MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 5
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về phát triển năng lực
cá nhân con người Việt Nam 5
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong
việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế hiện nay 17
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế hiện nay 21
1.4. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 25
Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 29
2.1. Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam - khái niệm, thực chất và
những nhân tố ảnh hưởng 29
2.2. Hội nhập quốc tế, tác động và yêu cầu của nó đối với phát triển năng lực
cá nhân con người Việt Nam 55
Chương 3: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78
3.1. Thực trạng của việc phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong
điều kiện hội nhập quốc tế thời gian qua 78
3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế thời gian qua 103
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 114
4.1. Một số quan điểm nhằm phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 114
4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay 120
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
168 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay - Ngô Thị Nụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Chiến lược Phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011-2020. Đó là, xây dựng đội ngũ những chuyên gia đầu ngành có
trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực,
có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa
học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề của đất nước và hội nhập với
các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế
giới. Đồng thời, xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản lý doanh nghiệp
chuyên nghiệp, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, có năng lực kinh
doanh, khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh [113, tr.2] nhằm đáp ứng những yêu
cầu của thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh đó, năng lực sống của cá nhân con người trong điều kiện hội nhập,
mở cửa, đa văn hóa có vai trò rất quan trọng, là một yêu cầu không thể thiếu trong
phát triển năng lực cá nhân con người thời kỳ hội nhập quốc tế. Năng lực sống là
những năng lực cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép mỗi cá nhân đối mặt với
những thách thức của cuộc sống hàng ngày một cách tích cực. Theo một nghiên
cứu, trong số những người thành đạt, chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, 75%
75
còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm, năng lực sống mà họ được trang
bị [66, tr.96].
Trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, con người cần phải biết
làm thế nào để ứng phó trước tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử... Nếu không
được trang bị sẵn những vốn sống, con người khó có thể ứng phó một cách tích cực
nhất khi phải đối mặt với những tình huống thử thách, hoặc dễ dàng bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi môi trường sống. Nếu một cá nhân không có nền tảng giá trị sống rõ
ràng và vững chắc, dù anh ta có nhiều năng lực đến đâu, cũng không biết cách sử
dụng và phát huy một cách hiệu quả nhất những năng lực của bản thân... Vì vậy, khi
tham gia tiến trình hội nhập, ngoài việc phải đáp ứng những yêu cầu cao về trình độ
chuyên môn, tay nghề..., mỗi cá nhân còn cần phải có năng lực sống phong phú, đa
dạng phù hợp với bối cảnh thời đại mới. Đó là phải “có năng lực thích ứng và
nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống” [113, tr.2]; có kỹ năng
sống, có khả năng ứng phó, xử lý tình huống nhạy bén, linh hoạt để có thể thích ứng
tốt với thực tiễn hội nhập với những biến động, thay đổi khôn lường, hạn chế được
những tổn thất, rủi ro, tranh thủ được nhiều thời cơ, vận hội để phát triển.
Đồng thời, trong xu thế hội nhập, giao lưu, giao thoa giữa các nền văn hóa
hiện nay, vấn đề giao tiếp, ứng xử ngày càng trở nên vô cùng quan trọng, đòi hỏi
con người cần có “năng lực ứng xử (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong
làm việc, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công
dân...) và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người
lao động trong xã hội công nghiệp” [113, tr.2]. Bên cạnh đó, trong nền sản xuất
công nghiệp hiện đại cũng như trong môi trường làm việc đa văn hóa, thì vấn đề
sống và làm việc trong môi trường tập thể là một điều kiện thiết yếu, đặt ra yêu cầu
mỗi cá nhân phải có năng lực hợp tác, hòa nhập, tạo lập bầu không khí thoải mái,
tin cậy, đoàn kết, tôn trọng, hợp tác để cùng hoàn thành tốt những nhiệm vụ đặt ra.
