MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường sinh thái 6
1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong tăng trưởng
kinh tế và vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường sinh thái 20
Chương 2: KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI - YÊU CẦU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ
KẾT HỢP ĐÓ 28
2.1. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái -
yêu cầu của sự phát triển bền vững 28
2.2. Vai trò của Nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường sinh thái 49
Chương 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 70
3.1. Mâu thuẫn của việc đòi hỏi cần phải có tính đồng bộ về chính
sách, chiến lược, pháp luật trong kết hợp tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường sinh thái, với tình trạng còn thiếu, chưa đồng bộ 70
3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái, với hiệu quả thực tế còn bất cập, nhiều hạn chế 84
3.3. Mâu thuẫn của việc đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà nước cùng các tổ chức, các lực lượng xã hội trong kết hợp
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, với tình
trạng phối hợp còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ 97
Chương 4: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG KẾT HỢP TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 113
4.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng hệ thống chính
sách, chiến lược, pháp luật của nhà nước trong kết hợp tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 113
4.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý,
điều hành của bộ máy nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường sinh thái 126
4.3. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong việc tạo ra
sự đồng thuận của toàn xã hội nhằm thực hiện tốt việc kết hợp
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái 136
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 165
176 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môI trường sinh tháI ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước đã
đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chiến lược khác nhau. Ở một mức độ nhất
định các chiến lược này đều đề cập đến vấn đề bảo vệ MTST nói chung và
gắn TTKT với bảo vệ MTST nói riêng. Tiêu biểu là: Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003), Chiến
lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 (2006), Chiến lược khoáng
sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2011), Chiến lược phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012), Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh (2012), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (2011), Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 tại Đại hội XI, Chiến lược Bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2012)
Sự ra đời của các chiến lược trên tạo ra những điều kiện cần thiết, khuyến
khích các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đầu tư lao động, vốn, áp dụng các
thành tựu KH và CN vào khai thác, bảo vệ TNTN để thúc đẩy TTKT. Càng về
sau, vấn đề kết hợp TTKT với bảo vệ MTST càng được các chiến lược đề cập rõ
nét hơn, gắn với thực tiễn hơn. Những vấn đề như: yêu cầu các tổ chức, cá nhân,
khi phát triển kinh tế phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm
các nguồn TNTN, nhất là các loại tài nguyên không tái tạo; khôi phục tài nguyên
tái tạo được; duy trì khả năng chịu đựng cũng như tính đa dạng của Trái Đất;
thay đổi thái độ, thói quen của mỗi người khi sử dụng TNTN đã trở thành các
78
mục tiêu cụ thể trong các chiến lược. Chính điều này đã dẫn tới các kết quả khả
quan: một số chiến lược sau khi ban hành và tổ chức thực hiện đã có tác dụng
trực tiếp, tác động mạnh tới lợi ích của các chủ thể kinh tế, nhờ đó, có tác dụng rõ
trong việc nâng cao khả năng sử dụng hợp lý và tiết kiệm tối đa các nguồn tài
nguyên, làm giảm thiểu tới mức thấp nhất những tác động gây ô nhiễm MT và sử
dụng lãng phí TNTN. Các Chiến lược về Phát triển bền vững, Tăng trưởng xanh,
Bảo vệ môi trường quốc gia đã khuyến khích các chủ thể kinh tế và mọi người
dân có ý thức, thái độ và hành vi tích cực, thân thiện hơn trong việc bảo vệ MTST.
