Luận án Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở phổ thông

CHưƠNG I: VÀI NÉT VỀ THƠ ĐưỜNG

I. THỜI ĐẠI HOÀNG KIM CỦA THƠ CA

- Thơ Đường là thành tựu xuất sắc của thi ca cổ Trung Quốc. Sau hàng nghìn năm

xây dựng và phát triển đến đời Đường (618-907), nền thi ca dân tộc đã định hình vững về thể

loại, thi luật và thi pháp. Mặt khác, được kế thừa những tinh hoa nghệ thuật từ Kinh Thi, Sở

Từ, Hán Nhạc Phủ và thơ ca Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, thơ Đường đã đạt đến trình độ nghệ

thuật tuyệt đỉnh và phát triển rầm rộ, xứng đáng là thời đại hoàng kim của thơ ca cổ Trung

Quốc. Thành tựu vĩ đại ấy, trước và sau nó trong lịch sử văn học Trung Quốc chưa hề có đỉnh

cao nào sánh bằng. Thơ Đường Trung Quốc mãi mãi là một cống hiến vĩ đại cho nhân loại.

- Toàn Đường Thi là một tập đại thành khổng lồ, với 48.900 bài thơ, nội dung phong

phú, nghệ thuật trác việt, là thế giới kỳ diệu của thi ca, để lại những giá trị thẩm mỹ bất hủ.

Trong thế giới kỳ diệu ấy có nhiều tài năng lỗi lạc. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là những

thiên tài giữa 2300 nhà thơ có tên tuổi đời Đường.

Gần 3 thế kỷ phát triển liên tục, thơ Đường đã phản ánh về thiên nhiên, đất nước con

người và xã hội Trung Quốc trong một thời đại từ ổn định, thịnh vượng đến suy vong. Bức

tranh toành cảnh về thời đại ấy hiện lên trong thơ Đường lung linh sắc màu, đường nét, với

