Luận án Vận dụng mô hình Blended Learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ Lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học Phổ thông

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu .2

3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Giả thuyết khoa học.3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3

6. Phương pháp nghiên cứu .3

7. Điểm mới của luận án.4

8. Cấu trúc của luận án .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG

MÔ HÌNH BLENDED LEARNING PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.5

1.1.1. Nghiên cứu về vận dụng blended learning trong dạy học.6

1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh.9

1.2. Năng lực và dạy học phát triển năng lực .11

1.2.1. Khái quát về năng lực.11

1.2.2. Một số lí thuyết nền tảng cho dạy học phát triển năng lực học sinh.15

1.3. Tự học và năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông .18

1.3.1. Khái quát về tự học .18

1.3.2. Năng lực tự học .19

1.4. Tổng quan về blend learning .22

1.4.1. Khái niệm blend learning .22

1.4.2. Đặc điểm, vai trò và các cấp độ của blended learning.24

1.4.3. Ưu và nhược điểm của blended learning .26

1.4.4. Các mô hình blended learning.27

1.5. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và công cụ hỗ trợ tổ chức dạyiv

học theo mô hình blended learning phát triển năng lực tự học cho học sinh .31

1.5.1. Một số phương pháp dạy học tích cực .31

1.5.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực .32

1.5.3. Microsoft Teams .36

1.6. Thực trạng vấn đề tự học, phát triển năng lực tự học và vận dụng blended

learning trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông .37

1.6.1. Mục đích, đối tượng và phạm vi điều tra .37

1.6.2. Nội dung và phương pháp điều tra.37

1.6.3. Kết quả điều tra .38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .47

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING

TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.48

2.1. Khung năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học theo

mô hình blended learning.48

2.1.1. Nguyên tắc xây dựng khung NLTH.48

2.1.2. Quy trình xây dựng khung NLTH.48

2.1.3. Khung NLTH của học sinh THPT trong dạy học theo mô hình BL.50

2.2. Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 11.54

2.2.1. Mục tiêu.54

2.2.2. Cấu trúc và đặc điểm nội dung kiến thức.55

2.2.3. Đặc điểm về phương pháp dạy học.57

2.3. Công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL .57

2.3.1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV.58

2.3.2. Phiếu tự đánh giá của HS .59

2.4. Một số biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần

hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT .60

2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .60

2.4.2. Biện pháp 1. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phầnv

Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT .61

 

