động lực và lợi ích thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh
nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. 30
2.1.4. Đặc điểm giao dịch giữa trường đại học - doanh nghiệp tại thị trường nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ . 32
2.1.5. Phân loại mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ . 40
2.1.6. Các rào cản đối với việc hình thành và thúc đẩy mối quan hệ giữa đại học và
doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. 45
218 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - Doanh nghiệp trong nghiên cứu - chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Theo
lý thuyết đã nêu, có 4 hình thức MQH theo cấp độ phát triển cao dần: Y1 là hình thức
cộng tác; Y2 là hình thức tương tác; Y3 là hình thức hợp tác; Y4 là hình thức liên kết.
+ RCi biến độc lập là mức độ cản trở của các rào cản tới hình thức MQH. Có 5
rào cản: RC1 là SHTT; RC2 là Chia sẻ lợi ích; RC3 là Chia sẻ rủi ro; RC5 là Thông
tin; RC4 là Tài chính;.
+ ĐĐi: nhóm yếu tố loại hình trường ĐH (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, i
nhận giá trị 1 nếu là trường ĐH thuộc loại hình trường công lập và 0 nếu là trường ĐH
thuộc loại hình trường ngoài công lập.
+ ĐĐii: nhóm yếu tố loại hình trường ĐH (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó,
ii nhận giá trị 1 nếu là trường ĐH có bộ phận CGCN và 0 nếu là trường ĐH không có
bộ phận CGCN.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các hệ số KMO lớn hơn 0,5,
kiểm định Bartlett có Sig = 0.00 < 0,05 đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố
khám phá là có sự tin cậy cao, việc nhóm các biến này với nhau là phù hợp. Trong
bảng phương sai trích sau khi phân tích hết tất cả các nhân tố, cho thấy tổng
phương sai trích lớn hơn 50% có nghĩa là có phần trăm sự thay đổi của các nhóm
nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của nhóm Factor). Do đó
nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu (kết quả cụ
thể phần Chương V).
Tương tư, Luận án sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa nhân tố để đánh giá
mức độ cản trở của các rào cản đến mức độ gắn kết của các hình thức MQH từ phía
các DN. Trong đó, nhân tố kiểm soát:
80
+ ĐĐi: nhóm yếu tố loại hình DN (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, i nhận
giá trị 1 nếu là DN Nhà nước và 0 nếu là DN thuộc loại hình khác.
+ ĐĐii: nhóm yếu tố loại hình DN (biến giả nhận giá trị 0-1), trong đó, ii nhận
giá trị 1 nếu là DN có bộ phận CGCN và 0 nếu là DN không có bộ phận CGCN.
Ngoài các phương pháp nêu trên luận án còn sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác như:
- Phương pháp so sánh: sử dụng khi phân tích so sánh dữ liệu qua các thời kỳ.
- Phương pháp phân tích: được dùng trong xem xét, đánh giá các yếu tố dựa
trên số liệu sơ cấp điều tra 2 nhóm đối tượng nêu trên.
- Phương pháp tổng hợp và so sánh: Tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các nghiên
cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới có liên quan; so sánh và tìm ra những vấn đề đã
được giải quyết cũng như những vấn đề còn tồn tại trong các công trình nghiên cứu đó;
tổng hợp các nhận xét đánh giá từ các phân tích đã được thực hiện.
Phương pháp phân tích, tổng hợp còn được sử dụng để hệ thống quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng và mục tiêu của ngành GDĐT,
KHCN về MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Thống kê, tổng hợp những
kết quả đạt được, so sánh qua từng giai đoạn và kinh nghiệm của các nước để tìm ra
những lợi thế, hạn chế của MQH giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN. Phân tích,
đánh giá vai trò của NN thông qua kết quả của phần đánh giá thực trạng, kết hợp với ý
kiến bình luận của chuyên gia để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao vai trò của NN trong việc thúc đẩy MQH giữa trường ĐH - DN
trong NC&CGCN.