nhiều phong cách trường phái khác nhau

pdf143 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với các thi phái khác, nhƣng bằng bút pháp hiện thực trữ tình, ông đã đƣa thơ ca hiện thực đạt đến đỉnh cao chƣa từng có. Ngƣời đời gọi ông là Thi Thánh. Xung quanh ông có hàng trăm nhà thơ đi theo con đƣờng lấy sáng tác thi ca phục vụ quần chúng lao khổ dƣới đáy xã hội. Tiêu biểu là Nguyên Kết (719 - 772), Cố Huống (725 - 816). Sau này, Bạch Cƣ Dị (772 - 846) là ngƣời kế tục xứng đáng, đƣa thi ca hiện thực thời Trung Đƣờng phát triển vững chắc. Thực tế sáng tác thơ ca đời Đƣờng đã quy tụ thành những trƣờng phái nhƣ trên. Sách Lịch sử văn học Trung Quốc có nhận định: "Căn cứ vào phƣơng pháp sáng tác mà chia trƣờng phái thời kỳ này ra hai trƣờng phái có ảnh hƣởng sâu rộng nhất và có những thành tựu lớn nhất. Không còn nghi ngờ VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 19 gì nữa, đó là trƣờng phái lãng mạn mà đại biểu là Lý Bạch và trƣờng phái hiện thực mà đại biểu là Đỗ Phủ. Lý Bạch và Đỗ Phủ đều đem thiên tài thơ ca riêng của mình, sƣ tu dƣỡng nghệ thuật rộng lớn và tinh tế của mình, tình yêu đối với Tổ quốc và nhân dân, cũng nhƣ sự nhận thức và lý giải sâu sắc của mình đối với cuộc sống hiện thực, vận dụng những phƣơng pháp sáng tác khác nhau, xây dựng những phong cách nghệ thuật của riêng mình để phản ánh thời đại vĩ đại và biến động qua các mặt, sáng tạo cho chúng ta biết bao tác phẩm khác nhau, đƣa nghệ thuật thơ ca lãng mạn và hiện thực lên đỉnh cao. Họ không những là hai nhà thơ lớn nhƣ hai ngọn núi đứng song song ở đời Đƣờng mà còn là những đại biểu kiệt xuất nhất của hai trƣờng phái đó trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc"(1). Từ nhận định trên, nếu nhìn khái quát chúng ta sẽ thấy: Dù trăm khe nghìn suối, thi ca đời Đƣờng vẫn hội tụ về hai dòng chủ lƣu, tạo nên hai khuynh hƣớng sáng tác chính là lãng mạn và hiện thực. Bất chấp mọi đảo lộn của thời thế, hai khuynh hƣớng sáng tác ấy vẫn phát triển mạnh mẽ theo tiếng gọi thiết tha của cuộc sống. Cả hai khuynh hƣớng thơ đều đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật mà trƣớc đó thi ca cổ Trung Quốc chƣa hề có. Lãng mạn và hiện thực là hai bộ phận thống nhất trong một chỉnh thể của nền thi ca đời Đƣờng, cống hiến vĩ đại cho văn học Trung Quốc. Bút pháp nghệ thuật thơ Đƣờng cũng từ hai khuynh hƣớng sáng tác chủ đạo này mà khái quát nên. (1) Lịch sử văn học Trung Quốc - NXB Giáo Dục - Hà Nội - 1997, trang 415, 416 VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 20 CHƢƠNG II: BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG I. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT LÀ GÌ Bút pháp vốn là thuật ngữ của thủ pháp - nghệ thuật viết chữ Nho, chỉ cách cầm bút, cách đƣa đẩy nét bút để tạo dáng chữ đẹp. Chẳng hạn "khen rằng bút pháp đã tinh" (Truyện Kiều). Trong văn học, bút pháp nghệ thuật là cách thực hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phƣơng tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở đây, bút pháp nghệ thuật cũng tức là cách viết, lời viết. Ngƣời ta thƣờng nói: bút pháp trào lộng, bút pháp trữ tình, bút pháp cổ kính... là do sử dụng các biện pháp trào lộng, trữ tình hay từ cổ, cách diễn đạt cổ mà nên. Ví dụ: "Bút pháp sở trƣờng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong truyện và ký là châm biếm" (Phạm Huy Thông), "Trong thơ trữ tình, Bác thƣờng dùng bút pháp hiện thực và bút pháp tƣợng trƣng "(Nguyễn Đăng Mạnh). Khái niệm bút pháp do trực tiếp gắn với cách viết, lối viết nên có phần tƣơng đồng với khái niệm phong cách, văn phong. Bởi chữ phong cách trong tiếng Hy Lạp, La - tinh lúc đầu cũng có nghĩa là cây bút, sau mở rộng thành chữ viết, cách viết. Tuy nhiên nội dung khái niệm phong cách nay đƣợc hiểu rộng hơn, có tính hệ thống hơn, còn bút pháp thƣờng chỉ là yếu tố của phong cách."