MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.2. Cơ sở lý luận 20
1.3. Thôn Nà Lầu (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn 26
Chương 2: VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÙNG
CHÁO Ở NÀ LẦU TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN
40
2.1. Tập tục cộng đồng trong sở hữu và sử dụng tài nguyên 40
2.2. Sản xuất nông nghiệp với các dàn xếp văn hóa – xã hội và kỹ thuật 46
2.3. Các hoạt động buôn bán trao đổi 63
Chương 3: VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÙNG
CHÁO Ở NÀ LẦU HIỆN NAY
71
3.1. Bối cảnh chuyển đổi 71
3.2. Quá trình chuyển đổi kinh tế nông – thương nghiệp 79
3.3. Phương thức mưu sinh mới với cơ sở của nền kinh tế trọng tình 88
Chương 4: VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÙNG
CHÁO Ở NÀ LẦU: THAY ĐỔI VÀ THÍCH ỨNG
110
4.1. Yếu tố trọng tình trong thực hành sinh kế của người dân Nà Lầu 110
4.2. Yếu tố duy lý trong thực hành sinh kế của người dân Nà Lầu 113
4.3. Văn hóa đảm bảo đời sống – những vấn đề liên quan trong bối cảnh
hiện nay
125
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
183 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo (trường hợp thôn Nà lầu, xã tân thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô
lớn còn việc trao đổi hàng hóa, thương mại qua biên giới chỉ mới mang tính
chất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, việc trao đổi còn phụ thuộc vào cơ chế cũng như
chính sách của hai quốc gia. Điều này đã kìm hãm việc lưu thông hàng hóa,
các thành phần kinh tế không được tham gia xuất nhập khẩu kể cả qua con
đường tiểu ngạch, do vậy, nhân dân các thôn giáp biên khi đó chỉ dám buôn
bán nhỏ, lén lút qua lại. Sự kiện chiến tranh biên giới vào tháng 2 năm 1979
làm ngưng đọng mọi quan hệ về kinh tế giữa hai nước trong đó có cả các
quan hệ trao đổi, buôn bán nhỏ lẻ giữa các thôn giáp biên với nhau, đồng thời
đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân ở Nà Lầu. Để đảm bảo an
sinh khi chiến tranh xảy ra, người dân Nà Lầu cũng như những thôn giáp biên
khác trong xã Tân Thanh đều phải đi “sơ tán”. Nhiều gia đình rời vùng biên
này đi về các xã như Trấn Ninh (huyện Văn Quan), Đồng Mỏ (huyện Chi
Lăng), một số gia đình vào miền Nam cùng họ hàng. Sau khi chiến thanh kết
thúc, họ chưa quay lại thôn ngay mà chờ đến khi vùng biên giới này thật ổn
định, kết thúc việc rà soát, gỡ bỏ bom mìn, chính quyền địa phương tiến hành
tuyên truyền, thuyết phục các gia đình trở lại sinh sống tại thôn.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986
đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất
nước. Định hướng về một nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được xem là mô hình thích hợp cho
74
đất nước trong quá trình phát triển lâu dài, xu hướng mở cửa và hội nhập ngày
càng được đẩy mạnh. Từ những năm 1988, chính phủ Việt Nam cho phép
người dân sinh sống ở các xã vùng biên được qua lại thăm thân, được phép
mua một số mặt hàng thiết yếu từ phía Trung Quốc để phục vụ sản xuất, tiêu
dùng của nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng có những
chính sách ưu tiên trong việc xây dựng các vành đai mở, tạo ra thị trường
chung trên tuyến biên giới đất liền, đặc biệt là chính sách “Hưng biên, phú
dân3”. Trong thời gian này, hàng hóa Trung Quốc bắt đầu vào Việt Nam bằng
con đường không chính thức ngày càng nhiều. Quan hệ thương mại giữa hai
nước được thể hiện rõ nhất bằng việc ký kết Hiệp định thương mại về mua
bán hàng hóa ở vùng biên giới ngày 7/11/1991, đã thúc đẩy quan hệ hữu nghị
láng giềng, tăng cường việc hợp tác thương mại ở vùng biên giới trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi.
