MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 7
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng
hiện nay 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA 24
2.1. Cơ sở lý luận về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 24
2.2. Phương thức tạo việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc
làm của nông dân bị thu hồi đất 45
2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất 64
Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI
ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ
HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 73
3.1. Tác động của thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
đến việc làm của nông dân 73
3.2. Thực trạng thực hiện các phương thức tạo việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay 88
3.3. Đánh giá chung về tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng 102
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 118
4.1. Dự báo nhu cầu thu hồi đất và quan điểm về tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa 118
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất 126
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC 172
189 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Đà Nẵng đến việc làm của nông dân
3.1.2.1. Tình hình việc làm của nông dân bị thu hồi đất
Đất bị thu hồi để xây dựng kết cấu hạ tầng, khu đô thị, KCN,trong thời
gian qua ở Đà Nẵng chủ yếu là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại đất khác,
nhất là đất ở của người dân nội thị thành phố tuy không chiếm tỷ trọng lớn về
diện tích, nhưng chiếm tỷ trọng lớn đối với số hộ bị thu hồi. Đối với mỗi loại đất,
mỗi loại hộ, thu hồi đất có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nhưng tất cả đều ảnh
hưởng đến việc làm thu nhập và đời sống của lao động có đất bị thu hồi.
Bảng 3.8: Diện tích đất bị thu hồi và lao động bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất
sản xuất ở các địa phương thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2000- 2010
TT Địa phương Diện tích đất bịthu hồi (ha)
Đối tượng bị ảnh hưởng
Hộ Nhân khẩu Lao động
1 Huyện Hòa Vang 2.000 2.800 11.463 5.786
2 Quận Liên Chiểu 6.786 32.300 20.587
3 Quận Cẩm Lệ 6.406 20.023 12.356
4 Quận Sơn Trà 9.123 36.331 19.432
5 Quận Ngũ Hành Sơn 7.548 32.540 17.245
6 Quận Thanh Khê 218,9 7.057 22.315 2.156
Tổng cộng 39.720 154.972 77.562
Nguồn: [68].
82
Tổng số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng trong 3 năm
2011-2013 là 16.313 hộ, với tổng số lao động là 46.772 người, trong đó số lao
động bị mất hoặc thiếu việc làm do thu hồi đất nông nghiệp là 25.752 người,
chiếm 55% tổng số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất [116].
Bảng 3.9: Số hộ và lao động bị ảnh hưởng việc làm do thu hồi đất nông
nghiệp trong 3 năm 2011-2013 ở thành phố Đà Nẵng
STT Các chỉ tiêu Đơn vịtính
Giai đoạn
2011 2012 2013
1 Số hộ bị thu hồi đất nôngnghiệp. hộ 5.796 4.735 5.782
2
Số lao động thuộc các hộ bị
thu hồi đất nông nghiệp
Trong đó:
người 17.300 13.993 15.479
- Lao động bị mất việc làm
do thu hồi đất nông nghiệp người 10.172 7.054 8.499
Nguồn: [73].
Việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trở thành
vấn đề bức xúc nhất của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Điều đó xuất phát
từ hai yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, tại Đà Nẵng đất đai là một đại lượng có hạn, trong đó, điều
đáng nói là đất nông nghiệp của Đà Nẵng rất ít, chỉ có 8.701 ha (tính đến năm
2010) chiếm 6,78% tổng diện tích thành phố. Do đó, khi những người nông dân
bị thu hồi đất, thì có rất ít khả năng cấp đất lại để họ tiếp tục sinh sống bằng nghề
nông, nhất là ở khu vực nội thành, nên đại bộ phận trong số họ phải chuyển sang
hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, việc chuyển những người nông dân bị thu hồi đất sang làm công
nghiệp và dịch vụ là một tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa thành phố. Song, điều hết sức khó khăn là đa số những người nông dân
này là những người lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Do đó, họ rất khó
83
kiếm được việc làm tốt, để có thu nhập cao và ổn định trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
Đối với đất ở của các hộ nội thị, các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ
đều diễn ra trên diện tích đó. Đất ở trong trường hợp này không chỉ là nơi sinh
sống hàng ngày, mà còn là công cụ, phương tiện mưu sinh như là địa điểm, mặt
bằng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đất ở có hai chức năng, chức năng
thứ hai hoàn toàn giống như chức năng của đất nông nghiệp. Vì vậy, thu hồi đất
cũng làm cho các hộ ở nội thị mất việc làm.