(1) Bút pháp nghệ thuật không bàn đến lối viết chữ mà chỉ bàn về lối hành văn. Liên quan đến văn là hình thức và nội dung. Văn là vẻ sáng, vẻ đẹp cho nên hình thức thể hiện phải khéo, nội dung phải hay. Bút pháp nghệ thuật thơ thể hiện ở nhiều cấp độ: âm thanh, nhịp điệu, vần, đối, cách dùng từ, các kiểu câu và các biện pháp tu từ đƣợc vận dụng. về nội dung có ý nghĩa trực tiếp, nghĩa chuyển; thông qua trƣờng liên tƣởng mà biểu hiện ý nghĩ, quan niệm, tƣ (1) Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo Dục . 1992. Tác giả Lê Bá Hán. Trần Đình Sử. Nguyễn Khắc Phi VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 21 tƣởng, tình cảm. Bút pháp nghệ thuật thơ còn thể hiện ở phƣơng pháp sáng tạo hình tƣợng. Trong thơ có hình tƣợng đƣợc sáng tạo bằng phƣơng pháp của chủ nghĩa lãng mạn, của chủ nghĩa hiện thực, hiện thực phê phán. Nội hàm về khái niệm bút pháp nghệ thuật rất rộng nhƣng có thể nói gọn lại là tài nghệ của từng cây bút, mang phong cách cá nhân trong việc diễn đạt văn chƣơng. II. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN ĐỜI ĐƢỜNG Trên thi đàn đời Đƣờng, ba nhà thơ vĩ đại nhất là: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cƣ Dị. Họ không chỉ là những đại biểu xứng đáng cho một khuynh hƣớng sáng tác lớn mà còn là những nhà thơ vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và của nhân loại. Bút pháp nghệ thuật thơ của họ ở lĩnh vực sáng tác nào cũng có thành tựu xuất sắc. Riêng Thôi Hiệu, ông không phải là nhà thơ có số lƣợng sáng tác lớn. nhƣng với kiệt tác Hoàng Hạc lâu, bút pháp nghệ thuật tuyệt vời, xƣa nay đƣợc ngƣời đời mến mộ và bài thơ đó cũng nằm trong số áng thơ hay, đƣợc đƣa vào giảng dạy trong trƣờng phổ thông; cho nên chúng tôi đi vào nghiên cứu bút pháp nghệ thuật thơ của bốn tác giả này. 1. Bút pháp nghệ thuật của Lý Bạch (701 - 762) Lý Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cƣ sĩ, quê ở Thành Kỉ, Lũng Tây. (nay ở gần huyện Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc). Ông xuất thân từ một gia đình khá giả. Năng khiếu thơ thể hiện từ lúc bẩy tuổi. Thơ ông viết nhiều về những đề tài vĩnh cửu nhƣ thiên nhiên, thế sự, rƣợu, trăng và tình yêu lấy phƣơng thức lãng mạn để mô tả đối tƣợng phản ánh và trên phƣơng thức đó, ông đã đƣa nghệ thuật thơ Đƣờng đến tuyệt đỉnh. Nói về bút pháp nghệ thuật thơ Lý Bạch, GS. Lê Đức Niệm có nhận xét: VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 22 "Thơ ông biểu hiện tính hào hiệp bay bổng và bằng cách nhìn bay bổng ấy, ông đã lý tƣởng hóa cuộc sống, trƣớc tiên là cuộc sống bản thân. Từ cảnh vật cho đến cuộc sống con ngƣời, dƣới ngòi bút của ông đều mang những nét tuyệt vời" (1) "Thơ ông đã kết hợp Chân - Thiện - Mỹ và những đặc điểm của mỹ học thơ Đƣờng nhƣ tính hàm súc, cô đọng, kết hợp thơ với họa, họa với thơ, tính trữ tình, tính ƣớc lệ, tính cổ kính trang nghiêm, nhân vật cảm ngh... tất cả đã đúc kết lại trong thơ thật phong phú"(2) Từ nhận xét trên, căn cứ vào phạm vi vấn đề bút pháp, chúng tôi xin đi vào tìm hiểu bút pháp nghệ thuật của Lý Bạch ở những mặt sau đây: a. Hệ thống hình tƣợng trong