Như vậy, trước những tác động và yêu cầu của hội nhập quốc tế, có thể
khẳng định, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội
nhập cũng chính là việc phải phát triển, nâng cao hơn nữa những năng lực phù hợp,
có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn hội nhập. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ luận án, tác giả chỉ xin giới hạn xem xét vấn đề phát triển năng lực cá nhân con
76
người Việt Nam trên một số năng lực cụ thể nhất định, phù hợp với những yêu cầu
của điều kiện hội nhập:
Một là, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng
lực nhận thức trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là làm gia tăng khả năng
hoạt động của trí tuệ con người Việt Nam đảm bảo cho hoạt động của con người đạt
chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng các yêu cầu của điều kiện hội nhập. Cụ thể, yêu
cầu của điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phát triển năng lực cá nhân con
người Việt Nam từ khía cạnh năng lực nhận thức là phát triển các năng lực: năng
lực trí tuệ; phương pháp tư duy; năng lực sáng tạo; năng lực tư duy độc lập; năng
lực tiếp nhận và xử lý thông tin; năng lực vận dụng linh hoạt; năng lực tự học, tự
đào tạo, tự nghiên cứu để phát triển trí tuệ của bản thân...
Hai là, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng
lực hoạt động thực tiễn trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là nâng cao khả
năng hoạt động trong công việc của con người Việt Nam; đồng thời, nâng cao khả
năng có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả trước
những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày, bảo đảm cho công việc của
họ đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao
của điều kiện hội nhập.
Nói cách khác, yêu cầu của điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phát
triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng lực hoạt động thực
tiễn là phát triển các năng lực như: trình độ chuyên môn; năng lực ứng dụng; năng
lực ngoại ngữ; năng lực xử lý công việc mang tính chuyên môn hóa và công nghệ
cao của quá trình hội nhập; có kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm để
tương tác, đàm phán, giải quyết thành công những xung đột trong môi trường làm
việc công nghiệp, đa quốc gia, đa ngôn ngữ, đa văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ
thuật... (còn gọi là phát triển năng lực làm việc); đồng thời, phát triển các kỹ năng
sống; có khả năng ứng phó, xử lý tình huống nhạy bén, linh hoạt để có thể thích ứng
tốt với thực tiễn hội nhập; năng lực giao tiếp; năng lực thích ứng; năng lực hợp tác,
năng lực hòa nhập cộng đồng đa văn hóa, năng lực tự bảo vệ, năng lực quản lý thời
gian... (còn gọi là phát triển năng lực sống).
77
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở phân tích, kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các học giả trong và ngoài nước về năng lực, năng
lực cá nhân, phát triển năng lực cá nhân, có thể hiểu phát triển năng lực cá nhân
con người là quá trình tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể làm chuyển hóa
về chất các năng lực, làm cho năng lực của mỗi cá nhân chuyển từ trình độ thấp lên
cao, từ chưa phù hợp đến phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn nhằm giúp mỗi cá
nhân hoàn thành nhiệm vụ một cách tối ưu nhất. Thực chất của phát triển năng lực
cá nhân con người là nhằm phát triển những năng lực bản chất của con người - cá
nhân trên các khía cạnh chủ yếu như năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực
tiễn,... giúp con người hoạt động có hiệu quả nhất trong thực tiễn.
Năng lực cá nhân con người luôn bị quy định và chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Ngoài yếu tố tự nhiên như tư chất, gen di
truyền, năng lực của mỗi cá nhân con người được hình thành và phát triển chủ yếu
do yếu tố xã hội quyết định. Đó là môi trường sống, điều kiện xã hội; giáo dục xã
hội, hoạt động thực tiễn; lối sống, tư duy và đặc điểm con người truyền thống và
đặc biệt là ý chí, nghị lực của bản thân mỗi cá nhân.
Trước những tác động và yêu cầu của điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay,
có thể khẳng định, sự phát triển năng lực cá nhân con người là một tất yếu khách
quan. Hội nhập quốc tế có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển năng lực cá
nhân con người Việt Nam trên cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Những tác động
này một mặt đem lại những thời cơ, vận hội mới tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy
năng lực con người phát triển, mặt khác, cũng đem đến nhiều khó khăn, thách thức
là trở lực, kìm hãm sự phát triển năng lực cá nhân con người. Trong điều kiện hội
nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay, bên cạnh những năng lực đặc trưng bản
chất cần có của mỗi cá nhân, hội nhập quốc tế còn đặt ra những yêu cầu mới nhằm
phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam phù hợp và đáp ứng được những
đòi hỏi của điều kiện hội nhập đó.
