LỜI CAM ĐOAN .i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vii
DANH MỤC BẢNG . ix
DANH MỤC HÌNH VẼ. xi
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .8
1.1. Đặc điểm nước thải đô thị và hoạt động của nhà máy xử lý nước thải đô
thị tập trung.8
1.1.1. Thành phần và tính chất của nước thải đô thị.8
1.1.2. Tổ chức thoát nước đô thị và quá trình xử lý trong nhà máy xử lý nước
thải đô thị tập trung.11
1.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải đô thị ở
Việt Nam.15
1.2.1. Hiện trạng hoạt động các nhà máy xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam.15
1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động các nhà máy xử lý nước thải đô thị hiện có
17
1.3. Các nguyên nhân chính của việc các nhà máy xử lý nước thải đô thị hoạt
động không bền vững. .24
1.3.1. Nguyên nhân về thể chế .24
1.3.2. Quản lý tài sản và nguồn nhân lực .27
1.3.3. Kinh phí vận hành và bảo trì .31
1.3.4. Các vấn đề công nghệ và kỹ thuật.32
1.4. Thực trạng về đảm bảo hoạt động bền vững của các nhà máy xử lý nước
thải đô thị trên thế giới.35
1.4.1. Thực trạng quản lý nước thải và hoạt động của các nhà máy xử lý nước
thải đô thị một số nước trên thế giới.35
1.4.2. Tổng quan về cơ chế chính sách và quản lý tài chính đảm bảo các nhà
máy xử lý nước thải hoạt động bền vững trên thế giới.37
185 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại địa phương để vận
hành công trình. Công nghệ XLNT lựa chọn có thể chuyển giao cho cán bộ và công
nhân kỹ thuật tại địa phương tiếp nhận được. Công trình đơn giản và dễ dàng trong
quản lý vận hành và địa phương có thể hỗ trợ về mặt tổ chức.
Yếu tố phù hợp còn phải kể đến khả năng cung ứng vật tư vật liệu xử lý, các loại
đường ống, linh kiện thiết bị... tại địa phương. Tính phù hợp của công nghệ còn
phải được đánh giá qua khả năng sửa chữa và bảo hành tại chỗ và trong nước.
Các loại vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ xử lý thích hợp với điều kiện
Việt Nam: nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều,... Như vậy, các đô thị các cấp khác nhau
và ở các vùng sinh thái khác nhau có thể chấp nhận các công nghệ XLNT không
như nhau.
Khả năng được người sử dụng chấp nhận, ủng hộ và đảm bảo sự tham gia cho tất cả
các nhóm người từ giàu đến nghèo. Công nghệ lựa chọn đảm bảo cho giá thành
XLNT trong đó có tính đến cả thuế, phí bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng
chi trả của người sử dụng dịch vụ. Dịch vụ XLNT không phải là gánh nặng kinh tế
của hiện tại và tương lai của đối tượng đấu nối nước thải tại địa phương.
Trạm XLNT Buôn Ma Thuột công suất Q=8125 m3/ngày được thiết kế theo nguyên
tắc xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. Sử dụng hệ thống các hồ để xử lý nước
thải phù hợp với địa phương có diện tích đất rộng, có cấu tạo và vận hành đơn giản,
không sử dụng nhiều điện năng. Với công nghệ XLNT này chi phí đầu tư xây dựng
công trình không lớn và giá thành quản lý vận hành nhỏ. Đặc biệt nước thải sau quá
trình xử lý được tái sử dụng để tưới cho vườn cà phê, giải quyết được các vấn đề
thiếu nước tưới hiện nay ở khu vực Đắc Lắc [25, 9].
60"
"
NMXLNT Hồ Tây trước đây được thiết kế công suất 15.000m3/ngày, áp dụng công
nghệ mương oxy hóa (OD), theo đó diện tích chiếm đất của nhà máy là 4,6 ha ngay
giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Việc trải rộng các công trình trên một diện tích
lớn ngay giữa trung tâm thành phố làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến người dân xung
quanh do mùi, tiếng ồn,.... Theo quy đinh của QCVN 01:2008/BXD thì khoảng
cách ly an toàn vệ sinh môi trường là 300m – là điều không thể đạt giữa trung tâm
thành phố. Vì vậy phải lựa chọn phương án khác là dùng công nghệ bùn hoạt tính
theo mẻ cải tiến (ASBR), với công suất 33.000m3/ngày nhưng diện tích chiếm đất
chỉ 0,46 ha. Vì diện tích nhỏ nên chi phí xây dựng thấp, tạo điều kiện có thể xây
ngầm, kín tạo cảnh quan và giảm khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường chỉ
30m [29]. Mặt khác, diện tích chiếm đất nhỏ cũng sẽ ít ảnh hưởng đến các vấn đề xã
hội do công tác giải phóng mặt bằng, an ninh lương thực hoặc suy giảm nguồn tài
nguyên đất đai [9].
