MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 8
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu 29
1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 31
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÁI
PHẠM TỘI
34
2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tái phạm tội 34
2.2 Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tái phạm tội 37
2.3 Cơ sở của phòng ngừa tái phạm tội 41
2.4 Cơ chế phòng ngừa tái phạm tội 55
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
71
3.1 Thực trạng điều chỉnh pháp luật phòng ngừa tái phạm tội 71
3.2 Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tái phạm tội
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
76
3.3 Thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa
tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
82
Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
112
4.1 Dự báo hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới
112
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tái phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới
117
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
192 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Lê Tuấn Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp đỡ người chấp hành hình phạt tại địa phương, người tái hòa nhập
cộng đồng. Trong năm 2017, hội cựu chiến binh tỉnh đã kết nạp 11.240 hội viên
mới, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 213.057 hội viên, đạt tỷ lệ 97,3% cựu
chiến binh vào hội; thành lập 15 cơ sở hội, toàn tỉnh có 866 cơ sở hội; hội phụ nữ
tỉnh đã kết nạp mới 33.885 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 401.037 hội
viên đạt tỷ lệ thu hút 78,84% phụ nữ vào hội, toàn tỉnh có 866 cơ sở hội [149]
Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn có khoảng 44 cán bộ làm việc tại trung tâm giáo
dục, thành lập 690 Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm từ các cấp tỉnh, thành phố, thị
78
xã, huyện đến các cấp cơ sở như xã, phường, thị trấn, xây dựng và triển khai toàn
tỉnh 4.508 mô hình nhân dân tự quản nhằm đảm bảo ANTT tại địa phương.
- Những hạn chế trong đội ngũ phòng ngừa tái phạm tội
Thứ nhất, trình độ chuyên môn của đội ngũ báo cáo viên pháp luật không đồng
đều, các cán bộ có trình độ đại học chủ yếu tập trung ở nhóm báo cáo viên pháp luật
tỉnh. Bên cạnh đó, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật cũng đóng góp vai trò rất
quan trọng trong hoạt động tuyên truyền cơ sở. Số tuyên truyền viên pháp luật có
trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ 68,34% nhưng trong số tuyên truyền viên pháp
luật có trình độ đại học chỉ có 54,87% được đào tạo chuyên ngành luật [111].
Thứ hai, có sự quá tải trong công việc của chủ thể phát hiện, xử lý tội phạm sẽ
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động phòng ngừa của các chủ thể này trên địa
bàn, thể hiện:
+ Sự quá tải trong công việc của cán bộ, chiến sĩ công an đang trực tiếp làm
nhiệm vụ phát hiện, điều tra tội phạm. Với diện tích toàn tỉnh là 11.116 km2 và số
dân khoảng 3.540.500 người như hiện nay thì mỗi cán bộ, chiến sĩ phải quản lý diện
tích gần 7,66 km2 và quản lý khoảng 2440 người dân để phát hiện tội phạm, chưa kể
phải bám trụ tại các khu vực hành lang tiếp giáp với các quốc gia khác và kiểm soát
lượng người nước ngoài ra vào địa bàn tỉnh. Đối với các trại giam Tổng cục VIII
đóng trên địa bàn, số phạm nhân giam giữ tại 4 trại giam là 11.234 thì mỗi cán bộ,
chiến sĩ phải quản lý 30,86 phạm nhân [38].
+ Sự quá tải trong công việc của lực lượng KSV: Trong toàn tỉnh chỉ có 69
KSV chuyên phụ trách kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự và tập
trung ở VKSND tỉnh. Với lượng vụ án hình sự từ năm 2008 đến năm 2017 trung
bình khoảng 2048 vụ/năm được VKSND kiểm sát như hiện nay thì trung bình 1
KSV phải thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử khoảng 29,68
vụ/năm; trong đó số vụ tái phạm tội kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử khoảng 8,18
vụ/năm. Đây thực sự là vấn đề cần được xem xét và giải quyết nhằm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát các vụ án tái phạm tội hiện nay
79
tại tỉnh, nhất là các vụ án lớn với nhiều bị can, nhiều tình tiết phức tạp, tái phạm
nhiều lần, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
+ Sự quá tải trong công việc của lực lượng thẩm phán: tại TAND tỉnh hiện có
31 thẩm phán tòa hình sự xét xử tất cả các vụ án hình sự. Trung bình một thẩm phán
thuộc tòa hình sự TAND tỉnh phải xét xử khoảng 66,06 vụ/năm trong đó số vụ tái
phạm tội khoảng 18,21 vụ tái phạm tội/năm. Cũng tương tự khi đánh giá cường độ
làm việc của KSV thuộc VKSND tỉnh Thanh Hóa, tác giả cho rằng cường độ làm
việc của thẩm phán TAND tỉnh là cao và điều này cần được nghiên cứu, xem xét
nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung, trong đó có các vụ án tái
phạm tội.