Sau khi tiến hành bình thường hóa quan hệ, biên mậu Việt - Trung
được phục hồi, phát triển, các cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong các
chiến lược phát triển kinh tế, đối ngoại, nhân dân hai nước có thể buôn bán,
trao đổi với nhau. Do vậy, việc mở cửa biên giới là một nguyên nhân đặc biệt
quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như sinh kế
của người dân thôn Nà Lầu.
3.1.2. Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh
Ở Việt Nam, các khu kinh tế cửa khẩu được xây dựng lần lượt ở các
tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kon Tum, Tây
Ninh, Kiên Giang. Các khu kinh tế cửa khẩu này được coi là động lực đẩy
nhanh sự phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực biên giới. Việc bình thường
hóa quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc cùng với quá trình cải cách mở
3 Chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc: với mục tiêu tranh thủ trong khoảng thời gian 10 năm,
làm cho cơ cở vật chất, hạ tầng ở vùng biên có được sự cải thiện đáng kể, khiến cho mức sống của cư dân
được nâng cao, các mặt kinh tế và xã hội đều có bước tiến bộ. Để đạt mục tiêu chính: phú dân, hưng biên,
cường quốc mục lân.
75
cửa đã khiến cho vùng biên giới trước kia là khu vực quân sự ác liệt, nay trở
thành những địa điểm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Ngay từ những năm đầu tiến hành mở cửa biên giới Việt - Trung, cửa
khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) đã được coi là một trong
những cửa khẩu quan trọng nhất của tỉnh Lạng Sơn và của cả nước trong hoạt
động thương mại, xuất nhập khẩu (A10-PL6). Trong quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1996 - 2010 đã xác định các vùng
kinh tế trọng điểm của tỉnh cần được đầu tư phát triển, trong đó có Khu kinh
tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn. Định hướng nêu rõ đây là khu kinh tế trọng
điểm số một của tỉnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, thương mại, du lịch,
dịch vụ, nhiều cơ sở hành chính, văn hóa, xã hội và có các điều kiện thuận lợi
về kết cấu hạ tầng như điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc...
Ngoài thị xã Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh thì ở
vùng này còn có thị trấn Đồng Đăng, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu
Tân Thanh là những đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa hết sức quan trọng ở
vùng Đông Bắc [87]. Với vị trí, tiềm năng và điều kiện phát triển như vậy,
khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được Chính phủ chính thức phê duyệt
quy hoạch phát triển thành khu kinh tế đô thị (theo quyết định số 740-TTg của
Thủ tướng chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 1997), với mục tiêu phát triển cơ
bản là: tạo điều kiện nhằm ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng
khu vực biên giới hữu nghị, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
phục vụ phát triển nền kinh tế thị trường để có khả năng cạnh tranh ở khu vực
biên giới, hòa nhập vào quá trình phát triển của cả nước; làm cơ sở để quản lý
thống nhất theo quy hoạch được xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, đảm bảo
an ninh quốc phòng (A11-PL6).
Đối với huyện Văn Lãng, từ năm 1985 đã quy hoạch phát triển kinh tế
theo bốn tiểu vùng trong đó xã Tân Thanh thuộc tiểu vùng 4 gồm các xã: Tân
Thanh, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nhạc Kỳ. Nhiệm vụ chủ yếu
của tiểu vùng 4 là phối hợp với trung ương và tỉnh tận thu các nguồn tài chính
76
trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội huyện số 176/ KH-UB năm 1995 của Ủy ban nhân dân huyện cũng
đánh giá: chủ trương của thời kỳ 1991-1995 là phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, chuyển đổi cơ cấu kinh tế làm cho kinh tế phát triển mạnh
hơn, nhất là thương nghiệp, kinh tế cá thể, ngân sách huyện được bổ sung
bằng nhiều nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ cửa khẩu Tân Thanh, Cốc
Nam [87]. Như vậy, từ khi có chính sách mở cửa, cửa khẩu Tân Thanh đã trở
thành nơi có giá trị trao đổi hàng hóa lớn nhất trong các cửa khẩu trên biên
giới Việt- Trung4.