Bảng 3.10: Tình trạng việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất sản
xuất ở các địa phương thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tính: %
Địa phương
LĐ bị
ảnh
hưởng
Tình trạng việc làm
Đủ
việc
làm
Thiếu
việc
làm
Không
có việc
làm
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch
vụ
Hòa Vang 100 71,08 24,00 4,92 14,30 32,57 53,13
Liên Chiểu 100 76,10 21,10 2,80 8,67 61,25 30,08
Cẩm Lệ 100 64,26 32,33 3,41 25,00 39,90 35,10
Sơn Trà 100 65,39 29,87 4,74 2,36 42,00 55,64
Ngũ Hành Sơn 100 75,61 20,50 3,89 4,47 30,58 64,95
Thanh Khê 100 64,44 31,24 4,32 1,00 36,25 62,75
100 61,35 34,62 4,03 11,21 39,89 48,90
Nguồn: [68].
Kết quả khảo sát tình trạng việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất sản
xuất cho thấy, trong tổng số 77.562 lao động bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất sản
xuất, số lao động đủ việc làm chiếm 61,35%, số lao động thiếu việc làm chiếm
34,62% và số lao động không thể tìm kiếm được việc làm là 4,03% [Bảng 3.10].
Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm và tạo việc làm ở Đà
Nẵng, qua lựa chọn ngẫu nhiên 250 hộ gia đình trong số những hộ bị thu hồi đất
sản xuất nông nghiệp tại 5 quận (Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn, Cẩm Lệ) với 5 phường tiêu biểu gồm 10 tổ dân phố, cho thấy:
84
Trình độ chuyên môn của những người bị thu hồi đất, kết quả điều tra thu
được với mức độ khá thấp: số người không có trình độ chuyên môn là 84,5 %, số
người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có 13,42%, trình độ khác là
2,08% [125]. Với trình độ chuyên môn nói trên, cơ hội tự tìm việc làm sau khi bị
thu hồi đất là rất khó khăn và hỗ trợ nâng cao trình độ cho họ là việc làm cần thiết.
Tình trạng việc làm của những người trước khi bị thu hồi, kết quả điều tra cho
thấy: 21,6% số người trong độ tuổi lao động, không đi học và không có việc làm;
52,1% số người lao động có việc làm bấp bênh và 26,2% có việc làm ổn định. Như
vậy, số người trong độ tuổi lao động không có việc làm và việc làm bấp bênh chiếm
đến 73,7% tổng số lao động điều tra của các hộ [125]. Điều này cũng phù hợp với
thực tế thu hồi đất ở Đà Nẵng, vì đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tỷ trọng lớn.
Sau khi bị thu hồi đất, căn cứ vào quy định của Chính phủ, của thành phố
Đà Nẵng, các chủ dự án, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã cố
gắng giúp người dân trong việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, nhất là
đối với lao động trẻ, dưới 35 tuổi, nhằm giúp họ kiếm được việc làm mới trong
công nghiệp hoặc dịch vụ với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên, trong
thực tiễn việc đào tạo nghề cho người lao động diễn ra không có bài bản, thiếu
chiến lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, số lao động bị thu hồi đất, không
có nghề, cần đào tạo thì nhiều, song thực tế đào tạo không được bao nhiêu và
việc làm nghề nghiệp của họ về cơ bản vẫn chưa tiến triển theo hướng tiến bộ,
chưa theo mong muốn. Điều này có thể thấy rõ qua các kết quả điều tra: thay đổi về
việc làm trước và sau thu hồi đất tại Đà Nẵng (xem bảng 3.11).
