MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT. ii
DANH MỤC BẢNG. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. vii
DANH MỤC HÌNH. viii
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. TỔNG QUAN. 3
1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ. 3
1.2. Tính sống còn cơ tim. 7
1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đánh giá tính sống còn cơ tim
về mặt tế bào và mô học . 10
1.4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đánh giá tính sống còn cơ tim
trên lâm sàng . 12
1.5. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng . 30
1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới. 34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 39
2.2. Thiết kế nghiên cứu. 40
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 40
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu. 40
2.5. Quy trình nghiên cứu. 41
2.6. Thực hiện xạ hình tưới máu cơ tim. 42
2.7. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc. 49
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu. 55
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu. 56
Chương 3. KẾT QUẢ . 57
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. 573.2. Đặc điểm cận lâm sàng . 60
3.3. Xác định tính sống còn cơ tim ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 71
Chương 4. BÀN LUẬN . 78
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu. 78
4.2. Đặc điểm lâm sàng . 81
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng . 83
4.4. Giá trị của SPECT-CT trong xác định tính sống còn của vùng cơ tim
thiếu máu cục bộ . 96
KẾT LUẬN. 107
HẠN CHẾ – KIẾN NGHỊ . 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. PHIẾU THU THẬP DỮ LIỆU
Phụ lục 2. MẪU CHẤP THUẬN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 3. BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
Phụ lục 4. ĐIỀU TRỊ SUY TIM
150 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim bằng kỹ thuật Spect-CT trong đánh giá tính sống còn cơ tim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NYHA II ở nhóm %SDS 10% lại cao hơn không có ý nghĩa thống kê,
43,6% so với 22,3%. Nhóm bệnh nhân NYHA III-IV chiếm tỉ lệ tương đương
giữa hai nhóm %SDS.
60
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
3.2.1. Kết quả điện tâm đồ
Bảng 3. 4: Kết quả điện tâm đồ
Kết quả điện tâm đồ
Dân số
chung
%SDS
10%
%SDS
< 10%
Giá trị
p (N = 149) (n = 56) (n = 93)
Nhịp xoang, n (%) 147 (98,7) 55 (98,2) 92 (98,9) 1,0
Rung nhĩ, n (%) 2 (1,3) 1 (1,8) 1 (1,1) 1,0
BTTMCB, n (%) 145 (97,3) 56 (100) 89 (95,7) 0,17
Nhồi máu cơ tim cũ, n (%) 40 (26,8) 18 (32,1) 22 (23,7) 0,34
Biểu đồ 3. 2: Tỉ lệ nhồi máu cơ tim cũ theo định khu trên điện tâm đồ
Nhận xét: Trong dân số nghiên cứu, hầu như tất cả bệnh nhân có dấu
hiệu thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ, chiếm tỉ lệ 97,3%, hơn 1/4 (26,8%)
bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim cũ và định vị vùng nhồi máu dựa trên
điện tâm đồ thành trước, thành bên, thành dưới lần lượt 52,5%; 10% và
37,5%.
21/40
52,5%
4/40
10,0%
15/40
37,5%
Thành trước
Thành bên
Thành dưới
61
Tỷ lệ nhịp xoang chiếm đa số 98,7%, rung nhĩ 1,3% trên điện tâm đồ
nghỉ tĩnh, chưa thấy những rối loạn dẫn truyền khác trong dân số nghiên cứu.
3.2.2. Kết quả siêu âm tim
Bảng 3. 5: Kết quả siêu âm tim
Kết quả siêu âm tim
Dân số
chung
%SDS
10%
%SDS
< 10%
Giá trị
p (N = 149) (n = 56) (n = 93)
Vị trí giảm động vùng 0,54
Không có giảm động
vùng, n (%)
61 (40,9) 19 (33,9) 37 (39,8)
Mỏm tim, n (%) 63 (42,2) 20 (35,7) 33 (35,5)
Thành trước, n (%) 15 (10,1) 4 (7,1) 9 (9,7)
Thành bên, n (%) 8 (5,4) 5 (8,9) 3 (3,2)
Thành dưới, n (%) 14 (9,4) 7 (12,5) 7 (7,5)
Vách liên thất, n (%) 5 (3,4) 1 (1,8) 4 (4,3)
Phân suất tống máu thất
trái (%)
50,6 ± 16,2 46,9 ± 14,3 52,7 ± 16,9 0,03
Phân nhóm phân suất tống máu thất trái 0,13
< 40%, n (%) 39 (26,2) 16 (28,6) 23 (24,7)
40 – 49%, n (%) 29 (19,5) 15 (26,8) 14 (15,1)
50%, n (%) 81 (54,3) 25 (44,6) 56 (60,2)
Nhận xét: Khảo sát giảm động vùng trên siêu âm tim 2D nghỉ tĩnh, ghi
nhận khoảng 2/3 trường hợp có giảm động vùng, trong đó giảm động vùng
mỏm tim chiếm 35,5%, thành trước 8,7%; thành bên 5,4%, thành dưới 9,4%
và vách liên thất là 3,4%. Vị trí giảm động vùng không có sự khác biệt giữa
hai nhóm %SDS.