Phía bên kia biên giới, đối diện với của khẩu Tân Thanh là khu vực
mậu dịch vùng biên Pò Chài (thuộc Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc)
được đầu tư lớn. Những người dân ở Nà Lầu đều cho biết, khi họ sang Pò
Chài (Trung Quốc) đã thấy cuộc sống ở bên đó rất phát triển, đường mở rộng,
dân thì giàu có. Do vậy, những người dân Nà Lầu khi biết tại thôn của họ
cũng được quy hoạch để phát triển trở thành một khu kinh tế sầm uất, họ hy
vọng cũng sẽ có được cuộc sống tốt, đầy đủ như những người dân sống ở bên
kia biên giới.
Tại khu kinh tế của khẩu thì chợ biên giới là một trong những trung tâm
được quy hoạch và đầu tư. Chợ Tân Thanh là khu chợ đầu tiên được xây dựng
trong các năm 1998 - 1999, trên địa bàn thôn Nà Lầu. Những năm sau đó tại
đây xây dựng thêm các trung tâm thương mại. Việc quy hoạch được mở rộng,
thu hút đông đảo người dân từ khắp mọi miền trong nước, cũng như tiểu
thương từ Trung Quốc đến Tân Thanh làm ăn. Ở Tân Thanh có tất cả 4 trung
tâm thương mại, hai khu chợ là: Trung tâm Thương mại Hồng Kông sau đổi
tên thành chợ Hồng Kông; Trung tâm Thương mại Việt – Trung; Trung tâm
Thương mại Thế giới Phụ nữ; Trung tâm Thương mại Sài Gòn; Chợ Hữu
Nghị; Chợ Tân Thanh. Những trung tâm thương mại và các khu chợ này có
4 Tại Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế là: cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế ga Đồng Đăng, và
các cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma; Cốc Nam, Tân Thanh; của khẩu cấp tỉnh là: Co Sâu; Pò Nhùng; Bình
Nghi, Nà Nưa.
77
hơn 3000 gian hàng của cả người Việt Nam và Trung Quốc, được xây dựng
khang trang, phù hợp cho sự phát triển của một khu vực biên mậu. Tuy nhiên,
vào thời điểm nghiên cứu này được tiến hành thì chỉ có chợ Tân Thanh (A12-
PL7), chợ Hồng Kông(A13-PL7),Trung tâm thương mại Việt - Trung (A14-
PL8) và Chợ Hữu Nghị (A15-PL8) đang hoạt động. Cuối năm 2017 chợ Hữu
Nghị bị cháy, sau đó bị đóng cửa hoạt động (A16,PL9); Trung tâm thương mại
thế giới phụ nữ sau một thời gian hoạt động đã được chuyển đổi thành khách sạn
Thái Dương (A17-PL9). Những người dân ở đây cho biết, khi xây dựng khu
chợ này, ban quản lý thương mại Tân Thanh cũng đã dành cho mỗi hộ gia đình
trong thôn Nà Lầu một lô đất trong chợ để làm ki ốt bán hàng, hoặc cho thuê ki
ốt để tiến hành kinh doanh. Đó được xem như một hình thức hỗ trợ đền bù cho
những người dân Nà Lầu bị thu hồi đất để xây dựng khu kinh tế của khẩu. Đây
cũng là một nguyên nhân tác động tới sự chuyển biến cơ bản sinh kế của người
dân nơi đây, sẽ được phân tích kỹ ở các tiểu mục tiếp theo.