pdf253 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng mô hình Blended Learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ Lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệm hoàn thành sau khi báo cáo tổng kết dự án). Ví dụ: Tên chủ đề dự án: Giấm và những công dụng tuyệt vời K (Điều em đã biết liên quan đến chủ đề DA) W (Các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA đã lựa chọn) L (Điều đã học được sau DA) - Giấm được dùng để chế biến món ăn. - Giấm chứa axit axetic, có màu trắng, vị chua. - Giấm được tạo thành từ sự lên men - Giấm có các thành phần như thế nào? Có công dụng gì trong lĩnh vực ẩm thực? - Nguyên liệu, dụng cụ và quy trình làm giấm theo phương pháp truyền thống như thế nào? - Giấm công nghiệp là gì? Sử dụng giấm công nghiệp có hại không? Cách phân biệt giấm lên men tự nhiên và giấm công nghiệp như thế nào? 102 của rượu etylic. - Giấm còn có các công dụng gì khác trong đời sống? Việc gì em đã làm tốt và còn làm chưa tốt trong khi thực hiện dự án? Cách khắc phục như thế nào?.................................................................................................. Mức độ hài lòng: Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng ❖ Tổ chức thực hiện - Hoạt động trực tuyến trên Teams: GV đặt vấn đề trên nhóm lớp học: Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong đời sống của chúng ta. Con người sử dụng axit cacboxylic và dẫn xuất của chúng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y tế, nông nghiệp, công nghiệp,... . Đóng vai là một nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về vai trò của axit cacboxylic đối với đời sống con người, các em hãy đề xuất một số chủ đề DA có liên quan, sau đó lựa chọn một chủ đề mà em quan tâm để thực hiện (trong các chủ đề em đề xuất hoặc được gợi ý) qua link khảo sát sau đây: https://bit.ly/3hBsSx3. Trong link khảo sát, GV gợi ý một số chủ đề DA sau để HS lựa chọn: Chủ đề 1: Nguồn axit cacboxylic tự nhiên và ứng dụng; Chủ đề 2: Giấm và những công dụng tuyệt vời; Chủ đề 3: Làm giấm từ trái cây; Chủ đề 4: Làm sữa chua tại nhà; Chủ đề 5: Những câu hỏi tại sao về axit hữu cơ trong thực tiễn. Hình 2.16. Khảo sát lựa chọn HS về các chủ đề dự án 103 Dựa trên kết quả khảo sát, GV xác định danh sách các nhóm thực hiện DA theo các chủ đề. Yêu cầu mỗi HS tự xác định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) có liên quan điền vào cột K và đề xuất các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA điền vào cột W của sơ đồ KWL trong vở ghi (gợi ý: tư duy theo kĩ thuật 5W1H với các câu hỏi Who (ai)? What (cái gì)? Where (ở đâu)? When (khi nào)? Why (tại sao)? How (như thế nào)?). Hình 2.17. Công bố danh sách HS thực hiện các chủ đề dự án - Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV tổ chức các nhóm HS theo chủ đề đã lựa chọn. Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án ❖ Mục tiêu: HS lập và điều chỉnh được kế hoạch thực hiện DA. ❖ Nội dung: Các nhóm HS thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng và hỗ trợ của GV để lập và điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA; thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm DA. ❖ Sản phẩm: Mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết, kế hoạch thực hiện DA của các nhóm, các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA. ❖ Tổ chức thực hiện: - Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV chia nhóm và tổ chức các nhóm HS thảo luận để nhận định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) liên quan đến DA và thống nhất các vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA đã lựa chọn. Lập kế hoạch thực hiện DA, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. GV định hướng, hỗ trợ các nhóm, gợi ý các vấn đề cần giải quyết và hình thức trình bày sản phẩm cho nhóm HS (nếu cần). 