62
Chức năng co bóp thất trái được chia làm 3 phân độ, < 40% chiếm tỉ
lệ 26,2%; khoảng giữa từ 40 – 49% chiếm 19,5% và 50% chiếm tỉ lệ nhiều
nhất là 54,3%.
Nhóm %SDS 10% có phân suất tống máu thấp hơn có ý nghĩa so
với nhóm %SDS < 10%; 46,9 ± 14,3% so với 52,7 ± 16,9%. Tuy nhiên, với
phân nhóm phân suất tống máu thì tỉ lệ bệnh nhân có phân suất tống máu <
40% là tương đương giữa hai nhóm %SDS.
3.2.3. Kết quả chụp mạch vành
Bảng 3. 6: Kết quả chụp động mạch vành (N-57)
Kết quả CMV
Tần suất
(n)
Tỉ lệ
(%)
Động mạch vành ưu thế
Trái 3 5,3
Phải 53 93,0
Đồng 1 1,8
Số nhánh mạch vành hẹp ≥ 50%
Hệ mạch vành đại thể bình thường 8 14,0
Hẹp 1 nhánh mạch vành 18 31,6
Hẹp 2 nhánh mạch vành 15 26,3
Hẹp 3 nhánh mạch vành 16 28,1
Vị trí mạch vành hẹp ≥ 50%
LAD 41 71,9
LCx 26 45,6
RCA 29 50,9
63
Kết quả CMV
Tần suất
(n)
Tỉ lệ
(%)
Số nhánh mạch vành hẹp ≥ 70%
Hệ mạch vành đại thể bình thường 11 19,3
Hẹp 1 nhánh mạch vành 19 33,3
Hẹp 2 nhánh mạch vành 18 31,6
Hẹp 3 nhánh mạch vành 9 15,8
Vị trí mạch vành hẹp ≥ 70%
LAD 36 63,2
LCx 20 35,1
RCA 26 45,6
Nhận xét: Trong 149 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 57 trường hợp
chụp mạch vành cản quang, đa số mạch vành ưu thế phải, chiếm 93%.
Có tổng số 57 lượt thủ thuật với 96 sang thương hẹp ≥ 50% và 82 sang
thương hẹp ≥ 70% trên các nhánh động mạch vành đã được khảo sát.
Sang thương hẹp động mạch liên thất trước chiếm tỉ lệ cao nhất, với
số bệnh nhân có sang thương hẹp ≥ 50% và hẹp ≥ 70% lần lượt là 71,9% và
63,2%.
Sang thương hẹp động mạch mũ có tỉ lệ 45,6% và 35,1% cũng tương
ứng độ hẹp ≥ 50% và ≥ 70% như trên.
Sang thương hẹp động mạch vành phải chiếm tỉ lệ 50,9% và 45,6%
tương ứng với sang thương hẹp ≥ 50% và ≥ 70%.
Có 31,6% trường hợp chỉ hẹp 1 nhánh mạch vành, 26,3% trường hợp
hẹp 2 nhánh mạch vành và 28,1% trường hợp hẹp 3 nhánh mạch vành.
Với độ hẹp ≥ 70% trên chụp mạch vành, nghiên cứu ghi nhận 33,3%
trường hợp chỉ hẹp 1 nhánh mạch vành, 31,6% trường hợp hẹp 2 nhánh mạch
vành và 15,8% trường hợp hẹp 3 nhánh mạch vành.
64
3.2.4. Kết quả chụp SPECT-CT
Bảng 3.7: Kết quả tưới máu trên SPECT-CT theo loại nghiệm pháp gắng sức
n = 149
Thiếu máu cơ tim/ SPECT-CT Giá trị
p Không Có
Nghiệm pháp gắng sức, n (%) 34 (22,8) 115 (77,2)
0,77 Thảm lăn, n (%) 19 (23,8) 61 (76,2)
Thuốc, n (%) 15 (21,7) 54 (73,8)
Nhận xét: Trong 149 trường hợp tham gia nghiên cứu, có 2 nhóm
bệnh nhân được thực hiện nghiệm pháp gắng sức bằng thể lực (thảm lăn) và
gắng sức bằng thuốc lần lượt 80 trường hợp (53,7%) và 69 trường hợp
(46,3%). Sự khác biệt ý nghĩa của 2 nhóm bệnh p = 0,77 không có ý nghĩa
thống kê (phép kiểm χ2).