78
Chương 3
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỜI GIAN QUA -
THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON
NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỜI GIAN QUA
3.1.1. Một số thành tựu đạt được trong việc phát triển năng lực cá nhân
con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế thời gian qua
Ở Việt Nam, những năm qua, nhờ nhận thức được sự cần thiết phát triển
năng lực con người, cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ
trương, đường lối, chính sách đúng đắn. Nhờ đó, vấn đề phát triển con người Việt
Nam nói chung và phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam nói riêng đã đạt
được một số những thành tựu nhất định, phần nào đáp ứng được yêu cầu của thời
kỳ hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, một số thành tựu trong phát triển năng lực nhận thức của con
người Việt Nam trong điều kiện hội nhập gắn với phát triển kinh tế tri thức và cách
mạng khoa học - công nghệ.
Ở nước ta, nhận thức rõ vai trò của phát triển năng lực nhận thức của cá nhân
con người cũng như vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển năng
lực nhận thức của cá nhân con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, quan tâm đầu tư, ưu tiên cho giáo dục - đào tạo. Vì vậy, chất lượng giáo
dục - một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực nhận thức ở các cấp học và trình
độ đào tạo có tiến bộ.
Nhờ đó, sau hơn 30 năm đổi mới và đặc biệt trong những năm gần đây, sự
phát triển năng lực nhận thức của cá nhân con người Việt Nam mà biểu hiện ở các
yếu tố như năng lực trí tuệ, trình độ nhận thức, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo
của cá nhân con người Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Trước hết,
năng lực nhận thức của cá nhân con người Việt Nam biểu hiện ở trình độ hiểu biết,
năng lực tiếp cận tri thức mới, trình độ học vấn của con người Việt Nam không
79
ngừng được tăng lên ở các cấp học, ngành học và các lĩnh vực. Trong những năm
gần đây, Việt Nam liên tiếp giành được nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi
khu vực và quốc tế. Từ năm 2012 đến năm 2017, 100% thí sinh tham dự kỳ thi
Olympic khu vực và quốc tế đều đạt giải. So với những năm trước đó, tỉ lệ này là
93,54% năm 2000; 64,02%; năm 2002; 83,87% năm 2007; 80,64% năm 2010...
[49]. Đây là một bước phát triển đáng kể. Năm 2017 đã đánh dấu những thành tích
vượt bậc từ trước đến nay của các thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi này. Đặc
biệt, trong cuộc thi Olympic Toán học, Việt Nam xếp thứ 3/112 nước; vượt 2 bậc so
với vị trí thứ 5 năm 2015, thứ 10 năm 2014 và thứ 9 năm 2012. Đây là kết quả cao
nhất trong lịch sử 43 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế.
Số người có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng tăng. Mỗi
năm, ngành giáo dục đào tạo khoảng 20.000 - 25.000 thạc sĩ và hàng nghìn tiến sĩ
[76]. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2016-2017, tổng quy mô
sinh viên đại học là 1.767.879 sinh viên, tăng 0,8% so với năm học 2015-2016. Quy
mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào
tạo tiến sĩ là 15.112 (tăng 21% so với năm học 2015-2016) [5, tr.152]. Tổng số
giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học
2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ
là 43.065 (tăng 6,6%) [5, tr.156]. Ở đây, sự phát triển năng lực nhận thức của cá
nhân con người Việt Nam từ khía cạnh trình độ, hiểu biết tuy mới thể hiện là sự
phát triển về số lượng, nó không phản ánh được hết được sự phát triển năng lực
nhận thức của con người. Song, qua đó, phần nào chúng ta cũng thấy được trình độ
văn hóa, trình độ nhận thức của con người Việt Nam đang ngày được chú trọng và
nâng lên so với những năm trước đây.
Cùng với tính xã hội hóa và quốc tế hóa ngày càng cao của nền kinh tế - xã
hội, với sự mở rộng phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo và nghiên
cứu khoa học làm cho chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp thu, học hỏi trình
độ tiên tiến trên thế giới Nhờ đó, sự phát triển năng lực nhận thức biểu hiện ở
trình độ tư duy, phương pháp tư duy - kỹ năng thao tác tư duy trong hoạt động thực
tiễn của cá nhân con người Việt Nam cũng được phát triển hơn so với thời kỳ trước.