81
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
4.1.1. Tiềm lực nghiên cứu khoa học của bên cung
4.1.1.1. Số lượng trường đại học
Tình hình phát triển các trường ĐH, học viện: Hiện hệ thống GDĐH có 235
trường ĐH, học viện. Trong đó có: 170 trường công lập, 60 trường tư thục, 5 trường
có 100% vốn nước ngoài.
Hình 4.1. Số lượng và phân bố các trường ĐH trên toàn quốc
Nguồn: Thống kê Vụ Giáo dục ĐH, 2019
Tuy số lượng trường ĐH nhiều nhưng số lượng trường ĐH nằm trong danh
sách 400 Châu Á theo QS 2018 chỉ có 5 trường, trong khi Malaysia có 27 trường, Thái
Lan có 14 trường.
82
Hình 4.2. Số lượng trường ĐH của Việt Nam và một số nước lân cận
trong top 400 Châu Á
Nguồn: QS 2018
Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rangkings)
năm 2018: Việt Nam chỉ có 2 trường ĐH nằm trong top 1.000 trường ĐH thế giới đó
là: ĐH Quốc gia TP HCM nằm trong nhóm 701-750, ĐH Quốc gia TP HCM nằm
trong nhóm 801-1.000.
Theo Thời báo GDĐH (Times Higher Education, THE), “công bố kết quả xếp
hạng ĐH thế giới mới nhất (World University Rankings 2020) ngày 11/9/2019 trong
sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh về học thuật của THE tổ chức tại Zurich (Thụy Sỹ), ĐH
Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 801-1000 thế giới”.
Số liệu trên cho thấy, hệ thống GDĐH Việt Nam có số lượng các trường ĐH
nhiều nhưng số trường ĐH nằm trong danh sách các trường ĐH uy tín trên thế giới rất
ít, chất lượng của các trường ĐH trong nước còn thấp so với các nước trong khu vực.
4.1.1.2. Về giảng viên và cán bộ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học
Năm học (2018-2019), tổng số các trường ĐH có 73.312 giảng viên, so với
cùng kỳ năm học (2017-2018), giảm 2,2% , trong đó số giảng viên trình độ là tiến sĩ có
21.106 người, tăng 4,5%; giảng viên có trình độ thạc sĩ là 44.705 người, giảm 1,2%.
Như vậy có thể thấy số lượng giảng viên tại các trường ĐH giảm, nhưng chất lượng
của giảng viên đã được nâng lên.
83
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trong hệ thống GDĐH của Việt Nam so
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bảng 4.1. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ so với các nước trên thế giới
Nước Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ
Việt Nam (2017) 26,9%
Sri Lanka (2015) 55%
Anh (2012) >50%
Ai Cập (2006) 70%
Thái Lan (2005) 24%
Malaysia (2010) 73%
Nguồn: Thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo thống kê từ điều tra NC&PT 2018, trong tổng số 131.045 cán bộ NCKH
của cả nước, trường ĐH có 65.628 người tham gia NCKH chiếm 50% so với tổng cán
bộ nghiên cứu của cả nước. Số liệu về tiềm năng NCKH của các tổ chức được thể hiện
cụ thể tại bảng 4.2, như sau:
Bảng 4.2. Cán bộ nghiên cứu chia theo khu vực hoạt động
Đơn vị tính: Người
Stt Khu vực hoạt động Tổng số Tỷ lệ (%)
Tổng số cán bộ nghiên cứu, trong đó: 131.045 100
1 Các Viện, trung tâm nghiên cứu 29.786 22,73
2 Trường ĐH 65.628 50,08
3 Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 13.752 10,49
4 DN 19.462 14,85
5 Các tổ chức dịch vụ nghiên cứu 2.417 1,84
Nguồn: Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2018
Số liệu trên cho thấy, mặc dù so với các nước số giảng viên có trình độ tiến
sĩ của nước ta tăng hằng năm nhưng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp.