d. Nhóm tiêu chí Điều kiện hoạt động ổn định của công trình và thiết bị nhà máy xử
lý nước thải"
Đặc tính của công nghệ XLNT được xem xét theo các yếu tố như: Số lượng và
chủng loại trang thiết bị, điều kiện và chế độ vận hành (tự động, bán tự động, thủ
công,...) và tính linh động của công nghệ. Để công trình và thiết bị hoạt động ổn
định thì:
- Các công trình và thiết bị vận hành không phức tạp;
- Các thiết bị, linh kiện dễ thay thế và dễ tìm kiếm trên thị trường;
- Hoạt động của công trình đảm bảo yêu cầu môi trường.
Các dây chuyền công nghệ được đánh giá có tính phù hợp cao khi tỷ lệ cấu kiện.
linh kiện, thiết bị và đường ống sản xuất trong nước lớn.
Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tài sản cố định (TSCĐ)
hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu
chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng
vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc,
61"
"
thiết bị, phương tiện vận tải... Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá
trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn
của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Các công trình và thiết bị NMXLNT phải hoạt động ổn định trong tuổi thọ kĩ thuật
của nó. Thời hạn tối đa khấu hao TSCĐ không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ
theo thiết kế. Thời gian trích khấu hao tối đa của các máy móc và thiết bị động lực
là 15-20 năm, của máy bơm và máy thổi khí là 15 năm, đường ống là 30 năm và
công trình kiên cố là 50 năm.
e. Nhóm tiêu chí Thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và thay
đổi yếu tố đầu vào"
Theo GIZ, tăng lượng mưa và cường độ mưa dẫn đến tăng lưu lượng chảy tràn và
dòng chảy. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ đục của nước, tăng hàm lượng các
chất hữu cơ, các mầm bệnh, và tăng nồng độ các hóa chất trừ sâu trong sông hồ.
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước thải trong hệ thống
cống thu gom, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và vận hành các
NMXLNT hiện hữu và trong tương lai [8].
Tính thích ứng với các tác động của BĐKH của các công trình trong NMXLNT thể
hiện như sau. Các công trình có khả năng phòng chống việc xâm nhập mặn khi xảy
ra triều cường, mưa lớn, có khả năng xử lý thích ứng với việc biến thiên hàm lượng
BOD, SS,... trong nước thải cũng như có khả năng chống lại oxy hóa vật liệu cao...
Nhà máy phải đặt ở nơi có có địa hình cao, các công trình có thể làm việc ổn định
trong điều kiện hàm lượng muối gia tăng. NMXLNT có công trình phòng ngừa sự
cố, có khả năng trữ nước trong thời gian dài, nhất là ở những vùng dễ bị tác động
của yếu tố BĐKH và NBD. Hiện nay trong QCVN 07- 02/2015/BXD về thoát nước
đô thị chưa quy định cụ thể liên quan đến chống ngập lụt cho các công trình và thiết
bị XLNT. Tuy nhiên tham khảo tiêu chuẩn một số nước thấy rằng, các công trình và
các thiết bị cơ điện của NMXLNT được thiết kế và lắp đặt đảm bảo chống ngập với
các cơn mưa lũ tần suất 100 năm và nhà máy phải hoạt động bình thường với các
trận mưa tần suất tính toán nhỏ hơn 25 năm.
62"
"
Trong trường hợp các đối tượng đấu nối nước thải vào HTTN tập trung có các sự cố
mà chất lượng nước thải không đảm bảo quy định, các công trình của NMXLNT có
thể tiếp nhận lượng nước thải này trong một thời gian nhất định để xử lý.
f. Nhóm tiêu chí An toàn và thân thiện môi trường
Có 3 nội dung liên quan về môi trường được xem xét là:
- An toàn môi trường: Tiêu chí an toàn môi trường được xác định theo khía cạnh là
các công trình XLNT không gây mùi hôi và ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh. Các thiết bị hoạt động không gây ồn, rung. Các công trình XLNT phải hoạt
động an toàn, ít bị sự cố và bị rò rỉ nước thải và giảm nguy cơ gây ô nhiễm đất,
nguồn nước ngầm và nước mặt trong khu vực. Trong quá trình XLNT lượng hoá
chất sử dụng, đặc biệt là các loại hoá chất dễ gây tổn hại đến hệ sinh thái, phải được
hạn chế đến mức tối đa. Sự phát sinh các chất thải thứ cấp như mùi hôi, bùn cặn
phải ít nhất.
