Luận văn Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 phục vụ quy hoạch phát triển thành phố thái bình đến năm 2020

Mở đầu. 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng đất đô thị 4

1.1. Vấn đề sử dụng đất đô thị. 4

1.1.1 Khái niệm về đô thị và đất đô thị. 4

1.1.2 Vấn đề sử dụng đất hiện nay ở nước ta. 5

1.1.3. Vấn đề sử dụng đất đô thị. 8

1.2 Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và phát triển đô thị. 11

1.2.1. Biến động đất đai. 11

1.2.2. Đô thị hóa và sử dụng đất. 12

1.2.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai. 13

1.3 Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đô thị. 14

1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất đai nói chung . 14

1.3.2 Quy hoạch sử dụng đất đô thị. 15

1.4. Cơ sở xác định quy mô đất đai trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đô thị.

19

1.4.1. Vấn đề xác định tính chất đô thị. 20

1.4.2. Vấn đề xác định quy mô dân số đô thị. 20

1.4.3. Vấn đề xác định quy mô và tổ chức đất đai xây dựng đô thị. 22

Chương 2: Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất thành phố Thái Bình giai đoạn 2000 – 2010.

26

2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan, môi trường thành phố Thái Bình.

26

2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 26

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên. 28

2.1.3 Hiện trạng môi trường. 30

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 30

2.2.1 Dân số, lao động và việc làm. 30

 

