Luận án Văn học phật giáo thời lý - Trần:diện mạo và đặc điểm

LỜI CAM ĐOAN.3

MỤC LỤC.4

MỞ ĐẦU .7

1. Tính cấp thiết của đề tài. 7

2. Lịch sử vấn đề. . 7

3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi khảo sát, nghiên cứu. 17

3.1. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài . 17

3.2. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu. . 17

4. Phương pháp nghiên cứu. . 18

5. Đóng góp mới của luận văn . 19

6. Cấu trúc của luận án. . 20

Chương 1: VĂN HỌC PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN TRONG BỐI CẢNH

THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN, VĂN HỌC LÝ – TRẦN VÀ PHẬT GIÁO LÝ –

TRẦN .21

1.1. Văn học Phật giáo ở Giao Châu (trước thời Lý Trần). 21

1.1.1. Khái niệm về Phật giáo Việt Nam trước thời Lý – Trần. 21

1.1.2. Vài nét về điển trình và đặc điểm của văn học Phật giáo ở Giao Châu (trước

thời Lý – Trần) . 26

1.2. Thời đại Lý – Trần và văn học Lý – Trần. 37

1.2.1. Đặc trưng thời đại Lý – Trần. . 37

1.2.2. Đặc điểm văn học Lý – Trần. 42

1.3. Phật giáo thời Lý – Trần. 49

1.3.1. Khái lược về Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần. 49

1.3.2. Phật giáo Lý – Trần trong mối quan hệ với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo

Trung Quốc và tín ngưỡng dân gian bản địa. 51

1.3.3. Phật học – Thiền học Lý – Trần với bản sắc dân tộc. 54

Chương 2: DIỆN MẠO VĂN HỌC PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN.63