Trình độ tư duy, phương pháp tư duy thể hiện qua những công trình khoa học có
80
chất lượng được công bố trên các tạp chí quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam
ngày một tăng. Theo Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (NASATI),
tổng số công bố Khoa học và Công nghệ của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Web of
Science giai đoạn 2011 - 2015 là 11.953 bài báo. Năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam
đã có số công bố khoa học được xử lý vào cơ sở dữ liệu Web of Science vượt
ngưỡng 3.000 bài/năm và đạt đến 3.137 bài (tăng 13,7% so với năm trước đó), gấp
gần hai lần so với năm đầu tiên của giai đoạn. Đến năm 2016, số lượng công bố
quốc tế của Việt Nam tiếp tục tăng và đạt mức 3.382 bài. So sánh với các nước
trong khu vực ASEAN, với số lượng công bố quốc tế ISI là 11.953 bài trong giai
đoạn 2011-2015, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 trong khu vực, sau Singapore,
Malaysia và Thái Lan [107]. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực tư duy thể hiện ở khả
năng vận dụng tri thức, khả năng tư duy trong hoạt động thực tiễn, trình độ hiểu biết
của cá nhân con người Việt Nam ngày càng được nâng cao hơn, dần đáp ứng được
những yêu cầu của hội nhập quốc tế. Qua thực tiễn, những tình huống có vấn đề
phát sinh từ yêu cầu của công việc ngày càng cao, ngày càng phức tạp; cùng những
nảy sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; từ những rủi ro của toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế; từ sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh mẽ của cách mạng khoa
học - công nghệ làm cho tư duy của cá nhân con người Việt Nam phải vận động
và ngày càng phát triển. Cá nhân con người Việt Nam không ngừng nâng cao trình
độ hiểu biết để đáp ứng được yêu cầu, kích thích năng lực nhận thức phát triển.
Chính trong quá trình trăn trở, tìm kiếm biện pháp để giải quyết những nhiệm vụ do
thực tiễn đặt ra, hoạt động nhận thức của con người được phát triển hơn. Các kỹ
năng, phương pháp tư duy như tư duy logic, tư duy biện chứng duy vật, phân tích,
tổng hợp, so sánh, đánh giá, khái quát hóa, trừu tượng hóa cũng được phát triển,
thúc đẩy sự phát triển của năng lực nhận thức của mỗi người. Nhờ đó, nhiều cá
nhân con người Việt Nam hiện nay đã từng bước làm chủ được những dây chuyền
công nghệ, giải pháp kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao... góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế cũng là điều kiện để cá nhân con người Việt Nam phát huy
năng lực sáng tạo của mình. Đó là sự gia tăng hàm lượng trí tuệ, trình độ nhận thức
và khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động của con người, con người trở nên tự chủ
hơn và phải liên tục nâng cao trình độ, không ngừng sáng tạo trong công việc nhằm
81
đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo, hợp tác
phát triển khoa học công nghệ, thì việc cải cách các chính sách, cơ chế bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế khuyến khích tài năng sáng tạo... cùng với những nỗ
lực của bản thân mỗi cá nhân đã làm cho năng lực sáng tạo của cá nhân con người
Việt Nam ngày được nâng cao hơn, phát triển hơn. Hiện nay, xét về năng lực sáng
tạo của người Việt Nam tính bằng các phát minh, sáng chế khoa học so với các
nước tiên tiến trên thế giới thì còn là một con số khiêm tốn, nhưng những năm qua,
năng lực và tư duy sáng tạo của người Việt đã có những bước phát triển so với
những năm trước. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO), chỉ số đổi mới và
sáng tạo của Việt Nam năm 2017 có sự tiến bộ vượt bậc, tăng 12 bậc so với năm
2016. Từ mức dưới trung bình và mức tăng còn chậm trong các năm trước (xếp thứ
59/128 năm 2016, 52/141 năm 2015 và 71/143 năm 2014), chúng ta đã tăng hạng
khá ấn tượng lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế. Đây là thứ hạng cao nhất Việt
Nam từng đạt được từ trước đến nay. Trong nhóm các nước thu nhập trung bình
thấp (gồm 27 nước), Việt Nam đã vươn lên xếp thứ nhất (từ vị trí số 3 năm 2016).
Trong ASEAN, Việt Nam đã đứng thứ ba, sau Singapore và Malaysia [6].