Như vậy, việc nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược
về bảo vệ MTST nói chung, chiến lược gắn TTKT với bảo vệ MTST nói riêng,
nhìn chung là đạt hiệu quả đối với công tác bảo vệ MTST. Tuy nhiên, vẫn còn
có một số hạn chế nhất định trong công tác ban hành, tổ chức thực hiện các
chiến lược. Chất lượng của các chiến lược mặc dù được nâng cao, song vẫn còn
tồn tại một số hạn chế, còn có sự chồng chéo lên nhau. Bên cạnh đó, việc tổ
chức thực hiện các chiến lược chưa được đồng đều giữa các địa phương trong
toàn quốc. Công tác soạn thảo, ban hành các chiến lược còn chậm so với yêu
cầu của thực tế, dẫn tới tình trạng nhiều chiến lược vừa mới ban hành nhưng
chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn đã không còn phù hợp nữa. Ngoài
ra, công tác thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chiến lược còn chưa
nghiêm minh, nhiều sai phạm chưa được xử lý kịp thời
Những thiếu sót trên đòi hỏi Nhà nước phải nhìn nhận lại một cách
khách quan, nghiêm túc, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
với yêu cầu thực tế đặt ra, nhằm từng bước hoàn thiện mục tiêu gắn TTKT
với bảo vệ MTST mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đặt ra.
3.1.2. Sự bất cập và thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong
việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
Những thảm họa về MTST xuất hiện do TTKT gây nên đòi hỏi Nhà
nước ta phải tiếp tục củng cố công cụ pháp luật và sử dụng một cách có hiệu
79
quả công cụ này để quản lý, kiểm soát quá trình phát triển. Chỉ có như vậy với
đảm bảo được nguyên tắc vừa TTKT, vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết
kiệm TNTN, bảo vệ MTST. Với tinh thần này, thời gian qua Nhà nước ta đã
ban hành nhiều quy định pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa TTKT và bảo vệ
MTST, hướng các nỗ lực của các nhân, cộng đồng vào quỹ đạo chung nhằm
lành mạnh hóa MTST, chống suy thoái, cạn kiệt các nguồn TNTN.
Trên lĩnh vực pháp lý quốc tế, kể từ năm 1972, sau Hội nghị quốc tế về
“Môi trường con người” được tổ chức tại Thụy Điển (Hội nghị Stockholm), có
rất nhiều văn bản Luật quốc tế về MT được Nhà nước ta tham gia soạn thảo và
ký kết. Nhìn một cách khái quát, các văn bản này mặc dù chủ yếu đề cập tới
vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng vấn đề gắn kết TTKT với bảo vệ MTST cũng
đã được thể hiện ở các góc độ khác nhau. Trong xu thế toàn cầu, hội nhập kinh
tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào các Hội nghị quốc tế, ký kết các Công
ước quốc tế về bảo vệ MTST và PTBV. Tại Hội nghị Trái Đất I ở Rio de
Janeiro - Braxin (năm 1992), chúng ta đã ký cam kết quốc tế về vai trò hợp tác
của các quốc gia trong kết hợp TTKT với bảo vệ MTST, đảm bảo các hoạt
động phải được kiểm soát, không gây tác động xấu đến MT dựa trên việc bảo
vệ nguồn TNTN, hạn chế sử dụng năng lượng gây ô nhiễm MT. Hội nghị Trái
Đất II được tổ chức tại Johannesburg - Nam Phi (năm 2002), Chính phủ Việt
Nam tham dự với tư cách là nước thành viên đã đưa ra các nguyên tắc về gắn
TTKT với bảo vệ MTST hướng tới mục tiêu PTBV.
Trong các Hội nghị quốc tế mà Việt Nam tham gia phải kể tới khóa họp
đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc tổ chức năm 1997. Tại đây, Chính
phủ Việt Nam đã ký kết nhiều công ước quốc tế thể hiện sự quan tâm và hợp
tác của Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế về bảo vệ toàn diện nguồn
TNTN và MTST trên phạm vi toàn cầu như: Công ước về thay đổi khí hậu, đa
dạng sinh học, chống sa mạc hóa, Công ước về luật biển, Công ước kiểm
soát, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hại và tiêu hủy chúng... Có
80
thể khẳng định, việc ký kết các Công ước này đã thể hiện sự nhận thức đúng
đắn, sâu sắc của Việt Nam về vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang rất quan
tâm, đặc biệt là trong việc thực hiện gắn kết TTKT với bảo vệ MTST.