- Thân thiện môi trường: Các công trình XLNT có tính đệm cao. Nhà máy XLNT
bố trí xa khu dân cư và các vùng sinh thái nhạy cảm, tận dụng được các điều kiện tự
nhiên để tăng cường làm sạch nước thải, hạn chế phát tán mùi hôi và tiếng ồn,...
Khi xây dựng NMXLNT theo công nghệ lựa chọn, chất lượng vệ sinh và sức khoẻ
của cộng đồng khu vực sử dụng dịch vụ được nâng cao, cảnh quan môi trường được
cải thiện. Quy hoạch cây xanh, hệ thống đường nội bộ và cổng ra vào hợp lý, không
ách tắc giao thông, Các yêu cầu về môi trường của một NMXLNT sinh hoạt được
nêu trong TCVN 7222:2002 - Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung. Trong TCVN này đưa ra các yêu cầu để kiểm soát từ
đầu các khía cạnh môi trường liên quan trong khi xây dựng, vận hành, giám sát môi
trường để phòng ngừa, giảm thiểu các tác động bất lợi từ hoạt động của trạm xử lý
đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng [32].
- Điều kiện vệ sinh lao động: Sự an toàn của dây chuyền công nghệ XLNT còn phải
tính đến điều kiện vệ sinh và điều kiện lao động trong trạm đáp ứng các tiêu chuẩn
vệ sinh do Bộ Y tế ban hành. Các sự cố cháy nổ, dò rỉ hóa chất,... phải được ngăn
63"
"
ngừa đến mức tối đa. Các công trình trong NMXLNT bố trí hợp lý tạo điều kiện vận
hành bảo dưỡng thuận lợi các công trình.
2.1.4.! Các chỉ tiêu KT-KT đảm bảo tính bền vững nhà máy XLNT đô thị
Trên cơ sở 6 nhóm tiêu chí đã lựa chọn và áp dụng phương pháp phân tích phù hợp
có thể xây dựng nên bộ chỉ tiêu KT-KT nhằm đảm bảo sự bền vững và ổn định về
hoạt động của một NMXLNT. Các chỉ tiêu KT-KT được đề xuất được thể hiện
trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Danh mục các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo cho nhà máy XLNT
đô thị hoạt động bền vững
STT
Nhóm chỉ tiêu
KTKT
Chỉ tiêu KT-KT
1 Công nghệ
-! Công suất và chế độ nước thải
-! Hiệu quả XLNT
2 Vận hành và
bảo trì"
-! Phù hợp với điều kiện của địa phương
-! Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
-! An toàn thân thiện với môi trường xung quanh
3 Thể chế và
quản lý
-! Cơ chế quản lý về hoạt động của đơn vị vận hành
NMXLNT
-! Tổ chức quản lý
-! Quản lý tài sản
4 Tài chính
-! Giá dịch vụ thoát nước
-! Nguồn thu của NMXLNT
-! Khả năng tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì
Mỗi một nhóm chỉ tiêu có thể dựa trên cơ sở các tiêu chí khác nhau, các nhóm chỉ
tiêu khác nhau có thể có chung với nhau ở một vài tiêu chí, chúng tạo thành ma trận
đan xen lẫn nhau được thể hiện Hình 2.4.
64#
#
NMXLNT đô thị hoạt động bền vững
Nhóm tiêu chí 1
Công suất và
hiệu quả xử lý
nước thải
Nhóm tiêu chí 2
Chi phí vận hành
và bảo trì
Nhóm tiêu chí 3
Sự phù hợp của
công nghệ
XLNT với điều
kiện địa phương
Nhóm tiêu chí 6
Sự thích ứng với
các tác động bất lợi
của biến đổi khí
hậu và thay đổi yếu
tố đầu vào
Nhóm tiêu chí 5
An toàn và thân
thiện môi trường
Nhóm tiêu chí 4
Điều kiện hoạt
động của công
trình và thiết bị
ổn định
Công nghệ Tài chính Thể chế và quản lý Vận hành và bảo trì
Hình 2.4. Mối liên hệ giữa các nhóm tiêu chí và các nhóm chỉ tiêu KT-KT
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đảm bảo cho NMXLNT đô thị hoạt động bền vững
65#
#
2.2.! Các phương pháp nghiên cứu để xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật
2.2.1.! Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Mục đích của phương pháp này là nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác
nhau về hiện trạng hoạt động của các NMXLNT đô thị và các thể chế có liên quan.