Từ năm 1995 đến nay, giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt
Nam VIFOTEC đã có gần 2.400 công trình tham gia, 775 công trình đạt giải
[101], được áp dụng vào sản xuất và trong đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã
hội cao, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào sản
xuất. Từ 2004 đến nay, Quỹ chú trọng phát triển các tài năng khoa học trẻ tuổi
nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các nhà sáng chế tương lai. Trong 10 năm qua,
Quỹ đã 10 lần tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc dành
cho lứa tuổi thanh, thiếu niên, với 3.700 đề tài của các em tham gia và có gần 800
đề tài được trao giải thưởng [68]. Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ trong nước
gia tăng, giai đoạn 2011-2015 tăng 62% so với giai đoạn 2006-2010 [107]. Theo
Cục Sở hữu trí tuệ, trong năm 2017, số đơn đăng ký sáng chế là 5.382 đã tăng 154
đơn sáng chế so với năm 2016 (5.228 đơn đăng ký sáng chế); và tăng 798 đơn so
với năm 2015 (4.584 đơn đăng ký sáng chế). Trong các cuộc thi Sáng tạo Robot
Châu Á - Thái Bình Dương (Robocon) dành cho sinh viên các trường Đại học, cao
đẳng thuộc khối kỹ thuật, Việt Nam đã giành được nhiều giải cao. Từ khi cuộc thi
82
được tổ chức năm 2002, Việt Nam đã có 6 lần vô địch vào các năm 2002, 2004,
2006, 2014, 2015 và 2017.
Trong những năm gần đây, phong trào sáng tạo trong quần chúng nhân dân
được phát triển rất mạnh mẽ tại các địa phương. Không ít những phát minh, sáng
chế đến từ “các nhà khoa học không chuyên”. Họ là những người nông dân, người
thợ, người lao động bình thường chưa từng qua các trường lớp đào tạo chuyên môn
kỹ thuật nào nhưng những sản phẩm của họ đều có tính ứng dụng cao. Đó là những
giải pháp cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn đời sống, giúp ích rất lớn
cho việc cơ giới hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Năm 2015, có 63 “nhà sáng chế không chuyên” được Bộ Khoa học và Công nghệ
tôn vinh vì đã có những sản phẩm độc đáo, sáng tạo. Nhiều sản phẩm có giá trị, từ
các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến những sản phẩm có kết
cấu phức tạp, có thể ứng dụng trong những lĩnh vực đặc biệt, và những sản phẩm
chăm sóc sức khỏe con người trong lĩnh vực y tế, môi trường. Nhiều sản phẩm
trong số đó đã được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp [106]. Bên cạnh đó, thông qua các chương trình Nhà sáng chế, Sáng
tạo Việt... được tổ chức trên sóng truyền hình là cơ hội cho những phát minh, sáng
chế của người Việt được lan tỏa và có cơ hội nhận được sự đầu tư, mở rộng, phát
triển những sản phẩm công nghệ phục vụ cho cuộc sống con người. Năm 2013,
chương trình “Nhà sáng chế” trên kênh VTV2 đã nhận được 400 sáng chế gửi về
đăng ký, 78 sản phẩm tham gia dự thi Nhà sáng chế. Chương trình “Sáng tạo Việt”
trên kênh VTV3, trong thời gian từ ngày 09/02/2014 đến ngày 06/03/2016, đã giới
thiệu và truyền thông 100 sáng chế, giải pháp công nghệ mới tới cộng đồng xã hội.
Đến thời điểm hiện nay, đã có 75 sáng chế, giải pháp công nghệ đang trong quá
trình thương mại hóa và thu được những hiệu quả kinh doanh cao. Còn lại 25 sáng
chế, giải pháp công nghệ chưa tìm kiếm được nhà đầu tư thì vẫn đang trong quá
trình tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm [64]... Năm 2015, tại Hội chợ công
nghệ và thiết bị quốc tế (Techmart) đã có tới 57 gian hàng bày bán sản phẩm của
các nhà sáng chế không chuyên. Điều này thể hiện sự phát triển vượt trội so với các
năm trước (chỉ khoảng 10-15 nhà sáng chế tham gia) [140]. Qua thực tế trên, đã
chứng tỏ, năng lực sáng tạo của nhiều cá nhân con người Việt Nam đang ngày một
tiến bộ, được khơi dậy và khuyến khích phát triển trong điều kiện hội nhập.
83
Thứ hai, một số thành tựu đạt được trong phát triển năng lực hoạt động thực
tiễn của cá nhân con người Việt Nam trong môi trường cạnh tranh, chuyên môn
hóa, công nghệ cao, đa ngôn ngữ, đa văn hóa của điều kiện hội nhập.