2.1. Về lực lượng sáng tác. . 64

2.1.1. Các tác giả Thiền sư. 65

2.1.2. Các tác giả là vua chúa, quý tộc. 65

2.1.3. Các tác giả là Nho sĩ – quan lại. 66

2.2. Về hệ thống thể loại văn học. 67

2.2.2. Từ khúc . 71

pdf215 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn học phật giáo thời lý - Trần:diện mạo và đặc điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thiên cổ phong nên gò bó, khuôn khổ, quy và nghiêm ngặt hơn. 2.2.4. Ngữ lục Ngữ lục là một thể loại văn học khá đặc biệt trong văn học trung đại. Trước hết cần xác định văn ngữ lục là dạng văn nói. Đây là lời nói của những nhân vật lịch sử nổi tiếng được người đương thời hoặc người đời sau ghi lại một trung thành trong sách vở, thường là trong các bộ sử. Vấn đề ai là tác giả thực (người nói hay người viết) của các đọan văn ấy đã được Nguyễn Huệ lý giải ở phần Khảo luận văn bản trong Thơ văn Lý – Trần tập 1. Riêng trong bộ phận văn học Phật giáo Lý - Trần, thể loại ngữ lục hiện còn một số lượng không đến nỗi ít ỏi. Đây là lời nói đã được cố định hóa bằng bản. Nói cách khác, về mặt hình thức, ngữ lục là lời hỏi và lời đáp giữa hai đối tượng giao tiếp, thường là giữa trò và thầy, giữa vị Thiền sư này với Thiền sư Lời đối thoại hay vấn đáp này có khi diễn đạt bằng khẩu ngữ và được ghi lại dạng văn xuôi, cũng có khi được diễn đạt bằng lời thơ bóng bẩy, giàu hình ảnh sinh động, với lối ẩn dụ kín đáo nhằm mục đích gợi mở hay đánh mạnh vào tâm thức của người hỏi (người cầu đạo) giúp họ bừng tỉnh, thông tỏ chân lý. Về mặt nội, lời đối thoại hay vấn đáp trên thường đề cập đến những vấn đề lĩnh vực Thiền học, Phật học như phật tính, Chân như, Niết bàn, sinh tử vô thường, hằng thường, sắc không. Điều đáng tiếc qua thời gian, binh hỏa chiến tranh, thiên tai, những tác phẩm thuộc thể loại này hiện chẳng còn là bao nhiêu so với thư tịch cổ cho biết. Văn học Phật giáo đời Lý hiện chỉ còn lại vài đoạn của Tham đồ hiển vết (Viên chiếu); Nhất nhật hội chúng (Tịnh Không); Đáp đệ tử diệu đạo chi (Chân Không). Còn trong văn học Phật giáo đời Trần theo thư tịch cho biết được mùa hơn và có lẽ dung lượng tác phẩm có dáng vẻ bề thế, quy mô hơn, có thể nêu ra đây những tác phẩm lớn như Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung do Pháp Loa ghi lại, Thạch thất mỵ ngữ, Thiền tâm thiết chủy ngữ lục, cả hai của Trần Nhân Tông, rất tiếc đã thất truyền. Đoạn sách lục của Pháp Loa hịên chỉ còn vài đoạn; Phổ Tuệ ngữ lục của Huyền Quang (đã thất truyền). Và một số tác phẩm hiện còn nhưng chưa xác định chắc chắn tác giả của chúng như ánh đăng ngữ lục, Thiền uyển tập anh ngữ lục. Riêng tác phẩm Thiền uyển tập anh ngữ lục thì có sự pha tạp đan xen giữ các thể loại vì nó vừa ghi lại hành tung, tiểu truyện các vị Thiền sư; vừa chép lịch sử truyền thừa các dòng Thiền qua các thế hệ các Thiền sư (truyền đăng), lại vừa chép lời vấn đáp giữa các Thiền sư (ngữ lục) và những lời có thể xem như là các công án Thiền. Có người xem nó là tác phẩm thuộc thể tài biến văn [220, 73-80]; có người xếp nó vào loại văn truyện cổ và có người thắc mắc đó có phải là "văn bản truyền tăng không. Để dễ hình dung, hãy đọc lời vấn đáp sau trong Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung : Vấn: Khải tư Thượng sĩ, như hà thị Phật pháp đại ý? Sư Vân: Ngao đầu đả lãng, tiêu minh nhãn, Bằng dực đoàn phong, lũ nghị trường Tiến vân: Nhậm ma tắc học nhân đắc nhập đầu xứ? Sư viết: Bà giới phi tha giới, Cơ xan chỉ nhữ xan Tiến vân: Như hà thị thanh tịnh pháp thân? Sư vân: Xuất nhập ngưu tâu nội, Toàn nghiêm mã phẩn trung Dịch: Hỏi: Bạch Thượng sĩ, thế nào là đại ý của Phật pháp? Sư đáp: Đầu ngao vỗ sóng, mắt sâu bọ, Cánh bằng lưới gió, ruột kiến trùng Lại hỏi: Như vậy người học đạo làm thế nào để bước vào nơi đó? Sư đáp: Gãi ngứa đâu phải ngứa của người. Đói ăn chính thật bụng nhà ngươi Lại hỏi: Thế nào là thanh tịnh pháp thân? Sư đáp: Ra vào trong nước đái trâu; Chui rác giữa đống phân ngựa. 2.2.5. Niêm tụng kệ, tụng cổ. Đây là hai thể loại đặc thù của văn học Phật giáo. Văn học Phật giáo đời Lý chưa có thể loại này chỉ xuất hiện trong văn học Phật giáo đời Trần. Hiện tượng này cố lý do riêng của nó, vì lúc này Thiền tông tin đã phát triển mạnh, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống con người các tầng lớp và con người có nhu cầu trình bày những gì đã giác ngộ. Trước hết cần xác định niêm tụng kệ và tụng cổ là thể loại kết hợp giữa hai hình thức ngữ lục và kệ, nhằm mục đích vừa diễn giải, vừa đúc kết những vấn đề cốt yếu của Thiền học để học trò dễ ghi nhớ. Theo thư tịch hiện còn lưu văn học Phật giáo đời Trần chỉ có 2 tác giả có để lại các tác phẩm thuộc thể loại này, đó là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) với Niêm tụng kệ trong Khóa hư lục và Trần Tung (Tuệ Trung Thượng sĩ) với tụng cổ trong Thượng sĩ ngữ lục. Về mặt hình thức kết cấu giữa niêm tụng kệ và tụng cổ giống nhau, gồm nhiều tiết, mỗi tiết gồm 3 phần. Tên gọi các phần của các thề loại như sau : niêm tụng kệ gồm cử, niêm và tụng; tụng cổ gồm cử, luận (sư vân) và tụng. Cứ là nêu lên một câu chuyện trong Phật thoại hay những lời giảng đạo của các Tổ sư, cao tăng đời trức để làm đề dẫn. Niêm (ở tụng cổ của Trần Tung thì dùng hai chữ Sư vân): phần này có nhiệm vụ nêu ý kiến của tác giả về vấn đề mà phần cử đã nêu ra, bằng cách giải thích, bàn bạc, có khi bổ sung, có khi phản bác lại vấn đề đó. Có thể xem đây là phần luận của vấn đề. Tụng là phần tốm tắt những kiến giải của tác giả thành một bài kệ cô đọng, , có vần, có hình ảnh để người học đạo tụng. Tụng là hình thức đọc một cách tập trung và thường xuyên; một biện pháp của các đệ tử nhà Phật trong khi tu hành. Bằng phương pháp tụng, người học đạo dần dần sẽ hiểu ra và ghi nhớ được những điều cao sâu của giáo lý. Thể loại niệm tụng kệ và tụng cổ cũng có nét gần gũi với hình thức giang tập quen thuộc của Thiền học xưa kia, gọi là tu tập công án. Công án là câu nói rút ra từ kinh Phật hoặc từ các bộ ngữ lục chư Tổ, phần nhiều khó hiểu và có khi như phi lý. Người học đạo trong quá trình tu tập cần trực cảm được cái chân lý Thiền ẩn sau những mệnh đề phi lý đó, nhưng không phải bằng con đường suy luận lôgic mạch lạc của trí tuệ mà bằng con đường nung đốt của tình cảm, dồn ép của tâm trạng, ngưng tụ của tâm thần; tức con đường trực cảm tâm linh. Người thầy sẽ dựa vào đó mà khơi mở tâm lý Thiền trong lòng người học đạo theo những cách thích ứng với từng người và thông thường là đẩy những tâm trạng bối rối, sự "khổ cứu, khổ cầu" của môn nhân lên đến mức cao nhất, cho tới một thời điểm nhất định nào đó thì trực quan sẽ giúp họ vượt qua khủng hoảng tức là đột ngột bừng sáng chân lý và đó là lúc người tu hành ngộ đạo. Có điều trong niêm tụng kệ của Trần Thái Tông, các dẫn dụ được nêu ra trông đến nỗi quá bí hiểm cao sâu mà phần lớn tác giả dùng những hình tượng nhiều khi rất đậm chất thơ để khêu gợi sự liên tưởng của người học đạo. Còn ở tụng cổ của Tuệ Trung, cách đặt vấn đề (cử) đến giải thích (luận) và kết luận (tụng), tác giả cũng tuân theo cái phi lôgic qua những mệnh đề phi lý, tức bác bỏ lý luận theo lý trí, ba phần đó chỉ gắn bó với nhau về hình thức chứ không gắn nội dung nên người học đạo, khi đứng trước vấn đề nêu ra sẽ có sự bối rối tâm lý. Nhưng chính sự luận giải phi