Theo như những đánh giá của người dân ở Nà Lầu, việc phát triển khu
kinh tế cửa khẩu ban đầu nhìn có vẻ thuận lợi cho việc làm ăn của người dân,
nhưng một số bất lợi theo đó cũng ngay lập tức xuất hiện. Bởi, người dân ở
đây vốn là những người làm nông nghiệp là chính, khi bị thu hồi đất để giải
phóng mặt bằng, nhiều hộ bị mất đất canh tác. Do đó, mối quan tâm, sự lo
ngại lớn nhất của họ là sẽ phải làm gì để sinh sống khi đất đai, tư liệu sản xuất
bị thu hồi. Đất nông nghiệp của thôn Nà Lầu đã bị chuyển thành đất phi nông
nghiệp làm cho người dân buộc phải chuyển đổi sinh kế truyền thống. Trong
khi đó, các chính sách của nhà nước và của tỉnh Lạng Sơn về hướng nghiệp,
đào tạo nghề cho người dân ở đây còn nhiều hạn chế. Như vậy, với chính sách
xây dựng Khu kinh tế của khẩu Tân Thanh, ban đầu đã đem lại một hy vọng
mới cho những người dân Nà Lầu về một cuộc sống ổn định, công ăn việc
làm được ổn định. Nhưng họ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trước,
phải tự mình xoay sở để có thể đảm bảo cuộc sống của mình.
78
3.1.3. Thu hẹp đất nông nghiệp
Như đã trình bày ở trên, thôn Nà Lầu vốn là nơi ở chỉ có người Nùng
Cháo sinh sống, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Vào năm 1995,
Nà Lầu có hơn 34.665 ha đất nông nghiệp nhưng do nằm trong quy hoạch
tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nên nơi đây
trở thành một trong những thôn có quá trình thu hồi đất nông nghiệp có quy
mô lớn. Năm 1996, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 23.176 ha
phục vụ cho các dự án xây dựng các chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ,
trường học, bệnh viện, đường giao thông, bến xe. Để mở rộng thêm khu kinh
tế cửa khẩu, năm 2002 ban quản lý cửa khẩu thu hồi thêm 7000 ha đất nông
nghiệp khiến diện tích đất nông nghiệp của Nà Lầu chỉ còn lại gần 5 ha. Như
vậy, đất nông nghiệp của các hộ gia đình đã bị chuyển đổi thành đất phi nông
nghiệp, làm biến đổi mạnh mẽ sinh kế truyền thống của người dân nơi đây.
Để thu hồi đất nông nghiệp của các hộ nông dân, nhà nước trả cho
người dân nắm giữ quyền sử dụng đất một khoản tiền gọi là tiền đền bù sử
dụng đất. Theo Luật đất đai Việt Nam, nhà nước chỉ đền bù về mặt kinh tế
cho quyền sử dụng đất vì pháp luật của nhà nước quy định đất đai thuộc
quyền sở hữu của toàn dân, người nông dân chỉ được nhà nước giao quyền sử
dụng đất trong 20 năm kể từ năm 1993. Do vậy, nhà nước có quyền thu hồi và
khi thu hồi chỉ đền bù quyền sử dụng đất cộng với những hoa màu hiện diện
trên diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Để trợ giúp cho người bị thu hồi đất,
về mặt pháp lý, nhà nước có chính sách hỗ trợ cho những người nông dân bị
ảnh hưởng và hầu hết các trường hợp đều được tính thành tiền [65,tr.115].
Với Nà Lầu, người nông dân thực sự không có tiếng nói quan trọng
trong việc quyết định diện tích, quy mô thu hồi và mức giá đền bù. Thay vào
đó, các quyết định liên quan đến thu hồi sử dụng đất đều do nhà nước thực
hiện, chính quyền địa phương chỉ thông báo cho các hộ gia đình biết về diện
tích, thời gian thu hồi để đến nhận tiền đền bù. Chỉ khi các hộ gia đình trong
thôn kiên quyết không chấp nhận mức giá đền bù, tiến hành khiếu kiện thì
79
mới bắt đầu có sự trao đổi, thỏa thuận giữa bên thu hồi và bị thu hồi. Người
dân ở đây cho biết: mức giá đền bù cho mỗi mét vuông đất ở thời điểm năm
1996 là 5.500 đồng/m2. Không đồng ý với mức giá này, họ đã cùng nhau
khiếu nại với các cấp chính quyền ở tỉnh và trung ương. Sau đó, mức đền bù
được tăng lên 6.500 đồng/m2, đến năm 2002 là 60.000 đồng/m2 tính theo giá
đền bù đất nông nghiệp đối với đất ở khu vực biên giới. Theo nhiều người dân
Nà Lầu, mức đền bù như vậy vẫn chưa công bằng vì họ tính tổng cộng tất cả
các khoản tiền nhận được vẫn thấp hơn giá trị của đất đai, nhà cửa của họ bị
mất đi. Họ thường phàn nàn về các mức đền bù đó, nhất là trong một số
trường hợp chứng kiến các dự án thu hồi đất để xây dựng các công viên cây
xanh, nhà xưởng nhằm tạo việc làm cho người dân trong thôn nhưng về sau
lại xây dựng thành chợ để các chủ đầu tư chia ô và bán ki ốt cho các tiểu
thương từ những nơi khác đến Tân Thanh làm ăn. Ông Khang kể lại: “họ bảo
lấy đất để xây nhà xưởng, sẽ tuyển dân thôn mình vào làm, rồi người già có
việc của người già, thanh niên có việc của thanh niên, ai cũng có việc hết.