Thực tế cho thấy, việc TTKT có được gắn kết chặt chẽ với bảo vệ
MTST hay không, không chỉ nhờ vào sự ký kết các hiệp định, hiệp ước của
các tổ chức quốc tế mà còn nhờ vào hệ thống luật quốc gia. Có thể thấy, trong
hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản pháp luật nào hướng vào điều
chỉnh riêng cho vấn đề kết hợp giữa TTKT với bảo vệ MTST. Tuy nhiên,
trong một số bộ luật chuyên ngành của các lĩnh vực kinh tế, môi trường, Nhà
nước đã lồng ghép và giải quyết nhiều vấn đề về quan hệ giữa TTKT và bảo
vệ MTST, do đó, việc gắn kết giữa TTKT với bảo vệ MTST ở Việt Nam thời
gian qua đạt nhiều thành tựu đáng kể. Văn bản pháp luật đầu tiên thể hiện
quan điểm này là Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Điều 29
trong Hiến pháp nêu rõ “Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước
về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt và hủy hoại môi trường”. Với quan
điểm này, Hiến pháp 1992 thể hiện bước đi tiên phong trong việc đặt ra và
thực hiện quan điểm PTBV ở Việt Nam theo hướng phải sử dụng hợp lý
TNTN và bảo vệ MTST trong quá trình phát triển.
Bước đột phá, thể hiện quan điểm kế thừa Hiến pháp 1992 về khai thác,
sử dụng hợp lý TNTN cho TTKT là Luật Bảo vệ môi trường năm 2003,
(Quốc hội nước ta thông qua tại kỳ họp thứ 4, khóa IX, ngày 27/12/1993).
Với 7 chương, 55 điều, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã đề cập tới
ảnh hưởng của tăng trưởng, phát triển kinh tế lên việc khai thác, sử dụng
TNTN và bảo vệ MTST. Luật yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong quá trình
quản lý, khai thác TNTN vào mục đích kinh tế phải có nghĩa vụ phòng,
chống, khắc phục sự suy thoái TNTN, bảo vệ MTST. Cụ thể, Điều 12 quy
81
định các tổ chức, cá nhân khi “khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo
đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được
quy định, đảm bảo phục hồi về mật độ và giống loài, sinh vật, không làm
mất cân bằng sinh thái” [105, tr.21]. Điều 20 quy định “Tổ chức, cá nhân
khi tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, cất giữ các loại
khoáng sản và các chế phẩm, kể cả nước ngầm phải áp dụng công nghệ phù
hợp, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường” [105, tr.42]. Luật còn quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ MT; nêu rõ các hình thức khen thưởng đối với
các tổ chức, cá nhân có thành tích và xử phạt các tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ MT. Sau khi ra đời, Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993 trở thành công cụ pháp lý quan trọng mà nhờ đó khâu tổ chức
quản lý TNTN của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, buộc các tổ
chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng TNTN phải có ý thức bảo vệ, nhất là
đối với các loại TNTN quý hiếm.
Qua một thập kỷ, sự vận động phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cộng với xu thế phát triển của thời đại đã đặt
vấn đề bảo vệ MTST trong TTKT ở nước ta vào một hoàn cảnh mới. Điều này
buộc Nhà nước phải nhìn nhận lại những điểm chưa thật phù hợp của Luật bảo
vệ môi trường năm 1993 và tiến hành sửa đổi. Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ
8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, gồm 15
chương, 136 điều. So với luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật này có nhiều
điểm cụ thể hơn, đặc biệt việc gắn kết giữa TTKT với bảo vệ MTST đã được
thể hiện một cách rõ ràng. Ngay ở điều 4, Luật khẳng định “Bảo vệ môi trường
phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát
triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu” [113, tr.11]. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
còn quy định rõ chính sách của Nhà nước ta về bảo vệ môi trường là “Sử dụng
82
hợp lý, tiết kiệm TNTN, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy
mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải” [113, tr.12]. Ngoài ra, Luật
còn có các quy định cụ thể, rõ ràng về bảo tồn, sử dụng hợp lý TNTN, bảo vệ
môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh (chương IV, Chương V).
Sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực, Chính phủ và
các cơ quan chuyên trách ở Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản dưới luật
hướng dẫn thi hành thực hiện. Trong đó có các văn bản quy định rất rõ về
khai thác, sử dụng TNTN đảm bảo PTBV, như: Nghị định số 149/2004/NĐ-
CP của Chính phủ Quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị quyết liên tịch số
01/2005/NQLT-HPN-BTNMT của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Bộ Tài
nguyên và môi trường về Việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục
vụ PTBV; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/
2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường...
Việc chỉ đạo gắn TTKT với bảo vệ MTST còn được Nhà nước thể hiện
cụ thể trong các đạo luật về sử dụng hợp lý các thành phần của MTST (sử
dụng hợp lý TNTN) hoặc bảo vệ MT cụ thể ở một địa phương, một ngành
như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm, Luật Biển, Luật Đất đai, Luật
Khoáng sản... cùng hàng loạt các luật, pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế, dân
sự, hình sự như Luật Du lịch, Luật Xây dựng, Luật Khoa học và công nghệ,
Luật Đầu tư, Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự...
Tất cả các văn bản pháp luật trên đều quy định rõ trách nhiệm pháp luật
đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở mọi khu vực
kinh tế nước đều phải có nghĩa vụ bảo vệ MTST, phải có các dự án đánh giá
tác động MT và các biện pháp khắc phục sự cố MT. Có thể nói, hệ thống các
83
văn bản pháp luật đó đánh dấu những bước đi quan trọng trong việc thực hiện
lịch trình thế kỷ XXI của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam, nhờ đó, có những
bước đi khá bền vững; MTST bước đầu được nhìn nhận và đánh giá khoa học
hơn trong mối tương quan với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Giá trị nội tại
của các nguồn TNTN càng ngày càng được đề cao.
Song, có một thực tế còn tồn tại là mặc dù số lượng văn bản pháp luật
về bảo vệ MT rất nhiều, nhưng lại vắng bóng hệ thống pháp luật chuyên
ngành về kết hợp giữa TTKT với bảo vệ MTST. Trong các văn bản pháp luật
về bảo vệ MT mặc dù có đề cập tới vấn đề bảo vệ MT, bảo tồn và khai thác
hợp lý TNTN trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh nhưng đó vẫn
chưa phải là vấn đề cơ bản, trọng tâm. Mặt khác, một số văn bản pháp luật đó ra
đời còn tồn tại những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế đời sống xã
hội, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn. Nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế
mở cửa và hội nhập, nhiều loại hình kinh doanh với các hình thức, cấp độ và
công nghệ khác nhau được triển khai ồ ạt, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật về
MT phù hợp. Song trên thực tế, các quy định pháp luật về MT hiện hành chưa
đáp ứng và chưa theo kịp thực tiễn, nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống pháp
luật quốc tế liên quan đến bảo vệ MT và PTBV mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia. Một số chuyên gia cũng cho rằng, điểm hạn chế cơ bản của Luật Bảo vệ môi
trường 2005 là chưa có tư tưởng chỉ đạo rõ ràng trong việc kết hợp một cách
có hiệu quả giữa ba mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ MT của sự PTBV. Đó là
những vấn đề thực tế đang đặt ra, đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm và có
những biện pháp xử lý phù hợp.
Hiện nay, vấn đề môi trường sinh thái ở nước ta đang có những diễn
biến phức tạp và ngày càng xấu dần, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn
kiệt; nhiều dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ hầu như
không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường; môi trường
sống của các giống loài động - thực vật đang bị thu hẹp dần; sức khỏe của
84
hàng triệu người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng ô nhiễm
môi trường sinh thái Để khắc phục những hạn chế trên, Nhà nước phải
đứng ra xây dựng hệ thống pháp luật về gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường sinh thái một cách đồng bộ, khoa học và có tính khả thi.
Đó cũng là tiền đề để đưa đất nước vững bước đi lên trên con đường phát
triển bền vững.