Bảng 3.8: Kết quả tưới máu trên SPECT-CT ở nhóm CMV có và không có
sang thương 50%
Có hẹp mạch vành 50%
n = 57
CMV
Tổng
Không sang
thương
Có sang
thương
Tưới máu trên
SPECT-CT
Không thiếu máu 6 5 11
Có thiếu máu 2 44 46
Tổng 8 49 57
Nhận xét:
Độ nhạy: 44/49 = 89,8%
Độ đặc hiệu: 6/8 = 75,0%
Giá trị tiên đoán dương: 44/46 = 95,7%
Giá trị tiên đoán âm: 6/11 = 54,5%
Độ chính xác tổng quát: (6+44)/57 = 87,7%
65
Bảng 3.9: Kết quả tưới máu trên SPECT-CT ở nhóm CMV có và không có
sang thương 70%
Có hẹp mạch vành 70%
n = 57
CMV
Tổng
Không sang
thương
Có sang
thương
Tưới máu trên
SPECT-CT
Không thiếu máu 7 4 11
Có thiếu máu 4 42 46
Tổng 11 46 57
Nhận xét:
Độ nhạy: 42/46 = 91,3%
Độ đặc hiệu: 7/11 = 63,6%
Giá trị tiên đoán dương: 42/46 = 91,3%
Giá trị tiên đoán âm: 7/11 = 63,6%
Độ chính xác tổng quát: (7+42)/57 = 86,0%
Bảng 3.10: Kết quả tưới máu trên SPECT-CT ở nhóm có và không có sang
thương LAD 50% trên CMV
Sang thương trên nhánh LAD
n = 57
CMV
Tổng
Không sang
thương
Có sang
thương
Tưới máu trên
SPECT-CT
Không thiếu máu 15 4 19
Có thiếu máu 1 37 38
Tổng 16 41 57
Nhận xét:
Độ nhạy: 37/41 = 90,2%
Độ đặc hiệu: 15/16 = 93,8%
Giá trị tiên đoán dương: 37/38 = 97,4%
66
Giá trị tiên đoán âm: 15/19 = 78,9%
Độ chính xác tổng quát: (15+37)/57 = 91,2%
Bảng 3.11: Kết quả tưới máu trên SPECT-CT ở nhóm có và không có sang
thương LCx 50% trên chụp mạch vành
Sang thương trên nhánh LCx
n = 57
CMV
Tổng
Không sang
thương
Có sang
thương
Tưới máu trên
SPECT-CT
Không thiếu máu 30 3 33
Có thiếu máu 1 23 24
Tổng 31 26 57
Độ nhạy: 23/26 = 88,5%
Độ đặc hiệu: 30/31 = 96,8%
Giá trị tiên đoán dương: 23/24 = 95,8%
Giá trị tiên đoán âm: 30/33 = 90,9%
Độ chính xác tổng quát: (30+23)/57 = 93,0%
Bảng 3.12: Kết quả tưới máu trên SPECT-CT ở nhóm có và không có sang
thương RCA 50% trên chụp mạch vành
Sang thương trên nhánh RCA
n = 57
CMV
Tổng
Không sang
thương
Có sang
thương
Tưới máu trên
SPECT-CT
Không thiếu máu 26 4 30
Có thiếu máu 2 25 27
Tổng 28 29 57
Độ nhạy: 25/29 = 86,2%
Độ đặc hiệu: 26/28 = 92,9%
Giá trị tiên đoán dương: 25/27 = 92,6%
67
Giá trị tiên đoán âm: 26/30 = 86,7%
Độ chính xác tổng quát: (26+25)/57 = 89,5%
Biểu đồ 3.3: Giá trị của tưới máu SPECT-CT trong phát hiện sang thương
mạch vành
Nhận xét: Đối với sang thương hẹp ≥50%, SPECT-CT có độ nhạy
89,9%, độ đặc hiệu 75%, độ chính xác tổng quát 87,7%. Riêng đối với sang
thương hẹp ≥70%, SPECT-CT có độ nhạy 91,3%, độ đặc hiệu 63,6%, độ
chính xác tổng quát 86%.