Trong khi đó, khi xét mối tương quan trong nước, khu vực ĐH là nơi có tỷ lệ cán
bộ nghiên cứu có trình độ nhiều nhất trong các tổ chức nghiên cứu đồng thời là tổ
84
chức có tiềm năng cung cấp nhiều sản phẩm NCKH nhất so với các tổ chức
nghiên cứu khác. Từ nhận định này cho thấy, tiềm năng của bên cung trong MQH
giữa trường ĐH - DN trong NC&CGCN còn khiếm tốn so với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
4.1.1.3. Về hoạt động khoa học công nghệ trong trường đại học
Năm học 2016- 2017, đã có 491 nhóm giảng dạy- nghiên cứu được thành lập tại
các trường ĐH, trong đó các cơ sở giáo dục nổi bật là trường Đại học Bách khoa Hà
Nội có 127 nhóm, trường Đại học Tây Nguyên có 42 nhóm, trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Hưng Yên có 30 nhóm, Đại học Đà Nẵng có 36 nhóm, Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh có 24 nhóm, Đại học Quốc gia Hà Nội có 27 nhóm, 65,3% số
giảng viên tham gia các nhóm nghiên cứu có các công bố trên các tạp chí ISI/ Scopus
(Nguyễn Đình Đức và cộng sự, 2019). Từ 2017 đến tháng 6/2018 chỉ riêng các công
bố quốc tể của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu đã đạt 10.515 bài so với 10.034
bài của toàn bộ các trường đại học Việt Nam công bố ở 5 năm giai đoạn 2011 - 2015
(Nguyễn Đình Đức, 2019). Đặc biệt, theo số liệu công bố tại Hội nghị triển khai hoạt
động ngành KHCN năm 2020, năm 2019 có đến 85% công bố quốc tế là ở các
trường ĐH.
Tuy nhiên, khi so sánh chất lượng NCKH tại các trường ĐH nhiều chuyên gia
cho rằng, các NCKH cơ bản còn khoảng cách so với các nước, các nghiên cứu ứng
dụng phát triển “rộng” nhưng chưa “sâu” và không có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực
khoa học xã hội nổi bật.
Cũng theo báo cáo tổng kết kết quả điều tra khảo sát của Bộ GD&ĐT về công
bố nghiên cứu quốc tế: “So sánh với các nước trong khu vực ASEAN, với số lượng
công bố quốc tế là 27.453 bài trong giai đoạn 2012-2017, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 58
trong khu vực, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia nhưng khoảng cách về
số lượng các công bố chỉ bằng 1/2 nước đứng thứ tư là Indonesia, 1/3 của nước đứng
thứ ba là Thái Lan và bằng khoảng 1/6 số công bố của nước đứng đầu khu vực là
Maylaysia”. Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Web of
Science cho thấy “lĩnh vực vật lý, tọán học, hóa học và kỹ thuật (y học lâm sàng, khoa
học máy tính, kỹ thuật nông nghiệp) là thế mạnh của Việt Nam có mức độ tác động và
chuyên môn hóa trên toàn cầu”. Bốn chuyên ngành này đã chiếm đến trên 45% số
công bố KHCN quốc tế của Việt Nam.
Trong năm 2018, các đơn vị nghiên cứu và trường ĐH tại Việt Nam đã công bố
tổng cộng 6.707 công trình trên các tạp chí ISI (dữ liệu Web of Science - WoS).
85
Bảng 4.3. Top 11 các trường ĐH và nghiên cứu của Việt Nam về công bố ISI
trong năm 2018 và 7 tháng đầu năm 2019
Nguồn: Dữ liệu WoS 01/08/2019
Hoạt động NC&CGCN đã bước đầu được quan tâm tại các trường ĐH, số
lượng các dòng sản phẩm của các trường ĐH theo các hướng nghiên cứu khác nhau
được biểu diễn trên Hình 4.3.