Thực trạng trên phản ánh sự thay đổi nghề nghiệp của lao động bị thu hồi đất
chuyển biến chưa tích cực, tình trạng ngành nghề được đào tạo không phù hợp với
yêu cầu của thị trường lao động (sau thu hồi đất lao động tự do tăng từ 26,2 % lên
51,0 %), chất lượng đào tạo nghề thấp, dẫn đến kết quả tuyển dụng số lao động này
vào làm việc trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ thấp.
85
Bảng 3.11: Thực trạng thay đổi về việc làm trước và sau thu hồi đất tại Đà Nẵng
Đơn vị: %
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Làm
nông
Lao
động
tự do
Buôn
bán
nhỏ
Công
nhân
viên
chức
Sản
xuất
nhỏ
Chủ
doanh
nghiệp
Làm
nông
Lao
động
tự do
Buôn
bán
nhỏ
Công
nhân
viên
chức
Sản
xuất
nhỏ
Chủ
doanh
nghiệp
46,8 26,2 11,3 14,3 1,3 0,2 6,4 51,0 12,3 25,6 3,7 1,0
Nguồn: [125].
Từ đó, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả “Đề án hỗ trợ chuyển đổi
ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện
thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” và lồng
ghép các chương trình, dự án, hỗ trợ vay vốn và đào tạo nghề đã góp phần giải
quyết việc làm cho 22.891 người, chiếm 88,98% so với tổng lao động bị mất
việc làm do bị thu hồi đất.
Bảng 3.12: Tình hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
STT Các chỉ tiêu Đơn vịtính
Giai đoạn
2011 2012 2013
1
Số lao động thuộc các hộ
bị thu hồi đất nông nghiệp
Trong đó:
người 17.300 13.993 15.479
Lao động bị mất việc làm
do thu hồi đất nông nghiệp người 10.172 7.054 8.499
2
Số lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp đã
được đào tạo nghề.
người 1.855 1.697 1.786
3
Số lao động có việc làm
sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp.
người 7.929 6.847 8.115
4
Số lao động được nhận
vào doanh nghiệp,
KCN, cụm kinh tế nhỏ
người 3.990 2.541 4.425
Nguồn: [73].
86
Qua nghiên cứu, điều tra số lao động bị mất việc làm do thu hồi đất tại Đà
Nẵng, không tìm được việc cho thấy, có nhiều nguyên nhân đa dạng. Song, chủ
yếu tập trung vào các nguyên nhân như: không có việc gì để làm (địa phương và
gia đình không tạo ra được việc làm mới, hoặc sức thu hút thấp nên không thu
hút hết số lao động bị mất việc làm); việc làm không phù hợp (có việc làm
nhưng trình độ, sức khỏe, tuổi tác,của người lao động không đáp ứng được);
có việc làm nhưng người lao động không chấp nhận (do lao động vất vả, thu
nhập thấp, đi xa nơi cư trú,). Như vậy, về lý do không tìm được việc làm sau
khi bị thu hồi đất có hai nguyên nhân chính: một là, không có việc để làm; hai là,
việc làm không phù hợp với khả năng của người lao động. Vì vậy, giúp đỡ người
lao động trong việc đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới
thích hợp với trình độ và năng lực của họ, trước hết là trách nhiệm của chính bản
thân người lao động, sau đó là của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức
chính trị - xã hội và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên chính diện tích
đất đã thu hồi.
Trách nhiệm của các cấp chính quyền tại Đà Nẵng đối với việc hỗ trợ đào
tạo chuyển đổi nghề nghiệp (hỗ trợ một phần và hỗ trợ hoàn toàn), với các hình
thức: đào tạo tại doanh nghiệp, tại trung tâm dạy nghề, tại cơ sở đào tạo riêng,
gửi đi đào tạo và cấp kinh phí tự tìm nơi đào tạo; qua điều tra cho thấy: 74,1%
không nhận được sự hỗ trợ nào; 13,2 % hỗ trợ học bổng, học nghề và chuyển đổi
nghề nghiệp [125]. Như vậy, thành phố Đà Nẵng chưa thật chú trọng hỗ trợ cho
hộ gia đình bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề để tìm kiếm việc làm mới.