104 GV tổ chức HS thảo luận và thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm của DA. - Hoạt động trực tuyến trên Teams: GV tạo các nhóm chat trên Teams (tương ứng với mỗi nhóm HS), trao quyền quản lí cho nhóm trưởng. Hỗ trợ nhóm HS điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA cho phù hợp. HS trao đổi trong nhóm chat để điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA. Thống nhất và thông báo kế hoạch thực hiện DA chính thức đến GV và các thành viên của nhóm. Dựa vào kế hoạch chung, mỗi thành viên lập kế hoạch thực hiện của cá nhân. Hoạt động 3: Thực hiện dự án (1 - 2 tuần ở nhà) ❖ Mục tiêu: HS giải quyết được các vấn đề đã đặt ra của DA. ❖ Nội dung: HS thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề của DA theo nhiệm vụ được giao, thiết kế và xây dựng kịch bản trình bày sản phẩm DA. ❖ Sản phẩm: Sản phẩm DA của các nhóm theo chủ đề. ❖ Tổ chức thực hiện: - Hoạt động trực tuyến trên Teams: HS thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, phát hiện và đề xuất các vấn đề mới nảy sinh để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, báo cáo thường xuyên kết quả qua nhóm chat. Sau mỗi giai đoạn theo kế hoạch, nhóm trưởng chủ động tạo cuộc họp nhóm trực tuyến để các thành viên trình bày kết quả thực hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh. GV tham gia vào các cuộc họp của nhóm để tư vấn, hỗ trợ cho nhóm (nếu cần). Hình 2.18. HS họp nhóm và chia sẻ kết quả thực hiện DA 105 Sau đó, nhóm HS tổng hợp các kết quả thu được, thảo luận để đề xuất ý tưởng thiết kế và kịch bản trình bày sản phẩm DA. - Hoạt động trực tiếp: Nhóm HS họp trực tiếp để thiết kế sản phẩm và luyện tập trình bày sản phẩm DA. GV có thể hỗ trợ nhóm HS (nếu cần). Hoạt động 4: Đánh giá kết quả dự án (1-2 tiết trên lớp) ❖ Mục tiêu: HS trình bày, bảo vệ được kết quả của DA; đánh giá và rút kinh nghiệm. ❖ Nội dung: Các nhóm HS trình bày kết quả của DA; đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA, sau đó mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm. ❖ Sản phẩm: Kết quả đánh giá đồng đẳng sản phẩm dự án; Kết quả tự đánh giá quá trình thực hiện DA của nhóm; Bảng KWL và hồ sơ dự án của mỗi HS. ❖ Tổ chức thực hiện - Hoạt động trực tiếp: GV bố trí không gian lớp học và tổ chức các nhóm báo cáo sản phẩm DA. GV đánh giá và tổ chức các nhóm đánh giá đồng đẳng theo tiêu chí đã xây dựng (phiếu đánh giá sản phẩm DA trình bày ở phụ lục 7.7). GV tổng hợp kết quả, khen thưởng (nếu có). - Hoạt động trực tuyến Teams: Các nhóm thảo luận, chỉnh sửa sản phẩm DA để nộp lại. GV công bố sản phẩm, kết quả đánh giá sản phẩm DA và khen thưởng HS/nhóm HS tích cực trên lớp học của Teams. Kết hợp yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm DA qua facebook/nhóm lớp khác (nếu cần) để tiếp tục đánh giá qua phản hồi, số lượt thích và chia sẻ. Mỗi nhóm HS tự đánh giá quá trình thực hiện DA (sử dụng phiếu đánh giá của nhóm ở phụ lục 7.8), mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm, hoàn thành bảng KWL, sau đó xây dựng hồ sơ DA và nộp lại cho GV (nếu cần). D. Hồ sơ dự án - Link tài liệu trực tuyến "Hồ sơ dự án Tìm hiểu về axit cacboxylic trong đời sống con người" (phụ lục 5.7): https://drive.google.com/drive/folders/116l8APPXiTf8w 6aZ6ul0vBBV7XR2alwW?usp=sharing. - Link tài liệu trực tuyến "Phiếu đánh giá sản phẩm DA" (phụ lục 7.7) và "Phiếu đánh giá của nhóm" (phụ lục 7.8): https://drive.google.com/drive/folders/1hBlxOi878REBH dr3EZdheL4Hya57n6Kb?usp=sharing. 106 2.5. Một số hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả tự học của học sinh trong dạy học theo mô hình blended learning a. Hoạt động 1: Yêu cầu HS xây dựng kế hoạch TH chi tiết và thực hiện TH trong sự hợp tác với bạn học khác Việc học tập trực tuyến trong mô hình BL sẽ gặp khó khăn nếu như HS không có mục đích, kế hoạch thực hiện rõ ràng do dễ bị hấp dẫn vào các hoạt động khác trên internet mà không tập trung vào việc học tập. Do đó, lập kế hoạch cần được coi là một trong những bước quan trọng của quá trình TH, qua đó HS được yêu cầu xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ phải làm; xác định phương tiện, cách thức thực hiện; sắp xếp thời gian TH tương xứng và dự