lý tính kia lại là một hiệu quả mạnh để dồn người học đạo đi nhanh đến trạng thái xuất thần, bừng rỡ. Tuy vậy, nếu đọc kỹ các tiết (các công án) trong tụng cổ của Tuệ Trung có khá nhiều công án mang tính suy luận lôgic. Ở đây, lý trí đã can thiệp vào quá trình tu tập, chứ không như hình thức tu tập Thiền đạo trước đó. Dường như đây cũng là đặc điểm chung của các hình thức đối thoại Phật giáo đời Trần. Nếu so sánh niêm tụng kệ, tụng cổ và kệ, có thể thấy bài tụng (kệ) của chũng cũng gần gũi với kệ trong kinh. Nhưng nếu kệ trong kinh có nhiệm vụ tóm tắt nộ dung tư tưởng mà phần văn xuôi giảng trước đó với lời lẽ ngắn gọn cô đúc bằng hình thức thơ thì kệ (tụng) trong niêm tụng kệ và tụng cổ cũng làm nhiệm vụ tốm tắt lời kiến giải ở trên bằng hình thức thơ cô đúc, nhưng nó không chỉ đơn thuần mang chức năng nói mà còn đòi hỏi người học đạo phải đọc tụng tập trung và thường xuyên để một lúc nào đó sẽ nhờ sự gợi mở này mà giác ngộ. Nếu so sánh hai thể loại trên với ngữ lục, có thể thấy chúng đều dùng hình thức ẩn dụ để luận giải công án Thiền. Nhưng niêm tụng kệ và tụng cổ khác với ngữ lục chỗ kết cấu. Niêm tụng kệ và tụng cổ có 3 phần; còn ngữ lục chỉ có 2 phần vấn và đáp. Ngữ lục thường dùng những, ẩn dụ, đậm chất khẩu ngữ ví von, có khi diễn đạt bằng văn xuôi, có khi bằng thơ, thiên về cái phi lôgic, hay sử dụng nghịch ngữ để kéo người học đạo thoát ra khỏi con đường sáo mòn của những cách suy nghĩ lôgic theo lý trí, để phá tan mớ tư duy lý tính mờ mịt, rối như bòng bong. Đây là hình thức tu tập theo kiểu đốn ngộ. Còn ở niêm tụng kệ và tụng cổ tuy cũng sử dụng cái phi lôgic, nghịch ngữ nhưng thông thường những những câu thơ trong phần tụng không đến nỗi quá cao siêu, bí hiểm như lời đáp ngữ lục. Mặc khác qua kết cấu 3 phần, người học đạo nghiên cứu nghiền ngẫm công án ở phần cử và được giải thích, biện luận, gợi mở của thầy ở phần niêm (trong niêm tung kệ) phần luận (trong tụng cổ) thì đến đây. khi đọc phần tụng, người học đạo dần dần sáng tỏ niêm và luận như là một tia sáng lóc lên rọi vào bóng tối, soi chiếu trong thâm tân người học đạo, giúp họ bừng tỉnh, giác ngộ. Đối với người học đạo nếu căn cơ kém, nhờ phần niêm và tụng này mà được mở lối. Như vậy niêm tụng kệ và tụng cổ vẫn kế thừa truyền thống đốn ngộ của Thiền, nhưng rộng mở, mềm dẻo hơn. Và phương pháp khai thị, truyền dạy, dẫn dắt lại uyển chuyển hơn, phù hợp với nhiều đối tượng có căn cơ khác nhau. Đây là sự kết hợp giữa tụng kinh, niệm Phật với tọa Thiền của Phật học đời Trần. Điều này góp phần làm cho Phật học, Thiền học đời Trần mang tính đại chúng, rộng mở hơn giai đoạn trước. Hãy đọc hai dẫn chứng san để thấy rõ hơn : Cử: Thế tôn niên hoa, Ca Diếp phá nhan vi tiếu Niêm: Dịch khởi mi mao trước nhãn khan Tiến tiền nghĩ nghị cách thiên san Tụng: Thế tôn niêm khởi nhất chi hoa Ca Diếp kim triêu đắc đáo gia Nhược vị thử vi truyền pháp yếu Bắc viên thích Việt lộ ưng xa (Niêm tụng kệ - Trần Thái Tông) [300,122] Nêu: Thế tôn cầm hoa sen giơ lên, Ca Diếp nét mặt rạng rỡ mĩm cười Niêm: Nhíu cả lông mày mở mắt trông Tiến lại gần thấy cách muôn trùng Tụng: Thế tôn tay nhón một cành hoa Ca Diếp mừng nay thấy lại nhà Nếu bảo phép truyền là có vậy Đường Nam xe Bắc dặm còn xa Còn đây là công án thứ tám (tiết thứ tám) trong tụng cổ của Tuệ Trung Thượng sĩ: Cử: Lão tử viết “Sủng nhục nhược kinh” Sư vân: Thủ trung xảo họa thiên ban Tâm thượng duyên sinh vạn lự ưu Tụng viết: Hàn tự trước y nhiệt thoát y Vô hàn vô nhiệt hữu thùy tri? Đãn khân ngự liễu cung hoa sắc Bất độc tàm xuân hoại tứ thì Nêu: Lão Tử nói: “Vinh nhục đều không sợ” Sư nói: Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật Lòng càng thêm nẩy vạn lo âu Tụng rằng: Nồng cởi áo ra, lạnh khoát vô Không nồng không lạnh, biết sao giời? Xem màu liễu ngự hoa cung đấy Lọ phải tìm xuân hỏng bốn mùa Nến ở công án trên, trong phần cử, Trần Thái Tông dẫn ví dụ trong kinh tạn Vương vấn Phật quyết nghi, ghi lại lịch sử truyền đăng bằng tâm truyền Thiền đạo thì ở công án sau, trong phần cử, Tuệ Trung lại dẫn lời của Lão Tử trong sách Đạo Đức Kinh. Từ lời gợi dẫn đó, qua phần niêm (luận) và tụng, người học đạo nghiền ngẫm lâu dần sẽ đạt đến chân lý. 2.2.6. Ca, ngâm Theo thự tịch cổ hiện còn, thể loại này văn học đời Lý chưa có. Văn học Phật giáo đời Trần hiện còn vài tác phẩm của Tuệ Trung Thượng sĩ (Phật tâm ca, phóng cuồng ngâm, Trừu thần ngâm) của Trần Nhân Tông (Đắc thú lâm tuyền hành đạo ca). Về hình thức thể loại, ca và ngâm không gò bó về niêm luật, vần điệu. Số câu trong bài cũng không hạn định, bài Phật tâm ca của Tuệ Trung viết bằng chữ Hán gồm 12 khổ. Khổ đầu gồm 8 câu thất ngôn xen lục ngôn (2 câu đầu); mười một khổ còn lại, mỗi khổ 5 câu, câu 1 và câu 2 mỗi câu gồm có 3 tiếng, ba câu còn lại mỗi câu 7 tiếng, Thật ra mỗi khổ ở đây là một bài tứ tuyệt thất ngôn xen lục ngôn và câu đầu chính là câu lục ngôn được tách ra làm hai. Vần gieo ở cuối câu và đa số là vần trắc (8/12 khổ gieo vần trắc), chỉ có 4 khổ gieo vần bằng. Khác với Tuệ Trung, bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông lại viết bằng quốc âm. Đây là mọt trong số ít tác phẩm văn học sớm nhất hiện còn được viết bằng tiếng mẹ đẻ, cuối bài là mội bài kệ chữ Hán viết theo lối thơ thất ngôn tứ tuyệt, như là lời đúc kết nội dung bài ca, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Về thể lọai của bài ca có thể đó là thể tứ ngôn trường thiên, cũng có thể đó là thể bát ngôn, mỗi câu hai vế, mỗi vế tám tiếng chia thành hai nhịp 4/4; tuy chia hai vế nhưng không đối nhau như trong loại văn biền ngẫu. Do số từ trong câu hoặc do cái nhịp như trên nên đọc lên nghe như lối ca vè dân gian, tuy không vần nhưng nhờ xen kẽ bằng trắc (cuối câu hay cuối vế) làm cho âm điệu nhịp nhàng, hài hòa. Hai bài ngâm của Tuệ Trung thì hình thức có khác, bài Phóng cuồng ngâm dài 26 câu, đa số mỗi câu có 7 tiếng, thỉnh thoảng có xen câu tám tiếng, vần gieo ở cuối các câu chẵn. Còn bài Trừu thần ngâm gồm bốn khổ theo lối cổ phong, ba khổ đầu mỗi khổ sáu câu, mỗi câu bảy tiếng; riêng khổ cuối gồm 10 câu. Vần được gieo là vẫn trắc kiểu độc vần ở cuối các câu chẵn. Hai bài đều hay sử dụng chữ hề làm từ đệm trong mỗi câu mà chúng ta thường gặp trong Sở từ, Ly tao hay trong các bài phú cổ thể lối lưu thủy có pha tao thể (như bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu...). Cổ lẽ do đặc trưng của thể ngâm nên phải sử dụng từ đệm để dễ ngâm, dễ hát. Cả bốn bài ca và ngâm vừa nêu trên đều mang nội dung bàn về Phật và Thiền, tỏ bày đều liễu ngộ của các tác giả. 2.2.7. Phú Phú có nguồn gốc ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Lưu Hiệp trong Vân tâm lâu long đã cho rằng phú có nguồn gốc từ Sở từ, Ly tao. Ông viết "Ban Cố cho đó là loại thơ cổ. Đến khi Khuất Nguyên làm Ly tao thì thể phú mới bắt đầu lan rộng. Nhưng phú bắt nguồn từ nước Sở và thịnh lên ở đời Hán" Phú có nghĩa đen là mô tả, trình bày. Chính Lưu Hiệp trong tác phẩm lý nổi tiếng trên cũng đã viết "Phú giả, phó dã” (Phú chính là trình bày Văn điêu long). Do thế, đặc trưng của thể phú là trình bày cái đẹp. Lời văn trong bài lấy sự vật để nói cái chí, chú ý đến cái sáng tỏ, to lớn; đề cao sự trật tự để giúp việc cai trị. Xét về hình thức, lời văn của phú cốt ở tỷ mỉ, đầy đủ. Xét về trình bày, cốt cốt ở