89,9% 91,3%
75%
63,6%
87,7% 86%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Hẹp mạch vành ≥ 50% Hẹp mạch vành ≥ 70%
(%
)
Độ nhạy
Độ đặc hiệu
Độ chính xác
tổng quát
68
Biểu đồ 3. 4: Giá trị của tưới máu trên SPECT-CT trong phát hiện sang
thương theo nhánh mạch vành
Nhận xét: Đối với phát hiện sang thương ở nhánh LAD, SPECT-CT
có độ nhạy 90,2%, độ đặc hiệu 93,8%, độ chính xác tổng quát 91,2%. Riêng
sang thương ở LCx, độ nhạy 88,5%, độ đặc hiệu 96,8%, độ chính xác tổng
quát 93%. Còn sang thương RCA, độ nhạy là 86,2%, độ đặc hiệu và độ chính
xác tổng quát lần lượt là 92,2% và 89,5%.
90,2%
88,5%
86,2%
93,8%
96,8%
92,2%
91,2%
93%
89,5%
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
LAD LCx RCA
(%
)
Độ nhạy Độ đặc hiệu Độ chính xác tổng quát
69
Biểu đồ 3.5: Phân bố tổng điểm chỉ số hấp thu phóng xạ giai đoạn gắng sức
Nhận xét: Bệnh nhân có nhóm điểm SSS >13 chiếm tỉ lệ cao nhất, 45,6%, lần
lượt là các nhóm có điểm SSS từ 4-8, <4 điểm và chiếm tỉ lệ thấp nhất là
nhóm 9-13 điểm với tỉ lệ 16,8%.
Biểu đồ 3.6: Phân nhóm %SSS
Nhận xét: Có 71,1% bệnh nhân thuộc phân nhóm %SSS ≥10%, có 43 bệnh
nhân chiếm tỉ lệ 28,9% thuộc phân nhóm %SSS <10%.
27/149
18,1%
29/149
19,5% 25/149
16,8%
68/149
45,6%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
13
S
ố
c
a
43/149
28,9%
106/149
71,1%
< 10%
> 10%
70
79/149
53%
70/149
47%
< 10%
≥ 10%
Biểu đồ 3.7 : Phân bố tổng điểm chỉ số hấp thu phóng xạ giai đoạn nghỉ tĩnh
Nhận xét: Có 58 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 38,9% có điểm SRS <4, lần lượt là
nhóm bệnh nhân có điểm SRS từ 4-8 điểm, >13 điểm và thấp nhất là nhóm từ
9-13 điểm với tỉ lệ 14,1%
Biểu đồ 3. 8: Phân nhóm %SRS
58/149
38,9%
39/149
26,2%
21/149
14,1%
31/149
20,8%
0
10
20
30
40
50
60
70
13
S
ố
c
a
Phân nhóm điểm SRS
71
Nhận xét: Bệnh nhân có %SRS <10% có 70 bệnh nhân chiểm tỉ lệ 47%, còn
lại là nhóm bệnh nhân có %SRS ≥ 10% chiếm tỉ lệ 53%.
3.3. Xác định tính sống còn cơ tim ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.3.1. Tỉ lệ phần trăm sống còn trên vùng cơ tim thiếu máu thất trái
(%SDS)
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ phần trăm sống còn trên vùng cơ tim thiếu máu thất trái
(%SDS)
Nhận xét: Từ kết quả SPECT-CT của 149 trường hợp có thực hiện
NPGS, các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm theo tỉ lệ phần trăm vùng cơ
tim thiếu máu thất trái (%SDS), trong đó nhóm %SDS < 10% chiếm tỉ lệ cao
hơn 62,4% và nhóm %SDS ≥ 10% chiếm 37,6%.
62,4%
37,6%
< 10%
≥ 10%
72
Biểu đồ 3.10: Phân bố phương pháp điều trị của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Chỉ có 24,8% bệnh nhân được can thiệp mạch vành, đa số
bệnh nhân được điều trị nội khoa tối ưu chiếm 75,2%, theo dõi và tái khám
định kỳ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Bảng 3.13: Phương pháp điều trị theo %SDS
Tổng
%SDS
Giá trị p ≥ 10% < 10%
149 n = 56 n = 93
CMV, n (%) 57 24 (46,4) 31 (33,3) 0,26
CTMV, n (%) 37 21 (37,5) 16 (17,2)
0,007
ĐTNK, n (%) 112 35 (62,5) 77 (82,8)
Nhận xét: Trong 57 bệnh nhân có %SDS ≥ 10%, tỉ lệ bệnh nhân được
chụp mạch vành cao nhất với 24 trường hợp (44,6%), sự khác biệt giữa nhóm
SDS ≥ 10% và nhóm còn lại không có ý nghĩa thống kê (p = 0,26).