Đến khi xây xong thì lại chia thành các ki ốt bán cho dân buôn. Dân mình thì
chả có việc”. Như vậy, trong quá trình thực hiện thu hồi đất, đền bù thiệt hại
cho người dân rồi phân bổ đối tượng khai thác khu đất quy hoạch mới đã xuất
hiện những nhân tố không chỉ làm thay đổi môi trường sinh kế địa phương mà
còn tạo nên tâm lý thụ động của người dân khi bước vào quá trình chuyển đổi.
3.2. Quá trình chuyển đổi kinh tế nông - thương nghiệp
3.2.1. Cơ cấu nông nghiệp bị phá vỡ và chiến lược sinh kế mới
Đối với những người nông dân có truyền thống trồng lúa nước, trải qua
nhiều năm tính lũy kinh nghiệm để sáng tạo ra các kỹ thuật canh tác đảm bảo
cho vụ mùa không bị thiệt hại, có lương thực đủ ăn. Bên cạnh đó, để tăng thêm
thu nhập cho gia đình, họ làm thêm nhiều nghề như buôn bán nhỏ, dịch vụ... Môi
trường sinh kế thay đổi bắt buộc họ phải thay đổi theo, thế nhưng khi cảm thấy
có những bất ổn trong việc tìm phương thức mưu sinh, họ lại quay về trồng lúa
để đảm bảo sinh tồn. Điều đó giống như những người nông dân ở vùng Cẩm
80
Xuyên (Hà Tĩnh) mà McElwee (2007) đã đề cập tới trong công trình nghiên cứu
của mình. Đó là việc người nông dân Hà Tĩnh quyết định không chuyển sang
trồng lạc hay các loại cây trồng khác cho thu nhập cao hơn vì sợ rủi ro, quyết
định được cho là phi lý khi họ quay trở về trồng lúa, tiếp tục duy trì “cơ chế” của
nền kinh tế trọng tình với các dàn xếp văn hóa - xã hội và kỹ thuật mà họ đã tạo
dựng [113]. Còn đối với những người phụ nữ H’Mông trong nghiên cứu của
Turner và Michaud (2008) đã lựa chọn đa dạng sinh kế một cách có chọn lọc
song chỉ diễn ra một cách tạm thời. Cách thương mại hóa việc sử dụng quần áo,
hàng dệt may kết hợp với các loại quần áo cũ, song song với sản xuất mới mang
đến mô hình đa dạng cho các hoạt động kinh tế (từ buôn bán nhỏ họ đã biết kết
nối với các khách buôn, còn những người có tay nghề khá trở thành lao động
tiền lương), khi cảm thấy không ổn định họ lại quay trở về với các công việc của
gia đình. Các quá trình đó đan xen và diễn ra trong các mối quan hệ xã hội khác
nhau, ở mỗi chuỗi hàng hóa cho thấy một phân đoạn của xã hội. Song, họ vẫn
chủ yếu dựa vào nông nghiệp mặc dù các cơ hội kinh doanh mới đang được hình
thành [119], những điều này hoàn toàn giống với nghiên cứu của Scott (1976)
[116]. Còn ở Nà Lầu, để không bị rơi xuống ngưỡng sinh tồn, đảm bảo cuộc
sống, người dân đã phải tìm lọai hình sinh kế thích ứng với hoàn cảnh thay đổi
qua từng thời kỳ.