sự dồi dào; thiên về kỹ xảo. Thể phú tồn tại với nhiều dạng thể: Phú tán thể (lối tán), phú văn thể (lối văn xuôi). Nói đến phú trong chương Việt Nam phải kể đến phú đời Trần. Các bài phú này đều phô diễn tư tưởng, tình cảm của kẻ sĩ đối với đất nước, đối với vương triều vì thế phú chỉ đựơc đề cao khi nhà nước phong kiến đã lấy Nho giáo làm ý thức hệ để xây dựng đất nước. Do phú đời Trần thịnh hành nêu trong văn học Phật giáo đời Trần hiện còn vài bài (Văn học Phật giáo đời Lý chưa thấy thể phú), Đó là Cư ẩn lạc đạo phú của Trần Nhân Tông; Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang; tử phú của Mạc Đỉnh Chi. Điểm đáng chú ý và rất thú vị là nếu phú của các tác giả đời Trần viết bằng chữ Hán thì ba bài phú trong văn học Phật giáo đời Trần viết bằng chữ Nôm, thể hiện được tư tưởng, giáo lý nhà Phật. Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông là bài phú quốc âm gồm 10 hội, mỗi hội gieo một vần, hội chẵn gieo vần bằng và hội lẻ được gieo vần trắc. Cuối bài phú (ở cuối hội thứ 10) có bài kệ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. Có thể bài kệ này là lời đúc kết tư tưởng, Thiền học của nhà vua Thiền sư Trúc Lâm đệ nhất tổ và cũng là chủ đề của bài phú: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cõi trần vui đạo, hãy tùy duyên Cơ tắc xan hề, khốn tắc van Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền Gia trung hữu báo, hưu tầm mịch Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền Vô tâm trước cảnh, hỏi gì thiền Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang cũng được viết bằng chữ Nôm tuy không chia từng hội như bài Cư trần lạc đạo phú nhưng có thể thấy nó gồm 8 loại và mỗi đoạn lại gieo mọt vần (Phú bát vận, thường dùng trong thi cử đời Trần), bằng trắc xen kẽ nhau ở mỗi đọan như bài phú của Trần Nhân Tông. Cuối bài phú có bài kệ bằng chữ Nôm theo thể luật Đường thất ngôn bát cú với niêm, luật, vần, đối rất Chỉnh, đúng yêu cầu của thể thơ. Bài phú vịnh cảnh thiên nhiên với Vân Yên và nơi đó là chốn đi về của Huyền Quang đến cõi vô tâm. Giáo tử phú của Mạc Đỉnh Chi cũng được viết bằng chữ quốc âm gồm 204 câu theo thể tứ ngôn, đơn điệu, kéo dài, vần gieo không chỉnh. Ý tứ bài phú mộc mạc, có sự lặp ý, và có phần gần với bài ca vè dân gian hơn. Nêú ở hai bài phú trên thể hiện tư tưởng Thiền tông thì bài phú của Mạc Đỉnh Chi chịu ảnh hưởng Phật giáo Tịnh độ tông rõ nét với tư tưởng nghiệp báo luân hồi, khuyên con và có lẽ cũng khuyên người đời nên làm lành tránh dữ để sau này khi nhắm mắt xuôi tay khỏi chịu cảnh sa vào địa ngục với những cực hình thảm khốc. 2.2.8. Minh, bi, ký Mặc dầu minh là một thể văn vần còn bi ký lại là thể văn xuôi cổ nhưng ở đây chúng tôi vẫn xếp chung vào một tiểu mục bởi lẽ, bài minh thường gắn bó khắng khít với hài bi ký, Riêng thời Lý Trần thể lọai này cũng xuất hiện trong nhà chùa, của nhà chùa và là sản phẩm của tổn giáo - tín ngưỡng, tồn tại trên các chuông đồng, bia đá (Kim thạch vân). Tác giả của thể loại này có thể là nhà sư, cũng có thể là nhà Nho nhưng bản thân văn bia thời này thì hần như chỉ xuất hiện với mục đích tôn giáo, lưu hành trong phạm vi thờ cúng và nhất là nhà chùa. Vì hiện chưa tìm thấy tấm văn bia Lý – Trần nào nằm ngoài phạm vi tín ngưỡng. Về hình thức, bài bi ký được viết theo lối văn xuôi cổ (tản văn), cuối bài xen vận văn (bài minh). Về nội dung, bài văn xuôi ấy thường ghi lại quá trình xây dựng, tôn tạo, trùng tu các danh lam thắng cảnh; tán dương công đức của những người đã đứng ra xây dựng, trùng tu hoặc ghi công đức đóng góp của các thiện nam tín nữ; hay ghi tiểu sử những nhân vật có công đối với tôn