Luận án Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay

MỤC LỤC

Trang1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI 6

1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn lực con

người, phát triển nguồn lực con người 6

1.2. Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển nguồn lực

con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 19

1.3. Một số công trình, văn bản liên quan đến nguồn lực con người,

phát triển nguồn lực con người ở Nghệ An 25

Chương 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ

TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC

TA HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 33

2.1. Nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người, các yếu tố cơ

bản tác động đến phát triển nguồn lực con người ở nước ta hiện nay 33

2.2. Tầm quan trọng và yêu cầu cơ bản của việc phát triển nguồn lực

con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nướcta hiện nay 54

Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ

TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH

NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤNĐỀ ĐẶT RA 80

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến việc

phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay 80

3.2. Thực trạng nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con

người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ

An hiện nay 88

3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay 99

Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI

HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 110

4.1. Quan điểm định hướng phát triển nguồn lực con người trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An hiện nay 110

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An hiện nay 118

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 160

pdf170 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CNH,HĐH. Nói đến chất lượng nguồn lực con người là nói đến những yếu tố về thể lực, trí lực, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, tính chuyên nghiệp, tác phong (hiện nay là tác phong công nghiệp), tính năng động xã hội và sức sáng tạo, kinh nghiệm sống, tâm lý, đạo đức... của nguồn lực con người, cũng như truyền thống lịch sử và nền văn hoá mà con người được thụ hưởng. Liên quan đến phát triển chất lượng nguồn lực con người có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố, hay bộ phận cấu thành của nó đều có ý nghĩa nhất định: chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động, bố trí việc làm gắn với tiến bộ khoa học kỹ thuật, trả công lao động và phúc lợi xã hội khác do đó khi đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực, không thể không xem xét những điều kiện phát triển con người của quốc gia, hoặc có thể của một địa phương. Trên thế giới ngày nay người ta thường lấy chỉ số phát triển con người HDI (Human Deverlopman Ider) để đánh giá trình độ phát triển của một nước. Các chỉ số bộ phận cấu thành chỉ số phát triển chung của phát triển nguồn nhân lực là: Chỉ số tuổi thọ; chỉ số tri thức (giáo dục): tỷ lệ người lớn có học và số năm trung bình đi học; chỉ số thu nhập (GDP): thu nhập thực tế và thu nhập được điều chỉnh theo giá cả (thu nhập từng nước). Các chỉ số HDI cơ bản được mang giá trị từ 0 - 1. Chỉ số giáo dục được coi là giá trị bằng 1 khi 100% người lớn (trên 15 tuổi), biết đọc, biết viết; bằng 0 khi 0% người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ được coi giá trị bằng 1 khi tuổi thọ bình quân đạt 85 tuổi, bằng không khi tuổi thọ bình quân đạt 25 tuổi. Chỉ số thu nhập được coi giá trị bằng 1 khi thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD. Như vậy ta thấy, chất lượng 74 nguồn nhân lực cao là vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của mỗi một quốc gia. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức; trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới hiện nay, tri thức (nhất là tri thức khoa học) giữa vai trò hết sức quan trọng, thậm chí có người còn coi đó là một “quyền lực”- quyền lực trí tuệ. Sức cạnh tranh giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia; quá trình gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu v.v. phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực con người có được đào tạo một cách có hệ thống, cơ bản, mang tính hiện đại hay không. Ngày nay không ít sản phẩm trong đó giá trị nguyên, vật liệu chỉ chiếm mấy phần trăm, còn lại hơn chín mươi phần trăm giá trị thuộc về chất xám. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như sự thành thạo các kỹ năng - kỹ xảo; cả về tác phong (tác phong công nghiệp) cũng như khả năng thích ứng trước sự biến động của thị trường sức lao động; cả về đạo đức nghề nghiệp lẫn văn minh công nghiệp v.v. Không có được nguồn lực con người với chất lượng cao thì quá trình CNH, HĐH sẽ gặp không ít khó khăn. Chính sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc; mức độ xã hội hóa sản xuất và lao động ngày càng cao v.v.. đòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống, có tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp cao mới có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Trong điều kiện thị trường lao động đa dạng như hiện nay (thị trường lao động trong các lĩnh vực chuyên môn, ngành, vùng, trong nước và quốc tế v.v.. với những đặc thù của nó) thì vấn đề chất lượng nguồn nhân lực luôn luôn được đặt lên hàng đầu. 75 Nói cách khác, phát triển nguồn lực con người phải đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH và hội nhập thế giới - nhất là hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao không những là chủ thể, mục tiêu của CNH, HĐH mà còn là động lực phát triển của sự nghiệp phát triển đó. Nói NNLCLC là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH, vì rằng đây là lực lượng lao động có chất lượng cao, làm chủ các dây chuyền sản xuất, các công nghệ hiện đại và tạo sản phẩm năng suất lao động cao. Đây là nguồn lực có khả năng soạn thảo chiến lược, các chính sách CNH, HĐH, sáng tạo ra những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại ứng dụng chúng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất vật chất, quản lý kinh tế - xã hội; đưa ra các giải pháp để điều chỉnh và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH; dự báo khả năng phát triển, những nguy cơ có thể tụt hậu xảy ra và thực hiện vai trò đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khác. Muốn thực hiện thành công CNH, HĐH đòi hỏi phải có sự nỗ lực và sáng tạo rất cao, biết tiếp cận và vận dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ hiện đại, sử dụng và phát huy đến mức tối đa lợi thế vốn có của nguồn lực con người Việt Nam, biến nguồn lực con người Việt Nam thành động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chỉ có những con người phát triển toàn diện, nắm bắt nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, lúc đó mới có thể đưa sự nghiệp CNH, HĐH đến thắng lợi. Không thể nói đến CNH, HĐH trong thời đại văn minh, trí tuệ, thời đại khoa học công nghệ mà lại thiếu nguồn lực con người có chất lượng cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học giỏi. Hiểu rõ điều này, trong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: “con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần trong 76 sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [25, tr.5]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một quá trình khó khăn, phức tạp, sẽ không thành công nếu không có những bước đi, giải pháp phù hợp với đặc thù của đất nước và bối cảnh quốc tế cho dù đất nước có đủ các nguồn lực để phát triển. Sự nghiệp CNH, HĐH “có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” [36, tr.21], mà yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người có chất lượng cao chứ không phải là nguồn lực nào khác. Ngoài yêu cầu phát triển số lượng phù hợp, chất lượng cao, sự nghiệp CNH,HĐH đòi hỏi phải có sự chuyển dịch, thay đổi, bố trí một cách hợp lý về mặt cơ cấu nguồn lực con người: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế; cơ cấu khu vực thể chế; cơ cấu tái sản xuất v.v. trong đó cơ cấu ngành, cơ cấu vùng giữ vai trò hết sức quan trọng. Một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về thực chất đây là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển bằng một cơ cấu mới, tiến bộ, hợp lý nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng cao, bền vững hơn. Nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế nước ta vẫn chưa hợp lý, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn cao, trong lúc đó tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP vẫn còn thấp. Tại Hội nghị lần thứ Bảy, khóa X, Đảng ta có đánh giá Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch 77 cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kémĐời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa [35, tr.122]. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP hiện nay ở nước ta vào khoảng 20%. Theo tinh thần Đại hội lần thứ XI, chúng ta phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vào khoảng 17-18%; công nghiệp và xây dựng 41- 42%; dịch vụ 41-42% [36, tr.33]. Sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế (nhất là cơ cấu ngành, cơ cấu vùng ) kéo theo sự bất hợp lý trong thu hút, sử dụng nguồn lực lao động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn lực con người. Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 10-2011) đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế.Ngày 19/02/ 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Thời gian gần đây, cơ cấu lao động ở nước ta nhìn chung đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nguồn lực con người hiện nay ở nước ta. Tỷ trọng lao động đang làm việc ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp đã giảm xuống (từ 55,1% năm 2005 xuống còn 46,9% năm 2013); trong khi tỷ trọng lao động đang làm việc ở hai nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã tăng lên (tương ứng là 44,9% lên 53,6%), trong đó ở nhóm ngành dịch vụ tăng khá (tương ứng từ 27,1% lên 32%). Nhờ sự chuyển dịch số lao động đang làm việc từ nhóm ngành có năng suất lao động thấp (là nông, lâm 78 nghiệp - thủy sản) sang các nhóm ngành có năng suất lao động cao hơn (của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ), nên năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế đã tăng lên (từ năm 2006 đến 2013, tăng 3,4%/năm). Cơ cấu vốn đầu tư, nếu chia theo ngành, xu hướng là tập trung cho nhóm ngành dịch vụ (chiếm trên 50%) và tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng lên (bình quân 2006 - 2010 là 41,2%, bình quân 2011 - 2013 đạt khoảng 43,5%) [102]. Từ sự phân tích trên, cho phép chúng ta rút ra kết luận: Cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng, chuyển dịch, thay đổi, bố trí một cách hợp lý về mặt cơ cấu nguồn lực con người cũng có thể coi là một trong những nội dung của phát triển nguồn lực con người trong quá trình CNH,HĐH đất nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Sự phân tích trên đây chúng ta thấy, trong tất cả các nguồn lực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nguồn lực con người luôn luôn giữ vai trò quyết định. Với ý nghĩa đó, Đảng ta cho rằng phát triển nguồn lực con người được coi là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; là đòi hỏi khách quan, là nhân tố quyết định thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta khẳng định: con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bối dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để có nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, đòi hỏi chúng ta phải chú ý phát triển nguồn lực con người một cách hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng lẫn cơ cấu. Mọi bất cập giữa số lượng với chất lượng hay cơ cấu cũng như 79 mọi sự phát triển không đồng bộ giữa chúng sẽ dẫn đến chỗ triệt tiêu sức mạnh của nhau. Từ những kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc phát triển nguồn lực con người của các nước trong khu vực và trên thế giới giúp cho chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá không có con đường nào tốt hơn là phải quan tâm đến việc phát triển nguồn lực con người và sử dụng nguồn lực đó một cách có hiệu quả nhất. 80 Chương 3 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay Khi phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (mục 2.1.1.2.), tác giả luận án cho rằng “điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý” là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển đó. Sự phát triển nguồn lực con người ở Nghệ An cũng không nằm ngoài vấn đề có tính quy luật chung này. C.Mác trong Lời tựa- Góp phần phê phán khoa kinh tế- chính trị viết rằng: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [84, tr.15]. Còn V.Lênin khi phê phán Bôgđanốp - người đã đồng nhất ý thức xã hội với tồn tại xã hội- cũng đã khẳng định rằng: “Nói chung, ý thức phản ánh tồn tại, đó là một nguyên lý chung của toàn bộ chủ nghĩa duy vật và không thể không nhìn thấy mối liên hệ trực tiếp và mật thiết giữa nguyên lý ấy với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội” [71, tr.400]. Đây là cơ sở lý luận, là những “luận điểm gốc” để chúng ta xem xét ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý đến sự phát triển nguồn lực con người ở nước ta nói chung, ở Nghệ An nói riêng. 81 Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc - trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.488 km2 và dân số trung bình 3.105 nghìn người (tính đến năm 2013). Về mặt hành chính có 19 huyện, thị và 1 thành phố (trong đó có 11 huyện, thị ở miền núi). Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25 độ. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Một trong những đặc điểm cơ bản của khí hậu ở Nghệ An là sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000 mm/năm. Thêm vào đó, Nghệ An là một trong những vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của gió Tây khô nóng thổi từ Lào sang, làm cho vùng đất vốn không được ưu đãi về mặt địa hình nay lại gặp phải sự khắc nghiệt về mặt khí hậu, đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên phải thốt lên rằng: “Ôi gió Lào ơi, ngươi đừng thổi nữa. Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ. Những đồi sim không đủ quả nuôi người”. Chính điều này đã ảnh không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đến việc phát triển nguồn lực con người ở Nghệ An nói riêng. Địa hình, khí hậu là những yếu tố tự nhiên thuộc tồn tại xã hội, những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tính cách con người Nghệ An - với tư cách là trình độ, cấp độ thấp của ý thức xã hội - biểu hiện trước hết là trong 82 tâm lý và văn hóa ứng xử của người dân nơi đây, một lối ứng xử theo mô típ vuông thành sắc cạnh mà nhân lõi của nó là Nhân - Nghĩa - Hiệp. Từ lõi trung tâm này dẫn tới hình thức giao tiếp đặc biệt của phần lớn người dân xứ Nghệ là “thẳng như ruột ngựa”. Văn hóa dân gian Nghệ An vẫn lưu truyền câu: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa. Đã nói là nói oang oang. Ông trời nói sai cũng cãi. Như rứa là dân Nghệ An. Đã nhìn là nhìn thẳng mặt. Biết bao bận bị mất lòng. Đã chết cũng không chừa nói thật’’. Còn nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc thì cho rằng, người Nghệ rất gàn, họ tự đặt ra mô hình cuộc sống cho mình trong suy nghĩ và suốt đời họ phấn đấu cho mô típ ấy, nhiều khi họ sẵn sàng bỏ quên thực tại để hướng tới mô hình mà mình đã lựa chọn.v.v.. Tất cả đó phải chăng đã tạo nên một phần cái gọi là “tính cách Nghệ”, một tính cách trong đó có sự đan xen, hòa trộn giữa cái tốt với cái xấu; cái tích cực với cái tiêu cực. Tính thẳng thắn, bộc trực mỗi khi vượt quá ngưỡng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng “gây gỗ”; ý thức cố kết cộng đồng, nghị lực bứt phá là phẩm chất rất tốt của người dân xứ Nghệ, nhưng mỗi khi ý thức đó phát triển không đúng hướng, cực đoan đến mức cùng cực sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ, kỳ thị, kéo bè kéo cánh. Sự nhẫn nại, kiên trì quyết tâm giành lấy một cái gì đó đúng đắn mà mình theo đuổi là điều tốt, nhưng sự nhẫn nại ấy mỗi khi vượt quá giới hạn cần thiết sẽ dẫn đến bảo thủ, trì trệ tất cả đó ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển nguồn lực con người - nhất là về mặt chất lượng - ở Nghệ An hiện nay. Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về tình trạng lao động là con em người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh bị một số doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai từ chối, dù họ vẫn có nhu cầu tuyển dụng. Thậm chí có công ty công khai treo biển không tiếp nhận lao động Nghệ An. Gần đây, ngày 5/4/2013 trong cuộc đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, một 83 lao động Nghệ An đã đặt câu hỏi: tại sao một công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu sang Nhật cũng từ chối lao động Nghệ An? Một số ý kiến cho rằng lao động Nghệ An hay gây gỗ, đánh nhau vô kỷ luật, trộm cắp, kết bè kéo cánh với nhau, tạo nên các vụ đình công, đình công “đen”, ngưng việc tập thể rất tai hại.v.v.. Có hay không, nhiều hay ít, tính đại diện thấp hay cao thì chừng ấy phần nào cũng làm cho hình ảnh người lao động là con em Thanh - Nghệ - Tĩnh xấu đi trong con mắt của không ít người. Điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và một số dịch vụ khác. Có thể nói ở Nghệ An - nhất là các huyện miền núi phía Tây của tỉnh hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn trong phát triển giáo dục và đảm bảo dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Do địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi, núi và hệ thống sông, suối nên việc đi lại, học tập của học sinh (nhất là bậc tiểu học, trung học cơ sở) gặp không ít khó khăn. Nhiều em đã phải làm lán, trại gần trường để học. Có nhiều trường hợp học sinh qua sông đến trường bằng các dây cáp tự chế vì không có cầu, đường v.v. Dịch vụ khám, chữa bệnh cho bà con thôn, bản vùng sâu, vùng xa gặp không ít trở ngại. Khi các dịch vụ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe v.v. không được đảm bảo, nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, chất lượng nguồn lực con người trong hiện tại và cả trong tương lai. 3.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay Về điều kiện kinh tế, Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền với My- an- ma, Thái Lan và Lào. Nghệ An có bờ biển dài 82 km và bãi biển Cửa Lò- một trong những khu du lịch - nghỉ dưỡng đẹp của cả nước, hàng năm thu hút hàng chục vạn khách thăm quan, du lịch. Đây là điều kiện 84 để phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành một khu kinh tế tổng hợp, bao gồm các ngành công nghiệp, cảng và dịch vụ cảng, du lịch, trung chuyển hàng hóa góp phần làm tăng năng lực sản xuất khu vực phi nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của cả vùng, nâng cao vai trò của tỉnh trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và giữa vùng với các địa phương khác nhất là các nước Lào - Thái Lan và Trung Quốc. Đây là cơ hội hết sức thuận lợi để Nghệ An kêu gọi đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp bằng các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế này sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu nguồn lực lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ. Điều đó cũng có nghĩa là góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn lực con người - trước hết là về mặt chất lượng. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, tỉnh Nghệ An được xác định là một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục đào tạo trong đó có những cơ sở mang tầm cỡ vùng (điển hình là Đại học Vinh), từ nhiều năm nay đã đào tạo nhân lực (bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) cho tỉnh và cả vùng Bắc Trung bộ. Vai trò của Nghệ An đối với vùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực ngày càng tăng khi nhu cầu nguồn lực con người ngày càng lớn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng sản phẩm GDP liên tục tăng theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. GDP theo giá thực tế 2010 đạt hơn 41.000 tỷ, nâng thu nhập bình quân/năm lên 14,16 triệu đồng/người năm 2010 (tăng 2,4 lần so với 2005), giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản năm 2010 đạt trên 11.000 tỷ đồng tăng 1,9 lần so với 2005, 85 công nghiệp xây dựng năm 2010 đạt gần 14.000 tỷ đồng tăng gần 2,8 lần so với năm 2005. Ngành thương mại, dịch vụ đạt kết quả tích cực, tổng mức hàng hóa bán lẻ, dịch vụ năm 2010 đạt 16.000 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2005. GDP năm 2013 (theo giá so sánh 2010) đạt 106.998.380 tỷ đồng, tăng 6,48% (kế hoạch đề ra 7 - 8%), trong đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt 11.476,6% tỷ đồng, tăng 3,36%, khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 11.476,6 tỷ đồng, tăng 3,53%, công nghiệp tăng 6,79%; xây dựng tăng 0,11%; khu vực dịch vụ 14.962,9 tỷ đồng, tăng 8,56% so với cùng kỳ và thuế sản phẩm 2.650 tỷ đồng, tăng 22,97% [111]. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế thời gian qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương. Khi kinh tế phát triển cùng với sự quan tâm đúng đắn của các cấp ủy, chính quyền cũng như của các ngành thì các dịch vụ giáo dục, y tế, chăm sóc nhân dân v.v. sẽ có điều kiện để được đảm bảo và được phục vụ tốt hơn, đó cũng là lúc chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, chất lượng nguồn lực con người trên địa bàn tỉnh cũng theo đó mà có sự phát triển nhất định (xem phụ lục 1). Về văn hóa- xã hội. Xứ Nghệ có bề dày truyền thống văn hóa - một truyền thống đáng tự hào, một truyền thống văn hóa tạo nên bản sắc, cốt cách của người dân xứ Nghệ. Một truyền thống văn hóa có thể nói là đủ sức đề kháng với các phản giá trị, với các yếu tố văn hóa ngoại lai, đồng thời cũng đủ khả năng tiếp cận, hội nhập với văn hóa ngoài địa bàn để không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Truyền thống hiếu học, ý thức cố kết cộng đồng, đức tính thật thà, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, luôn luôn muốn bứt phá để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn trong lịch sử của người dân xứ Nghệ mỗi một khi được vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo trong hoàn cảnh lịch sử mới, được thâm nhập và làm 86 phong phú thêm trong mỗi một con người, được gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội nói chung, người lao động nói riêng, trở thành nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh sẽ có tác động to lớn đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Truyền thống tốt đẹp đó đến nay vẫn được các thế hệ con em xứ Nghệ gìn giữ, phát triển. Báo Dân trí ngày 6 - 8 - 2014 có đăng bài của Bích Huệ viết về Một lớp miền núi ở Nghệ An có 3 học sinh đỗ thủ khoa đại học, đó là các em Dương Lê Toàn (28,5 điểm), thủ khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội; Hồng Thị Hương (26,5 điểm), thủ khoa Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Hữu Sơn (24,75 điểm), thủ khoa Toán trường Đại học Vinh. Ngoài ra còn có em Trang Thị Giang đậu á khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tất cả các thủ khoa, á khoa này đều là học sinh lớp 12D của Trường Trung học Phổ thông Thanh Chương ở xã Phong Thịnh - một xã miền núi của huyện Thanh Chương, Nghệ An [149]. Sau đó một tuần, Báo Dân trí điện tử, thứ hai, 11/08/2014 - 09:08, có đăng bài Một lớp học ở miền núi có 100% học sinh đỗ đại học của Đàm Lan cho biết, trong kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2014, lớp 12A của Trường Trung học phổ thông Quỳ Hợp 1 (huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An) có 40 em thì tất cả 40 em đã đủ và thừa điểm đỗ vào các trường đại học và học viện. Bài báo còn cho biết, cũng tại Nghệ An, năm 2011, toàn bộ 50 học sinh lớp 12A1 của Trường THPT Thanh Chương 1 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) cũng đã thi đỗ các trường đại học và học viện trong kỳ thi tuyển sinh 2011. Đặc biệt trong đó, có 2 em đỗ á khoa là Nguyễn Trọng Tài (28,5 điểm vào Đại học Kinh tế Quốc dân) và Nguyễn Xuân Tâm (27,5 điểm, đỗ á khoa Đại học Xây dựng) [150]. 87 Phát huy tốt truyền thống văn hóa hiếu học trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức, của hội nhập và toàn cầu hóa là một trong những lợi thế để Nghệ An phát triên chất lượng nguồn lực con người, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong những năm gần đây, lĩnh vực văn hóa - xã hội ở Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_van_de_phat_trien_nguon_luc_con_nguoi_trong_qua_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_tinh_nghe_an.pdf
Tài liệu liên quan