Bảng 3.13: Hỗ trợ của chính quyền đối với hộ gia đình bị thu hồi đất về đào
tạo, chuyển đổi nghề nghiệp (Đơn vị: %)
Không
nhận được
sự hỗ trợ
nào
Hỗ trợ
chuyển đổi
nghề
nghiệp
Hỗ trợ học
bổng học
nghề, học
chữ
Hỗ trợ vay
vốn làm ăn,
vay ưu đãi
Hỗ trợ
khác Tổng số
74,1 11,4 1,8 5,5 7,2 100
Nguồn: [125].
87
Từ những phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, số lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn,
đặc biệt số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp và đất ở nội thành.
Hai là, đa số những lao động bị thu hồi đất là lao động giản đơn, chưa qua
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở bất kỳ trường lớp nào, vì thế họ rất khó tìm
được việc làm mới có thu nhập cao và ổn định.
Ba là, các cấp chính quyền đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người lao
động đào tạo nghề, thu xếp, bố trí công việc mới, tuy nhiên kết quả mang lại
chưa nhiều. Trên thực tế, việc đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho lao
động có đất bị thu hồi chưa được đặt ra một cách quyết liệt và chưa được tiến
hành một cách bài bản. Còn tồn tại tâm lý và cách giải quyết phổ biến là: sau khi
giao tiền bồi thường cho dân xong coi như đã hoàn thành trách nhiệm, người lao
động xoay xở thế nào là tùy họ.
Bốn là, đất thu hồi nhiều, nhiều KCN, khu đô thị mới ra đời, song việc
chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chưa phù hợp với quy luật phát triển chung,
tỷ lệ các nghề không cơ bản, ít đào tạo vẫn còn cao. Nói cách khác, nguồn lực
đất đai đã chuyển theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa nhưng nguồn lực lao
động thì chưa thật sự gắn với bước chuyển theo hướng đó.
3.1.2.2. Nhu cầu việc làm của nông dân bị thu hồi đất
Thực hiện Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 về việc ban
hành Quy định chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết
việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi
đất sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Quyết định này thay thế Quyết
định số 65/2005/QĐ-UBND ngày 24/5/2005). Qua tổng hợp số liệu điều tra về
nhu cầu việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở Đà Nẵng cho thấy:
Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là rất lớn,
năm 2013, số đơn vị tham gia tuyển lao động là 1.170 đơn vị, cần tuyển 24.186
lao động, lao động phổ thông cần tuyển 15.330 lao động nhưng chỉ tuyển được
88
2.959 lao động, đạt 19,3% so với nhu cầu [72]. Với quy mô việc làm dành cho
lao động phổ thông lớn như vậy, nông dân bị thu hồi đất có rất nhiều cơ hội để
có việc làm. Vấn đề còn lại ở chỗ thu nhập và điều kiện làm việc có thể hấp dẫn
họ đến với các doanh nghiệp hay không.
Trong 3 năm 2011-2013, đã tạo việc làm cho 22.891 lao động nông nghiệp
bị thu hồi đất, số lao động có nhu cầu tạo việc làm là 2.834 người, chiếm 11,02%
tổng số lao động bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp [116].
Bảng 3.14: Nhu cầu việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
STT Các chỉ tiêu Đơn vịtính
Giai đoạn
2011 2012 2013
1
Lao động bị mất việc
làm do thu hồi đất nông
nghiệp
người 10.172 7.054 8.499
2
Số lao động có việc làm
sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp
người 7.929 6.847 8.115
4
Số lao động có nhu cầu
việc làm sau khi bị thu
hồi đất nông nghiệp
người 2.243 207 384
Nguồn: [73].
3.2. PHƯƠNG THỨC TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
3.2.1. Tạo việc làm thông qua các dự án thuộc Chương trình mục tiêu
quốc gia Việc làm và Dạy nghề
Giai đoạn 2003 - 2012, hoạt động cho vay vốn hỗ trợ các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động phát triển sản xuất, tự tạo việc làm
và tạo thêm việc làm nhằm thu hút lao động được thực hiện có kết quả. Với tổng
nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm thành phố đang quản lý, điều hành là
79,508 tỷ đồng, trong đó có 30,400 tỷ đồng từ ngân sách thành phố uỷ thác Ngân
89
hàng Chính sách Xã hội cho vay đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản
xuất, di dời, giải toả [118].