3.2.2. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tái phạm tội
- Những kết quả đạt được trong cơ chế phối hợp phòng ngừa tái phạm tội
+ Hoạt động phối hợp giữa các chủ thể tuyên truyền phòng ngừa tái phạm tội
Trong thời gian qua, chính quyền tỉnh thường xuyên chỉ đạo cho các cơ quan
chuyên trách như sở Tư pháp, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Đoàn thanh niên
xây dựng các chương trình giáo dục, tuyên truyền phòng ngừa tái phạm tội. Điển
hình, là thành lập hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trực thuộc UBND
tỉnh do sở Tư pháp là cơ quan thường trực. Có thể cho rằng đây chính là mô hình
điển hình trong công tác tổ chức lực lượng phòng ngừa tái phạm tội, kết nối các chủ
thể phòng ngừa trên địa bàn tỉnh bằng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh và được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1 Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong phòng ngừa tái phạm tội
+ Hoạt động phối hợp giữa các chủ thể đấu tranh phòng ngừa tái phạm tội
80
Nếu trong hoạt động tuyên truyền phòng ngừa tái phạm tội cơ quan thường
trực đóng vai trò quan trọng là sở Tư pháp thì trong đấu tranh phòng ngừa tái phạm
tội lực lượng tiến hành tố tụng là lực lượng quan trọng. Lực lượng tiến hành tố tụng
phối hợp với các chủ thể khác đẩy mạnh công tác chuyển hóa tuyến, địa bàn phức
tạp liên quan đến tội phạm; mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; phối
hợp với đoàn thể, trung tâm, tổ chức xã hội đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án liên quan tái phạm tội; phối hợp các sở, ban, ngành tăng cường công
tác phối hợp, trao đổi thông tin, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, các ban
ngành đoàn thể trong công tác quản lý.
Đối với các trại giam thuộc Tổng cục VIII đóng trên địa bàn tỉnh tiến hành
phối hợp với chính quyền địa phương trong toàn tỉnh, các trại giam khác tạo mối
liên hệ chặt chẽ trong công tác trao đổi thông tin, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Tăng
cường công tác vũ trang tuần tra, canh gác, dẫn giải, diễn tập các phương án phòng
chống đột xuất góp phần đảm bảo trại giam tuyệt đối an toàn. Thực hiện tốt quy chế
phối hợp với công an và VKSND tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản
lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân và giải quyết các vấn đề phức tạp trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, các trại giam thuộc Tổng cục
VIII đã tiến hành phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến
hành hướng dẫn, giảng dạy, đào tạo nghề, tiếp nhận sản phẩm nghề của phạm nhân,
giúp đỡ, hỗ trợ người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập
có công việc ổn định đảm bảo nhu cầu vật chất cho cuộc sống. Cụ thể: phối hợp với
trung tâm phòng chống lao, HIV/AIDS mở 12 lớp cho 270 phạm nhân về giáo dục
phòng chống HIV/AIDS, 16 lớp cho 3.401 phạm nhân tuyên truyền trực tiếp về
phòng chống lao, HIV/AIDS; tổ chức cho 6.302 phạm nhân thăm gặp thân nhân,
3.902 lượt phạm nhân liên lạc với thân nhân bằng điện thoại, 13.281 lượt phạm
nhân được nhận quà từ thăm gặp và đường bưu điện, tổ chức khám và cấp thuốc
cho 35.803 lượt phạm nhân, 189 lượt phạm nhân ốm đau ngoài khả năng điều trị
của trại đã được đề nghị đưa lên tuyến trên điều trị kịp thời [105]. Thường xuyên