Hình 4.3. Sản phẩm thương mại hóa theo các năm của hệ thống ĐH
giai đoạn 2011- 2015
Nguồn: Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo
86
Về hoạt động SHTT: Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động SHTT tại các
trường ĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy: “Năm 2017, đã cấp văn bằng bảo
hộ cho 28.314 đối tượng sở hữu công nghiệp (tăng 9,4% so với năm 2016), bao gồm
1.745 bằng độc quyền sáng chế, 146 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 2.267 bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 19.401 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc
gia và chấp nhận bảo hộ 4.745 nhãn hiệu quốc tế đăng ký qua hệ thống Madrid; 06
giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và 04 giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn”. Tuy nhiên, đơn đề nghị cấp văn bằng bảo hộ từ các trường
ĐH chiếm tỷ lệ rất thấp, cho thấy hoạt động SHTT tại các trường ĐH chưa được
quan tâm đúng mức.
4.1.1.4. Về đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ
Năm 2017, nguồn thu từ NCKH tại trường ĐH bằng 1/13 lần so với nguồn thu
học phí. Năm 2018 tỷ lệ nguồn thu từ NCKH tại các trường ĐH đã được cải thiện, cụ
thể: tỷ lệ nguồn thu từ đề tài NCKH/tổng thu chiếm 5,42% tương đương với 434 tỷ
đồng. Trong khi đó: tỷ lệ nguồn thu học phí trên tổng thu chiếm 64,27% tại các trường
ĐH, tương đương với 5.152 tỷ đồng (nguồn số liệu Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục
và Đào tạo). Từ số liệu trên cho thấy, nguồn thu chính tại các trường ĐH hiện nay chủ yếu
vẫn là hoạt động đào tạo. Hoạt động NC&CGCN chưa được coi trọng, chưa phát huy
được tiềm lực của đông đảo đội ngũ nghiên cứu đang giảng dạy và làm việc để tăng
nguồn thu cho trường ĐH. Nhận định trên cũng tương đồng với kết quả khảo sát sau:
51,58%
15,79%
22,11%
10,53%
Ít hơn 0.5%
Từ 0.5% đến 1%
Từ 1% đến 5%
Nhiều hơn 5%
Hình 4.4. Khảo sát nguồn thu từ hoạt động NC&CGCN tại các trường ĐH
Nguồn: Khảo sát của tác giả,2018
87
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 10,53% các trường ĐH có nguồn thu từ
NC&CGCN lớn hơn 5% so với tổng nguồn thu của trường ĐH, trong khi đó có
51,58% các trường ĐH có nguồn thu từ NC&CGCN ít hơn 0,5%. Điều đó chứng tỏ
nguồn thu chủ yếu của các trường ĐH vẫn là học phí.
Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, kinh phí chi cho
NC&CGCN từ các khu vực được thể hiện ở Bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Chi cho R&D theo khu vực thực hiện và nguồn cấp kinh phí (tỷ VND)
Khu vực thực hiện Tổng số
Nguồn cấp kinh phí
NSNN
ĐH DN Khác
Nước
ngoài NSTW NS ĐP
Các tổ chức nghiên
cứu KH&CN
4.762,8 3.082 455 51 198 794 183
Trường ĐH, học
viện, cao đẳng
1.063,2 671 134 123 26 65 44
Các tổ chức dịch
vụ KHCN
275,6 75 145 1 15 34 6
Cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp
628,4 128 439 1 8 40 13
DN 11.766,2 700 280 0 10.498 288
Toàn bộ 18.496,2 4.655,9 1.452,6 175,40 10.745,30 932,60 534,40
Nguồn: Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2018
Số liệu trên cho thấy, NN chỉ đầu tư cho khu vực ĐH khoảng 14,4 %
(671/4655,9), địa phương đầu tư khoảng 9,2%, DN đầu tư khoảng 0,24% so với tổng
ngân sách của các bên dành cho NG&CGCN. Có thể thấy, trường ĐH chưa được quan
tâm đúng mức để phát triển hoạt động NC&CGCN đồng thời cho thấy MQH giữa
trường ĐH và DN trong NC&CGCN chưa phát triển, các khu vực đều chưa tin tưởng
giao vốn của mình để nhận các sản phẩm NC&CGCN từ khu vực trường ĐH.