kiến các kết quả TH có thể đạt được. Hợp tác trong quá trình TH (dưới hình thức cặp đôi hoặc nhóm) cũng là yếu tố quan trọng để tăng cường trách nhiệm TH của HS. Khi chuyển giao nhiệm vụ TH trực tuyến trong mô hình LHĐN, GV có thể tổ chức cho HS lựa chọn một bạn khác trong nhóm/lớp học để kết thành “đôi bạn cùng tiến”. Cặp HS sẽ bàn bạc, thống nhất kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ TH và cùng nhau cam kết hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc với GV, thậm chí chấp nhận kết quả học tập của bạn chính là kết quả của mình và ngược lại khi thực hiện các nhiệm vụ này. Hay khi tổ chức các DA học tập, GV sẽ tổ chức cho HS hợp tác theo nhóm để cùng nhau lập kế hoạch, thực hiện DA, trình bày và đánh giá kết quả thu được. GV cũng có thể mời các bậc phụ huynh trực tiếp tham gia lớp học trực tuyến để phối hợp, hỗ trợ hoạt động học tập của các em HS, đặc biệt là theo dõi và giám sát các hoạt động có sử dụng internet. Qua các hoạt động này không những giúp cho HS hình dung rõ ràng về các nhiệm vụ cần thực hiện mà còn tăng cường hứng thú học tập và trách nhiệm với việc TH của các em, khẳng định vai trò của phụ huynh trong hỗ trợ, giám sát quá trình học tập của chính con em họ và phối hợp hiệu quả với GV trong tổ chức các hoạt động DH. b. Hoạt động 2: Quy định rõ các tiêu chí, mức độ/điểm số đánh giá và thời gian hoàn thành với từng nhiệm vụ TH cho HS Khi tổ chức hoạt động TH, GV cần phổ biến rõ ràng các nhiệm vụ kèm theo các yêu cầu về sản phẩm, tiêu chí, mức độ/điểm số đánh giá tương ứng với từng nhiệm vụ học tập, quy định thời hạn hoàn thành nhiệm vụ và công bố rõ ràng tới HS trước khi HS thực hiện TH. Điều này sẽ mang hiệu quả trong việc tăng cường trách nhiệm của HS, tạo ra một cuộc thi đua trong quá trình học tập, khuyến khích HS nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ để đạt được điểm số, thành tích học tập cao nhất. c. Hoạt động 3: Phân quyền cho các nhóm trưởng trong việc quản lý và điều hành nhóm 107 Một trong những khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động TH là làm thế nào để có thể kiểm tra tiến độ, kiểm soát và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ TH với một số lượng lớn HS. Giải pháp cho vấn đề này chính là GV cần phải đào tạo các “trợ lý” bằng cách phân công và trao quyền cho các nhóm trưởng. Các nhóm trưởng được lựa chọn từ các HS tích cực, có kĩ năng và thành tích học tập tốt. Trong một số trường hợp đặc biệt, GV cũng có thể giới thiệu và phân công các HS lớp khác/khóa trước đã từng thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập tương tự để đóng vai trò “cố vấn” hướng dẫn HS trong các nhóm của lớp khóa sau. Trước thời hạn (deadline) của mỗi nhiệm vụ, nhóm trưởng được phân quyền sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện và chủ động báo cáo với GV giảng dạy về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn trong nhóm. Hoạt động áp dụng rất tốt trong quá trình tổ chức cho HS thực hiện các DA học tập. d. Hoạt động 4: Tuyên dương, khen thưởng kịp thời các HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ TH sau mỗi giai đoạn học tập Khen thưởng là một phương pháp sư phạm để động viên, khích lệ sự tiến bộ của HS, giúp các em hứng thú, tự tin hơn trong học tập. Sau mỗi bài học/giai đoạn học tập, GV cần tổng kết và khen thưởng cho các HS hay nhóm HS tích cực đồng thời công bố công khai các sản phẩm học tập có chất lượng tốt. Đây vừa là sự ghi nhận thành tích đối với HS tích cực đồng thời sẽ là nguồn ý tưởng tham khảo hữu ích cho các HS khác. GV có thể kết hợp phát động các cuộc thi đua cùng với tiến trình TH của HS. Tùy từng điều kiện, nội dung thi đua mà phần thưởng được trao cho HS có thể là danh hiệu, huy hiệu, giấy khen do GV thiết kế, điểm thưởng để tích lũy đến cuối học kỳ hay là một món quà vật chất nhỏ, một video hay chia sẻ về một kĩ năng học tập đặc biệt, . Điều này sẽ có tác dụng khích lệ tinh thần rất lớn đối với mỗi HS và luôn được tất cả các HS mong đợi. Với công cụ MS Teams đã có sẵn