Một là, phát triển năng lực làm việc trong môi trường cạnh tranh, đa ngôn
ngữ, chuyên môn hóa và công nghệ cao của điều kiện hội nhập. Năng lực làm việc
là khả năng hoạt động trong công việc của con người, bảo đảm cho công việc của
họ đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Cho nên, nói đến năng lực làm việc của cá
nhân con người trong điều kiện hội nhập chính là những năng lực của cá nhân
người lao động đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ này.
Những năm qua, nhờ sự đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp
giáo dục theo hướng hiện đại, gắn với thực tiễn hơn; sự hợp tác, liên kết chuyển
giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề..., đã làm cho năng lực làm việc
thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ứng dụng, năng lực
xử lý công việc, năng lực làm việc nhóm, v.v.. của cá nhân con người Việt Nam đã
được phát triển hơn so với thời kỳ trước đây, phần nào đáp ứng được những yêu cầu
của hội nhập quốc tế. Vì vậy, năng lực làm việc của cá nhân con người Việt Nam
được thể hiện ở số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật được tăng lên không
ngừng qua các năm. Tính đến quý 4/2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có
chuyên môn kỹ thuật, gồm những người có bằng cấp/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là
12,02 triệu, tăng 351 nghìn người so với quý 4/2016 (11,67 triệu), tăng 1 triệu người
so với quý 4/2015 (11,02 triệu người), tăng 2,1 triệu người so với quý 4/2014 (10,01
triệu người) [8, tr.2]; [9, tr.2].
Đồng thời, trước sự cạnh tranh về việc làm trong nền kinh tế thị trường và
điều kiện hội nhập ngày càng căng thẳng; cùng với sự đánh giá cao giá trị của lao
động trí tuệ của xã hội ngày càng lớn cũng là một trong những động lực thôi thúc
các cá nhân con người Việt Nam không ngừng vươn lên để chiếm lĩnh tri thức tiên
tiến, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu
của công việc, làm cho trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của họ ngày càng
được nâng cao. Năng lực làm việc của cá nhân con người Việt Nam được phát triển
hơn còn thể hiện ở sự gia tăng số người có trình độ chuyên môn cao theo các cấp
trình độ. Đến quý 4/2017, có 5,37 triệu người có trình độ đại học trở lên; so với 5,08
84
triệu người (quý 4/2016); 4,84 triệu người (quý 4/2015) và 4,1 triệu người (quý
4/2014). Số người có trình độ cao đẳng (cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề)
là hơn 1,9 triệu; so với 1,76 triệu (quý 4/2016); 1,66 triệu người (quý 4/2015) và
1,46 triệu người (quý 4/2014) [7, tr.2]; [8, tr.2]; [9, tr.2]... Tỷ lệ lao động qua đào
tạo đang ngày một tăng lên, do vậy năng lực chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng
nghề của người nhiều cá nhân người lao động được nâng cao đã phần nào đáp ứng
được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ
năng nghề nghiệp khá đã phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực
như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, đóng tàu, công nghiệp năng
lượng, y tế, giáo dục, và xuất khẩu lao động. Lực lượng lao động có chuyên môn
kỹ thuật đang từng bước làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu
hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê
chuyên gia nước ngoài.
Trước những yêu cầu mới đối với con người trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang đặt ra, thì tính chủ động, tích
cực của mỗi cá nhân (như ý thức tự học, tự giáo dục, tự rèn luyện, tính chủ động,
tích cực, sáng tạo trong công việc) cũng đã làm cho năng lực làm việc của cá nhân
con người Việt Nam có những chuyển biến tích cực về chất, trình độ, kỹ năng, kỹ
xảo... không ngừng được nâng cao. Mỗi cá nhân con người Việt Nam đã nỗ lực cố
gắng để thể hiện năng lực bản thân, thông qua năng lực hoạt động thực tiễn. Thực tế
cho thấy, các cá nhân người lao động có kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn phù
hợp với nghề nghiệp; mỗi cá nhân phấn đấu giỏi một nghề, biết nhiều nghề, tinh
thông ngoại ngữ, giỏi vi tính, kỹ năng lao động nghề nghiệp thuần thục Khả năng
nắm bắt và làm chủ các công nghệ mới, hiện đại ở các cá nhân con người Việt Nam
hiện nay vừa nhanh vừa tốt hơn nhiều so với các cá nhân thế hệ trước. Tỉ lệ những
cá nhân có năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, có trình độ khoa học kỹ thuật cao
đã nhanh chóng tiếp cận, thích nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_van_de_phat_trien_nang_luc_ca_nhan_con_nguoi_viet_na.pdf