Xét trên bình diện quốc gia, trường ĐH là một tổ chức KHCN có tiềm lực
NCKH lớn nhất nước. Tiềm lực KHCN của trường ĐH được thể hiện qua số lượng các
nghiên cứu ngày càng tăng, giảng viên có trình độ tiến sĩ ngày càng nhiều. Tuy nhiên,
hoạt động NC&CGCN chưa đạt được kết quả tương xứng với nguồn lực sẵn có. Qua
kết quả khảo sát và số liệu minh chứng cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế
trong hoạt động NC&CGCN tại các trường ĐH được thể hiện ở những khía cạnh sau:
88
- Hoạt động NCKH chưa gắn kết chặt chẽ với CGCN. Các thành quả nghiên
cứu mang tính ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh còn chưa nhiều.
Các trường ĐH chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động NC&CGCN.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho hoạt động NC&CGCN tại các trường ĐH
chưa được đầu tư thỏa đáng, thiếu nguồn lực tài chính đầu tư cho hoạt động NC&CGCN.
- Thiếu cơ chế huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài trường ĐH đầu tư
cho hoạt động NC&CGCN và huy động giảng viên tham gia vào hoạt động NCKH.
- Trình độ của đội ngũ giảng viên các trường ĐH còn chưa đáp ứng nhu cầu của
đổi mới sáng tạo và nhu cầu của thị trường sản phẩm NC&CGCN.
- Việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, nghiên
cứu viên trong các trường ĐH chưa có sự gắn kết để hình thành một khối năng lực
nghiên cứu - đào tạo như kinh nghiệm của các quốc gia phát triển. Các cơ chế chính
sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên như ĐA 322, ĐA 911 trong thời gian qua cơ bản
hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ này.
- Chưa có sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu, đào tạo với các nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương nên chưa có các thành tựu rõ nét. Sự gắn
kết về giáo dục đào tạo và hoạt động NCKH chưa chặt chẽ, còn thiếu những nỗ lực
nghiên cứu chung giữa các cở sở NCKH để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của
vùng, của địa phương trên cơ sở bám sát các định hướng phát triển, qui hoạch của
vùng, của địa phương và chính phủ.
Theo xu thế phát triển, các trường ĐH đã bước đầu xác định được vị trí quan
trọng của hoạt động NC&CGCN. Khảo sát số liệu tại 167 trường ĐH (chiếm 71% tổng
số trường ĐH) và 324 DN về MQH giữa hai bên với nhau trong NC&CGCN (mẫu
nghiên cứu tại mục 3.3.3.2) cho thấy 95% các trường ĐH và DN đều nhận thức được
tầm quan trọng của MQH này trong NC&CGCN, số trường ĐH không có ý kiến là
những trường mới thành lập hoặc mới nâng cấp. Tuy nhiên, việc đầu tư NC&CGCN
tại các trường ĐH chưa được quan tâm thỏa đáng. Theo số liệu của World Bank năm
2019, đầu tư tài chính từ ngân sách NN cho hoạt động NCKH trong ngành giáo dục có
xu thế giảm trong những năm qua, trong khi nguồn kinh phí này vốn đã khá khiêm tốn
so với nhu cầu phát triển hoạt động NCKH. Đầu tư cho nghiên cứu phát triển KHCN
trong trường ĐH chỉ đạt 0,23% GDP trong tổng số gần 6% GDP cho toàn ngành giáo
dục. Bên cạnh đó, các trường ĐH cũng chưa tạo được nguồn thu để thúc đẩy hoạt động
NCKH, năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên ĐH chưa được phát huy. Những hạn
89
chế từ phía trường ĐH cho thấy sẽ rất khó để có được MQH khăng khít với DN trong
NC&CGCN nếu không có được sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách thúc đẩy của NN.