tính năng “Khen ngợi” với các huy hiệu có thể giúp GV thực hiện việc khen thưởng cho các thành tích nổi bật của HS một cách dễ dàng. e. Hoạt động 5: Chia sẻ rộng rãi sản phẩm học tập của HS Sản phẩm TH có chất lượng tốt của HS/nhóm HS (đặc biệt là sản phẩm của các DA học tập) có thể được chia sẻ rộng rãi trên các nhóm lớp học khác nhau của MS Teams hoặc mạng xã hội Facebook, Zalo,... . Hoạt động này không chỉ giúp HS có thể nhận thêm được nhiều phản hồi để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm học tập của mình mà còn có tác dụng khích lệ rất lớn với HS/nhóm HS qua số lượng lượt thích, chia sẻ, bình luận,, tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong lớp học, lan tỏa ý tưởng học tập đến các HS khác và cộng đồng. Các phản hồi, đánh giá thu được từ hoạt động này cũng có thể là một căn cứ để GV đánh giá kết quả TH của HS và nhóm. 108 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Dựa vào đặc điểm cấu trúc, nội dung và PPDH phần HHHC lớp 11, trong chương 2 đã trình bày các kết quả nghiên cứu đề xuất vận dụng mô hình BL phát triển NLTH cho HS THPT. Cụ thể: Đã xây dựng khung NLTH của HS THPT gồm 4 thành phần NL với 10 biểu hiện, mỗi biểu hiện có 3 mức độ tương ứng làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp tác động cụ thể và thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS trong DH theo mô hình BL. Dựa trên các cơ sở về yêu cầu của đổi mới giáo dục trong thời đại số và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông hiện nay đã đề xuất được 2 biện pháp vận dụng mô hình BL bao gồm: (1) Vận dụng mô hình LHĐN và (2) Vận dụng DHDA theo mô hình BL trong dạy học phần HHHC lớp 11 nhằm phát triển NLTH cho HS THPT. Xây dựng 2 quy trình DH nhằm cụ thể các hoạt động học của HS trong mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển các biểu hiện của NLTH, từ đó thiết kế 08 KHBD minh họa với các nội dung DH phần HHHC lớp 11, các nội dung được lựa chọn đều phù hợp với quy trình đã xây dựng. Lựa chọn và thiết kế được các công cụ và tư liệu hỗ trợ DH theo 2 biện pháp gồm: nền tảng học tập trực tuyến - MS Teams, 05 bài giảng điện tử, 05 trò chơi DH, 30 bài tập thực tiễn và hệ thống 28 chủ đề DA phần HHHC lớp 11. 05 hoạt động quản lí và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo các mô hình BL cũng đã được đề xuất và vận dụng linh hoạt trong quá trình thiết kế, tổ chức dạy học thực nghiệm theo 2 biện pháp tác động ở trên. Thiết kế được các công cụ đánh giá sự phát triển NLTH của HS THPT trong DH theo các mô hình BL gắn với từng biện pháp tác động bao gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS. Các quy trình DH được xây dựng có mối liên hệ chặt chẽ với các biểu hiện NLTH của HS; các công cụ, nội dung hỗ trợ tổ chức DH và đánh giá được thiết kế phù hợp là cơ sở để chúng tôi tiến hành quá trình TNSP ở các trường THPT, đánh giá kết quả của các biện pháp tác động và trình bày trong chương 3 của luận án. 109 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của 2 biện pháp vận dụng mô hình BL nhằm phát triển NLTH cho HS trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường THPT. Từ đó, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đặt ra trong luận án. 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm Với mục đích đề ra, chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP bao gồm: - Chọn đối tượng và địa bàn, nội dung và phương pháp TNSP. - Xây dựng các quy trình dạy học, chuẩn bị các KHBD, các phương tiện hỗ trợ dạy học. Chuẩn bị bộ công cụ đánh giá NLTH của HS (phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS) và bài kiểm tra, phiếu đánh giá sản phẩm dự án, phiếu đánh giá quá trình thực hiện dự án. - Trao đổi với GV về KHBD, các phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động dạy học, cách sử dụng các phương tiện dạy học và các tiêu chí, công cụ đánh giá NLTH của HS trong quá trình thực nghiệm. - Lập kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch: vòng thử nghiệm nhằm thăm dò, rút kinh nghiệm và hai vòng chính thức (vòng 1, 2). - Thu thập minh chứng và xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), rút ra kết luận, kiến nghị cần thiết. 