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của phạm nhân, trong các dịp lễ, tết tổ
81
chức các hoạt động trích tiền từ quỹ sản xuất tặng quà cho những phạm nhân có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phạm nhân ốm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện, chi ăn
thêm cho số phạm nhân lao động vượt chỉ tiêu và các cháu con phạm nhân theo mẹ
vào trại, qua đó góp phần động viên phạm nhân yên tâm lao động cải tạo. Phối hợp
với Ủy ban hội liên hiệp thanh niên tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục giúp
đỡ phạm nhân độ tuổi thanh niên tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, những năm vừa
qua cơ quan tiến hành tố tụng đã triển khai phối hợp với các lực lượng khác như hải
quan, an ninh hàng không, quân sự, biên phòng, cảnh sát biển, kiểm lâm thực
hiện quy chế phối hợp trong huấn luyện nghiệp vụ và xử lý các đối tượng có hành
vi phạm tội nói chung, tái phạm tội nói riêng, nhất là trên các địa bàn phức tạp trong
tỉnh Thanh Hóa. Kết quả trong năm 2017, công an tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận 24 vụ
án, 37 bị can do các cơ quan khác chuyển đến [105]. Như vậy, hoạt động phối hợp
giữa các chủ thể nói trên được diễn ra khoa học, nhuần nhuyễn không những đấu
tranh, phát hiện các hành vi tái phạm tội mà còn kịp thời ngăn ngừa hành vi tái
phạm tội.
Từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, qua công tác thực tiễn tác giả thấy rằng
giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án các cấp thường xuyên phối hợp công tác
bằng những kỳ họp giao ban, hội nghị hàng tháng, quý, năm. Nội dung chính của
những cuộc họp là đánh giá tình hình điều tra, khám phá, truy tố, xét xử, công tác
giáo dục, cải tạo phạm nhân, tù tha về địa phương, tù hưởng án treo; đặc biệt là tình
hình tái phạm tội để tìm ra nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tái phạm tội, qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phòng ngừa tái phạm tội theo từng
chức năng hoạt động của từng chủ thể và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình
tố tụng liên quan đến các vụ án, trong đó chú trọng vào các vụ án tái phạm tội.
- Những hạn chế trong cơ chế phối hợp phòng ngừa tái phạm tội:
Thứ nhất, cơ chế phối hợp tuyên truyền phòng ngừa tái phạm tội của các chủ
thể nhằm phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức trong chỉ đạo và tổ
chức triển khai thực hiện. Hoạt động của hội đồng chủ yếu dựa vào hoạt động của
82
cơ quan thường trực là sở Tư pháp, phòng tư pháp của huyện, thị xã, thành phố
chưa thể hiện được ý chí tập thể của tất cả các thành viên trong hội đồng. Do các
thành viên của hội đồng là hoạt động kiêm nhiệm nên không có thời gian triển khai
nhiệm vụ của các thành viên, tạo nên sự không thống nhất khi triển khai thực hiện
các nhiệm vụ chung của hội đồng.
Thứ hai, hoạt động phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tái phạm tội chưa
được diễn ra thường xuyên, liên tục; chưa dựa vào một quy chế nhất định nên hoạt
động phối hợp vẫn chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra. Khi thiếu cơ sở pháp lý
phối hợp, thiếu sự trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục giữa các sở, ban, ngành
đã ảnh hưởng nhất định đến việc phối hợp phòng ngừa tái phạm tội. Hạn chế này là
do mỗi chủ thể phải thực hiện nhiệm vụ đặc thù và bị hạn chế về nguồn nhân lực.