Trong những năm 1996 - 2002 ở Nà Lầu, quá trình xây dựng khu kinh
tế cửa khẩu đã làm chuyển đổi mạnh mẽ sinh kế của các hộ gia đình nông
dân. Trước 1960, họ sản xuất nông nghiệp với nhu cầu tự cấp tự túc trong an
sinh, một phần dư thừa đem bán để tăng thu nhập, ngoài ra không có khoản
thu nào khác. Thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp, họ cùng tham gia vào hợp tác,
cùng chung nhau sản xuất. Theo bà Nhì nói “cuộc sống thời đấy cũng được
đảm bảo mặc dù chả có dư thừa nhưng cũng đủ ăn”. Sau khi hợp tác xã giải
thể, đất đai được nhà nước phân chia lại nên họ có tư liệu để sản xuất nông
nghiệp theo các hộ gia đình.
81
Như đã trình bày ở chương trước, do nằm ở thung lũng lại khan hiếm
nguồn nước sản xuất nên sản xuất nông nghiệp ở Nà Lầu gặp nhiều khó khăn.
Trong xã hội truyền thống, các gia đình trong thôn luôn tương trợ, giúp đỡ
nhau bằng các hình thức vần công, đổi công để đảm bảo cho mùa màng được
thu hoạch đúng lúc, cùng chia sẻ với nhau các công việc trong đời sống hàng
ngày. Sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hầu hết người dân
Nà Lầu còn lại rất ít đất gieo trồng. Để tiếp tục canh tác nông nghiệp, họ đã đi
mua ruộng ở các thôn lân cận để tiến hành trồng lúa, nhưng họ làm chỉ vừa đủ
ăn chứ không có dư thừa để bán. Những người dân ở đây đều nói: “không
trồng lúa thì lấy gì mà ăn”, điều đó chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đã luôn
gắn bó với họ và khó có thể từ bỏ ngay được. Gia đình nhà bà Nhì có bảy
người con, các con của bà đều rất chăm chỉ, chịu khó làm ăn, sau khi chia đất
cho các con trai để sản xuất, nhà bà mua mấy sào ruộng ở thôn lân cận để
trồng lúa. Không chỉ có gia đình nhà bà Nhì, mà tất cả những người dân ở đây
đều rất coi trọng nguồn sinh kế này...
Khi ruộng, nương bị thay thế bằng các khu phố, khu chợ dẫn đến sản
xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi. Đất canh tác lúa bị thu hẹp cũng làm cho
trâu cày ở các gia đình thiếu nguồn thức ăn vì không còn các bãi chăn thả.
Sinh kế truyền thống bị khủng hoảng, họ đối phó bằng cách tìm vốn để
chuyển hướng làm ăn, “con trâu là đầu cơ nghiệp” của sinh kế nông nghiệp
dường như cũng được xem là nguồn vốn bước đầu của sinh kế mới vào lúc
này. Các gia đình lần lượt bán trâu đi như một nhu cầu cấp thiết, đến năm
2001 số trâu trong thôn đã bán hết. Để có thể cày, bừa số ruộng ít ỏi còn lại,
các gia đình đã mượn trâu của họ hàng ở các thôn lân cận. Bà Nhì kể lại: “khi
đấy nhà nào cũng bán hết trâu vì chăn thả khó, hơn nữa cũng do cần tiền, khi
đó bán mỗi con cũng được tầm tám, chín triệu lúc bấy giờ cũng là được...