3.2. MÂU THUẪN GIỮA YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, VỚI HIỆU QUẢ THỰC TẾ CÒN
BẤT CẬP, NHIỀU HẠN CHẾ
3.2.1. Sự yếu kém trong gắn kết giữa các ngành, các cấp của hệ
thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong gắn tăng trưởng kinh tế
với bảo vệ môi trường sinh thái
Để bảo vệ MTST trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến
động, ngoài việc áp dụng chính sách pháp luật, Nhà nước còn thành lập các
cơ quan chuyên trách quản lý kinh tế và quản lý TN - MT.
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở nước ta, bộ máy quản lý
nhà nước về MT được tổ chức từ cấp trung ương đến địa phương và được kết
cấu theo ngành và theo lãnh thổ. Để đảm bảo chức năng tổ chức, quản lý việc
gắn kết giữa TTKT với bảo vệ MTST được thống nhất trên phạm vi cả nước,
Nhà nước đã giao nhiệm vụ quản lý TNTN và bảo vệ MTST cho các bộ, ngành
liên quan, trước hết là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong hơn 10 năm qua, Bộ
này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giúp Chính phủ quản lý tốt hơn
vấn đề TN - MT cũng như hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý nhà
nước về TN - MT đáp ứng yêu cầu PTBV, hội nhập quốc tế. Với cơ cấu tổ chức
hoạt động vững mạnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa thực hiện nhiệm vụ
đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về sử dụng, bảo vệ
TNTN đến với mọi người dân; vừa giúp Nhà nước nắm bắt, trao đổi, thực hiện
công khai thông tin, dân chủ cơ sở về quản lý, sử dụng TNTN. Sự phối hợp chặt
85
chẽ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành khác như Bộ Công
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an trong
quản lý, bảo vệ TNTN cho TTKT còn góp phần nâng cao tính minh bạch trong
công tác quản lý, chống thất thoát TNTN khi khai thác và sử dụng.
Ngoài quản lý phòng chống ô nhiễm MT theo ngành, trong những năm
qua, Nhà nước ta còn quản lý theo lãnh thổ. Ở nước ta, tình trạng ô nhiễm MT
diễn ra ở nhiều khu vực. Việc quản lý theo lãnh thổ, do đó, có tác dụng điều
tiết trực tiếp tới những nơi ô nhiễm, giúp xử lý tình trạng ô nhiễm diễn ra
nhanh và đạt kết quả tốt hơn. Về quản lý ô nhiễm MT theo lãnh thổ, Nhà
nước đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Uỷ ban nhân dân các cấp. Các cấp chính
quyền tỉnh, huyện có nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ MT tại địa
phương. Theo đó, Nhà nước đã thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường ở
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường
ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và có cán bộ kiêm nhiệm
quản lý MT ở xã, phường, thị trấn. Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ban
quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn đã có phòng, ban, bộ phận hoặc
bố trí cán bộ chuyên trách về MT. Sự hoạt động của các cơ quan này trong
nhiều năm qua đã có tác dụng tích cực trong việc giúp Nhà nước phát hiện, xử
lý nhiều điểm nóng ô nhiễm MT trên phạm vi cả nước.