Trên cơ sở đó, sẽ sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra
một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về hoạt động bền vững của NMXLNT đô thị.
Từ đó, sẽ phân tích từng vai trò của các nhân tố đóng góp vào mức độ hoạt động
bền vững của NMXLNT hiện nay như: môi trường, kinh tế, kỹ thuật và xã hội để
hiểu chúng một cách toàn diện.
Phương pháp này sẽ giúp ta phát hiện ra những xu hướng, ưu nhược điểm của từng
nhân tố, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu
của mình.
2.2.2.! Phương pháp khảo sát thực địa
Mục đích của phương pháp là có được số liệu về các NMXLNT để đảm bảo cho các
bộ tiêu chí đánh giá và các chỉ tiêu KT-KT đảm bảo cho sự hoạt động bền vững cho
các NMXLNT đô thị tập trung trên cả nước. Khảo sát hiện trạng lưu vực bao gồm
thu thập thông tin về diện tích, dân số, và các cơ sở phát sinh nguồn thải trên địa
bàn,... Phương pháp khảo sát thực địa sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi và
phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kỹ thuật của NMXLNT đô thị để thu thập số liệu đối
liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Các phương pháp cụ thể như sau:
- Thu thập bằng khảo sát hiện trường, thu thập bằng quan sát, ghi chép các số liệu
cần thiết.
- Phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật của NMXLNT theo bảng số liệu được thiết kế liên
quan đến các vấn đề nghiên cứu về hoạt động bền vững của NMXLNT đô thị
Các công cụ sử dụng để thực hiện sử dụng ngoài các dụng cụ truyền thống như máy
ảnh, thước đo, máy tính,... là các phương tiện máy móc hiện đại nhất hiện nay.
66#
#
2.2.3.! Phương pháp xác định trọng số các tiêu chí
Trong việc đánh giá đa chỉ tiêu, vai trò của các nhân tố đóng góp vào mức độ hoạt
động bền vững của NMXLNT không giống nhau, do đó cần phải xác định trọng số
của từng nhân tố trước khi tiến hành đánh giá tổng hợp. Có nhiều phương pháp xác
định trọng số như: (1).Trọng số của các nhân tố được coi là bằng nhau và bằng 1;
(2).Trọng số của các yếu tố quan trọng hơn được tăng lên hoặc của các yếu tố kém
quan trọng hơn bị giảm đi; (3).Trọng số của các yếu tố được xác định dựa vào ý
kiến chuyên gia; (4).Trọng số của các yếu tố được xác định nhờ phân tích hồi qui;
(5).Trọng số của các yếu tố được xác định nhờ phân tích các chỉ số kinh tế;
(6).Phương pháp xác định trọng số dựa vào kết quả đánh giá theo ma trận tam giác;
và (7).Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process –AHP) [78]
Phương pháp xác định trọng số phù hợp là trọng số phải thể hiện được sự phân bậc
rõ ràng của các chỉ tiêu đối với sự bền vững của NMXLNT. Trọng số các phương
pháp xác định trọng số nêu trên, phương pháp AHP có một số ưu điểm như sau:
-! Phương pháp AHP cho phép xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiều cấp
rất linh hoạt. Những vấn đề (chỉ tiêu) phức tạp có thể phân tích thành những chỉ tiêu
đơn giản hơn theo nhiều cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đánh giá.
-! Người ra quyết định được quyền linh hoạt hơn trong việc xếp hạng so sánh mức
độ quan trọng của các chỉ tiêu ở mỗi cấp.
-! Phương pháp AHP dựa trên cơ sở toán học mạnh hơn.
-! Phương pháp AHP cho phép đánh giá tính nhất quán trong các đánh giá của
chuyên gia vì nó tiến hành so sánh từng cặp đôi một để xác định trọng số và có kỹ
thuật tính toán chỉ số đo lường sự nhất quán từ đó giảm thiểu được những hạn chế
vốn có của phương pháp chuyên gia đó là tính chủ quan.