Thời gian đầu, một số nhà trong thôn bán đi, còn lại mấy con của các gia
đình thì cho nhau mượn để cày, sau đó lần lượt các nhà trong thôn cũng bán
hết. Khi bán trâu đi rồi, mỗi lần cày là nhà bà lại mượn trâu của các gia đình
82
tại thôn... Bà có người quen ở Nà Han5 nên có thể mượn trâu của họ, mỗi lần
mượn cũng độ vài ba ngày nên người trong làng ai muốn cày vào ngày đó thì
cùng nhau làm luôn”. Không chỉ có nhà bà Nhì, nhà bà Xéo, nhà ông Khang
cũng phải đi mượn trâu ở Bản Thẩu. Các nhà trong thôn đã tụ tập nhau thành
nhóm để tiến hành cùng làm,“khi cấy, gặt thì lại cùng nhau làm, trước thì
cùng làm để cho nhanh, cho kịp vụ, sợ bị thú hoang phá hoại mùa, còn nay thì
cùng nhau thu hoạch để xong nhanh còn đi làm việc khác. Đến mùa thu hoạch
thì mỗi người cùng góp một ít thóc để đi cảm ơn nhà đã cho mượn trâu”- bà
Xéo kể. Như vậy, trong bối cảnh chuyển đổi, họ vẫn trồng lúa dù còn ít đất
canh tác, như một sự bảo toàn cho quá trình tìm kiếm sinh kế mới, song song
quá trình này, họ cũng tìm cách bảo vệ sinh kế truyền thống bằng cách “nâng
cao” kỹ thuật canh tác. Ông Khang kể: “có nhiều nhà khá giả hơn thì cũng
mua được máy cày để làm cho nó tiện hơn” và việc sử dụng máy cày dần phổ
biến, tiếp sau đó là sử dụng phân bón hóa học. Kỹ thuật làm phân bón cổ
truyền không thể áp dụng vì không còn điều kiện chăn nuôi gia súc để ủ phân
bón như trước. Khi được hỏi tiếp: Vậy những gia đình có máy cày trong thôn
có cho thuê không và mức thuê khi đó ra sao?“Thuê gì chứ, toàn anh em, họ
hàng, người thôn mình lấy tiền làm gì, ai cần thì mình cho mượn. Còn nhà
nào chưa biết làm thì mình sang chỉ cho, rỗi thì mình làm giúp cho”- ông
Khang trả lời. Như vậy, khi có những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, sự
tương trợ, giúp đỡ trong thôn vẫn diễn ra như trước đây. Họ cho nhau mượn
trâu, mượn máy cày, cùng nhau cày, cấy. Khi sử dụng máy cày, số người
tham gia giúp nhau không cần nhiều như trước, từ 8 - 10 người rút xuống 3 -
4 người. Sau những lần giúp nhau như vậy họ vẫn tổ chức mời cơm, quan hệ
tình cảm giữa các gia đình vẫn luôn có sự gắn kết.
Đến năm 2003, số hộ gia đình làm ruộng trong thôn còn lại rất ít, đa
phần đã chuyển sang làm các công việc khác. Từ một năm gieo trồng hai vụ
giờ chỉ còn vụ đông - xuân, lời giải thích của ông Khang có thể làm rõ hiện
5 Nà Han là thôn lân cận với Nà Lầu, cũng có đường biên với Trung quốc.
83
tượng này, rằng: “cả ngày đi làm rồi cũng mệt, chẳng có thời gian để làm
nữa, ngày nào có việc là đi, ruộng cứ để đấy đã...”. Nhà bà Nhì đông con, các
con bà chia nhau vừa làm ruộng vừa làm “cửu” (khuân vác hàng), thế nhưng
gia đình bà “cũng không kham hết được. Trước thì cấy được hai vụ, nay chỉ
làm một thôi, còn vào dịp cuối năm, có nhiều việc nên không đi làm được.
