Luận án Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực, phát huy nguồn lực

thanh niên và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nguồn nhân lực

và nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 13

1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nguồn nhân lực

và nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 17

1.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và vấn đề

luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2: PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN

NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26

2.1. Phát huy nguồn lực thanh niên và những nhân tố tác động đến việc phát huy

nguồn lực thanh niên 26

2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của việc phát huy nguồn lực thanh niên

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 56

Chương 3: PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN

NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78

3.1. Thực trạng nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 78

3.2. Thực trạng phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 85

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 102

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC

THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI 115

4.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thanh

niên đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 115

4.2. Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực thanh niên, giải quyết việc làm và tạo điều

kiện cho thanh niên làm việc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 126

4.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 138

4.4. Mở rộng dân chủ, khơi dậy sự nỗ lực của bản thân thanh niên và đẩy mạnh hợp

tác quốc tế nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa 143

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 164

pdf181 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chứng. Vì vậy, việc phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH đòi hỏi trước hết phải tìm cách nuôi dưỡng, kích thích sức sáng tạo của họ, khai thác tốt nguồn tiềm năng trí tuệ to lớn của NLTN. Bởi vì NLTN là nguồn lực nội tại, cơ bản, tất yếu, giữ vị trí trọng tâm trong hệ thống các nguồn nhân lực của sự phát triển xã hội; là chủ thể trực tiếp, hiện thực, quyết định toàn bộ quá trình CNH, HĐH. Trong thời đại ngày nay, vai trò quyết định của NLTN không chỉ là sức mạnh cơ bắp, nguồn lực thanh niên 77 phải có những năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đặt ra. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, những năng lực và phẩm chất chủ yếu cần có ở người lao động phải thể hiện được tinh thần yêu nước, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, sức khoẻ, văn hóa lao động công nghiệp, văn hóa sinh thái, văn hóa dân chủ - nhân văn,... Từ vị trí, đặc điểm của NLTN và những năng lực, phẩm chất cần có ở người lao động như vậy, vấn đề đặt ra là phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của NLTN ở nước CHDCND Lào hiện nay để từ đó có hướng khai thác và phát huy hợp lý, có hiệu quả NLTN bảo đảm cho sự thành công quá trình CNH, HĐH đất nước. 78 Chương 3 PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY Ở CHDCND Lào, phần lớn nguồn lực lao động cũng đang trong độ tuổi thanh niên. Nơi đây có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, LLLĐ dồi dào cho phát triển KT-XH. Cùng với nhân dân cả nước, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ thanh niên Lào đã phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống quý báu của nhân dân các bộ tộc làm nên những chiến công hiển hách. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển KT-XH, thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất nước, NLTN Lào với trí thông minh, cần cù, sáng tạo, đã tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, góp phần đưa nền kinh tế Lào ngày càng phát triển không ngừng. Theo kết quả Tổng điều tra dân số cả nước tính đến tháng 7/2012, dân số Lào có khoảng 6.586.266 người, độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 36,7% (nam 1.197.579 người/nữ 1.181.523 người), độ tuổi từ 15-64 tuổi chiếm 59% (nam 1.908.176 người/nữ 1.950.544 người), độ tuổi trên 64 tuổi chiếm 3,7% (nam 107.876 người/nữ 131.513 người), tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,65% (xếp thứ 71 thế giới) và có mật độ dân số là 26,7 người/km2 (xếp thứ 177 thế giới) [96, tr.14]. Nguồn lực thanh niên là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển của đất nước. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên NLTN cần được sự giúp đỡ, chăm lo, giáo dục, đào tạo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội. 79 Với lực lượng đông đảo như vậy, thời gian qua, Đoàn thanh niên NDCM Lào đã có nhiều chủ trương phù hợp giúp NLTN có điều kiện được lập thân, lập nghiệp. Nhiều mô hình làm kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đang được nhân rộng. Tính tích cực chính trị, xã hội, tinh thần tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được phát huy mạnh mẽ, đại bộ phận NLTN tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào; quan tâm hơn đến các giá trị văn hóa truyền thống; có ý chí vươn lên, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu; tích cực học tập, lao động, sáng tạo, đi đầu trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học và công nghệ mới; gắn bó với quê hương để xây dựng cuộc sống mới và phát triển kinh tế. Chính bản thân mỗi thanh niên cũng có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng và là lực lượng xung kích tham gia có hiệu quả vào quá trình phát triển KT-XH ở địa phương cũng như đối với sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH. - Thực trạng cơ cấu nguồn lực thanh niên Cho đến nay lao động công nghiệp, xây dựng ở nước CHDCND Lào mới chỉ chiếm 6,9%, dịch vụ 23,4%, còn lại 69% là lao động nông nghiệp. Trong khi đó, ở các nước công nghiệp hóa thì tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ phải chiếm đa số. Mặt khác, cơ cấu nghề nghiệp còn cho thấy: ở nước CHDCND Lào, lao động trí óc chỉ chiếm 7,42% còn lại là lao động cơ bắp. (xem phục lục 5). Gần đây sự phân bố nguồn lực lao động thanh niên đang được điều chỉnh theo các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhưng họ vẫn chưa có trình độ nghề nghiệp vững chắc. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động thanh niên nông thôn phổ biến là trình độ tiểu học và trung học cơ sở, trình độ nghề nghiệp thấp. Qua khảo sát cho thấy, số lao động không biết chữ 2,1%, số có trình độ cấp I, cấp II và III là 56%, số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 4,3%. (xem phục lục 6). Từ đây cho thấy rõ là, thiếu vốn, thiếu kiến thức kinh doanh và quản lý kinh tế, thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, đời sống 80 văn hóa tinh thần nghèo nàn đang là một trở ngại lớn chưa thể vượt qua ngay của nguồn lực lao động nói chung, nguồn lực lao động thanh niên nói riêng. Những mâu thuẫn và khó khăn của NLTN tạo ra sức cản lớn đối với việc khai thác và phát huy vai trò của họ trong quá trình CNH, HĐH. Một thực tế là, trong khi chúng ta cần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH thì NLTN chủ yếu lại "mù nghề". Một số xí nghiệp giầy da, may công nghiệp ở Thủ đô tuyển chọn lao động đòi hỏi trình độ lớp 9/12, nhưng cũng không tài nào cung ứng nổi, phải hạ tiêu chuẩn xuống lớp 5/12 thì mới tuyển được. - Thực trạng số lượng nguồn lực thanh niên Hiện nay nước CHDCND Lào có khoảng hơn 3 triệu người lao động, trong đó có hơn 2 triệu là thanh nên (độ tuổi từ 15 - 35), chiếm 51,63% lao động xã hội và gần 