Thứ ba, việc phối hợp trao đổi thông tin, phối hợp phòng ngừa phát hiện, xử lý
tái phạm tội của tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khác còn ít hiệu quả. Thanh
Hóa là một địa bàn trọng điểm có đường biển dài, đường biên giới và đường Quốc
lộ 1A nối liền các vùng, miền; có sân bay, trung tâm du lịch, khu công nghiệp ở các
huyện, thị xã, thành phố nên cần phải phối hợp chặt chẽ giữa 27 huyện, thị xã, thành
phố trên địa bàn tỉnh; với các tỉnh, thành phố khác trong điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ tư, việc phối hợp của các trại giam thuộc Tổng cục VIII với chính quyền
địa phương trong tỉnh chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục, cải tạo
phạm nhân. Các đoàn thể, doanh nghiệp chưa đủ điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ
công tác giáo dục, đào tạo nghề dẫn đến người đang chấp hành hình phạt tù chỉ
được đào tạo, hướng dẫn những nghề cơ bản, lao động tay chân là chính.
3.3. Thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phạm
tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3.3.1. Thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa trước không
để tái phạm tội xảy ra
- Các biện pháp kinh tế - xã hội
+ Những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội:
83
Nhận thức được một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình hình tái
phạm tội trên địa bàn tỉnh là các vấn đề thuộc về kinh tế xã hội nên chính quyền, cơ
quan, đoàn thể đã có nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện điều kiện
sống của người dân. Đạt nhiều kết quả như: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
(GRDP) năm 2017 tăng 8,26% so với năm 2016; trong đó ngành nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản tăng 1,81%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,98%; các ngành dịch
vụ tăng 8,10%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 6,57%. Toàn tỉnh đã
xây dựng được 1.039 mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, thu hút
34.326 hộ gia đình tham gia. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng từ
11,02 triệu đồng (năm 2011) lên 24,8 triệu đồng (năm 2017), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
29,69% (năm 2011) xuống còn 8,43% (năm 2017) theo tiêu chí đa chiều
Kế hoạch đầu tư công năm 2017 được UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết sớm
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư và các đơn vị thi công khẩn trương tổ
chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Toàn tỉnh có 10 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (dự án FDI) đăng ký mới, với số vốn đăng ký là 3.059,4 triệu USD.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 80 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký 13.981 triệu USD, trong đó có 55 dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu
tư, 25 dự án đang triển khai thưc hiện.
Năm 2017, tỉnh sắp xếp được khoảng 65,5 nghìn lao động có việc làm mới,
đạt 100% kế hoạch, tăng 1,52% so với năm 2016; trong đó, lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài 10.000 người, đạt 100% kế hoạch, giảm 0,18% so với năm
2016. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội có
hiệu quả như: Thực hiện tốt việc trợ cấp thường xuyên cho trên 196.000 đối tượng
bảo trợ xã hội với số tiền là 18,9 tỷ đồng; chăm sóc, nuôi dưỡng 949 đối tượng tại 6
cơ sở trợ giúp xã hội [239].
Thêm vào đó, tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua "Chung sức xây
dựng nông thôn mới, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu" đã được các
cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân hưởng ứng sôi nổi. Sau 7 năm triển
khai, Thanh Hóa đã có 195 xã và 77 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn
84
mới. Riêng năm 2017 đã tổ chức thẩm định thêm được 28 xã, trong đó, 15 xã được
công nhân đạt chuẩn nông thôn mới [239].
+ Những hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội
Thứ nhất, tình trạng thất nghiệp vẫn là một trong những nguyên nhân, điều
kiện dẫn đến tái phạm tội và hiện nay tỉnh Thanh Hóa chưa có biện pháp giải quyết
mang tính nổi bật. Cụ thể:
Theo thống kê TAND tỉnh, nghiên cứu nhân thân 10.099 bị cáo tái phạm tội
nhận thấy: Số bị cáo tái phạm tội không có nghề nghiệp là 5.343 người, chiếm
52,91%; số bị cáo tái phạm tội có nghề nghiệp không ổn định là 3.434 người, chiếm
34%; số bị cáo tái phạm tội có nghề nghiệp ổn định là 1.322 người, chiếm 13,09%.
(xem bảng 2.13 - phần phụ lục)
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu tình hình tái phạm tội trong 10 năm (2008 - 2017)
xét theo nghề nghiệp người tái phạm tội
Theo thống kê phòng PC64 Công an tỉnh trong 10 năm (2008 - 2017) trong
tổng số 3.280 đối tượng chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương chỉ có 697
đối tượng (chiếm 21,25%) có nghề nghiệp ổn định (xem bảng 2.27 - phần phụ lục).