giáo; cũng có thể đó là các bài ký sự ca ngợi cảnh già lam và tất cả được khắc trên bia. Cuối bài văn xuôi là bài văn vần (minh) thường nhiều câu, mỗi câu có 4 hay 7 tiếng, với nhiệm vụ thâu tóm nội dung phần văn xuôi đã trình bày trước đó. Do ký mang tính ghi chép, kể việc như đã nêu, phần nào khắc học được những con người nhiều khi rất sinh sắc nên bi ký được xếp vào truyện kể. Đánh giá về văn bia Lý – Trần. Nguyễn Huệ Chi viết: “vì đạo Phật thời Lý – Trần còn giữ được vai trò tích cực nên văn bia Lý – Trần nói chung đã thoát khỏi những công thức tín ngưỡng gò bó khô khan và vượt lên thành một thể văn đầy sức sống của văn học Lý – Trần. Đặc biệt, văn bia Lý – Trần đã xây dựng được những bức chân dung sinh động rất hiếm thấy ở các thời đại sau, mà những con người mẫu” để tạo nên các bức chân dung ấy lại không phải là những nhà tôn giáo, những vị sư, mà trước hết là những con người trần tục, những người phụ nữ tích cực tham gia việc nước như công chúa Phụng Dương, những anh hùng nhân cánh sáng rực như Lý Thường Kiệt. Nội một điều đó cũng đủ thấy cái khả năng cải tạo và thanh lọc của thời đại Lý – Trần đối với các thứ giáo lý già cỗi” Chưa kể số đã mất, văn học Phật giáo Lý – Trần hiện còn khoảng gần 20 văn bia. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục đã cho rằng đời Lý còn 7 bia khắc trên chuông đồng bia đá với nội dung tán dương đạo Thiền mà ông đã hạ bút khen “Văn thời nhà Lý, lối biền ngẫu bóng bẩy, đẹp đẽ giống thể văn nhà Đường” (Kiến văn tiểu lục). Thực ra, qua thống kê, nhà Lý hiện còn 09 bài (7 bài có tên tác giả, 2 bài khuyết danh). Đó là : An hoạch sơn Báo Ân tự bị ký (Chu Văn Thường); Bảo Minh Sùng Phúc tự bi (Lý Thừa Ân); Ngưỡng Sơn Linh Xướng tự bi minh, Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh (hai bài này của Pháp Bảo); Viên mang tự bi minh tính tự (Đinh Đạt); Đại Việt quốc dương da đệ tứ đế Sừng Thiện lên Linh tháp bi (Nguyễn Công Bật); Báo Ân Thiền tự bi ký (Ngụy Tư Hiền); và hai bài khuyết danh là: Càn ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh và Cự Việt quốc thái úy Lý Công thạch bi minh tự. Văn bia thuộc loại hình văn học mang tính chức năng và nội dung, những bài trên là những tác phẩm mang tính sử học nhưng có giá trị văn học. Sang đời Trần, những bài bi ký nối tiếng như Phụng Dương công chúa thần đạo bi minh tính tự của Lê Công Viên (?); Khai Nghiêm tự bi kỷ và Dục thúy sơn Linh Tế tháp ký đều của Trương Hán Siêu v.v... hai bài ký của Trương Hán Siêu một mặt ca ngợi cảnh đẹp của già lam, mặt khác lại chỉ trích giới tăng đồ lộn xộn, bài bác giáo hội Phật giáo, nhưng được nhà chùa chấp nhận. 2.2.9. Tự Tự là thể loại văn học được viết theo lối tản văn. Nội dung của thể văn này thường là thật, kể nguồn gốc, nguyên ủy về một việc gì đó. Chẳng hạn, Hồ Thốc viết bài minh và tự để khắc vào bia chùa Từ Ân (Từ Ân tự bi minh tính tự) kể việc công chúa Thiệu Minh đời Trần đi xây dựng chùn Từ Ân trên đất Quan [299, 70-71]; hay Tạ Thúc Ngao với bài minh và tự về chùa Sùng Chánh ca ngợi ông Nguyễn Ẩn tự Vân Giác sáng lập chùa này ở huyện Vị Tuyên tỉnh Hà Tuyên (Sùng Khánh tự bi minh tịnh tự). Do bài văn kể việc nguyên ủy và khắc lên bia nên ở đây thể Tự gắn liền với thể bi ký và minh. Tự còn là một bài văn viết ở đầu sách, bày tỏ ý kiến của người làm sách, mà hôm nay chúng ta gọi là bài tựa, lời nói đầu, Chẳng hạn, vào năm 1443, Phan Chu Tiên đã san định lại Việt Âm thi tập,có viết bài tựa cho cuốn sách ông đã làm Tân san Việt âm thi tập tự hay vào năm 1495, Chu Xa có tuyển chọn lại tập thơ và nhờ Nguyễn Tấn viết lời tựa Tân tuyển Việt âm thi tập tự. Ở đây, luận án chỉ đề cập