4.1.2. Tiềm lực và nhu cầu đổi mới của bên cầu
4.1.2.1. Số lượng doanh nghiệp
Theo Niên giám thống kê năm 2018, số DN đăng ký hoạt động sản xuất kinh
doanh là 560.417 DN, tăng 1,44 lần so với năm 2017, trong đó số DN sở hữu NN giảm
dần từ 3.048 DN năm 2015 xuống 2.486 DN vào đầu năm 2018, số DN ngoài NN tăng
dần từ 388.232 DN năm 2015 lên đến 541.753 DN năm 2018 tăng 1,4 lần so với năm
2015. Năm 2015, số DN có vốn nước ngoài cũng tăng lên đáng kể từ 11.046 DN năm
2015 lên 16.178 DN vào đầu năm 2018. Trong đó, số DN sản xuất chiếm gần 1/3 số
lượng, khoảng 98% các DN sản xuất có quy mô vừa và nhỏ.
Theo Cục Đăng ký kinh doanh, “năm 2018 cả nước có 131.275 DN thành lập
mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số DN và tăng 14,1% về số
vốn đăng ký. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN trong năm 2018 đạt 11,3 tỷ
đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong
năm 2018 là 3.886.892 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2017”. Số vốn đăng ký bình
quân của một DN phản ánh các DN đăng ký thành lập mới chủ yếu vẫn là DNNVV.
Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và vốn đăng ký bình quân của DN
giai đoạn từ 2011-2018
Năm Số lượng DN đăng ký mới vốn đăng ký bình quân
của DN (tỷ đồng)
2011 77.548 6,6
2012 69.784 6,7
2013 76.955 5,2
2014 74.842 5,8
2015 94.754 6,3
2016 110.100 6,8
2017 126.859 10,2
2018 131.275 11,3
Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư
90
4.1.2.2. Về thực trạng trình độ công nghệ tại các doanh nghiệp
Phần lớn DN sản xuất sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu so với mức trung bình
của thế giới 2 - 3 thế hệ. Trong khi đó, số lượng các DNNVV thiếu tiềm lực về tài
chính và yếu về nhân lực chiếm tỷ lệ lớn ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư đổi
mới công nghệ dẫn đến tỉ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các DN trong nước thấp,
chỉ đạt dưới 0,05% doanh thu (trong khi đó: tỉ lệ đầu tư cho R&D/GDP tại một số
quốc gia khác cao hơn rất nhiều: 3,57% tại Hàn Quốc, 1,7% tại Trung Quốc,
0,76% tại Ấn Độ).
Theo điều tra của một nhóm chuyên gia thực hiện dự án thuộc Chương trình đối
tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP): “đối với 100 DN sản xuất điển hình
trong một số lĩnh vực, chỉ có 23% các DN được điều tra có quan tâm tới đổi mới, cải
tiến công nghệ. Trong số đó, 6,6% DN có hoạt động tự nghiên cứu và làm chủ công
nghệ, 16,4% khác có hoạt động làm chủ công nghệ nhưng không liên quan đến R&D.
Có tới 77% các DN không theo đuổi hoạt động R&D hay đổi mới và làm chủ công
nghệ. DN sản xuất quy mô nhỏ, siêu nhỏ ít có khả năng thực hiện hoạt động R&D
chiếm tỷ lệ lớn”.
Khảo sát các DN về lý do chính thúc đẩy các DN có nhu cầu đổi mới công
nghệ, kết quả cho thấy: nâng cao chất lượng sản phẩm có 55% DN chọn lựa, sau
đó là lý do mong muốn đa dạng sản phẩm (25%), mở rộng khả năng sản xuất
(20%). Tuy nhiên, 65% các DN hiện đang làm chủ công nghệ khẳng định một
công nghệ thích hợp luôn có sẵn nhưng giá quá đắt nên không thể mua được. Kết
quả khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ có 8% DN có kế hoạch muốn tự phát triển công
nghệ hay gọi là phát triển năng lực công nghệ tự thân (in-house R&D), còn lại hầu
hết các DN đều trông chờ vào các nghiên cứu tại các tổ chức khoa học mạnh hay
CGCN từ các nước phát triển.