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hỗ trợ cho 9.484 dự án, với số tiền
cho vay 197,901 tỷ đồng. Các dự án tập trung chủ yếu trong các ngành, nghề
dịch vụ, buôn bán nhỏ chiếm 55,5%; chế biến, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản
chiếm 22,05%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 23%.
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm cũng đóng vai trò lồng ghép các chương
trình phát triển kinh tế các địa phương, cơ sở, tạo điều kiện cho các đối tượng
yếu thế được vay vốn tạo việc làm. Thông qua nguồn vốn đã hỗ trợ giải quyết
việc làm cho trên 16.293 lao động, chiếm 5,43% tổng số lao động được giải
quyết việc làm [118].
Dự án vay vốn tạo việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm
và Dạy nghề tính từ năm 2011- 2013, tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc
làm hiện đang quản lý, điều hành là 88,338 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách
trung ương bố trí 49,838 tỷ đồng và nguồn ngân sách địa phương ủy thác từ ngân
sách thành phố 38,5 tỷ đồng để thực hiện cho vay đối với hộ di dời, giải tỏa, thu
hồi đất sản xuất. Trên cơ sở nguồn Quỹ được phân bổ ước tính trong giai đoạn
2011 - 2013 đã duyệt cho vay 4.312 dự án (đạt 120,6% so với kế hoạch), với
tổng số vốn cho vay 91,439 tỷ đồng (đạt 137,9% so với kế hoạch) và giải quyết
việc làm cho 5.723 lao động (đạt 127,2%), trong số đó có 68% là lao động nữ và
44,5% là lao động các hộ thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa [120].
Công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn, cơ chế thẩm định, giải
ngân các dự án vay vốn, quản lý hiệu quả sử dụng nguồn vốn.... ngày càng được
hoàn thiện, từ đó đã rút ngắn được thời gian từ khâu lập dự án đến giải ngân, tỷ
lệ dự án nợ quá hạn năm sau giảm hơn năm trước, năm 2011, tỷ lệ dự án nợ quá
hạn là 6,025 tỷ đồng, đến năm 2012 giảm xuống còn 2,477 tỷ đồng và đến năm
2013 giảm còn 1,943 tỷ đồng [120].
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
90
năm 2020” và Quyết định số 6016/QĐ-UBND, ngày 11/8/2010 của UBND
thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, năm 2010 Sở
LĐTBXH triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho 51.900 hộ lao động
nông thôn trên địa bàn thành phố. Kết quả điều tra khảo sát: số người trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động: 138.620 người, trong đó số người có nhu
cầu học nghề: 48.688 người (dạy nghề dưới 3 tháng: 18.112 người, sơ cấp nghề:
14.564 người, trung cấp nghề: 12.677 người, cao đẳng nghề: 3.335 người), với
tổng số nghề đăng ký đào tạo là 87 nghề [116].
Cũng trong năm 2010, Sở LĐTBXH phối hợp với UBND các quận,
huyện tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động các hộ gia đình
thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất, với tổng số phiếu điều tra là
10.000 phiếu. Kết quả khảo sát: Số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động: 26.147 người, số người có nhu cầu học nghề: 6.090 người (trong đó, dạy
nghề dưới 3 tháng: 1.733 người, sơ cấp nghề: 2.899 người, trung cấp nghề: 754
người, cao đẳng nghề: 704 người) [116].
Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề. Trong 3 năm 2011-
2013, với hai dự án được hỗ trợ gồm dự án đổi mới và phát triển dạy nghề và dự án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã triển khai thực hiện 03 nội dung sau:
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề tiến hành tuyển sinh, đào tạo nghề cho
1.065 lao động với tổng kinh phí là 1,163 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung
vào các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch của thành phố như nghề nấu ăn, lễ
tân, buồng - bàn - bar, trồng và chế biến nấm ăn, nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt...; các đối tượng chính sách, xã hội và lao động nông thôn, đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số được chú trọng tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề [120].