Đề tài đã quyết định lựa chọn phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định
trọng số các tiêu chí đánh giá tổng hợp sự hoạt động bền vững của NMXLNT vì
AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, giúp sắp xếp các tiêu chí đánh giá theo mức độ
quan trọng và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất.
67#
#
2.2.4.! Phương pháp tham vấn chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia
về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó [4]. Thực chất đây là phương pháp sử dụng
trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét,
nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề,
sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ
trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả,
hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương
pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ, Sử dụng phương pháp này cần tính đến
các yêu cầu sau đây:
-! Chọn đúng chuyên gia, có năng lực chuyên môn theo vấn đề ta đang nghiên
cứu. Những chuyên gia này phải có phẩm chất trung thực khoa học.
-! Xây dựng được hệ thống các chuẩn đánh giá cho các tiêu chí cụ thể, dễ hiểu và
tường minh, nếu có thể dùng điểm số để thay thế.
-! Hướng dẫn kĩ thuật đánh giá, theo các thang điểm với các chuẩn khách quan,
giảm tới mức tối thiểu những sai lầm có thể xảy ra.
-! Hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng qua lại của các chuyên gia về chính kiến,
quan điểm, cho nên tốt nhất là không phát biểu công khai hoặc là nếu công khai thì
người có uy tín nhất không phải là người phát biểu đầu tiên.
Phương pháp chuyên gia được chia thành nhiều loại: (1) Phỏng vấn; (2) Phương
pháp hội đồng và (3) Điều tra bằng bảng hỏi. Trong nghiên cứu này sử dụng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp dùng phiếu hỏi do người nghiên cứu
thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự của suy luận
logic (diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy), người nghiên cứu có thể thu được những
thông tin chuẩn xác về sự vật hoặc hiện tượng từ đối tượng điều tra. Các loại câu
hỏi được thiết kế phải đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá nhân từng người được
hỏi, thông thường có một số câu hỏi trong các cuộc điều tra như:
-! Câu hỏi kèm phương án trả lời “có” và “không”.
68#
#
-! Câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời để mở rộng khả năng lựa chọn.
-! Câu hỏi kèm phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ quan trọng.
-! Các câu hỏi mở để người điền phiếu trả lời theo ý mình.
Trật tự lôgic của các câu hỏi: phép suy luận được sử dụng trong quá trình tổ chức bộ
câu hỏi, có thể sử dụng phép suy luận diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy để tổ chức
bộ câu hỏi. Cách tổ chức câu hỏi vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính nghệ thuật
vận dụng các phép suy luận lôgic trong các cuộc điều tra.
Trong nghiên cứu này triển khai gửi câu hỏi tham vấn đến hai nhóm chuyên gia:
-! Nhóm 1: các cán bộ khoa học kĩ thuật có trình độ làm việc tại các trường đại học,
các cơ sở nghiên cứu,và các nhà tư vấn thiết kế có kinh nghiệm công tác tại các
công ty tư vấn thiết kế, về cấp thoát nước, kĩ thuật môi trường, kĩ thuật hạ tầng,
-! Nhóm 2: các cán bộ quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát
nước, kĩ thuật môi trường, kĩ thuật hạ tầng,
Tham khảo ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí của chỉ
thị để xác định trọng số AHP cho các tiêu chí. Điểm so sánh mức độ quan trọng của
các cặp tiêu chí trong AHP được lấy từ điểm trung bình của các chuyên gia tham
vấn: Mỗi chuyên gia đã xác định mức độ quan trọng cho các tiêu chí, tiếp theo
nghiên cứu sinh tổng hợp từ các chuyên gia này về mức độ quan trọng của từng tiêu
chí và sau đó xác định trọng số.
Các tiêu chí để đánh giá công nghệ XLNT thường được lượng hóa theo các trọng số
hoặc điểm chấm trên cơ sở kết quả xử lý số liệu từ các tham vấn theo bảng Phụ lục
3.4.