37/149
24,8%
112/149
75,2%
CTMV
ĐTNK
73
Đối với chọn lựa phương pháp điều trị sau chụp mạch vành, nhóm
bệnh nhân có %SDS ≥ 10% được can thiệp mạch vành nhiều hơn so nhóm
bệnh nhân còn lại có ý nghĩa thống kê (p = 0,007).
3.3.2. Xác định tính sống còn cơ tim thông qua so sánh tỉ lệ tử vong và
cải thiện triệu chứng
Bảng 3.14: Phân nhóm tỉ lệ tử vong theo phương pháp điều trị của 2 nhóm
theo %SDS
Nhận xét: % tổng điểm của 17 vùng tưới máu cơ tim được chia thành
nhóm: nhẹ (< 10%) và nặng (≥ 10%), với các bệnh nhân lần lượt được chia
làm 2 nhóm chiến lược điều trị gồm can thiệp mạch vành và điều trị nội khoa.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tỉ lệ tử vong giữa 2 nhóm can thiệp và điều trị nội (p > 0,05), mặc dù ở
nhóm BN có %SDS ≥ 10% thì tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân được điều trị
nội khoa là 20,0% và nhóm bệnh nhân được can thiệp mạch vành là 4,8%.
Phương pháp
điều trị N
%SDS
Giá trị p
10%
n=56
<10%
n=93
CTMV, n (%) 37
n = 21
1 (4,8)
n = 16
0 (0)
1,0
ĐTNK, n (%) 112
n = 35
7 (20)
n = 77
1 (1,3)
0,001
Giá trị p 0.24 1,0
74
Biểu đồ 3.11: Đường cong Kaplan – Meier của tử vong theo chiến lược điều
trị ở nhóm bệnh nhân có %SDS<10%
Nhận xét: Phân tích đường cong Kaplan – Meier của tử vong ở nhóm
bệnh nhân có %SDS<10% cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm bệnh nhân được can thiệp mạch vành hoặc điều trị nội khoa
với p (log-rank) = 0,63.
75
Biểu đồ 3.12: Đường cong Kaplan – Meier của tử vong theo chiến lược điều
trị ở nhóm bệnh nhân có %SDS mức độ nặng (≥ 10%)
Nhận xét: Phân tích đường cong Kaplan – Meier của tử vong ở nhóm
bệnh nhân có %SDS mức độ nặng (≥ 10%) cho thấy không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân được can thiệp mạch vành hoặc điều
trị nội khoa với p (log-rank) = 0,09; mặc dù đường biểu diễn về tích lũy tỉ lệ
sống còn của nhóm bệnh nhân được can thiệp mạch vành thấp hơn so với
nhóm bệnh nhân được điều trị nội khoa.
76
Bảng 3.15: Số bệnh nhân có cải thiện NYHA sau 3 tháng theo phương pháp
điều trị
Phương pháp điều trị
Dân số chung
n=149
Cải thiện suy tim theo NYHA
%SDS ≥ 10%
n=56
%SDS < 10%
n=93
CTMV
- Cải thiện, n (%)
- Không cải thiện, n (%)
n=37
13 (35,1)
24 (64,9)
n = 21
9 (42,9)
12 (57,1)
n = 16
4 (30,8)
12 (69,2)
ĐTNK
- Cải thiện, n (%)
- Không cải thiện, n (%)
n=112
11 (9,8)
101 (90,2)
n = 35
2 (7,5)
33 (92,5)
n = 77
9 (11,7)
68 (88,3)
Giá trị p 0,001 0,001 0,23
Bảng 3.16: Số bệnh nhân có cải thiện NYHA sau 3 tháng theo %SDS
Phương pháp điều trị
Dân số chung
n=149
%SDS
Giá trị p
≥ 10%
n=56
< 10%
n=93
CTMV, n (%) n=37
n = 21
9 (42,9)
n = 16
4 (30,8)
0,32
ĐTNK, n (%) n=112
n = 35
2 (7,5)
n = 77
9 (11,7)
0,49
Nhận xét: Khi so sánh về mức độ cải thiện NYHA, nhóm bệnh nhân
được can thiệp mạch vành (13/37) có tỉ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm bệnh
nhân chỉ được điều trị nội khoa (11/112); 35,1% so với 9,8%; p < 0,001.