Sở LĐTBXH đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tổ chức lớp đào tạo
nghề mây tre đan cho 30 lao động là dân tộc Cơ tu ở 02 thôn Tà Lang và Giàn Bí
của xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Sau khi học nghề các lao động đã hình thành
91
02 tổ hợp tác, tận dụng lao động nhàn rỗi, tổ chức gia công các mặt hàng mây tre
đan cho hợp tác xã An Khê để xuất khẩu sang thị trường của nước ngoài, thu
nhập bình quân mỗi lao động được khoảng 50.000đ/người/ngày; phối hợp với
UBND huyện Hoà Vang đầu tư hai mô hình làm kinh tế, gồm mô hình trồng
nấm và mô hình trồng hoa tại 2 xã miền núi của huyện Hoà Vang với kinh phí
480 triệu đồng. Đây là hai mô hình điểm để nhân rộng thêm các mô hình kinh tế
thu hút lao động ở vùng nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cải thiện
đời sống, vừa dễ thực hiện, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Ngoài ra, Sở đã phối hợp với UBND các quận, huyện, các ngành liên quan và
tham mưu UBND thành phố để tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các
mô hình làm kinh tế của địa phương, đặc biệt là các mô hình đã được đầu tư từ
các nguồn ngân sách nhà nước nói trên nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của mô
hình đã có và nhân rộng thêm các mô hình mới.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho 01 cơ sở dạy nghề
(Trung tâm Dạy nghề Hoà Vang) nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề cho lao
động nông thôn nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói riêng với kinh phí là 699
triệu đồng [120].
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài cho 11 giáo
viên thuộc 02 Trường Cao đẳng nghề với 3 nghề Cơ điện tử, Công nghệ ô tô và
Điện Công nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề, kinh
phí thực hiện là 2,685 tỷ đồng [120].
Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí của thành phố, Sở đã phối hợp với 12 cơ sở
dạy nghề (02 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề, 04 trung tâm dạy
nghề, 04 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề và Hội nông dân thành phố)
tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho 3.822 lao động đặc thù với kinh phí
4,801 tỷ đồng; tổ chức hoặc tham gia, hỗ trợ các hoạt động như hội giảng giáo
viên, hội thi tay nghề, chợ tuyển sinh và tư vấn học nghề, hội thi thể thao, văn
nghệ học sinh học nghề, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, khen
thưởng, tổng kết năm học... với kinh phí là 600 triệu đồng [120].
92
Bên cạnh các hoạt động nói trên, năm 2011, thành phố được Tổng cục dạy
nghề phối hợp triển khai 2 mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm
nghề nấu ăn tại Trường Trung cấp nghề Việt - Úc và nghề nuôi cá Diêu hồng tại
Trung tâm Dạy nghề Hòa Vang, đã đào tạo cho 60 lao động nông thôn ở xã Hòa
Phong - huyện Hòa Vang, sau khoá học có 81,8% học viên có việc làm hoặc tự
tạo việc làm [120]. Ngoài ra, Sở đã theo dõi, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề quan
tâm mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh
nghiệp nhằm đào tạo những kỹ năng nghề phù hợp và giới thiệu cho người lao
động sớm tìm được việc làm sau khi được đào tạo nghề.
Nhìn chung, năm 2011 - 2013, trong số lao động được trang bị những kiến
thức, kỹ năng nghề, có đến 85% lao động [120] đã tìm được việc làm hoặc tự tạo
được việc làm góp phần ổn định cuộc sống, giải quyết thêm việc làm cho những
lao động khác và phát triển kinh tế của địa phương.
Đánh giá thành tựu, khó khăn, tồn tại:
- Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề đã góp phần quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Chương trình xây dựng “thành phố 3
có’’ và Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Dự án vay vốn tạo việc làm đã góp phần hỗ trợ tạo cơ hội cho người lao
động có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm
cho bản thân, tạo việc làm ổn định cho nhiều người lao động, đặc biệt đã giải
quyết kịp thời cho lao động các hộ/nhóm hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất
sản xuất, di dời, giải toả vay vốn và lao động nữ chủ hộ gia đình, xem đây là
một giải pháp hỗ trợ gián tiếp về vốn để người lao động tự tạo việc làm ổn
định cuộc sống lâu dài cho gia đình và góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và
đảm bảo an sinh xã hội.
- Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm
chưa cao, ngoài những nguyên nhân do giá cả tăng nhanh, công tác điều hành,
quản lý, thực hiện cho vay tạo việc làm còn hạn chế, các dự án cho vay chủ yếu
93
trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở kinh doanh chiếm tỷ lệ
thấp... Việc bổ sung nguồn vốn phân bổ mới cho Quỹ quốc gia về việc làm
chậm, từ đó đã ảnh hưởng nhất định đến việc giải ngân cho vay tạo việc làm.
- Việc triển khai các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng
mất đất sản xuất, di dời, giải tỏa vẫn còn gặp khó khăn như: các đối tượng đã lớn
tuổi, trình độ văn hoá thấp không thể đào tạo, tìm việc làm.
3.2.2. Tạo việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở
dạy nghề
Để tạo điều kiện cho người lao động nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói
riêng tìm việc làm tiếp cận được việc làm giảm thiểu sự thiếu hụt lao động qua
đào tạo nghề, thành phố Đà Nẵng đã triển khai đẩy mạnh hoạt động dạy nghề
cho người lao động. Đặc biệt, lao động thuộc diện yếu thế trong thị trường lao
động được quan tâm đầu tư hỗ trợ học nghề tạo việc làm.
Số lượng cơ sở dạy nghề từng bước được phát triển, đến năm 2013 có 60 cơ
sở dạy nghề, trong đó có 06 trường cao đẳng nghề, 05 trường trung cấp nghề, 17
trung tâm dạy nghề và 32 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Đăng ký dạy 148
nghề ở các cấp trình độ (cao đẳng nghề 27 nghề, trung cấp nghề 59 nghề, sơ cấp
nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 123 nghề). Trong đó, cơ sở dạy nghề do địa
phương quản lý là 50 cơ sở, Trung ương quản lý 10, cơ sở dạy nghề công lập 23
(chiếm 38,33%), ngoài công lập 37 (chiếm 61,67%). Để nâng cao năng lực và
chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, giai đoạn 2003-2012 ngân sách
trung ương và thành phố hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề công lập thuộc thành phố 41,2 tỷ đồng [118].
Trong đó, trường Kỹ thuật - kinh tế Đà Nẵng đựợc đầu tư nâng cấp thành
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng.
Các cơ sở dạy nghề 10 năm qua đã tuyển sinh dạy nghề cho 168.422 học
sinh, sinh viên. Trong đó, dạy nghề trình độ cao đẳng nghề 8.860 học sinh, sinh
viên; trung cấp nghề 33.004 học sinh; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên
dưới 3 tháng 126.258 học sinh, bình quân mỗi năm tuyển sinh dạy nghề 33.684
94
học sinh, sinh viên. Quy mô nghề ngày càng phát triển, đến nay có 122 nghề,
trong đó trình độ cao đẳng nghề có 25 nghề, trung cấp nghề có 55 nghề và sơ cấp
nghề có 95 nghề [118].
Giai đoạn 2009 - 2012, tuyển sinh mới học nghề 158.826 người, trong đó:
cao đẳng nghề 12.762 người, trung cấp nghề 30.339 người, sơ cấp nghề và dạy
nghề thường xuyên 115.725 người. Triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg và
Quyết định số 6016/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, đã tổ chức ký hợp
đồng dạy nghề ngắn hạn với 20 cơ sở dạy nghề, đến nay đã tổ chức đào tạo nghề
miễn phí cho 6572 đối tượng đặc thù (trong đó lao động nông thôn: 3.161 người,
lao động thuộc hộ di dời, giải toả: 1.278 người, lao động nghèo: 1160);
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_viec_lam_cho_nong_dan_bi_thu_hoi_dat_trong_qua_trinh_cong_nghiep_hoa_do_thi_hoa_o_thanh_pho_da_n.pdf