Tùy theo điều kiện cụ thể và các thông tin sẵn có mà các tiêu chí sẽ được đánh giá
có mức độ quan trọng và ưu tiên khác nhau. Phương pháp đề xuất là phương pháp
cho điểm có trọng số. Nội dung của phương pháp này là cho điểm từng tiêu chí để
đánh giá mức độ bền vững của NMXLNT. Ở đây cần phân tích mức độ quan trọng
của từng tiêu chí. Trước khi cộng điểm của các tiêu chí phải nhân số điểm với các
hệ số thể hiện mức độ quan trọng của từng tiêu chí.
Tổng điểm của tất cả các nhóm tiêu chí được xác định theo công thức:
69#
#
)...(
11
2
1
1 ∑∑∑
===
+++=
l
k
kF
m
J
J
n
i
i WVWVWVE
Trong đó:
-!E là điểm tổng hợp thể hiện mức độ phù hợp của tất cả các tiêu chí;
-!V1, V2,VF là giá trị điểm mức độ phù hợp của nhóm tiêu chí 1,2,.,
F;
-!Wi, Wj, Wk là trọng số của tiêu chí thứ i,., k của các nhóm tiêu chí
1,2., F;
-!n, m,l là tổng các tiêu chí của các nhóm tiêu chí 1,2., F.
Các giá trị V và W được xác định theo mức bền vững (quan trọng) của các nhóm
tiêu chí và các tiêu chí trong từng nhóm. Tổng trọng số trong từng nhóm không lớn
hơn 1 và tổng số điểm trong tất cả các nhóm tiêu chí là 100.
Tùy từng địa phương và công suất của NMXLNT đô thị mà đề xuất các giá trị của
điều kiện cần cũng như lựa chọn trọng số W cho hợp lý.
2.2.5.! Phương pháp phân tích thứ bậc AHP
Phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp tính toán trọng số áp dụng cho các bài
toán ra quyết định đa tiêu chí. So sánh định lượng bằng cách sử dụng cặp so sánh
của các giải pháp dựa trên hiệu quả tương đối của chúng đối với tiêu chí được sử
dụng để chọn một giải pháp hợp lý. AHP do Saaty, 1980, nghiên cứu và sau đó
phát triển từ những năm 80 [78]. Đây là một phương pháp tính toán trọng số áp
dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chuẩn.
Phương pháp AHP đã được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về tài nguyên và
môi trường, du lịch, cấp nước và các hoạt động kinh tế xã hội khác ở Việt Nam.
Trần Thị Mỹ Dung (2012) đã tổng quan về việc ứng dụng phương pháp AHP trong
quản lý chuỗi cung ứng [6]. Trần Thị Kim và nhiều người khác (2016) đã dùng Mô
hình phân tích thứ bậc AHP để nghiên cứu xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương xã hội
do ngập tại xã Tam Thôn huyện cần Giờ ThP Hồ Chí Minh [21]. Võ Thanh Tịnh,
Chế Đình Lý và Lương Văn Thanh (2012) áp dụng phương pháp AHP để thiết lập,
tập hợp trọng số cho từng chủ đề và từng chỉ thị với kết quả đánh giá tổng thể cho
(1)
70#
#
toàn bộ đới bờ và từ đó cho thấy mức độ bền vững của đới bờ huyện Phù Mỹ[35].
Để đánh giá và giám sát hiện trạng tăng trưởng xanh (TTX) cho 13 quận nội thành
ThP Hồ Chí Minh, Hồ Minh Dũng, Vương Thế Hoàn và Chế Đình Lý (2015) đã sử
dụng các phương pháp AHP để thực hiện xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tăng trưởng
xanh và đánh giá, phân hạng tăng trưởng xanh, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy
tang trưởng xanh cho 13 quận nội thành và ThP Hồ Chí Minh [7]. Hoàng Thị Thu
Hương, Trương Quang Hải (2016) đã ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch Tây
Nguyên [20]. Theo Cấn Thu Văn và Nguyễn Thanh Sơn (2015), khi nghiên cứu xác
định chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt trên toàn lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn có
thể theo 3 cách: (1). phương pháp AHP; (2). phương pháp Iyengar Sudarshan và (3).
kết hợp cả 2 phương pháp trên, từ đó đã lựa chọn phương pháp phù hợp nhất là
phương pháp AHP [40]. Như vậy tính toán trọng số các tiêu chí đánh giá sự bền
vững hoạt động của các NMXLNT đô thị tập trung ở Việt Nam bằng phương pháp
AHP là hợp lý.
Qui trình xác định trọng số các chí tiêu đánh giá được nêu trên Hình 2.5
71#
#
Hình 2.5. Qui trình xác định trọng số bằng phương pháp AHP.