doc110 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 phục vụ quy hoạch phát triển thành phố thái bình đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở. 2.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 các hoạt động dịch vụ công về đất đai được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản l‎ý sử dụng đất thông qua “một cửa” và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 2.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thành phố Thái Bình 2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thành phố Thái Bình Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 thành phố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên là 6.770,85 ha được chia thành 3 nhóm đất, gồm: - Đất nông nghiệp: 3.712,99 ha, chiếm 54,83% diện tích tự nhiên - Đất phi nông nghiệp: 3.005,32 ha, chiếm 44,39% diện tích tự nhiên - Đất chưa sử dụng: 52,54 ha, chiếm 0,78% diện tích tự nhiên (gồm toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng) [57]. Hình 1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Bình năm 2010. (Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 – thành phố Thái Bình) Diện tích và cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2010 được thể hiện trong bản sau: Bảng 05: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Bình năm 2010 STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 6.770,85 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 3.712,99 54,83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.315,83 48,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.193,19 47,16 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.968,21 43,84 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.875,84 42,47 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 92,37 1,36 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 224,98 3,32 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 122,64 1,81 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 395,54 5,84 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 1,62 0,02 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 3.005,32 44,39 2.1 Đất ở OTC 838,22 12,38 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 468,32 6,92 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 369,90 5,46 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.776,56 26,24 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTC 35,88 0,53 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 9,46 0,14 2.2.3 Đất an ninh CAN 9,74 0,14 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 482,53 7,13 2.2.4.1 Đất khu công nghiệp SKK 329,57 4,87 2.2.4.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 133,70 1,97 2.2.4.3 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 19,26 0,28 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.238,95 18,30 2.2.5.1 Đất giao thông DGT 540,42 7,98 2.2.5.2 Đất thủy lợi DTL 527,16 7,79 2.2.5.3 Đất chuyển dẫn năng lượng truyền thông DNT 5,77 0,09 2.2.5.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 17,33 0,26 2.2.5.5 Đất cơ sở y tế DYT 14,96 0,22 2.2.5.6 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 83,06 1,23 2.2.5.7 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 27,51 0,41 2.2.5.8 Đất chợ DCH 11,06 0,16 2.2.5.9 Đất di tích, danh lam thắng cảnh LDT 4,52 0,07 2.2.5.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 7,16 0,11 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 20,18 0,30 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NND 71,60 1,06 2.5 Đất sông suối mà mặt nước chuyên dùng SMN 284,99 4,21 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 13,77 0,20 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 52,54 0,78 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 52,54 0,78 Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai thành phố Thái Bình năm 2010 * Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Bình năm 2010 a. Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 3.712,99 ha chiếm 54,84% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp/nhân khẩu là 176,81 m2/người, bình quân diện tích đất nông nghiệp/nhân khẩu nông nghiệp là 482 m2/khẩu nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã: Vũ lạc 556,37 ha, Vũ Đông 425,45 ha, Vũ Phúc 424,35 ha, Vũ Chính 417,10 ha, Phú Xuân 359,84 ha, Đông Hòa 373,46 ha. Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 89,30% diện tích đất nông nghiệp. Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã đi vào chiều sâu theo hướng nâng hiệu quả sử dụng đất trên 1 ha đất bằng các biện pháp khoa học và công nghệ. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp trên 50 triệu đồng, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 10 triệu đồng, đời sống phần lớn dân cư nông thôn được cải thiện. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với phát triển các vùng chuyên canh cây trồng có ưu thế như: vùng sản xuất lương thực ở các xã Vũ Phúc, Vũ Chính, Vũ Đông, Đông Hòa, Đông Mỹ, Phú Xuân và phường Hoàng Diệu; vùng cây ăn quả ở Tân Bình, Đông Hòa, Hoàng Diệu, Vũ Lạc. Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của cả tỉnh Thái Bình, với diện tích 2.968,21 ha, chiếm 79,94% diện tích đất nông nghiệp. Hàng năm trên địa bàn thành phố Thái Bình có 2 vụ gieo trồng lúa là: vụ đông xuân và vụ hè thu. Sản xuất lúa thời gian qua đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho tiêu dùng của người dân và xuất khẩu với các giống như Bắc Thơm, Hương Thơm, N87, N97, BC 15, Năm 2010, sản lượng lương thực đạt 1,13 triệu tấn. Việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chủ trương là giảm dần tiến tới bỏ hẳn các giống lúa dài ngày, tăng nhanh các giống lúa ngắn ngày như các giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt. Các giống lúa ngắn ngày có thời gian chiếm đất ngắn nên chi phí sản xuất thấp hơn, đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông phát triển. Ngoài ra, với lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động dồi dào, thành phố triển khai thực hiện sản xuất cây vụ đông trên diện tích đất trồng lúa với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như ớt, cà chua, khoai tây xuất khẩu, rau quả các loại, Đối với các chân ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả đều được các địa phương có chủ trương chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tăng hiệu quả sử dụng đất. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 395,54 ha, chiếm 10,65% diện tích đất nông nghiệp. Năm 2010, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thành phố đạt khoảng 1.775 tấn. Sản xuất thuỷ sản những năm qua, nhất là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở những vùng dự án chuyển đổi từ diện tích cấy lúa năng suất kém hiệu quả bước đầu đã tạo ra vùng sản xuất hàng hoá, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, góp phần giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân. Quá trình thực hiện đã huy động được các nguồn lực, làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ trong nông nghiệp - nông thôn, tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với các phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ những tồn tại như: quy mô sản xuất của hộ còn nhỏ; công trình hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ; việc chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận trang trại cho hộ nông dân còn hạn chế. b. Đất phi nông nghiệp - Đất ở: Trên cơ sở tốc độ tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm tới, diện tích đất ở như hiện nay là còn thiếu cho nên cần phải có những định hướng quy hoạch thêm đất ở để đáp ứng nhu cầu về đất đai của người dân. Diện tích đất ở hiện có 838,22 ha, bình quân diện tích đất ở trên một người dân năm 2010 là 39,91 m2/người, thấp nhất trong toàn tỉnh. - Đất chuyên dùng + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: diện tích đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp năm 2010 là 35,88 ha, diện tích đất này hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị sự nghiệp thiếu diện tích sử dụng nhưng một số đơn vị lại bỏ hoang diện tích được giao quản lý và sử dụng. Trong giai đoạn tới cần phải cân đối, điều chỉnh và bổ sung thêm diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. + Đất xây dựng các công trình công nghiệp và dịch vụ Trong 5 năm qua, nền kinh tế thành phố đã phát triển tương đối toàn diện về mọi mặt. Tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên diện tích công trình công nghiệp và đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn thấp (482,53 ha), chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Như vậy cần phải bổ sung thêm diện tích đất xây dựng các công trình công nghiệp dịch vụ. + Đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi Thời gian qua hệ thống giao thông, thủy lợi của thành phố đều được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, làm mới các tuyến từ trung ương đến địa phương. Chính vì thế đã giúp cho nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân được thuận tiện, đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi cần được mở rộng, nâng cấp, sửa chữa thường xuyên. Như vậy trong thời gian tới cần phải bố trí thêm đất để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó. - Những mâu thuẫn trong sử dụng đất đai Trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá như hiện nay, việc tạo thêm mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng thường tập trung chủ yếu vào việc chuyển đổi mục đích đất đang sử dụng và chủ yếu lấy vào đất sản xuất nông nghiệp đã tạo nên những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất. Người dân mất dần đất canh tác dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm. Việc chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nguồn nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề trong khi đó tình hình đầu tư chuyển đổi ngành nghề mới chỉ ở mức bước đầu của giai đoạn phát triển nên hiệu quả lao động chưa cao. c. Về mức độ khai thác tiềm năng đất đai: Trong 5 năm qua, thành phố Thái Bình đã khai thác đưa vào sử dụng 5,63 ha đất chưa sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp (trong đó: chuyển sang đất nông nghiệp 1,58 ha; đất phi nông nghiệp 4,05 ha). Tuy nhiên diện tích đất đưa vào sử dụng vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển mục đích sử dụng đối với nhóm đất này để tăng hiệu quả sử dụng đất. 2.4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Bình so với các chỉ tiêu về sử dụng đất theo hệ thống quy chuẩn xây dựng đô thị Việt Nam hiện hành. 2.4.4.1. Các chỉ tiêu sử dụng đất đô thị loại III theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam Theo hệ thống quy chuẩn xây dựng đô thị Việt Nam hiện hành chỉ tiêu sử dụng đất cho đô thị loại III như sau: Bảng 06: Các chỉ tiêu sử dụng đất chính đô thị loại III [15] STT Hạng mục Đơn vị Chỉ tiêu 1 Chỉ tiêu đất khu dân dụng - Đất ở - Đất cây xanh khu dân dụng - Đất giao thông (đối nội) - Đất công cộng m2/người m2/người m2/người m2/người m2/người 61-78 35-45 7-9 16-20 3-4 2 Đất công nghiệp m2/người 15-20 3 Đất kho tàng m2/người 2-3 (Nguồn: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – 1997) 2.4.4.2. Hiện trạng đất xây dựng đô thị thành phố Thái Bình Khu vực nội thị bao gồm 10 phường, diện tích đất đô thị là 1.970,26 ha, chiếm 29,10% tổng diện tích tự nhiên, với 144.795 khẩu sinh sống, mật độ dân số 7.350 người/km2. Đây là khu vực làm việc của các cơ quan đầu não của tỉnh và thành phố, ngoài ra còn có các cơ quan của trung ương, các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại khu vực này tập trung các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, thương mại, các công trình xây dựng công cộng, văn hoá, thể thao và phúc lợi xã hội. Thái Bình là một thành phố trẻ mới được đầu tư, cải tạo cho nên kiến trúc đô thị đã có nhiều thay đổi mang dáng dấp của một đô thị hiện đại. Các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của nhân dân cũng được thiết kế xây dựng theo kiến trúc mới, hợp mỹ quan. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội như: giao thông, điện lực, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính - viễn thông, dịch vụ, du lịch, nhà hàng khách sạn, thể thao - văn hoá, chưa đáp ứng với yêu cầu của một thành phố hiện đại, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của thành phố là tiếp tục mở rộng và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở của thành phố ngày càng văn minh, hiện đại. Về cơ cấu sử dụng đất trong đô thị: - Đất phi nông nghiệp (đất xây dựng đô thị) có 1.366,05 ha, chiếm 69,33% đất đô thị (bình quân 94,34 m2/người), bao gồm: + Đất ở 369,9 ha, chiếm 39,06% đất phi nông nghiệp (bình quân 25,55 m2/người); bình quân đất ở trên đầu người có sự chênh lệch khá lớn giữa các phường cao nhất tại phường Hoàng Diệu 94,27 m2/người, thấp nhất tại phường Lê Hồng Phong với 9,79 m2/người. + Đất chuyên dùng 847,83 ha, chiếm 62,06% diện tích đất phi nông nghiệp, bình quân 58,55 m2/người (đất có mục đích công cộng 546,58 ha, bình quân 37,75 m2/người; đất quốc phòng - an ninh 16,47 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 254,69 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 30,09 ha,); + Đất phi nông nghiệp còn lại (đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng,...) 148,31 ha, chiếm 10,86% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có 604,21 ha, chiếm 30,67% đất đô thị. Bảng 07: Một số chỉ tiêu sử dụng đất trong đất đô thị năm 2010 TT Loại đất Đơn vị tính Toàn thành phố P.Lê Hồng Phong P. Bồ Xuyên P.Đề Thám P.Kỳ Bá P. Quang Trung P. Phú Khánh P. Tiền Phong P.Trần Hưng Đạo P. Trần Lãm P. Hoàng Diệu Tổng diện tích đất xây dựng đô thị ha 1.366,05 63,68 83,39 55,08 169,31 111,02 119,10 252,87 171,61 330,61 613,59 Bình quân trên người dân đô thị m2/ người 94,34 32,92 53,47 30,60 78,39 44,95 77,89 151,61 231,61 115,88 371,42 1 Đất ở tại đô thị ha 369,9 9,79 28,24 12,28 43,64 23,14 19,13 49,53 29,93 78,99 75,23 Bình quân trên người dân đô thị m2/ người 25,55 5,23 18,91 6,94 29,64 11,91 13,46 38,86 40,72 46,44 94,27 2 Đất chuyên dùng ha 847,83 43,19 45,41 41,59 64,87 61,27 87,66 123,92 139,14 102,03 138,75 Bình quân trên người dân đô thị m2/ người 58,55 23,06 30,41 23,52 44,07 31,54 61,66 97,22 189,31 59,98 173,87 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN ha 30,09 9,40 0,21 5,09 1,22 2,65 0,55 0,25 6,23 1,68 2,81 2.2 Đất quốc phòng , an ninh ha 16,47 1,02 2,43 0,18 1,94 0,17 0,67 0,95 0,80 7,73 0,59 2.3 Đất sản xuất, KD PNN ha 254,69 7,07 15,57 5,91 2,79 2,01 51,45 62,67 75,11 20,25 11,86 Đất khu công nghiệp ha 129,49 - - - 1,68 - - 26,80 75,11 20,25 - Bình quân trên người dân đô thị m2/ người 8,55 - - - 1,14 - - 21,02 102,19 11,90 - 2.4 Đất có mục đích công cộng ha 546,58 25,70 27,20 30,41 58,92 56,44 34,99 60,05 57,00 72,37 123,49 Bình quân trên người dân đô thị m2/ người 37,75 13,72 18,22 17,20 40,02 29,06 24,61 47,11 77,55 42,55 154,75 Đất giao thông ha 314,08 13,12 20,47 13,92 36,02 38,26 16,43 20,66 38,64 32,86 34,40 Bình quân trên người dân đô thị m2/ người 18,29 7,00 13,71 7,87 24,47 19,70 11,56 16,21 52,57 19,32 43,11 3 Các loại đất PNN còn lại ha 148,31 8,69 6,18 0,23 6,89 2,91 3,94 19,81 1,16 16,10 82,41 Nhìn chung, diện tích đất xây dựng đô thị của thành phố là thấp so với yêu cầu của một thành phố hiện đại. Bình quân đất ở đô thị/người dân đô thị là 25,55 m2 còn thấp so với quy chuẩn xây dựng (yêu cầu phải đạt 35 – 45 m2/người); bình quân đất công nghiệp và kho tàng/người thấp 8,55 m2/người (yêu cầu phải đạt 15 - 20 m2/người); tỷ lệ đất dành cho phát triển hạ tầng còn thấp chiếm 28,77% tổng diện tích đất đô thị. Bên cạnh đó, diện tích đất cây xanh cũng đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định, bình quân 1,1 m2/người (yêu cầu phải đạt 7 – 9 m2/người), diện tích mặt nước (ao, hồ) trong đô thị bị suy giảm do san lấp xây dựng nhà ở; diện tích đất sân chơi và các công trình công cộng khác còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dân sinh. 2.4.3. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất của thành phố Thái Bình. 2.4.3.1. Về sử dụng đất: Hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn 52,54 ha đất chưa sử dụng (toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng), trong những năm tới cần khai thác diện tích này để phục vụ các mục đích phát triển nông nghiệp, phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất của thành phố còn mang tính cục bộ địa phương, chưa thực sự phù hợp với quy hoạch vùng như trường hợp thành phố chủ trương dành nhiều đất để phát triển công nghiệp để có được hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng một lượng lớn diện tích đất đai để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng, tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của các công trình này chưa cao. Các đường phố lớn, quảng trường trung tâm, cũng như tại nhiều công trình công cộng mới xây khác chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhân dân. Công tác giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư diễn ra quá nhanh chóng dẫn đến nhiều lô đất trong thành phố sử dụng không hiệu quả và xuất hiện dấu hiệu hoang hoá. Nhiều dự án lớn được quy hoạch trên địa bàn thành phố phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Chưa lường hết được những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án dẫn đến nhiều dự án khó triển khai thực hiện hoặc thực hiện chậm tiến độ. 2.4.3.2. Về phát triển đô thị. Với vai trò là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, hiện tại thành phố Thái Bình đã xây dựng nhiều trụ sở cơ quan hành chính hiện đại, nhiều công trình công cộng khác cũng được xây mới để đáp ứng nhu cầu của nhân dân nhưng một số lĩnh vực còn kém phát triển. Cụ thể là: Hệ thống chợ và dịch vụ thương mại khác tuy nhiều nhưng hầu hết đã lạc hậu và xuống cấp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ảnh hưởng tới môi trường sống. Các kho tàng được bố trí trong khu dân dụng của thành phố và không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh cần thiết giữa kho tàng với các khu ở và công trình công cộng. Các công trình thể dục thể thao còn ít và đã xuống cấp. Chưa phát triển mạnh được những loại hình thể thao lành mạnh, hiện đại và thu hút được sự quan tâm của nhân dân như khiêu vũ thể thao, quần vợt, bơi lội, bowling, võ thuật Các khu đất đặc biệt của thành phố như: bãi rác, nghĩa trang hiện còn quá nhỏ và nằm xen kẽ trong các khu dân cư thành phố. Thành phố Thái Bình có quá trình phát triển đô thị nhanh và bắt đầu từ một cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu nên việc ưu tiên phát triển một số lĩnh vực dẫn đến phát triển thiếu cân đối là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là trong thời gian tới cần quan tâm, nâng cấp các chức năng đô thị còn kém phát triển để đô thị phát triển hài hòa, cân đối. 2.4.3.3. Về suy giảm nhanh chóng đất nông nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp trong những năm vừa qua tại thành phố Thái Bình lên mức báo động. Trong năm 2000 thị xã Thái Bình có 2.669,30 ha đất nông nghiệp, năm 2005 còn 2.346,20 ha. Trong vòng 5 năm, thành phố đã mất 323,1 ha đất nông nghiệp, bình quân mỗi năm giảm gần 65 ha. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm 662,37 ha so với năm 2005, tuy nhiên do việc mở rộng địa giới hành chính thêm 5 xã nên diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 3.222,62 ha, do vậy hiện nay đất nông nghiệp của thành phố là 3.712,99 ha. Một vấn đề đáng quan tâm là trong thời gian sắp tới, Nhà nước ta có chủ trương chuyển đổi một diện tích lớn đất nông nghiệp của thành phố Thái Bình sang mục đích sử dụng khác. Đây chủ yếu là đất chuyên trồng lúa với năng suất rất cao (sản lượng hơn 10 tấn/ha). Nước ta đang trong quá trình CNH - HĐH nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất để phục vụ cho các dự án đầu tư là tất yếu. Nhưng cần cân nhắc thật kỹ trước khi chuyển đổi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước. Việc dùng đất cho phát triển công nghiệp và đô thị cần phải được tính toán thận trọng hơn. Chúng ta không thiếu đất làm công nghiệp. Nhiều nước trên thế giới thường quy hoạch khu công nghiệp ở các vùng đất xấu. Bài học ở Nhật Bản cho thấy họ tiết kiệm từng mét vuông đất nông nghiệp. Tại một số nước như Úc, dù có diện tích lớn nhưng họ đều quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, kể cả Thủ đô mới Can - bê - ra ở vùng đồi núi hoặc đầm lầy. Thủ đô hành chính của Malaixia, Thủ đô mới của Hàn Quốc cũng được đặt trên những khu đồi núi cao không hề lấy vào đất nông nghiệp. Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đó mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu và mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực. Vai trò nông nghiệp thế giới đang thay đổi, nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng. Nông nghiệp sẽ trở lại là ngành có khả năng sinh lợi cao, đặc biệt khi nó kết nối với chuỗi chế biến thực phẩm. Đầu tư lớn vào nông nghiệp và nông thôn là kế sách lâu dài, chống đỡ lạm phát hữu hiệu và tạo lập nền tảng cho nền công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển. Như vậy vấn đề mất đất nông nghiệp đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng thành phố Thái Bình, của tỉnh Thái Bình hay của Việt Nam mà là của toàn nhân loại. Hiện nay chúng ta vẫn thừa lương thực để xuất khẩu nhưng vẫn cần giữ đất nông nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Trong quá trình phát triển đô thị, thành phố Thái Bình khó tránh khỏi những tồn tại trên. Việc khắc phục những tồn tại đó không hề đơn giản nhưng đây là việc làm cần thiết và bức xúc của công tác quy hoạch phát triển đô thị thành phố Thái Bình. Để giải quyết những tồn tại đó cần phải xây dựng chiến lược với những bước đi cụ thể để khắc phục dần những tồn tại trên và quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai là công việc cần chú trọng hàng đầu. 2.5 Đánh giá biến động sử dụng đất thành phố Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 2.5.1 Hiện trạng sử dụng đất của thành phố năm 2000 Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 4.330,53 ha. Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp là: 2.669,30 ha, chiếm 61,64% - Diện tích đất phi nông nghiệp là: 1.623,48 ha, chiếm 37,49% - Diện tích đất chưa sử dụng là: 37,35 ha, chiếm 0,87% [57] Hình 02: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Bình năm 2000 (Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2000 – thành phố Thái Bình) 2.5.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2000 Diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2000 là 2.669,30 ha, chiếm 61,64% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp: 2.424,51 ha, chiếm 55,99% diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất trồng cây hàng năm có diện tích 2.349,53 ha, chiếm 96,91% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đất trồng lúa 2.191,57 ha, chiếm 90,39% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 93,27% diện tích đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây hàng năm còn lại có diện tích là 157,96 ha, chiếm 6,72% diện tích đất trồng cây hàng năm. + Đất trồng cây lâu năm có diện tích 74,98 ha, chiếm 3,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: có diện tích là 244,79 ha, chiếm 5,65% diện tích đất tự nhiên [57]. 2.5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2000 Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2000 là 1.623,48 ha, chiếm 37,49% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: - Đất ở: có diện tích 540,05 ha, chiếm 33,26% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó: + Đất ở đô thị là 140,17 ha, chiếm 25,96% diện tích đất ở toàn thành phố đây là diện tích đất ở tại các phường của thành phố. + Đất ở nông thôn là 399,88 ha, chiếm 74,04% diện tích đất ở toàn thành phố đây là diện tích đất ở tại 5 xã Đông Hòa, Hoàng Diệu, Phú Xuân, Vũ Phúc, Vũ Chính. - Đất chuyên dùng: có diện tích 835,46 ha, chiếm 51,46% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 33,15 ha, chiếm 3,97% diện tích đất chuyên dùng. + Đất quốc phòng, an ninh có diện tích 13,06 ha, chiếm 1,56% diện tích đất chuyên dùng. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 109,38 ha, chiếm 13,09% diện tích đất chyên dùng. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng có diện tích 679,87 ha, chiếm 81,38% diện tích đất chuyên dùng. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 13,87 ha, chiếm 0,85% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có diện tích 39,04 ha, chiếm 2,40% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có diện tích 193,48 ha, chiếm 11,92% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp khác: có diện tích 1,58 ha, chiếm 0,10% diện tích đất phi nông nghiệp [57]. 2.5.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2000 Nhóm đất chưa sử dụng năm 2000 có diện tích 37,75 ha, chiếm 0,87% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ là diện tích đất bằng chưa sử dụng [57]. Trong tương lai cần có kế hoạch khai thác phần diện tích đất này để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. 2.5.2. Đánh giá biến động sử dụng đất thành phố Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 Từ năm 2000 đến năm 2010 tình hình biến động đất đai của thành phố như sau: - Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 tăng 2.440,32 ha so với năm 2000 do mở rộng địa giới hành chính thêm 5 xã gồm: Đông Mỹ, Đông Thọ (huyện Đông Hưng), Tân Bình (huyện Vũ Thư), Vũ Đông, Vũ Lạc (huyện Kiến Xương). - Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 tăng 1.043,69 ha so với năm 2000. - Diện tích đất ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_654_6563_1869645.doc
Tài liệu liên quan