34,5% dân số. Trong đó, NLTN nông thôn chiếm 23,6% (xem phục lục 4), NLTN là học sinh, sinh viên khoảng 698.286 người [96, tr.49]. Theo các số liệu điều tra, tỷ lệ của nhóm nguồn lao động thanh niên so với tổng dân số cả nước có xu hướng giảm đi, nhưng vẫn tăng thêm về số lượng tuyệt đối do tỷ lệ tăng dân số vẫn cao. Lực lượng dự trữ cho nguồn lao động thanh niên khá lớn, nếu như ở nhiều nước phát triển, số dân thuộc nhóm 14 tuổi trở xuống chỉ chiếm 16-17%, thì ở nước CHDCND Lào, tỷ lệ này là 33,20% (khoảng 1,9 triệu). Trung bình hàng năm đội ngũ lao động được bổ sung từ hơn 146 ngàn người và như vậy đến năm 2015 có thêm hơn 0,4 triệu người nữa, đưa nguồn lao động thanh niên lên tới 2,4 triệu [96, tr.49]. Sự tăng lên về số lượng NLTN là một ưu thế quan trọng cho việc phát triển xã hội, là động lực lớn thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Một mặt nó tạo ra sự trẻ hóa lực lượng lao động, nhưng mặt khác, số lượng lao động thanh niên đông cũng tạo ra một sức ép lớn về việc làm, đào tạo nghề và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Nhất là hiện nay nguồn lao động thanh niên ở nước CHDCND Lào chất lượng còn thấp và không đồng bộ, cả về trình độ học 81 vấn, lẫn thể chất, kỹ năng nghề nghiệp, thói quen lao động... Nó không đáp ứng được nền sản xuất đòi hỏi công nghệ cao, luôn đổi mới, đặc biệt ở những ngành kinh tế mũi nhọn. Thường thấy nguồn lao động trẻ nước CHDCND Lào không đáp ứng được 1/2 yêu cầu về học vấn và có nghề nghiệp tinh thông. Điều đó đặt ra vấn đề cấp bách đòi hỏi Nhà nước phải có chương trình và chính sách hợp lý chủ động trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho NLTN. Quan trọng hơn, các chính sách về thanh niên phải làm sao đưa NLTN vào đúng vị trí của mình trong xã hội, trong sự nghiệp CNH, HĐH. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phải đối mặt với vấn đề việc làm như là một thách thức lớn nhất trong các vấn đề xã hội. Trong thực tế, với tốc độ tăng nguồn lao động khá nhanh như hiện nay ở Lào, thì trong số người chưa có việc làm và thất nghiệp sẽ có nhiều người ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ phận những người này không có nghề, không có vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh; một bộ phận những người thất nghiệp là người lao động thôi việc từ khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, lao động ở nước ngoài trở về và người hồi hương, đối tượng tệ nạn xã hội. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp trong NLTN chưa lớn, nhưng rất đáng lo ngại, cần phải được quan tâm, bởi lẽ: nếu không có việc làm và thu nhập thỏa đáng, thiếu việc làm sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng đẩy nhiều thanh niên đi vào con đường tệ nạn xã hội và tội phạm. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với NLTN Lào trong tìm kiếm việc làm là trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp thấp, trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng máy vi tính còn hạn chế. Có một điều đáng lưu ý là, nguồn lao động nữ thanh niên làm việc nặng nhọc, tăng ca với thu nhập thấp đang rất phổ biến. Trong số nguồn lao động thanh niên đang tìm việc làm, sức ép của thất nghiệp đối với nguồn lao động nữ thanh niên là lớn hơn nhiều so với nguồn lao động nam thanh niên. Thực trạng về mức sống và thu nhập thấp của 82 các gia đình cho thấy, người phụ nữ - người tổ chức đời sống hàng ngày trong gia đình, đang chịu tác động của cơ chế thị trường rất lớn. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Trong lúc đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa, để kiếm được việc làm, NLTN cần phải được đào tạo nghề. Song trong thời gian qua, những biện pháp nhằm sắp xếp việc làm cho người lao động không những hiệu quả thấp mà còn có tác dụng ngược lại, bất hợp lý. Vòng luẩn quẩn dễ nhìn thấy là để giải quyết việc làm cho NLTN thất nghiệp, CHDCND Lào đã phải đưa thanh niên tham gia lực lượng thanh niên xung phong, đi lao động nước ngoài... nhưng khi hết niên hạn, do không có nghề hoặc nghề không phù hợp với thực tiễn sản xuất của đất nước nên hầu hết số này lại trở thành những người thất nghiệp mới. - Thực trạng chất lượng nguồn lực thanh niên Nói đến chất lượng của NLTN là muốn nói tới một tổng hòa các yếu tố: tri thức, lập trường tư tưởng chính trị, tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, năng suất lao động, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ... của lao động thanh niên nước CHDCND Lào trong những năm qua. + Chất lượng của NLTN thể hiện ở thể lực: Thể trạng, thể lực của người Lào được xếp vào loại trung bình thấp trên thế giới (ước tính: nam giới cao 1m60 - 1m70, nữ giới cao 1m50 - 1m65) [99, tr.16]. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực của lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng. Trong thời gian qua, việc phát triển NLTN về thể lực cũng nhận được sự quan tâm từ phía chính quyền, xã hội và gia đình. Đối với công tác bảo vệ sức khỏe, mạng lưới y tế được phát triển đến tất cả các huyện, cụm bản nông thôn vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, chính quyền các cấp cũng chủ động tuyên truyền về việc giữ ba sạch sẽ "ăn sạch sẽ, ở sạch sẽ, mặc sạch sẽ"; động viên phong trào thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe. 83 + Chất lượng NLTN biểu hiện ở trí lực: Theo thống kê của Bộ giáo dục và thể thao trong những năm qua, tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều có xu hướng tăng lên. Qua phong trào học tập ở các bậc học đã làm cho trình độ hiểu biết, học vấn của NLTN không ngừng được tăng lên, số lượng học sinh - sinh viên thanh niên ở các trường, đơn vị đào tạo cũng tăng lên dần, kể từ cấp nhà trẻ - mầm non cho đến bậc đại học, sau đại học. Tỷ lệ chênh lệch giáo dục về giới - dân tộc cũng đang được khắc phục. Nguồn lực thanh niên có trình độ cử nhân, thạc sĩ ngày càng nhiều. Nhiều NLTN là cán bộ, công chức được tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Vai trò của NLTN trên các diễn đàn trong và ngoài nước ngày càng được nâng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nguồn lao động thanh niên là một việc rất quan trọng, cần thiết đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Thấy được tầm quan trọng ấy, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và vốn đầu tư cho việc nâng cao trình độ và chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lao động thanh niên, kết quả đạt được là tỷ lệ người mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học trong độ tuổi thanh niên giảm, tỷ lệ lao động thanh niên có trình độ trung học phổ thông tăng, tỷ lệ lực lượng lao động thanh niên chưa qua đào tạo đã giảm. Đáng chú ý là lực lượng lao động thanh niên có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học đã tăng nhanh chóng. + Chất lượng NLTN biểu hiện ở tâm lực: NLTN nước CHDCND Lào đã và đang kế thừa, giữ vững truyền thống cách mạng của cha anh, quan tâm đến tình hình chính trị diễn ra ở trong nước cũng như trên thế giới và luôn có khát vọng đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Để thực hiện khát vọng đó, họ vừa chủ động học hỏi, trang bị những kiến thức cơ bản cho hành trang vào đời của mình, vừa tìm cách nâng cao giác ngộ chính trị, rèn luyện tư cách đạo đức, tham gia tích cực, chủ động vào sự nghiệp CNH, HĐH. Lòng tin đối với Đảng NDCM Lào, với Đoàn của lớp trẻ được nâng cao. NLTN có nguyện 84 vọng chính đáng là được đứng trong hàng ngũ của Đảng NDCM Lào để được cống hiến tài năng và sức lực của mình cho xã hội, để nhanh chóng trưởng thành. NLTN Lào có truyền thống như: yêu nước, đấu tranh anh dũng, yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do, làm chủ; có