Mức độ cải thiện NYHA sau 03 tháng theo dõi có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở nhóm có %SDS mức độ nặng (≥ 10%) khi so sánh giữa hai
chiến lược điều trị can thiệp mạch vành và điều trị nội khoa (42,9% so với
77
7,5%; p = 0,001). Ngược lại, không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê ở
mức độ cải thiện NYHA giữa hai chiến lược điều trị ở hai nhóm %SDS <10%
78
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm chung
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 149 bệnh nhân với tuổi trung bình
là 63,7 ± 11,8 tuổi. Độ tuổi này hơi cao hơn với độ tuổi nghiên cứu về xạ hình
tưới máu cơ tim SPECT quy trình hai đồng vị trong chẩn đoán bệnh mạch
vành mạn tính của Huỳnh Kim Phượng là 57 tuổi [8]. Tuổi trung bình trong
mẫu của chúng tôi cũng lớn hơn độ tuổi trong nghiên cứu của Fallahi và cs.
(57,2 ± 11,3 tuổi) [46], nghiên cứu của Husmann và cs. [72] có lứa tuổi trung
bình 57,2 ± 10 tuổi. Sự khác biệt này là do trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi, tất cả bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
và đều có dấu hiệu tổn thương mạch vành trên điện tâm đồ và/hoặc siêu âm
tim và/hoặc có tiền sử bệnh mạch vành trước đó hay nói cách khác trong
nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao và trong 57 bệnh nhân
được chụp mạch cản quang thì tới 86% trường hợp có sang thương hẹp.
Trong khi đó, nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng 67 bệnh nhân được chẩn
đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ trên lâm sàng và được chụp mạch vành cản
quang, chỉ có 55% có tổn thương mạch vành trên chụp mạch vành cản quang.
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong nhóm tuổi
nguy cơ bệnh mạch vành, chiếm tỉ lệ là 92,1%.
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nam giới chiếm ưu thế hơn,
87,9% so với 12,1% (nữ). Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ bệnh mạch vành
thường gặp ở nam nhiều hơn nữ trong các nghiên cứu dịch tễ học. Trong
nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng với 67 bệnh nhân, cũng cho thấy tỉ lệ
nam giới và nữ giới, 73,1% so với 26,9% [8]; nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với nghiên cứu xạ hình tưới máu cơ tim bằng phối hợp nghiệm pháp
gắng sức 2 thuốc của Fallahi và cs. với tỉ lệ nam: nữ tương ứng 82,3% và
79
17,7% [46]. Phân tích hồi qui đa biến trong nghiên cứu của Nguyễn Thượng
Nghĩa [6] đã cho thấy tuổi tác tăng cao và phái tính nam là yếu tố nguy cơ
quan trọng của bệnh mạch vành, biểu hiện rõ nhất trên nhóm bệnh nhân nam
từ 50 tuổi trở lên.
4.1.2. Yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có ít nhất hai yếu tố
nguy cơ tim mạch trở lên, chiếm 37,6%. Theo y văn, nguy cơ mắc bệnh mạch
vành gia tăng khi có sự hiện diện kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch.
Nghiên cứu Framingham Heart Study đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch
chính bao gồm tăng cholesterol, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường.
Kết quả cho thấy những người có trên 2 yếu tố nguy cơ tim mạch chính có
nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong đời sống cao hơn hẳn so với nhóm người
không có yếu tố nguy cơ nào. Điều này đã được ghi nhận ở những nghiên cứu
khác nhau trên các quần thể người Châu Âu - Mỹ hoặc Châu Á.
Theo nghiên cứu CASS [127], cũng như trong nghiên cứu của Waters
và cs. [129], rối loạn lipid máu trở thành yếu tố nguy cơ quan trọng khi không
có yếu tố nguy cơ là tuổi và giới tính. Tham khảo một số nghiên cứu siêu âm
nội mạch vành, tỉ lệ yếu tố nguy cơ tim mạch thay đổi tùy theo nghiên cứu
(Bảng 4.1). Hầu hết bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều đã và đang được
điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch, trong đó có rối loạn chuyển hóa lipid
máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, và các yếu tố nguy cơ khác. Những bệnh
nhân này đã và đang được điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch dù yếu tố tuân
trị chưa được khảo sát một cách đầy đủ.