Chứng tỏ, các nghề được đào tạo trong trại giam chưa phù hợp với nền kinh tế hiện
nay, dẫn đến khi tái hòa nhập cộng đồng các đối tượng không có nghề nghiệp hoặc
nghề nghiệp không ổn định vẫn chiếm tỉ lệ cao. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa hiện
nay đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự khủng hoảng nền kinh tế trên thế giới và trong
khu vực. Tình trạng giải thể, phá sản của các doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho
người thất nghiệp vẫn chưa có những giải pháp thiết thực.
85
Kết quả thống kê này cho thấy, sự tương tác giữa tình trạng thất nghiệp, sự
khó khăn trong quá trình mưu sinh của một bộ phận người dân với sức hấp dẫn từ
lợi nhuận do các hành vi phạm tội mà đó là nguyên nhân và điều kiện quan trọng
dẫn đến quá trình hình thành động cơ tái phạm tội của người phạm tội. Qua đó, tác
giả khẳng định nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tái phạm tội trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa và cần phải suy nghĩ tới việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho
người tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với môi trường kinh tế hiện nay.
Thứ hai, tỉnh Thanh Hóa chưa có những giải pháp hữu hiệu giải quyết ảnh
hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có
nhiều nỗ lực giải quyết những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa nhưng
hiệu quả mang lại còn thấp, tác động chưa bền vững đến tình hình tái phạm tội.
Thực tế, nhằm mục đích tạo ra nhiều cơ sở sản xuất và nơi định cư cho người dân
tỉnh Thanh Hóa quy hoạch đến năm 2020 sẽ chuyển 18.813 ha đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp, tức là các khu vực trước đây là vùng sản xuất nông
nghiệp được chuyển dịch thành khu vực đô thị hóa đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống bình thường của người dân quanh các khu vực này và hậu quả có thể nhận
thức trực tiếp nhất là người dân không còn đất để sản xuất, một lượng lớn dân cư,
đặc biệt là dân cư đang trong độ tuổi lao động không có việc làm và rất khó thích
nghi với môi trường vừa được đô thị hóa. Có thể thẳng thắn nhìn nhận rằng, khi
thực hiện cơ chế chuyển dịch vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh Thanh Hóa
chưa có những chính sách hữu hiệu chuẩn bị cho quá trình này, nhất là chưa tạo ra
những cơ sở vật chất, tinh thần tạo điều kiện cho sự thích nghi của người dân.
Chính vì vậy, có một bộ phận người dân sẽ rơi vào tình trạng thiếu định hướng,
thiếu sự đào tạo về nghề nghiệp nhằm chuẩn bị cho cuộc sống trong một môi
trường mới. Hậu quả là một bộ phận người dân sẽ không có việc làm, đặc biệt là
những người vừa chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng càng khó khăn
hơn để tìm cho mình công việc ổn định dẫn đến dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội và tái
phạm tội.
86
Sự thay đổi này có thể nhận thấy rõ, so với năm 2008 thì năm 2009 giảm
7,89% số vụ, 3,86% số bị cáo; tương tự thì năm 2010 giảm 17,62% số vụ,
17,24% số bị cáo; năm 2011 tăng 18,5% số vụ, 26,39% số bị cáo; năm 2012
tăng 34,15% số vụ, 62,36% số bị cáo; năm 2013 tăng 9,09% số vụ, 0,96% số bị
cáo; năm 2014 tăng 12,33% số vụ, 10,05% số bị cáo; năm 2015 giảm 6,23% số
vụ, 3,86% số bị cáo; năm 2016 tăng 12,5% số vụ, 5,24% số bị cáo; so với năm
2016 thì năm 2017 tăng 18,85% số vụ tái phạm tội, 8,33% số bị cáo; (xem bảng
2.1 - phần phụ lục). Như vậy, số vụ tái phạm tội đã xét xử trong từng năm (2008
- 2017) tăng giảm thất thường.