tinh thần trung thành, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, dịu dàng, đoàn kết dân tộc, cần cù lao động, sáng tạo... Điều đó đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp được kết tinh, kế thừa qua nhiều thế hệ, trở thành niềm tự hào mà thế hệ trẻ phải ra sức bảo vệ và phát huy. Trong thời gian qua, đời sống của nhân dân nói chung, của NLTN nói riêng được cải thiện đáng kể. NLTN ngày nay năng động hơn, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp. Có điều kiện tiếp thu thông tin, giao lưu xã hội, giúp họ vượt khỏi các giới hạn cổ truyền để hòa nhập, thích ứng với tình hình hiện tại. Nguồn lực thanh niên Lào ngày nay được sống trong môi trường văn hóa phong phú và đa dạng, sử dụng các tiện nghi hiện đại mà các thế hệ trước chưa có được. Do vậy, đời sống văn hóa tinh thần và lối sống của NLTN cũng có nhiều thay đổi. Hiện nay, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của NLTN trở nên đa dạng hơn. Ngoài những loại hình nghệ thuật truyền thống, NLTN còn thích các loại hình nghệ thuật mới, hiện đại mà nội dung thiên về các vấn đề xã hội, nhân văn và trữ tình. Như vậy, NLTN ngày nay có nhu cầu rất lớn về thưởng thức văn hóa tinh thần, tiếp nhận thông tin xã hội và những kiến thức về chuyên môn nghề nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là dấu hiệu tốt, thông qua đó mà tuyên truyền, vận động NLTN hăng hái lao động sản xuất, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, qua đó nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho NLTN, nhất là NLTN ở nông thôn, dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Nhìn vào thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng của NLTN Lào như trên cho thấy, không phải có lực lượng thanh niên đông là có NLTN mạnh. Lực lượng thanh niên chỉ là điều kiện cần để xây dựng NLTN, còn điều kiện đủ để có một NLTN mạnh là ở chất lượng của lực lượng thanh niên đó. Bởi 85 vậy, lực lượng thanh niên rất cần sự tiếp sức của toàn xã hội và của các tổ chức đoàn thể nâng cao về mặt chất lượng trở thành một nguồn lực mạnh đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của nước nhà hiện nay. Thước đo chất lượng thực tế NLTN nói riêng và nguồn lao động nói chung được biểu hiện qua năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động ở nước CHDCND Lào còn thấp; về công nghiệp chỉ đạt được 25% mức trung bình của thế giới; về nông nghiệp, một lao động chỉ nuôi được 3 đến 5 người, trong khi đó, ở các nước phát triển, chỉ số đó là 20-30 người [97, tr.20]. Tuy các ngành khoa học và công nghệ đã gắn bó hơn với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, y tế..., nhưng hàm lượng công nghệ góp phần vào giá trị gia tăng còn thấp, số công nghệ được sản sinh trong nước nhờ các hoạt động nghiên cứu - triển khai còn ít. Hàm lượng công nghệ và dịch vụ ở nông thôn rất thấp. Tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động và môi trường sinh thái. Tóm lại, cần phải có một chiến lược thật sự khoa học về thanh niên, về con người Lào cho hôm nay và mai sau. Trong đó, giáo dục - đào tạo giữ một vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao, hăng hái làm việc, sáng tạo cho mình và cho xã hội trong sự nghiệp CNH, HĐH. 3.2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 3.2.1. Thực trạng giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và sự nỗ lực của bản thân thanh niên nhằm phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Thực trạng giáo dục - đào tạo ở trung học cơ sở và trung học phổ thông Đảng và Nhà nước Lào cũng đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ giáo dục - đào tạo, như trường học, phòng học cấp phổ thông ngày 86 càng nhiều và hiện đại. Cụ thể là đến năm 2014-2015 đã có 1.651 trường phổ thông, với 16.341 phòng học, 860 trường Trung học cơ sở, với 11.631 phòng học, 34 trường Trung học phổ thông và 682 trường (Trung học cơ sở+Trung học phổ thông) với 4.710 phòng học, 34.011 giảng viên, trong đó có 17.122 giảng viên nữ; 442.806 học sinh trung học cơ sở, trong đó có 210.816 học sinh nữ; 187.870 học sinh trung học phổ thông, trong đó có 86.784 học sinh nữ [122, tr.28, 31, 34]. Nhìn chung, số lượng trường học còn thiếu so với học sinh, điều đó đã ảnh hưởng đáng kể đến việc học tập của NLTN Lào khi muốn học lên cấp học cao hơn. Thực tế là khi lên học cấp Trung học phổ thông NLTN phải lên đến tận trung tâm huyện và phải ở trọ. Đường sá giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên số lượng học sinh Trung học phổ thông giảm đi rất nhiều so với học sinh Trung học cơ sở (xem phụ lục 9). - Thực trạng giáo dục - đào tạo ở các trường dạy nghề Cho đến nay, CHDCND Lào xây dựng được 22 Trường dạy nghề, trong đó có 1 Trung tâm dạy nghề, 3 Trường cao đẳng, 9 Trường kỹ thuật dạy nghề, 6 Trường kỹ thuật dạy nghề phối hợp và 2 Trường dạy nghề phối hợp và 80 Trường dạy nghề tư nhân. Ở các trường dạy nghề này số cán bộ giảng dạy 1.884 người, trong đó nữ 669 người, cán bộ quản lý 499 người, trong đó nữ 170 người, trình độ tiến sĩ 1 người, thạc sĩ 60 người, cử nhân 585 người, cao đẳng 891 người, trung cấp 312 người, sơ cấp 30 người và không có bằng 5 người. Năm học 2012 - 2013 có 20.886 học sinh, sinh viên, trong đó có 7.895 nữ (so với năm học 2011 - 2012 có 18.389 học sinh, sinh viên, trong đó có 6.961 nữ, tăng 1,08%) [108, tr.13]. Nhìn chung, công tác giáo dục - đào tạo ở các trường dạy nghề vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước, nước ngoài. 87 - Thực trạng giáo dục - đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm đến công tác đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học làm cho giáo dục - đào tạo ở cấp này có xu hướng tăng lên đáng kể và chủ yếu là các trường tư nhân đã phát triển rất nhanh. Cho đến năm học 2012 - 2013, cả nước có 141 trường Cao đẳng và Đại học. Trong đó các trường Cao đẳng, Đại học của Nhà nước có 62 trường (5 trường Đại học, 10 trường Cao đẳng sư phạm, 4 trường Cao đẳng dậy nghề, 1 trường Cao đẳng đạo Phật, 1 trường Cao đẳng nghệ thuật, 1 trường Cao đẳng thể thao, 40 trường Cao đẳng trực thuộc các Bộ và 79 trường Cao đẳng của tư nhân). Số cán bộ và giảng viên là 17.255 người, trong đó nữ 6.605 người. Trong đó hệ tư nhân có 1.555 người, nữ 571 người. Riêng giảng viên mời từ bên ngoài 1.602 người, nữ 400 người. Số sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh là 76.605 người, nữ 32.064 người. Trong đó nghiên cứu sinh 34 người, nữ 4 người; học viên cao học 1.048 người, nữ 423 người; chuyên gia cấp 1 có 293 người, nữ 114 người; chuyên gia cấp 2 có 4 người, nữ 2 người; cử nhân 54.985 người, nữ 22.765 người; cao đẳng 20.518 người, nữ 8.872 người. Sinh viên và học viên hệ tư nhân có 39.153 người, nữ 19.611 người. Trong đó học viên cao học 806 người, nữ 348 người, cử nhân 22.706 người, nữ 11.514 người, cao đẳng 15.641 người, nữ 7.749 người [97, tr.31, 32] (xem phụ lục 9). Và đến năm học 2014-2015 đã nâng cấp các trung tâm dạy nghề, trường sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, có 938 giảng viên, 456 giảng viên nữ, có 22.049 sinh viên, trong đó 14.248 sinh viên nữ; xây dựng cơ sở đào tạo hệ cử nhân, thạc sĩ và tiễn sĩ, có 22 nghiên cứu sinh, trong đó 9 nghiên cứu sinh nữ, 1.244 học viên, trong đó 460 học viên nữ, có 42.723 sinh viên, trong đó 18.329 sinh viên nữ, có 3.703 giảng viên, trong đó 1.608 giảng viên nữ; xây dựng cơ sở đào tạo hệ cao đẳng thuộc các bộ với 39 trường, có 31.193 sinh viên, trong đó 14.116 sinh viên nữ, có 2.478 giảng viên, trong đó 997 88 giảng viên nữ; xây dựng cơ sở đào tạo hệ trung cấp với 32 trường, có 18.236 sinh viên, trong đó 6.928 sinh viên nữ, có 542 giảng viên, trong đó 226 giảng viên nữ [122, tr.53-67]. Thông qua những