Quá trình này bao gồm 4 bước chính:
1. Phân tích vấn đề thành các phần nhỏ, từ đó xây dựng cây phân cấp AHP;
2. Xây dựng ma trận so sánh các chỉ tiêu;
3. Tính toán trọng số của các chỉ tiêu.
4. Kiểm tra tính nhất quán và tổng hợp kết quả để đưa ra đánh giá xếp hạng cuối
cùng.
a. Xây dựng cây phân cấp AHP
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cấp bậc để đánh giá, gồm các cấp:Mục tiêu →Chỉ tiêu
→Chỉ tiêu nhánh →Phương án. Sau khi trải qua bước này, phân rã vấn đề thành các
thành phần nhỏ, cây phân cấp AHP sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chí và các
khả năng lựa chọn.
AHP
Thiết lập thứ bậc
So sánh các cặp tiêu chí đã
lựa chọn
Tính trọng số Wi
Tính chỉ số nhất quán CR
CR>=0,1 CR<0,1
Chọn Wi
đúng Sai
72#
#
`
Hình 2.6. Cây phân cấp AHP
Xi: là các chỉ tiêu xét đến trong quá trình ra quyết định
A, B, C: là các khả năng lựa chọn cần quyết định
b. Xây dựng ma trận so sánh các chỉ tiêu
So sánh cặp đôi chỉ tiêu ở từng cấp theo mức độ quan trọng bằng phỏng vấn chuyên
gia. Các bước như sau:
- Thiết kế bảng phỏng vấn chuyên gia
- Xác định đối tượng chuyên gia cần phỏng vấn ý kiến chuyên gia
- Chuẩn bị các thông tin về đối tượng để cung cấp cho các chuyên gia
- Tiến hành phỏng vấn.
- Xử lý số liệu phỏng vấn.
Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau và tổng hợp lại
thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n là số chỉ tiêu). Phần tử aij thể hiện mức
độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j.
Mức độ quan trọng tương đối của chỉ tiêu i so với j được tính theo tỷ lệ k (k từ 1
đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k. Như vậy aij> 0, aij = 1/aji, aii =1.
Mục tiêu
X1 X2 X3 X4
A B C
(2)
73#
#
Bảng 2.4 thể hiện thang điểm so sánh mức độ ưu tiên (mức độ quan trọng) của
các chỉ tiêu
Bảng 2.4. Thang điểm so sánh các chỉ tiêu
c. Tính toán trọng số
Để tính toán trọng số cho các chỉ tiêu, AHP có thể sử dụng các phướng pháp khác
nhau, hai trong số chúng mà được sử dụng rộng rãi nhất là Lambda Max (λmax) [78]
và trung bình nhân (geomatric mean) [69].
Hệ số λmax được tính theo công thức:
1
1
max
.
w
wan
j jij∑ ==λ
d. Kiểm tra tính nhất quán và tổng hợp kết quả
Để đánh giá tính hợp lý của các giá trị mức độ quan trọng của các chỉ tiêu có thể
sử dụng tỷ số nhất quán của dữ liệu (Consistency Ratio - CR). Tỷ số này so sánh mức
độ nhất quán với tính khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu:
CI: Chỉ số nhất quán (Consistency Index)
RI: Chỉ số ngẫu nhiên (Random Index)
n: số chỉ tiêu
Đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, Saaty [80] đã thử nghiệm tạo ra các ma trận
ngẫu nhiên và tính ra chỉ số RI (chỉ số ngẫu nhiên) tương ứng với các cấp ma trận
như Bảng 2.5 dưới đây.
Bảng 2.5. Chỉ số ngẫu nhiên RI
1/9 1/7 1/5 1/3 1 3 5 7 9
Vô
cùng ít
quan
trọng
Rất ít
quan
trọng
ít quan
trọng
nhiều
hơn
ít quan
trọng
hơn
quan
trọng
như
nhau
quan
trọng
hơn
quan
trọng
nhiều
hơn
Rất
quan
trọng
hơn
Vô cùng
quan
trọng
hơn
(3)
(4)
(5)
74#
#
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
R 0 0 0.52 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49
Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 là chấp nhận được, nếu lớn hơn đòi hỏi
người ra quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức
độ quan trọng giữa các cặp chỉ tiêu.
Sau khi đã tính toán đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_cac_tieu_chi_danh_gia_va_chi_tieu_kinh_te_k.pdf