Tỉ lệ bệnh nhân bị thừa cân trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng, chúng tôi nghiên cứu dựa theo
tiêu chuẩn nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới về phân loại tình trạng béo
phì của người lớn vùng Châu Á- Thái Bình Dương với BMI ≥ 23 được xem là
80
thừa cân. Giới hạn này thấp hơn so với các nghiên cứu Framingham Heart
Study, Nurses’Health Study và một số nghiên cứu khác ở Mỹ - Châu Âu là do
giới hạn BMI từ 25 đến 30 được xem là thừa cân. Tỉ lệ bệnh nhân thừa cân
trong nghiên cứu của chúng tôi theo tiêu chuẩn người Châu Á cũng tương
đương với các nghiên cứu trên thế giới [90] tuy có thấp hơn nghiên cứu của 2
tác giả Hoàng Văn Sỹ và Nguyễn Thượng Nghĩa [6], [10].
Tỉ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi là 56,4%, cao hơn so
với trong dân số Việt Nam nói chung. Theo báo cáo của Bộ Y tế công bố vào
tháng 07 năm 2010, tỉ lệ hút thuốc lá trong dân số Việt Nam ở người trưởng
thành là 47,4% ở nam, 1,4% ở nữ giới và 23,8% người trưởng thành đang hút
thuốc lá. Báo cáo tổng kết năm 1990 qua 10 nghiên cứu thuần tập theo dõi 20
triệu lượt người/năm, cho thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người hút
thuốc lá cao hơn rõ rệt so với người không hút thuốc lá, nguy cơ tử vong do
bệnh mạch vành tăng gấp 1,7 lần [4]. Từ phân tích đa biến trong nghiên cứu
CASS, tác giả Vlietstra RE [127] đã nhấn mạnh rằng cứ 10 bệnh nhân hẹp
động mạch vành dưới 45 tuổi thì có 9 bệnh nhân đã hút thuốc lá nên tần suất
hút thuốc lá chiếm tỉ lệ là 90%. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với kết quả nghiên
cứu của chúng tôi là 55,4%. Lý giải điều này là do trong mẫu nghiên cứu của
chúng tôi, 30,4% bệnh nhân biết bệnh mạch vành trước đây và theo quy trình
chẩn đoán, theo dõi và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy tất cả bệnh nhân tim
mạch đều được tư vấn bỏ hút thuốc. Đây có thể là lý do vì sao tỉ lệ hút thuốc
lá trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với cộng đồng người Việt Nam
và so với nghiên cứu CASS.
81
Bảng 4.1: Các yếu tố nguy cơ tim mạch qua các công trình nghiên cứu
THA ĐTĐ
RLM
M
HTL
Thừa
cân
Chúng tôi 60,4% 26,2% 73,8% 56,8% 32,2%
Nguyễn Thượng Nghĩa và cs. [6] - 71% 67,3% 70,1% 59,8%
Huỳnh Kim Phượng và cs. [8] 68,7% 22,4% 88,1% 43,1% 22,4%
Hoàng Văn Sỹ và cs. [10] 63,6% 35,0% 84,3% 40,0% 70,7%
Vlietstra và cs. [127] 34,8% 11,4% 74,0% 80,1% -
Waters và cs. [129] 35,5% 4,8% - 54,3% -
4.2. Đặc điểm lâm sàng
4.2.1. Triệu chứng đau ngực
Đau ngực là triệu chứng thường được mô tả ở bệnh nhân hẹp mạch
vành. Phần lớn bệnh nhân của chúng tôi có triệu chứng đau ngực phân độ
CCS 1, chiếm 65,8% và 34,2% số bệnh nhân còn lại có triệu chứng đau ngực
phân độ CCS 2. Đau ngực ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn thường được mô
tả kèm theo có gắng sức, là hậu quả của mất cân bằng cán cân cung cầu oxy
cho cơ tim. Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Trường Sơn và cs., có 36,4%
bệnh nhân có triệu chứng đau ngực điển hình và đến 55,0% bệnh nhân có
triệu chứng đau ngực điển hình trong nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Hà và
cs [3], [9].
Tác giả Owlia và cs. cũng ghi nhận đến 67% các bệnh nhân trong
nghiên cứu trên gần 300.000 bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh mạch vành mạn
tính có triệu chứng đau ngực phân độ CCS 1-2 [97]. Cho đến hiện tại, nhiều
82
nghiên cứu đã cho thấy các kết quả không thống nhất về mối liên quan giữa
mức độ nặng của triệu chứng đau ngực và kết cục lâm sàng, nhưng các nghiên
cứu này cũng thường chỉ giới hạn ở các bệnh nhân được nhập viện và có can
thiệp mạch vành. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh mạch vành mạn và có triệu
chứng đau ngực, khi kết hợp với tuổi và giới, sẽ cung cấp thông tin về xác
suất tiền nghiệm mắc bệnh mạch vành [84]. Từ đó, bác sĩ lâm sàng sẽ có chỉ
định biện pháp cận lâm sàng phù hợp tiếp theo để xác định chẩn đoán bệnh
mạch vành.