đến thể tự với tư cách là bài văn ở đầu cuốn sách. Thể loại này trong văn học Phật giao trước thế kỷ X cũng đà được sử dụng với Khương Tăng Hội (xem chương 1). Văn học Phậl giáo Lý -Trần hiện còn một số bài của Trần Thái Tông như Kim Cương tam muội kinh tự, Thiền tông chỉ Nam tự và trong luận thuyết Khóa hư lục (Bình đẳng lể sám văn tự; Lục thì sám hối khoa nghi tự ...). trong số đó, đặc biệt nhân và giá trị nhất là Thiền tông chỉ nam tự. Đây là lời nói đầu cuốn sách chỉ dẫn về đạo Thiền : Thiền tông chỉ nam. Đáng tiếc là cuốn luận thuyết này đã thất truyền nhưng qua nhan đề và bài tựa, người đọc cũng tóm được phần nào nội dung cốt yếu của sách. Bài tựa chỉ có vài ba trang nhưng lại là một văn bản có nhiều giá trị lịch sử, văn học, triết luận. Về hoàn cảnh ra đời, c ó lẽ bài tựa được viết vào những năm cuối đời làm vua của Trần Thái Tông. Ông lên ngôi vào năm 1225 và nhường ngôi vào năm 1258. Trong bài tựa, nhà vua có nói mình bỏ ngôi lên núi cầu Phật vào năm Thiên ứng Chính bình thứ 5 (nhằm mùng 3 tháng 4 năm Bính Thân, tức 9/5/1236). San đó theo lời khuyên của Quốc sư cùng triều thần, nhà vua miễn cưỡng về lại ngôi vừa trị nước, vừa tu thiền trong khoảng vài chục năm (thập sổ niên gian), chứng ngộ rồi viết sách, tức khoảng năm 1256. Xét ý văn cuối bài tựa, sách thiền tông chỉ nam được quốc sư ngợi khen và khuyên nên in để chỉ dẫn cho kẻ hậu học. Vì thế nhà vua cho khắc in lúc ông còn tại ngôi và ông đã viết bài tựa vào dịp này. Như vậy, bài tựa ra đời sớm nhất là năm 1256 và muộn nhất là năm 1258. Về lịch sử, trong bài tựa, Thái Tông có nói buồn vì cha mẹ mất sớm nên nhà vua đi tu. Thực tế lại khác. Đó là chuyện đau lòng, đầy bí ẩn, rất khó nói, nhất là chuyện có liên quan đối với người thân, nhũng bậc tôn kính như chú như anh đang ở ngôi vị cao nhất nước. Có lẽ đây là thiếu sót có chủ ý của Thái Tông trong bài tựa. Còn trên góc độ văn chương, Thiền tông chỉ nam tự tuy là lời nói đầu của một tác phẩm, nhưng lại có giá trị như một văn bản tự sự thuần túy, một áng văn kể chuyện tâm tình có giá trị nghệ thuật trong kho tàn văn xuôi chữ Hán đời Trần. Xuyên qua bài tựa, nỗi day dứt đau khổ của Trần Thái Tông được vẽ lại khá rõ nét. Cuộc vi hành của vua rời kinh thành lên Yên Tử thật gian nan vất vả với lòng thành mộ đạo, cùng với duyên lành với Phật pháp đã được tác giả ghi lại bằng một giọng điệu tâm tình thật chân thành, một bút pháp linh động hấp dẫn. Cuối cùng, trên góc độ triết luận, Thiền tông chỉ nam tự là lời thuyết minh cho cuốn sách nhưng lại là cương lĩnh Thiền học của đời Trần, mở ra giáo lý nền tảng của Thiền phái Trúc Lâm với đạo – đời kết hợp, chủ trương thần – thánh phân công hợp tác, thể hiện quan niệm tam giáo đồng nguyên, trên cơ sở khôi phục và phát huy những truyền thống nhân ái và yêu nước của dân tộc để đạo thành một tinh thần rộng mở sáng ngời, góp phần tạo nên một Thiền học mang bản sắc riêng rất độc đáo, đó là tinh thần dung hợp Việt hóa những tư tưởng ngoại lai, nhờ vậy mới tạo được thế đứng vững chãi của dân tộc, sức mạnh của thời đại với hào khí Đông A bất diệt. 2.2.10. Luận thuyết tôn giáo. Thể loại luận thuyết có thể được chia làm hai dạng nhỏ luận thuyết chính trị và luận thuyết tôn giáo. Ở luận thuyết chính trị, chúng ta thường gặp trong các bộ sử khi các sử gia ghi lại lời bàn, lời bình luận về việc trị nước, còn luận thuyết tồn giáo là những lời bình luận, bàn bạc về triết lý của tôn giáo. Trong văn học Phật giáo, thể loại này trước thời Lý – Trần cũng đã có những thành tựu với Lý hoặc luận c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_3736535441_5647_1869280.pdf
Tài liệu liên quan