Như vậy, những nỗ lực cố gắng của Nhà nước ta trong việc xây dựng
bộ máy nhà nước quản lý về TN- MT đã góp phần rất lớn vào việc khắc phục
ô nhiễm MTST trước các hoạt động kinh tế đang diễn ra. Tuy nhiên, sau
nhiều năm hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy và năng lực làm việc của cán bộ
viên chức bộ máy quản lý nhà nước về TN - MT còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Một là: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về MTST còn
chồng chéo, hoạt động không hiệu quả
Vấn đề đặt ra đối với PTBV trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay là phải bảo vệ được MTST. Muốn vậy, phải có bộ
máy quản lý nhà nước về MT đủ mạnh. Song, thực tế cho thấy, bộ máy này ở
86
nước ta hiện nay chưa đạt yêu cầu và chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở nước ta, hiện nay, có tới 90% số cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có thiết bị máy móc hiện đại để xử lý
chất thải trước khi thải ra MT, hơn 70% các khu công nghiệp, 90% các khu
dân cư và khu đô thị không có hệ thống xử lý chất thải tập trung. Hầu hết các
làng nghề đều trong tình trạng báo động về ô nhiễm MTST, trong đó, nhiều
cơ sở sản xuất của các làng nghề này thuộc diện gây ô nhiễm MT nghiêm
trọng cần xử lý triệt để. Các bãi chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp
thường không được xử lý đúng quy trình, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh
không thực hiện các yêu cầu về PTBV, hậu quả là nhiều dòng sông, không
khí, đất đai bị ô nhiễm nặng [phụ lục 11]. Tình trạng này diễn ra ở mọi nơi
từ thành thị tới nông thôn, mang tính thường xuyên, liên tục, đặt ra yêu cầu
cần phải có một bộ máy với số lượng cán bộ làm công tác quản lý TN - MT
đủ lớn, phủ rộng ở mọi địa bàn, mọi cấp, từ trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước về TN - MT ở nước
ta rất ít, lại tập trung chủ yếu ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Còn
cấp đơn vị hành chính thấp hơn như xã, phường hầu như không có hoặc có
không đáng kể. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ MT ở cấp địa phương. Đây là những lực
lượng giữ vai trò nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ MT ở cấp địa
phương. Nhưng, điều đáng nói là việc quản lý, bảo vệ MT ở cấp địa phương
chưa thực sự là mối quan tâm của lãnh đạo một số tỉnh, thành. Có rất nhiều
nơi các quan chức địa phương còn chạy theo quan điểm cực đoan trong phát
triển kinh tế, đánh đổi mọi giá để có TTKT cao, xem nhẹ các vấn đề về
MTST, nhiều quy hoạch phát triển địa phương chưa gắn với công tác bảo vệ
MTST. Nhiều tỉnh, thành trong cả nước ra sức “mời gọi”, “ưu tiên” cho các
chương trình đầu tư, mở các dự án, các khu công nghiệp nhưng lại không tính
đến MTST hoặc nếu có tính đến MTST thì lại không đầy đủ, mang tính hình
87
thức theo kiểu “miễn là có”. Ngoài ra, hiện trạng tất cả các doanh nghiệp khi
xin vào các khu công nghiệp đều có đánh giá tác động MT, hứa hẹn thực hiện
đầy đủ những quy định về bảo vệ MTST, nhưng ít doanh nghiệp thực thi bởi
không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của địa phương. Đây là những mặt yếu
kém trong công tác quản lý nhà nước về MTST ở nước ta hiện nay. Đã đến lúc
cần phải có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời những yếu kém này.
Tính đến nay, ở nước ta có tới hàng trăm đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội
đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác bảo vệ MTST.
Nhà nước giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành
khác như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế... quản lý việc bảo vệ MTST. Sự gắn kết của
các bộ, ngành trong nhiều năm qua đã giúp cho công tác bảo vệ MTST ở nước
ta có nhiều tiến triển theo chiều hướng tích cực. Tính từ năm 2003 đến nay, Bộ
Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp và xử
lý dứt điểm nhiều cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng trên phạm vi cả nước;
cùng với Bộ Tài chính tính toán, đề ra các mức thuế, phí hợp lý buộc các doanh
nghiệp phải đóng góp, tạo ra nguồn kinh phí cần thiết để xử lý ô nhiễm MT;
hoặc cùng với Bộ Y tế tiến hành rà soát tác động của ô nhiễm MT lên vật nuôi
và sức khỏe của con người, đề xuất những biện pháp chấn chỉnh kịp thời...