thơ * Hình tƣợng thiên nhiên Khi nói về hình tƣợng thiên nhiên trong thơ Đƣờng, GS Lƣơng Duy Thứ có lời bàn: "Ngoại cảnh và nội tâm thƣờng là nhất thể. Nhà thơ không tách mình ra để chiêm nghiệm, miêu tả, phân tích (nhƣ thơ phƣơng Tây) mà coi thiên nhiên nhƣ một phần máu thịt của chính mình" (3) - Trƣớc hết thiên nhiên trong thơ Lý Bạch là một thế giới mênh mông vô cùng vô tận. Một dòng sông cũng "từ trên trời tuôn xuống, chảy nhanh ra biển chẳng quay về" (Tƣơng tiến tửu). Không gian tống biệt là cả bầu trời, mặt nƣớc, một màu bích không tận (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng). Con đƣờng đi vào những miền đất xa lạ "thiên lý", "vạn lý", "trƣờng phong kỷ vạn lý" (Quan sơn nguyệt)... Không gian mênh mông vô tận ấy luôn thể hiện khát vọng vƣơn tới của con ngƣời trƣớc vũ trụ bao la, để rút ngắn khoảng cách trong nỗi xót thƣơng ly biệt, chia lìa nào đó. (1) Diện mạo thơ Đường - NXB Vãn hóa Thông tin, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995. trang 75.76 (2) Diện mạo thơ Đường - NXB Vãn hóa Thông tin, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội. 1995, trang 100 (3) Thi pháp thơ Đường - Tủ sách Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 1996, trang 43 VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 23 - Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch còn có dấu vết của con ngƣời. Đó là thiên nhiên của quá khứ xa xƣa hiện về trong hoài niệm, trong sự hƣng phế mất còn ở đời. Những bài Đăng Kim Lăng Phƣợng Hoàng đài, Kinh Hạ Bì Dĩ kiều hoài Trƣơng Tử Phòng, Tô đài lãm cổ... đều thuộc loại này. Thiên nhiên ở đây với những thành quách, cung điện, lầu đài... đều gắn với một quá khứ lịch sử. Trong hoài niệm của nhà thơ, đất Vũ Lăng sống động với viễn cảnh là một kinh thành hoa lệ của các vƣơng triều Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lƣơng, Trần. Cát bụi thời gian đã làm cho nó trở nên hoang tàn, chỉ còn lại những gò đống, mộ cổ, cỏ gai bên Phƣợng Hoàng đài. Con ngƣời đứng trƣớc thiên nhiên ấy nhƣ chìm trong không gian, thời gian vời vợi của quá khứ, thể hiện nỗi u hoài trƣớc lẽ hƣng phế, mất còn trên cõi thế gian. - Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch, có những cảnh sắc tráng lệ, kỳ vĩ và thơ mộng, luôn luôn vẫy gọi con ngƣời. Càng chán ghét cuộc sống thực tại. nhà thơ càng tìm đến với thiên nhiên: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Vọng Lƣ Sơn bộc bố) Ngòi bút nhà thơ chỉ tả thực, không ngụ tình mà cảnh đẹp, thơ hay. Hình ảnh rất gợi. Đỉnh Hƣơng Lô mây phủ trông nhƣ chiếc lƣ hƣơng. Hơi nƣớc nhƣ mù sƣơng bốc lên hòa với mây, ánh nắng mặt trời chiếu vào muôn hồng nghìn tía, lung linh kỳ ảo. Thác núi Lƣ từ đỉnh cao hơn ba nghìn thƣớc đổ xuống. Xa trông, ngọn thác nhƣ từ trong mây tía tuôn ra. Chữ "quải" tả hình thế thác treo ngƣợc từ cửa sông lên đỉnh núi cao. Cụm từ "phi lƣu" tả thác ở trạng thái động, lao xuống với tốc độ nhƣ. bay Dòng chảy trở nên vừa mạnh mẽ vừa mềm mại, giống nhƣ dòng sông từ trên trời tuột xuống, cánh có nền là khói tía, vách núi, hình thể kỳ vĩ, sức mạnh hào hùng. Tất cả chuẩn bị cho hình ảnh VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 24 "Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên" (Ngỡ là sông Ngân Hà từ chín tầng trời tuột xuống), vừa bất ngờ vừa thú vị, làm cho bức tranh hùng vĩ, tráng lệ trở nên ngoạn mục, rất có thần. Thiên nhiên vốn đã đẹp nhƣng một phần do cảm hứng lãng mạn bay bổng của nhà thơ mà hình tƣợng thiên nhiên