Người trong thôn đều bận đi làm cả nên về sau họ đều để cho họ hàng ở thôn
khác làm, rồi khi nào thu hoạch mà được mùa, nhà người ta hồi lại cho mình
một ít, không được thì cũng thôi”- bà Nhì kể. Trường hợp có nhà vẫn muốn tự
lo lương thực, nhưng do không có thời gian gieo trồng, họ thuê người khác
cày, mỗi lần là 400 nghìn đồng một sào. Với gia đình nhà bà Cam, do ít
người, nên về sau bà “cũng để cho họ hàng làm thôi, chứ mỗi lần thuê cũng
tốn, thi thoảng thiếu thì mua ở chợ vì bây giờ chợ cũng gần”. Đất canh tác bị
thu hẹp, việc gieo trồng không được đầu tư nhiều công sức tất yếu kéo theo
việc đa canh, xen canh cũng không được thực hiện, cơ cấu nông nghiệp đã
thực sự bị phá vỡ. Một số gia đình còn ít ruộng, hàng năm họ chỉ trồng ngô để
ăn hoặc chăn gà (A19,PL10). Gia đình nhà bà Xéo là một trong những nhà
còn làm nông nghiệp cho biết: “trước đất rộng thì được, bây giờ còn sót lại
một ít thì chỉ để trồng ngô nuôi gà thôi. Lúc trước thì trồng ngô, đỗ tương để
ăn, để bán những bây giờ ít hơn rồi, đi làm cửu có tiền ngay còn làm nương
khó mà bán được mấy đâu”. Những người dân khác trong thôn cũng cho biết,
do làm ruộng, nương không được như trước nên họ chủ động chuyển sang các
loại hình sinh kế khác.
3.2.2. Kinh doanh tại chợ vùng biên và tác động của những yếu tố chính
trị, văn hóa- xã hội
Trong xã hội cổ truyền, những người Nùng Cháo đã tham gia các hoạt
động buôn bán bằng cách mang các loại nông sản dư thừa của mình ra chợ
bán, hoặc đổi lấy các nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Việc đi chợ đối
với họ ngoài mục đích buôn bán, trao đổi hàng hóa còn là cơ hội để tham gia
các hoạt động giao lưu văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tinh thần... Không chỉ đi
84
chợ tại Việt Nam, họ còn sang Pò Chài (Trung Quốc) để bán - mua hàng hóa.
Trong bối cảnh khi tại nơi sinh sống của họ đã có nhiều khu chợ, các trung
tâm thương mại, liệu họ có tiếp tục thực hiện việc trao đổi hàng hóa như
truyền thống hay chuyển sang hình thức kinh doanh khác? So sánh với trường
hợp nghiên cứu của Jame Scott (1976) [116] và Samunoel Popkin (1979)
[114] đem lại cuộc tranh luận xung quanh người nông dân trọng tình, duy lý.
Scott cho rằng, những người nông dân không dám mạnh dạn chuyển đổi do sợ
nguy cơ thiệt hại, sợ rủi ro. Popkin lại cho rằng, họ biết tính toán để tối đa hóa
lợi nhuận của mình, dám mạnh dạn chuyển đổi sinh kế khi có cơ hội. Hai
nhận định này đều liên quan tới từng điều kiện cụ thể. Trong nghiên cứu của
Ngô Thị Phương Lan (2014) [40] về những người nông dân ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long tiến hành chuyển dịch dần dần từ trồng lúa năng suất thấp
sang nuôi tôm cho năng suất cao hơn được diễn ra theo sự phân hóa về giai
tầng kinh tế, đồng thời dựa vào các quan hệ xã hội chứng tỏ có sự xuất hiện
của cả yếu tố trọng tình, duy lý trong sinh kế. Ở Nà Lầu hiện nay cũng diễn ra
sự chuyển dịch về kinh tế nhưng với hình thức khác, từ nông nghiệp sang
thương nghiệp nhỏ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thật không dễ
dàng để chứng minh nền tảng sinh kế của họ được dựa trên cơ sở của nền
kinh tế trọng tình hay duy lý nếu như không đi phân tích sâu từng phương
thức mưu sinh của họ trước sự thay đổi môi trường sống.
Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Tân Thanh cho biết: sau khi thu hồi
đất của người dân ở đây để xây dựng khu chợ Tân Thanh, mỗi hộ gia đình
trong thôn sẽ có một ki ốt để bán hàng tại khu vực thương mại cửa khẩu này,
tiền thuế trung bình từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí khác nhau
của các ki ốt. Thêm nữa, Ban Quản lý cũng như các cấp chính quyền địa
phương đã định hướng, để tạo lập cho người dân trong thôn Nà Lầu một cuộc
sống mới, chuyển sinh kế từ nông nghiệp sang tiểu thương, hoạt động tại chợ
b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_van_hoa_dam_bao_doi_song_cua_nguoi_nung_chao_truong.pdf