Với yêu cầu về đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất như hiện nay, nếu
ước tính vòng đời một công nghệ là 10 năm (sau 10 năm DN khai thác công nghệ,
đã đủ trừ khấu hao, sinh lợi, đủ tích lũy để đầu tư dây truyền sản xuất mới), thì
mỗi năm sẽ có 10% số DN phải thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới dây truyền
sản xuất. Như vậy, mỗi năm sẽ có khoảng 13.000 DN có nhu cầu sử dụng kết quả
nghiên cứu, sáng chế để đổi mới công nghệ, hoặc sẽ tiến hành đầu tư dây truyền
công nghệ mới.
91
4.1.2.3. Về đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp
Bảng 4.6. Đầu tư của Doanh nghiệp cho R&D tại một số quốc gia
Quốc gia
Tổng đầu tư
cho R&D (triệu
USD PPP)
Đầu tư của DN
cho R&D (triệu
USD PPP)
Tỷ lệ đầu tư
của DN (%)
Số liệu
năm
28 quốc gia EU 384.210,2 211.315,61 55,0 2015
Hoa Kỳ 502.893 306.261,84 60,9 2015
Liên bang Nga 40.522,1 11.427,23 28,2 2015
Trung Quốc 408.829 304.986,43 74,6 2015
Nhật Bản 170.081,8 128.411,76 75,5 2015
Hàn Quốc 74.217,7 56.182,80 75,7 2015
Singapo 10.066,7 5.305,15 52,7 2015
Malaysia 11.056,2 4.577,27 41,4 2015
Việt Nam 2.433,8 1.017,33 41,8 2015
Thái Lan 7.315,6 3.752,90 51,3 2015
Nguồn: OECD.stat ( WORLDBANK
( Center for Research and Development Strategy- Japan
Science and Technology Agancy (2016); EUROSTAT: (
Kết quả tổng hợp số liệu thống kê chi cho R&D theo nguồn đầu tư tại một số
quốc gia và theo Điều tra DN 2016 của Tổng cục Thống kê, cho thấy: “đầu tư của
DN cho R&D năm 2015 ở Việt Nam chiếm 41,8% tổng chi quốc gia cho R&D
(GERD)”. Tỷ lệ này tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ như sau: “Cao nhất tại Hàn
Quốc là 75,7%, Nhật Bản - 75,5%, Trung Quốc - 74,6%, Hoa Kỳ - 60,9%, 28 quốc
gia EU - 55%, Singapo - 52,7%, Thái Lan - 48,7%, Malaysia - 41,4%; cuối cùng tại
Liên bang Nga tỷ lệ này là 28,2%”.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, DN Việt Nam đang đầu tư vào
NC&CGCN thấp hơn hầu hết các nước Đông Nam Á. Khối DN tại Việt Nam chỉ chi
92
1,6% doanh thu hằng năm cho NC&CGCN, trong khi đó tỷ lệ này của Campuchia là
1,9%, Lào là 14,5%, Malaysia là 2,6%, Philippines là 3,6%.
4.1.2.4. Về nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cũng cho kết quả tương đồng với nhận định trên, trong 324
DN chỉ có 7,6% các DN có bộ phận riêng chuyên về NC&CGCN và hàng năm chỉ có
3% DN dành hơn 5% doanh thu cho hoạt động này.