trở nên càng mỹ lệ. Nét bút miêu tả đã đem đƣợc sức sống, đƣờng nét, màu sắc và âm vang của thiên nhiên vào làm cho thơ có họa, có nhạc. Bài thơ là một kiệt tác, đem đến cho ngƣời đọc niềm rung cảm kỳ thú trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên. - Thiên nhiên trong thơ Lý Bạch không chỉ đẹp, có lúc nó gắn bó nhƣ ngƣời bạn với con ngƣời. Ở bài Độc tọa Kính Đình sơn, núi và ngƣời "tƣơng khăn lƣỡng bất yếm". Cảm thông trƣớc nỗi đau ly biệt của con ngƣời gió xuân cũng xót xa, không muốn rặng liễu xanh cành để ngƣời tiễn biệt bẻ trao nhau (Lao Lao đình). Cánh nhạn lƣng trời cũng vì cảm thông với ngƣời nhớ thƣơng, trông đợi mà từ chân mây cuối trời đem thƣ về (Đảo y thiến). Hình tƣợng thiên nhiên ở đây không chỉ là nghệ thuật hƣ cấu, tƣởng tƣợng lãng mạn mà còn thể hiện một cái nhìn triết lý, xuất phát từ quan niệm "Thiên nhân hợp nhất" của ngƣời Trung Quốc xƣa. Cho nên quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên là hòa điệu, tƣơng giao, tƣơng hợp. - Quan hệ giữa thiên nhiên với con ngƣời không phải lúc nào cũng là bè bạn. Có lúc thiên nhiên nhƣ vô hình, trái ngƣợc với con ngƣời. Trong Trƣờng can hành, hình ảnh bƣơm bƣớm vàng bay trên áng cỏ làm cho thƣơng phụ càng xót xa phận má đỏ héo già. Bức tranh cuộc sống ở Đảo y thiên bên ngoài cứ tƣng bừng náo nhiệt diễn ra giữa lúc tâm trạng ngƣời chinh phụ cô đơn hiu hắt chờ chồng đã hơn mƣời năm. Ở Hành lộ nan, thiên nhiên nhƣ hờn giận, chặn hết mọi ngả đƣờng của con ngƣời: Dục độ Hoàng Hà băng tắc xuyên Tằng đăng Tháỉ Hàng tuyết ám thiên VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 25 Thiên nhiên và con ngƣời ở đây cũng nhƣ cảnh và tình ở thế tƣơng phản, xung đối gay gắt. Những ƣớc mơ khát vọng chính đáng của con ngƣời bị đè nén, dập tắt. Chính vì những biện pháp tƣơng phản đó, ý nghĩa nhân sinh, nhân đạo trong câu thơ Lý Bạch càng thể hiện bức xúc. Tóm lại, cho dù bắt rễ từ hiện thực, thiên nhiên trong thơ Lý Bạch vẫn là hình tƣợng nghệ thuật theo cách nhìn lãng mạn và bút pháp tƣởng tƣợng của nhà thơ sáng tạo nên. Thiên nhiên ở đây mang dấu vết con ngƣời, mang tâm trạng con ngƣời, nối quá khứ với hiện tại cho nên đó là một thề giới tĩnh lặng, xa vắng nhƣng có âm vang bởi những tình cảm lắng đọng, man mác buồn của nhà thơ gửi gắm. * Hình tƣợng con ngƣời - Hình ảnh phụ nữ: Là đối tƣợng khá tập trung trong thơ Lý Bạch. Từ cô gái hái sen đến những chinh phụ, thƣơng phụ... đều đƣợc phác họa bằng những nét rất đẹp, đi liền với những phẩm chất đáng quý. mẫu mực và có tính chất lý tƣởng. Mỗi con ngƣời ở đây có một cảnh ngộ. Chiến tranh đã tạo ra cảnh ly biệt. Vì buôn bán hám lợi cũng ly biệt. Ngòi bút lãng mạn trữ tình của nhà thơ đã khai thác vào tâm trạng nhân vật rất tinh tế. Trong Đảo y thiên, ngƣời chinh phụ xa chồng đã hơn mƣời năm. Khi hững hờ nhìn mái tóc sầu trong gƣơng, khi nghe tiếng tiêu bên hoa rụng, khi đem áo chồng ra đập dƣới đêm trăng... lòng lúc nào cũng bâng khuâng hƣớng về chân trời xa. Chim én từ biên ải đƣa thƣ về. Đọc thƣ xong, chinh phụ càng buồn tủi. Ánh trăng sáng, giọt sƣơng khuya với chiếc giƣờng đơn hiu hắt đều gợi tình yêu thiết tha và nỗi cô đơn. Tác giả đã kết thúc bài thơ thật bất ngờ: Minh niên cánh nhược chim biên tái Nguyệt tác Dương Đài nhài đoạn vân Nàng nguyện năm sau, nếu không sum họp thì sẽ gặp nhau trong giấc mộng "ở nơi ngƣời chồng đang đồn thú. Đám mây trắng ở chốn Dƣơng Đài là hình ảnh hóa thân của nhân vật trữ tình để chiếm lĩnh không gian và thời gian, thực hiện ƣớc mơ sum họp. VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 26 Tình thƣơng nỗi nhớ và lòng kiên trinh thủy chung của ngƣời chinh phụ ở đây thật tuyệt vời. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ Lý Bạch tuy ở chốn khuê phòng nhƣng cảnh ngộ và tâm tình của họ lại chẳng khác những ngƣời phụ nữ khổ đau trong ly biệt do đủ mọi lý do gây nên ở ngoài xã hội. Có điều, sự hiện diện của ngƣời phụ nữ trong thơ Lý Bạch đƣợc lý tƣởng hóa bằng nghệ thuật lãng mạn rất đẹp. - Hình tƣợng ngƣời hiệp khách. Sùng kính hiệp khách là quan niệm truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Mặt khác, dòng máu thƣợng võ lúc nào cũng rào rạt trong ngƣời, nên Lý Bạch đã xây dựng hình tƣợng ngƣời hiệp khách bằng những ấn tƣợng đẹp nhất. Trong bài Hiệp khách hành, hình tƣợng ngƣời hùng tỏa sáng với những hào quang. Hành động và cái chết của hiệp khách đi vào cõi bất tử. Cứu Triệu huy kim chùy Hàm Đan tiên chấn kinh Thiên thu nhị tráng sĩ Huyên hách Đại Lương Thành Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh hào hùng để khắc họa một mẫu ngƣời lý tƣởng, qua đó gửi gắm khát vọng tự do và lý tƣởng sống cao đẹp của mình. - Hình tƣợng ngƣời lao động Hình tƣợng ngƣời lao động trong thơ Lý Bạch không nhiều nhƣng có nét đẹp khỏe khoắn đáng yêu. Họ là cô "gái hái sen trong đầm Nhƣợc Da, là vợ chồng ngƣời bẫy chim bắt cá, là ngƣời thợ đúc đồng ở Thu Phố và những ngƣời phu kéo thuyền ở núi Mang, núi Đãng. Công việc của ngƣời lao động ở đây cũng theo cách nhìn chủ quan của nhà thơ, nếu không.đẹp nhƣ điệu vũ Thái Liên khúc thì cũng nhàn hạ, sẵn sàng thu hoạch nhƣ ở Thu Phố ca (bài 16), không khó nhọc vất vả. Có lúc ngƣời lao động đƣợc thi vị hóa trong hình ảnh lớn lao kỳ vĩ. Ngƣời thợ đúc VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 27 đồng ở Thu Phố ca (bài 14) có tầm vóc sánh ngang vũ trụ. Hoạt động của ngƣời thợ điểm tô cho đất trời rực sáng với những "hồng tinh loạn tử yên". Tiếng hát của ngƣời thợ làm dòng sông lạnh vang động dƣới đêm trăng. Hình tƣợng ngƣời thợ ở đây đƣợc xây dựng bởi ý tƣởng lãng mạn tuyệt vời của nhà thơ đã trở nên thật kỳ vĩ. Những ngƣời thợ kéo thuyền trong Đinh đô hộ ca mới đƣợc miêu tả gần với đời sống thực: Thủy trọc bất khả ẩm Hồ tương bán thành thổ Đó là thứ lao động không chỉ đổ mồ hôi mà có cả nƣớc mắt, tủi cực, uất hận vì bị bóc lột hà hiếp. Hình tƣợng ngƣời lao động chân thực nhƣ ở Đinh đô hộ ca là rất hiếm trong thơ Lý Bạch. - Hình tƣợng nhân vật trữ tình - tác giả. Ở đề tài nào cũng thấy nhân vật trữ tình ấy xuất hiện. Trong "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" nhà thơ vừa hạ bút đã nói đến "cố nhân", một tình bạn sâu nặng, gắn bó, không thể xa rời, nhƣng cảnh tống biệt vẫn cứ diễn ra: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu Nhà thơ đã mƣợn cảnh để ngụ tình, lấy cái ra đi để nói cái ở lại, lấy cái động để nói cái tĩnh, lấy thiên nhiên để nói lòng mình. Bài thơ không một lời từ biệt, không một giọt nƣớc mắt chia tay mà tình cảm trĩu nặng tâm hồn. Nỗi lƣu luyến, xót xa tƣởng không bao giờ nguôi, bởi lòng ông theo mãi bóng "cô phàm" ra đi của bạn. Ở những bài Hành lộ nan, T ƣơng tiến tửu. Nguyệt hạ độc chƣớc và Mộng du Thiên Mụ ngâm lƣu biệt Lý Bạch thể hiện tất cả tâm trạng và thái độ đối với thực tại xã hội. Công danh vừa nếm trải đã thất bại. Tài năng bị đả . VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 28 kích. Thi tiên phải rời bỏ Trƣờng An (744) sau cuộc rƣợu đƣa tiễn của bạn bè. Hành lộ nan là tâm trạng u uất, lúng túng của nhân vật trữ tình Lý Bạch trƣớc ngã rẽ cuộc đời. Đến Tƣơng tiến tửu, ông bộc lộ lòng phẫn uất đến tột cùng. Bài thơ là khúc hát cổ xúy cho cuộc rƣợu để bộc lộ nỗi buồn cuộc đời công danh khó thành. Những câu thơ dài ngắn bổ sung cho nhau với lời lẽ cảm khái sâu xa. "Quân bất kiến" (anh thấy không) là lời cảnh báo về một sự thật: "Sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống, chảy nhanh ra bể chẳng quay về" là hình ảnh tráng lệ kì vĩ nhƣng một đi không trở lại. "Gƣơng sáng lầu cao buồn tóc bạc, sớm xanh lơ, chiều đã tuyết" là hình ảnh cực tả, gây ấn tƣợng mạnh, kéo con ngƣời trở về cuộc sống hiện hữu chứng kiến những mất mát ở đời đang cƣớp đi niềm vui, hạnh phúc của con ngƣời. Mƣợn rƣợu để bộc lộ nỗi lòng, Lý Bạch đã bày tỏ thái độ bất mãn với thực tại. Ông muốn say mèm. Tửu hứng dâng cao thì lời thơ càng nhƣ điên. Đó chính là thái độ phủ định hiện thực đen tối, bất mãn trƣớc cuộc đời của Lý Bạch. Chất cuồng phóng của bài thơ đã đƣa thái độ phủ định ấy đến mức tuyệt đối. Ý thơ hào hùng, xót xa, bi phẫn, bổ sung cho nhau. Khi buồn hận thì hồn thơ trầm lắng. Khi bi phẫn thì hồn thơ dâng cao nhƣ sóng. Câu thơ dài ngắn biến hóa theo cảm xúc. Bài thơ đã làm sống dậy trạng thái tâm hồn đầy ấn tƣợng của Lý Bạch. Ở đề tài thế sự, Lý Bạch thể hiện rõ thái độ đối với chiến tranh khai biên mù quáng. Lời thơ mạnh mẽ, hƣớng vào thế lực cầm quyền với dụng ý phê phán . Nãi tri binh giả thị hung khí Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi. (Chiến thành nam) Trong cái nhìn chủ quan của Lý Bạch, chiến tranh khai biên do triều đình nhà Đƣờng khởi xƣớng chỉ là cảnh chết chóc đau thƣơng, là thảm họa của lính và của dân: Trong Vũ hịch nhƣ lƣu tinh thảm họa ấy đƣợc khái quát: Thiên khứ bất nhất hội Đầu thu khải toàn sinh VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 29 Bức tranh thiên nhiên, xã hội, con ngƣời trong thơ Lý Bạch phong phú, không thể nói hết đƣợc. Những hình ảnh dẫn ra đây thể hiện cách nhìn, cách cảm và trí tƣởng tƣợng độc đáo, Hình ảnh con ngƣời trong thơ Lý Bạch đều mang những nét lý tƣởng theo quan điểm thẩm mỹ lãng mạn của nhà thơ. Cuộc sống mà nhà thơ khám phá rất đa dạng, có tĩnh lặng, có khao khát ƣớc mơ, có mộng và thực... Chất thơ luôn bay bổng vƣơn tới lý tƣởng sống cao đẹp, để tìm đến giá trị của cái chân, thiện, mỹ. Thơ Lý Bạch đột phá vào những thê lực bao đời nay đè nặng con ngƣời, cả vƣơng quyền và thần quyền. Thơ Lý Bạch miêu tả con ngƣời trong tƣ thế sánh ngang vũ trụ, phủ định tất cả những gì mà từ xƣa con ngƣời vẫn tôn thờ. Đó là ý nghĩa mỹ học mà thơ Lý Bạch đạt tới. * Hình tƣợng không gian và thời gian Nói về hình tƣợng không gian thời gian nghệ thuật, PTS Nguyễn Thị Bích Hải có nhận định: "Trong thơ Đƣờng nhƣ ở chƣơng II đã xác định, có hai kiểu con ngƣời chủ yếu: con ngƣời vũ trụ (chủ yếu là nhà thơ tự thể hiện) (và) con ngƣời xã hội - con ngƣời thần dân (chủ yếu là nhà thơ phản ánh cuộc sống của nhân dân hoặc của chính mình). Tƣơng ứng với hai "kiểu" con ngƣời đó, cũng có hai "kiểu" không gian nghệ thuật: không gian vũ trụ (và) không gian đời thƣờng(1) "Tƣơng ứng với hai "kiểu" con ngƣời chủ yếu trong thƣ (con ngƣời vũ trụ và con ngƣời xã hội) thời gian nghệ thuật cũng phân li theo hai hƣớng: thời gian vũ trụ và thời gian đời thƣờng"(2) Phƣơng thức sáng tạo hình tƣợng trong thơ Lý Bạch là hƣ cấu, tƣởng tƣợng, khoa trƣơng bằng cảm nhận chủ quan. Do đó, hình tƣợng con ngƣời trong thơ Lý Bạch là