Biểu đồ 3.3 Tình hình tái phạm tội từ năm 2008 đến năm 2017
Thứ ba, tỉnh Thanh Hóa chưa có những giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề
người nhập cư và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của tình hình tái
phạm tội trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Qua nghiên cứu 500 bản án/732 bị cáo tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa từ năm 2008 đến năm 2017 cho thấy: Số bị cáo có hộ khẩu thường trú tại tỉnh
là 508 bị cáo, chiếm 69,4%; số bị cáo có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác là 158
bị cáo, chiếm 21,58%; số bị cáo sống lang thang là 66 bị cáo, chiếm 9,02% (xem
bảng 2.16 - phần phụ lục). Như vậy, số bị cáo là người có hộ khẩu thường trú tại
các tỉnh khác và số bị cáo sống lang thang chiếm tỷ lệ cao (30,6%). Điều này phản
ánh, để phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hiệu quả phải làm
tốt công tác quản lý dân định cư, tạm trú và các đối tượng sống lang thang. Người
nhập cư thường có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề dẫn đến khó khăn trong
87
quá trình tìm việc làm và lại rơi vào sự tương tác giữa tình trạng thất nghiệp bị hấp
dẫn từ lợi nhuận do các hành vi phạm tội mà có. Một bộ phận người nhập cư vẫn
giữ những thói quen, hành vi tiêu cực từ nơi họ sinh sống khi họ định cư tại tỉnh.
Thứ tư, vấn đề áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giáo dục quản
lý phạm nhân, hướng nghiệp, dạy nghề chưa được đầu tư, áp dụng. Việc đầu tư
trang thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa phải dành cho
công tác quản lý, dạy nghề một nguồn kinh phí lớn để vừa cung cấp đầy đủ các
trang thiết bị vừa duy trì hoạt động nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động
giáo dục, quản lý, hướng nghiệp, dạy nghề. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp
phải duy trì cho tất cả hoạt động toàn tỉnh thì việc sử dụng chính sách để đầu tư sẽ
gây ra nhiều khó khăn đối với tỉnh Thanh Hóa.
Thứ năm, vấn đề tạo việc làm cho các đối tượng chấp hành xong hình phạt tù
và đưa đối tượng tham gia vào các hoạt động xã hội ở cộng đồng dân cư còn nhiều
vướng mắc. Bởi vì hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp các đơn vị sản xuất,
kinh doanh trong giai đoạn hiện nay đều tự hoạch toán kinh doanh, lấy hiệu quả
kinh tế làm tiêu chuẩn phấn đấu; các cơ sở kinh tế thường tuyển lao động có năng
lực, có trình độ chuyên môn. Trong khi đó, các đối tượng sau khi chấp hành xong
hình phạt tù trở về địa phương thường có trình độ văn hóa thấp, không có trình độ
chuyên môn, độ tin cậy đối với họ chưa cao và phần lớn mang nặng tư tưởng khép
kín, định kiến mặc cảm với quá khứ phạm tội, tự mình xa lánh cộng đồng, xã hội.
Nên việc tạo điều kiện giúp đỡ việc làm cho các đối tượng sau khi chấp hành hình
phạt tù về địa phương là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp.
- Các biện pháp văn hóa - giáo dục
+ Những kết quả đạt được trong việc áp dụng các biện pháp văn hóa - giáo dục
Song song với phát triển kinh tế, tỉnh Thanh Hóa cũng rất chú trọng cải thiện
đời sống tinh thần, từng bước nâng cao trình độ học vấn, văn hóa cho người dân.