Thành quả đóng góp của các bộ, ngành trong việc bảo vệ MTST là
không nhỏ, song vẫn có những hạn chế nhất định. Tình trạng chồng chéo về
chức năng, thẩm quyền giữa các bộ, ngành là thách thức đặt ra trong việc gắn
TTKT với bảo vệ MTST ở nước ta. Việc giao nhiệm vụ về bảo vệ MTST,
việc phân cấp quản lý không rõ ràng giữa các Bộ, ngành tạo ra sự đùn đẩy, né
tránh trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho nhau khi xảy ra các các sự cố về MTST.
Lấy đơn cử việc quản lý tài nguyên nước: Trên thực tế, Nhà nước giao cho Bộ
Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước,
quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước. Song, trong khi đó, quản lý nhà
nước về sử dụng nước cho các ngành thì do các bộ khác chịu trách nhiệm.
88
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm trách quản lý nhà
nước đối với việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt nông
thôn, Bộ Công thương - quản lý nhà nước về việc cấp nước cho công nghiệp,
thủy điện, Bộ Xây dựng - quản lý nhà nước về cấp nước cho đô thị, các khu
công nghiệp Sự chồng chéo này làm cho chức năng, quyền hạn của các cơ
quan quản lý tài nguyên nước gặp nhiều khó khăn. Vào các mùa mưa lũ hay
các đợt hạn hán, hiện tượng tranh giành nhau xả nước hay giữ nước giữa các
bộ không phải là không xảy ra. Rõ ràng, kiểu quản lý “cha chung không ai
khóc” này sẽ tạo ra tình trạng thiếu năng lực làm chủ, dẫn đến tình trạng mất
kiểm soát trong công tác quản lý TN - MT ở nước ta.
Một ví dụ nữa về sự chồng chéo, hoạt động không hiệu quả giữa các cơ
quan nhà nước trong quản lý TN - MT ở nước ta hiện nay là việc quản lý vấn đề
biển đảo. Cho đến nay vẫn còn khoảng 15 bộ, ngành và lĩnh vực dịch vụ đang
khai thác và trực tiếp quản lý nhà nước về biển, hải đảo ở mức độ khác nhau trong
phạm vi thẩm quyền ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, ngành
Dầu khí Với cách quản lý theo ngành song lại thiếu các công cụ chính sách và
kỹ thuật quản lý liên ngành, liên vùng trong khai thác, sử dụng và phát triển tài
nguyên biển, hải đảo nên đã để lại nhiều bất cập như hiệu quả kinh tế biển đạt
được còn thấp, thiếu bền vững, vấn đề ô nhiễm MT nước biển, suy thoái các hệ
sinh thái dưới lòng đại dương và ven biển không được giải quyết triệt để
Hai là: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về môi trường còn thiếu về
số lượng, kém về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, không thực hiện hết
chức trách, nhiệm vụ được giao
Về số lượng: Nhìn chung cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ MTST ở
nước ta quá ít [Phụ lục 9]. Số lượng cán bộ mỏng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới
những khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về TN - MT ở nước ta hiện nay.
Nhằm đưa những vụ án vi phạm pháp luật về bảo vệ MTST ra ánh sáng,
bắt đối tượng vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tháng 6 năm
89
2006, Nhà nước quyết định thành lập Cục Cảnh sát môi trường nay là Cục
Cảnh sát phòng chống tội phạm về MT trực thuộc Bộ Công an. Từ khi thành
lập đến nay, lực lượng này đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp
luật về MT. Sáu tháng đầu năm 2013, bằng công tác nghiệp vụ, Cảnh sát phòng
chống tội phạm về MT đã phát hiện 6347 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ
MTST, tổ chức đấu tranh, triệt phá 39 chuyên án, chuyển cơ quan điều tra khởi
tố 86 vụ, 172 đối tượng, phạt hành chính trên 71 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm
2012, số vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ MTST của các doanh nghiệp đã
tăng 55, 95% [42]. Với những chiến công mà lực lượng Cảnh sát phòng chống
tội phạm về MTST đem lại đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống
tội phạm về MTST, nâng cao ý thức về bảo vệ MTST cho quần chúng nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_viec_ket_hop_giua_tang_truong_kinh_te_voi_bao_ve_moi_truong_sinh_thai.pdf