con ngƣời vũ trụ. Con ngƣời vũ trụ thì tồn tại trong không gian và thời gian vũ trụ. (1) Thi pháp thơ Đƣờng - NXB Thuận Hóa. 1995. trang 79 (2) Thi pháp thơ Đƣờng - NXB Thuận Hóa. 1995. trang 129 VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 30 Cũng nhƣ các nhà thơ đƣơng thời, Lý Bạch thƣờng mƣợn cảm hứng lên cao và con đƣờng lữ thứ để chiếm lĩnh không gian vũ trụ, mƣợn cảm hứng ở đề tài lịch sử, thần thoại để nối thời gian vô tận của quá khứ với hiện tại, qua đó mà thực hiện khát vọng làm chủ của con ngƣời. Ở bài Đăng Kim Lăng Phƣợng Hoàng đài hiện tại gắn với quá khứ trong hoài niệm của nhà thơ. Những đài Phƣợng Hoàng, dải sông trôi, hoa cỏ, đƣờng lối, đồi núi, một vùng Bạch Lộ,... trong bức tranh điêu tàn của hiện tại thấp thoáng bóng dáng không gian quá khứ. Hình ảnh ngƣời xƣa cƣỡi hạc bay vào bầu trời, cung điện vua Ngô, triều đại nhà Tấn... ẩn hiện theo qui luật liên tƣởng. Hiện tại đánh thức quá khứ. Quá khứ tƣơi đẹp trong mộng là cái mất. Những hình ảnh lâu đài, sông trôi bãi vắng, núi đồi... là cái còn. Sự tƣơng phản giữa cảnh vật hiện tại và quá khứ càng xoáy vào nỗi nhớ tiếc cái đã mất càng đau lòng trƣớc thực tại. Đó chính là tâm trạng của nhà thơ trƣớc sự mất còn, hƣng phế trên cõi thế gian này. Không gian trong thơ Lý Bạch có những số đo lớn nhƣ "tam thiên xích", "tam thiên trƣợng", "nhất vạn bát thiên trƣợng". Có khi số đo ấy đƣợc diễn tả bằng những hình ảnh ƣớc lệ "bích không tận", "viễn ảnh", "bích ma thiên", "liên sơn khứ vô tế", "vạn trùng san".... Dựng lên những hiện tƣợng thiên nhiên kì vĩ. Những số đo ấy không thể đo đếm. Con ngƣời vũ trụ chỉ cảm nhận nó bằng tâm thức. Bởi vậy nó có thể giãn nở theo kiểu "bạch phát tam thiên trƣợng" để diễn tả tƣơng xứng với nỗi buồn lớn lao dằng dặc trong lòng thi nhân (Thu phố ca - bài 15). Ở bài Tô đài lãm cổ Lý Bạch lấy nay để nói xƣa và dùng xƣa để soi rọi thực tại. Nhìn những "cựu uyển", "hoang đài" nhà thơ nhớ một thời vàng son ở đất Cô Tô. "Khúc hát hải ấu" là chi tiết thời gian hoài niệm về quá khứ nghìn năm. Ảo ảnh trong mơ là nỗi niềm cảm khái của thi nhân với ngƣời đẹp trong cung vua Ngô thuở nào. Lý Bạch lấy hình ảnh trăng sáng Tây Giang làm chứng nhân lịch sử. Bởi vùng trăng hôm nay cũng là vừng trăng của nghìn xƣa. Chỉ có vừng trăng "Từng soi ngƣời ngọc điện vua Ngô" mới thấy đƣợc ngƣời đẹp Tây Thi thuở nào. Bài thơ gợi hoài niệm về quá khứ, nhƣng sự liên VẬN DỤNG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY THƠ ĐƢỜNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LUẬN ÁN THẠC SĨ - Lê Thị Thanh Thủy Trang| 31 tƣởng lại vô cùng, ngƣời ta lại thấy chuyện cũ ngƣời xƣa tái diễn ở hôm nay. Thời gian gấp khúc trở lại, tạo nên những tầng ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. Thơ Lý Bạch không nói đến thời gian tƣơng lai, thƣờng lấy quá khứ để gởi gắm những kí thác tâm tình đến tƣơng lai. Thơ Lý Bạch còn có thời gian ký ức gắn với những gì đã trở thành kỷ niệm, thành tình thƣơng nỗi nhớ. Ở bài Trƣờng Can hành ký ức sống dậy trong nhớ thƣơng trông đợi. Những kỷ niệm tiếp nối theo thời gian và không gian trong ký ức cùng xuất hiện : ... Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa muôn tiền kịch. Lang kỵ trúc mã lai Nhiễu sàng lập thanh mai.... (Trƣờng can hành) Ký ức bao giờ cũng đẹp. Ký ức càng đẹp thì hiện thực càng đau xót trong k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_phuong_phap_giang_day_tho_duong_theo_dac_trung_loai_the_3868_1921541.pdf
Tài liệu liên quan