số liệu nêu trên cho thấy rõ là thanh niên Lào sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học đều mong muốn vào Đại học để có cơ hội việc làm cho thật tốt. Nhưng chính tình trạng này dẫn đến việc số lượng sinh viên đại học và cao đẳng đông hơn gấp nhiều lần so với số sinh viên ở các trường, trung tâm đào tạo nghề. Hơn nữa đa số sinh viên tập trung vào các ngành như: kinh tế, ngoại ngữ, tin học, luật, ngân hàng... càng đẩy nhanh sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và ngành nghề. Do đó dẫn đến tình trạng một số thanh niên nỗ lực theo học đại học nhưng ra trường về địa phương lại không tìm được việc làm phù hợp mà phải làm việc trái nghề, trong khi đó ở địa phương lại thiếu những công nhân kỹ thuật, thiếu đội ngũ cán bộ KH - KT nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao. Có thể nói vấn đề hướng nghiệp và cơ cấu đào tạo ở nước CHDCND Lào còn nhiều điểm bất cập. So với các nước châu Á thì sự phát triển về đào tạo, giáo dục ở CHDCND Lào thời gian qua còn chậm, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, lực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Nếu đánh giá một cách nghiêm túc, thì hiện nay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ công nghệ đầu ngành (về khoa học xã hội, về các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn), đội ngũ công nhân, nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên giỏi trong độ tuổi thanh niên còn ít. Hiện tượng hẫng hụt cán bộ (trẻ và giỏi) trong nhiều ngành, nhiều cơ quan chiến lược sẽ diễn ra trong những năm tới là điều khó tránh khỏi. Hiện nay chúng ta đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng trên nhiều lĩnh vực lý luận, quản lý, khoa học - kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội và chất lượng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực hoạt động còn thấp, vì chúng ta đang thiếu những người tài giỏi trên những lĩnh vực này. 89 - Thực trạng bồi dưỡng nguồn lực thanh niên Công tác xã hội hóa giáo dục được toàn xã hội quan tâm và đóng góp về vốn để xây dựng và sửa chữa trường học đảm bảo cho việc học tập - giảng dạy đạt hiệu quả cao. Năm 2011-2012 đã tập huấn, dạy nghề sơ cấp cho người lao động ở nơi có điều kiện với số lượng 50.423 người, nữ 26.947 người, trong đó nghề nông nghiệp 13.342 người, nữ 7.483 người; nghề công nghiệp 18.774 người, nữ 10.162 người, nghề dịch vụ 18.307 người, nữ 8.843 người; Năm 2012-2013 đã tập huấn, dạy nghề cho 39.815 người, nữ 19.116 người, trong đó nghề nông nghiệp 10.246 người, nữ 4.335 người; nghề công nghiệp 14.262 người, nữ 7.679 người; nghề dịch vụ 15.307 người, nữ 7.102 người (xem phụ lục 8) nhằm đào tạo nguồn lao động có chất lượng phục vụ xã hội cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên thanh niên làm việc ở các lĩnh vực hành chính cũng được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, chuyên ngành, ngoại ngữ (cả hệ ngắn hạn và dài hạn), đào tạo trong và nước ngoài một cách thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như sự nghiệp CNH, HĐH của nước nhà. - Thực trạng phát huy sự nỗ lực của bản thân nguồn lực thanh niên Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đã xây dựng được môi trường xã hội lành mạnh, tạo nhiều điều kiện cho NLTN nâng cao đời sống tinh thần, phát triển toàn diện và đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo điều kiện để NLTN được rèn luyện sức khoẻ. Đặc biệt, đã cổ vũ NLTN nuôi dưỡng ước mơ, sáng tạo trong lao động, học tập, công tác, đẩy mạnh dạy nghề; định hướng nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp... Cụ thể là qua phong trào 2 đoàn kết, 3 tốt, 4 phát triển của Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_van_de_phat_huy_nguon_luc_thanh_nien_trong_qua_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_cong_hoa_dan.pdf
Tài liệu liên quan