Tỉnh đã tăng đầu tư ngân sách giáo dục - đào tạo hàng năm, phát triển cơ sở vật chất
theo quy hoạch, khang trang, từng bước hiện đại; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ở các
ngành học, bậc học, đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt coi trọng giáo dục
88
nhân cách, lối sống, đạo đức, lý tưởng cho học sinh; xã hội hóa giáo dục - đào tạo
đạt kết quả tích cực; phát huy vai trò của gia đình phối hợp với nhà trường, xã hội
trong giáo dục thế hệ trẻ; chất lượng dạy và học được nâng cao, là cơ sở đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Dự kiến đến hết năm 2017, toàn tỉnh có
1.270/2.117 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 59,92%, tăng 4,51% so với cùng kỳ
(tăng 99 trường), trong đó: Mầm non 367 trường, tăng 11,2% so với cùng kỳ (tăng
37 trường); Tiểu học 553 trường, tăng 2% so với cùng kỳ (tăng 11 trường); THCS
326 trường, tăng 17,3% so cùng kỳ (tăng 48 trường) và THPT 24 trường, tăng
14,3% so cùng kỳ (tăng 3 trường) [239]
Trong hệ thống các biện pháp về văn hóa, giáo dục nhằm phòng ngừa tái phạm
tội, tỉnh Thanh Hóa chú trọng giáo dục tuyên truyền về vi phạm pháp luật trong các
lĩnh vực đến tầng lớp học sinh, sinh viên. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh đã phối hợp
với các sở, ban, ngành tập huấn và tổ chức các cuộc thi: "Học và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy", "Tuyên
truyền phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật", "Tuyên truyền phòng ngừa bạo
lực học đường"; tổ chức tư vấn các nội dung về phòng ngừa hành vi vi phạm pháp
luật cho hơn 25.000 lượt học sinh, sinh viên; thực hiện hơn 2.000 buổi phát thanh
trên loa nội bộ của trường về các quy định pháp luật. Lực lượng thanh niên xung
phong toàn tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua các buổi tập
huấn, tư vấn pháp luật dành cho học sinh, sinh viên; thiết kế áp phích, panô tuyên
truyền tại các trường học, tuyến phố; đặc biệt tổ chức trong các tháng cao điểm về
phòng ngừa tội phạm. Điển hình, là Chi đoàn Công an thành phố Thanh Hóa, chỉ
riêng năm 2017 đã tổ chức 21 buổi tuyên truyền, tọa đàm với các trường học, giáo
viên, sinh viên, học sinh về các hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả gây ra và hình
thức bị xử lý [149].
Công tác dạy nghề, nâng cao trình độ lực lượng lao động có thể được xem là
một thành tựu của tỉnh Thanh Hóa nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, tạo điều kiện
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, một yếu tố có vai trò quan
trọng trong phòng ngừa tái phạm tội. Năm 2017, tỉnh đã tuyển mới và dạy nghề gần
89
40.000 lượt học sinh, sinh viên, đạt tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề là 38% so với
tổng số lao động của tỉnh; bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho 9.002 công nhân và
người lao động trong doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề cho 6.523 lao động nông
thôn; hỗ trợ đào tạo nghề cho 1.859 lao động nghèo (đạt 100% kế hoạch); đào tạo
nghề cho 982 người khuyết tật và 700 thanh niên dân tộc thiểu số; phát triển các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn và hiện nay đã có 362 cơ sở dạy nghề, trong đó có 28
trường cao đẳng nghề, 21 trường trung cấp nghề, 70 trung tâm dạy nghề, 329 cơ sở
dạy nghề đang hoạt động [43]
Bên cạnh đó, với sự phối hợp của sở Tư pháp, Công an, Đoàn thanh niên và
đài truyền hình (TTV, ANTV Thanh Hóa) trong những năm vừa qua đã phát sóng
các chương trình có nội dung tuyên truyền các hành vi vi phạm pháp luật, tuyên
truyền tác hại của ma túy, tuyên truyền hoạt động phòng ngừa, tố giác tội phạm đã
được triển khai và bước đầu có hiệu quả nhất định. Tập trung chọn những điểm
nóng về tội phạm trên địa bàn để mọi người dân hiểu và quyết tâm đấu tranh, tố
giác tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật, xây dựng các kế hoạch triển khai "Tháng
hành động phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật" và "Tháng hành động
phòng, chống ma túy". Về hoạt động tuyên truyền tố giác tội phạm, nhiều hình thức
vận động quần chúng nhân dân đã được triển khai và áp dụng như xây dựng đường
dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm đến tận đơn vị xã, phườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_ngua_tai_pham_toi_tren_dia_ban_tinh_thanh_hoa.pdf