3.2. Đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm Đối tượng TNSP là HS lớp 11 đang theo học chương trình hóa học ở các trường THPT. Địa bàn TNSP là 16 trường THPT (với 25 lớp TN và 25 lớp ĐC) ở 12 tỉnh, thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung và Nam. Lớp TN và ĐC được lựa chọn tương đương về số lượng, thời gian, tiến độ và tương đương về trình độ học tập (phản ánh thông qua kết quả học tập học kì I môn Hóa học). GV dạy TN là các GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tận tâm và nhiệt huyết với hoạt động DH. 110 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm TNSP được tiến hành qua 3 vòng với 5 kế hoạch bài dạy (K1-K5) của biện pháp 1 và 3 kế hoạch bài dạy (K6-K8) của biện pháp 2. Ở các lớp TN, GV theo các KHBD được thiết kế theo mô hình BL. Ở các lớp ĐC, GV dạy theo KHBD bình thường của GV không được thiết kế theo mô hình BL. Sau bài dạy, tiến hành đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra và các công cụ đánh giá NLTH của HS đã thiết kế (ở mục 2.3 và phụ lục 7). Bảng 3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm Biện pháp thực nghiệm Nội dung cụ thể KHBH TN thăm dò TN vòng 1 TN vòng 2 Biện pháp 1 Hiđrocacbon không no (tiết 1, 2) K1 x x x Hiđrocacbon không no (tiết 3, 4) K2 x x Hiđrocacbon không no (tiết 5) K3 x x Anđehit K4 x x Axit cacboxylic (tiết 2) K5 x x Biện pháp 2 DA tìm hiểu về ankan K6 x x DA tìm hiểu về ancol K7 x x x DA tìm hiểu về axit cacboxylic K8 x x 3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm Trước khi tiến hành TNSP, chúng tôi đã trao đổi với GV dạy ở các lớp TN và ĐC về một số vấn đề lí luận cơ bản (TH, NLTH và đánh giá NLTH, mô hình BL, ), mục đích của TNSP, quy trình tổ chức DH theo các mô hình BL, các KHBD TN, các phương tiện DH và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, PP và công cụ đánh giá NLTH của HS. Sau đó, giải đáp các thắc mắc, cùng với GV dự đoán một số khó khăn trong quá trình TN và hướng khắc phục. Sau mỗi lần TN, chúng tôi lại cùng trao đổi để tiếp tục hoàn chỉnh các KHBD cho phù hợp hơn. Quá trình TN được tiến hành qua 2 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Thực nghiệm thăm dò Thời gian thực hiện từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019. Mục đích nhằm tìm hiểu các điều kiện DH ở trường phổ thông, đánh giá sơ bộ bước đầu về tính khả thi, hiệu 111 quả của các quy trình DH, mức độ phù hợp của KHBD, các công cụ hỗ trợ DH và đánh giá NLTH đã thiết kế. Từ đó, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn DH hóa học ở các trường THPT. Thông tin TN thăm dò được thể hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Thống kê thông tin thực nghiệm thăm dò Tên trường (Tỉnh) KHBD GV dạy Lớp TN (Số HS) Lớp ĐC (Số HS) 1. THPT Đông Tiền Hải, Thái Bình K1 Nguyễn Thị Tâm 11A4 (39) 11A6 (37) 2. THPT Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc K7 Dương Thị Thu 11A3 (43) 11A4 (40) Tổng số HS 82 77 Giai đoạn 2: Thực nghiệm tác động (vòng 1 và vòng 2) Các vòng TN tác động được tiến hành ở địa bàn và nội dung mở rộng hơn. TNSP vòng 1 được thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020 với 8 KHBD ở 22 lớp 11 (11 lớp TN và 11 lớp ĐC) của 11 trường THPT với 875 HS (434 HS lớp TN, 441 HS lớp ĐC). Kết quả TNSP được đánh giá qua sự đánh giá của GV, tự đánh giá của HS và bài kiểm tra theo từng giai đoạn học tập tương ứng với từng biện pháp. Thông tin chi tiết về TNSP vòng 1 được thống kê trong bảng 3.3. Bảng 3.3. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 1 Trường THPT, Tỉnh/Thành phố GV dạy TN KHBD Lớp (số HS) TN ĐC 1. THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang Nguyễn Thị Lương K1,2,3,4,5 11A2 (41) 11A4 (40) 2. THPT Vân Cốc, Hà Nội Hà Thị Tuyết K1,2,3,4,5 11A5 (44) 11A10 (45) 3. THPT Đông Tiền Hải, Thái Bình Nguyễn Thị Tâm K1,2,3,4,5 11A2 (41) 11A4 (45) 4. THPT Võ Văn Kiệt, Tp Hồ Chí Minh Lê Hoàng Phúc K1,2,3,4,5 11A8 (45) 11A3 (46) 5. THPT Kon Tum, Kon Tum Lê Thị Phượng K1,2,3,4,5 11B1 (39) 11B2 (40) 112 6. THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội Hoàng Phương Thảo K6,7,8 11A1 (36) 11A2 (36) 7. THPT Hai Bà Trưng, Vĩnh Phúc Dương Thị Thu K6,7,8 11A3 (36) 11A4 (33) 8. THPT Lý Nhân Tông, Nam Định Nguyễn Thị Thơ K6,7,8 11A3 (36) 11A4 (33) 9. THPT Trần Văn Kỷ, Huế Lê Thừa Tân K6,7,8 11B7 (35) 11B8 (41) 10. THPT Gò Công, Tiền Giang Nguyễn Thị Thùy Lan K6,7,8 11/6 (43) 11/5 (45) 11. THPT Nguyễn Thông, Long An Lê Thị Lệ Hằng K6,7,8 11A4 (38) 11A5 (37) Tổng số HS 434 441 Sau khi rút kinh nghiệm và điều chỉnh sau vòng 1, chúng tôi tiếp tục TNSP vòng 2 trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021 ở 24 lớp 11 (12 lớp TN và 12 lớp ĐC) của 12 trường THPT với 989 HS (500 HS lớp TN và 489 HS lớp ĐC). TNSP vòng 2 được tiến hành tương tự vòng 1. Số liệu TN được xử lý, phân tích, đánh giá theo các giai đoạn tương ứng với từng biện pháp để rút ra kết luận về kết quả tác động. Thông tin chi tiết TNSP vòng 2 được thống kê trong bảng 3.4. Bảng 3.4. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 2 Trường THPT, Tỉnh/Thành phố GV dạy KHBH Lớp (số HS) TN ĐC 1. THPT Vân Cốc, Hà Nội Hà Thị Tuyết K1,2,3,4,5 11A2 (44) 11A3 (46) 2. THPT Hiệp Hòa số 2, Bắc Giang Nguyễn Thị Hoa K1,2,3,4,5 11 A5 (49) 11A2 (45) 3. THPT Nguyễn Trãi, Hải Phòng Nguyễn Thị Oanh K1,2,3,4,5 11B8 (46) 11B9 (46) 4. THPT Lê Quý Đôn, Long An Huỳnh Thị Phương Linh K1,2,3,4,5 11.2 (45) 11.3 (45) 5. THPT Chợ Gạo, Tiền Giang Ngô Thị Kim Lan K1,2,3,4,5 11KA1 (48) 11KA2 (44) 113 6. THPT Trần Văn Kỷ, Huế Lê Thừa Tân K1,2,3,4,5 11B2 (30) 11B9 (30) 7. THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội Hoàng Phương Thảo K6,7,8 11A1 (30) 11A2 (31) 8. THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang Hồ Thị Hải K6,7,8 11A2 (41) 11A3 (42) 9. THPT Kim Xuyên, Tuyên Quang Hà Thị Thanh Mai K6,7,8 11B2 (42) 11B3 (43) 10. THPT KonTum, Kon Tum Phan Thị Thanh Nhàn K6,7,8 11B7 (40) 11B13 (35) 11. THPT Gò Công, Tiền Giang Nguyễn Thị Thùy Lan K6,7,8 11/2 (44) 11/8 (43) 12. THPT Nguyễn Thông, Long An Lê Thị Lệ Hằng K6,7,8 11A1 (41) 11A6 (39) Tổng số HS 500 489 3.4. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm Để phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã lựa chọn 2 thiết kế nghiên cứu gồm: (1) Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất, (2) Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với các nhóm tương đương. Áp dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục và sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý số liệu TN qua các bước sau: Bước 1. Mô tả dữ liệu - Nhập dữ liệu phiếu điều tra vào bảng Variable View. - Tính các giá trị TB (Mean), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Std. Deviation) và lập bảng tổng hợp số liệu. - Vẽ biểu đồ mối tương quan điểm đánh giá NLTH của HS ở các lớp TN tại thời điểm TTĐ và các thời điểm STĐ; điểm bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC. Bước 2. So sánh dữ liệu - Xác định mức độ ngẫu nhiên do tác động của các biện pháp, chúng tôi sử dụng phép T-Test phụ thuộc (Paired Differences) để xác định mức độ ý nghĩa của sự chênh lệch giá trị trung bình giữa hai thời điểm TTĐ - STĐ của lớp TN (thiết kế 1) và T- test độc lập (Independent-Samples T-test) để xác định mức độ ý nghĩa của sự chênh 114 lệch giữa giá trị trung bình của lớp TN và ĐC (thiết kế 2). + Nếu p (Sig)   = 0,05: sự khác biệt điểm TB là không có ý nghĩa (không phải là do tác động mà do ngẫu nhiên). + Nếu p (Sig) <  = 0,05: sự kha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dung_mo_hinh_blended_learning_trong_day_hoc_phan.pdf
  • docThong tin tom tat ve nhung ket luan moi cua LA. Nguyen Van Dai.doc
  • pdfThong tin tom tat ve nhung ket luan moi cua LA. Nguyen Van Dai.pdf
  • docTTTA. Nguyen Van Dai.doc
  • pdfTTTA. Nguyen Van Dai.pdf
  • docTTTV. Nguyen Van Dai.doc
  • pdfTTTV. Nguyen Van Dai.pdf
Tài liệu liên quan