4.2.2. Triệu chứng khó thở - Phân độ suy tim theo NYHA
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn các bệnh nhân chỉ có phân
độ triệu chứng suy tim theo NYHA I, chiếm 57%. Tỉ lệ bệnh nhân có phân độ
NYHA III chỉ chiếm 12,8%; còn lại là 30,2% bệnh nhân có phân độ NYHA
30,2%. Kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Tất Trung và cs., trong đó ghi nhận 85,4% bệnh nhân có phân độ NYHA I-II
[13]. Tác giả Phan Thảo Nguyên và cs. khảo sát trên 75 bệnh nhân mắc bệnh
mạch vành mạn cũng ghi nhận đến 79,3% các bệnh nhân có phân độ NYHA
I-II và 18,7% các bệnh nhân có phân độ NYHA III-IV [7].
Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có thể diễn tiến đến suy tim nếu
không được điều trị tái tưới máu. Cả ESC và ACC đều khuyến cáo dùng biện
pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, trong đó có SPECT-CT, để phát
hiện tình trạng thiếu máu cục bộ và đánh giá tính sống còn cơ tim ở bệnh
nhân suy tim có bệnh mạch vành, và nên được thực hiện trước khi quyết định
tái thông ở những bệnh nhân phù hợp với chỉ định tái thông mạch vành [101],
[134].
83
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng
4.3.1. Nghiệm pháp gắng sức bằng thể lực (thảm lăn) và nghiệm pháp gắng
sức bằng thuốc
Nghiệm pháp gắng sức thể lực bằng thảm lăn là lựa chọn đầu tiên
trong xạ hình tái tưới máu cơ tim. Tuy nhiên ở bệnh nhân giảm chức năng
gắng sức thể lực hoặc khó đi lại hoặc có chống chỉ định với nghiệm pháp
gắng sức bằng thảm lăn, nghiệm pháp gắng sức bằng thuốc sẽ được thay thế,
lựa chọn thuốc dựa vào dược lý học hoặc điều kiện của cơ sở y tế hiện có ví
dụ Adenosine, Dipyridamole, Dobutamine, Trên thế giới Adenosine và
Dipyridamole là những tác nhân dãn mạch làm dãn ĐMV dẫn đến tăng dòng
máu trong mạch máu và ít ảnh hưởng xấu đến các mạch vành hẹp.
Hiện tượng “đánh cắp” máu trong mạch vành có liên quan đến bất
thường tái tưới máu và có thể nhận diện được khi thực hiện các xét nghiệm về
hình ảnh học, Dobutamine có tác dụng làm tăng co bóp cơ tim. Tùy vào trung
tâm sẽ lựa chọn phương thức gắng sức cho bệnh nhân.
Phân tích số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 53,7% bệnh
nhân được thực hiện nghiệm pháp gắng sứcbằng thảm lăn và 46,3% gắng sức
bằng thuốc (Dipyridamole hoặc Dobutamine), chúng tôi không ghi nhận có sự
khác biệt giữa 2 phương thức gắng sức với p = 0,77.
Việc ghi nhận có nhiều tác dụng phụ của Dipyridamole dựa trên công
trình nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng cũng là kinh nghiệm giúp chọn lựa
phương thức gắng sức. Tác dụng phụ của Dipyridamole trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng có thể do nghiên cứu
của chúng tôi càng về sau thì kinh nghiệm cũng như hiểu biết về triệu chứng
của bệnh nhân đã tốt hơn, những triệu chứng như nặng ngực hay nặng đầu
84
thoáng qua chúng tôi cũng không ghi nhận nên việc tỷ lệ thấp hơn có mang
tính chủ quan của người nghiên cứu.
Tác dụng phụ giảm huyết áp sau gắng sức Dipyridamole trong nghiên
cứu của chúng tôi cũng ít hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng do
chúng tôi chọn mức giảm từ 20 mmHg. Với tác dụng phụ tăng nhịp tim sau
tiêm Dipyridamole chúng tôi cũng ghi nhận tần số tim bắt đầu tăng từ sau
phút thứ 2 và đỉnh điểm là phút thứ 6,7 kéo dài đến phút thứ 15 giống nghiên
cứu của tác giả Huỳnh Kim Phượng.