Bảng 4.7. Khảo sát về sự quan tâm dành của DN dành cho NC&CGCN
% doanh thu dành cho NC&CGCN Trả lời
Ít hơn 1% 62.1%
Từ 1% đến dưới 5% 34.8%
Nhiều hơn 5% 3%
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Khi đánh giá về trình độ công nghệ sản xuất, chỉ có 3% DN cho rằng trình độ
sản xuất của DN mình chỉ đạt ở mức độ tiến bộ và hơn 77% DN đánh giá trình độ
công nghệ sản xuất chỉ đạt ở mức độ trung bình, 19,7% đánh giá chưa tiến bộ và chậm
tiến bộ.
Bảng 4.8. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của DN
Trình độ công nghệ sản xuất của DN Trả lời
Tiến bộ 3%
Tiến bộ trung bình 77.3%
Chậm tiến bộ 16.7%
Chưa có tiến bộ 3%
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Khảo sát về mong muốn của DN khi hợp tác với các trường ĐH trong
NC&CGCN, các DN đều mong muốn tận dụng được chất xám của các nhà khoa học
tại các trường ĐH, hoặc hợp tác để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của sản phẩm, tiếp
kiệm được kinh phí và hạn chế rủi ro trong nghiên cứu, kết quả cụ thể:
93
Bảng 4.9. Mong muốn của các DN trong hợp tác với các trường ĐH
Mong muốn Thời gian hoạt động
Từ 5 năm
trở xuống
Từ 6 -
10 năm
Từ 11 -
15 năm
Trên 15
năm
Total
Nhận được những thông tin mới nhất
về KHCN
3.64 3.70 3.71 3.25 3.65
Tiết kiệm được kinh phí và hạn chế rủi
ro trong nghiên cứu
3.86 4.00 3.79 3.50 3.86
Tận dụng được chất xám của các nhà
khoa học
3.82 4.15 3.79 4.00 3.92
Tận dụng được trang thiết bị và công
nghệ của trường ĐH
3.54 3.75 3.21 2.75 3.48
Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của sản
phẩm (về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả) 3.75 4.05 3.79 4.00 3.86
Mở rộng quy mô sản xuất 3.46 3.85 3.64 3.50 3.62
Phát triển sản phẩm mới 3.71 3.70 3.93 3.00 3.71
Đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường 3.82 3.75 3.71 3.00 3.73
Để được hỗ trợ của NN về tài chính 3.43 3.40 3.21 2.75 3.33
Nâng cao uy tín của DN 3.93 3.90 3.50 4.25 3.85
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Khảo sát về nhận thức của việc hợp tác, chỉ có 45.3% các DN cho rằng hợp tác
với trường ĐH là rất quan trọng và quan trọng đối với sự phát triển của DN trong bối
cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay, còn lại hầu hết các DN chưa thực sự
nhận thức rõ tầm quan trọng khi hợp tác với trường ĐH, kết quả cụ thể:
Bảng 4.10. Nhận thực của các DN khi tham gia hợp tác với trường ĐH
4.1.1.1Nhận thức của DN Trả lời
Không quan trọng 1.6%
Ít quan trọng 1.6%
Bình thường 51.6%
Quan trọng 40.6%
Rất quan trọng 4.7%
Nguồn: Khảo sát của tác giả
94
Nghiên cứu của Viện Thống kê của UNESCO (2012) về “Khó khăn các
nước đang phát triển gặp phải khi đo lường hoạt động NC&CGCN” chỉ ra rằng 5
lý do các DN ở các nước đang phát triển thực hiện tương đối ít hoạt động
NC&CGCN vì:
- Hầu hết các DN đều ở cận dưới của đường giới hạn về công nghệ toàn cầu, vì
vậy họ có xu hướng mua hoặc sao chép sẽ rẻ hơn so với việc tự thực hiện R&D hay
thực hiện MQH với trường ĐH trong NC&CGCN.
- Do thị trường tại các nước đang phát triển phân mảng và ít cạnh tranh hơn so
với thị trường các nước phát triển nên DN ở các nước này phải đối mặt với áp lực
trong việc phát triển công nghệ mới và ít phải đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_nham_thuc_day_moi_quan_he_giua.pdf