MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 1
3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ DẢI VEN BIỂN 3
1.1. Các khái niệm cơ bản 3
1.2. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển ĐBSH 15
1.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất ở dải ven biển ĐBSH 20
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng 25
2.2. Phạm vi nghiên cứu 25
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội dải ven biển có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 28
3.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội DVB ĐBSH 43
3.1.3. Nhận xét chung 57
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất dải ven biển ĐBSH 59
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu 59
3.2.2. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ 62
3.2.3. Các loại sử dụng đất chính 68
3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại sử dụng đất 68
3.2.5. Đánh giá mức độ thích hợp của đất nông nghiệp DVB ĐBSH với các loại sử dụng đất chính 81
3.3. Đề xuất sử dụng hợp lý bền vững 83
3.3.1. Các quan điểm đề xuất sử dụng bền vững đất dải ven biển 83
3.3.2 Cơ sở khoa học đề xuất sử dụng bền vững đất dải ven biển 84
3.3.3 Cơ sở lựa chọn các loại sử dụng đất bền vững 84
3.3.4. Kết quả đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp Dải ven biển ĐBSH 85
3.3.5 Một số giải pháp để thực hiện 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
I - KẾT LUẬN 95
II – KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
100 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội dải ven biển đồng bằng sông hồng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tưới 2 vụ càng tốt thì phèn mặn giảm càng nhiều. Các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng ranh giới đất phèn và đất phèn mặn lùi dần ra biển.
- Thay đổi ranh giới đất bồi tụ ven biển: ven biển ĐBSH là vùng biển nông, hàng năm lượng phù sa bồi đắp tiến ra biển có nơi tới 100 m như Kim Sơn - Ninh Bình. Hiện nay vùng ven biển đang có phong trào quai đê tạm thời trên các bãi biển để nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao, nhưng cần có qui hoạch cụ thể kết hợp hài hoà giữa trồng rừng ngập mặn và diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo điều kiện cho phù sa lắng đọng nhanh để quai đê lấn biển đúng thời điểm tốt nhất.
- Xâm nhập mặn vùng ven biển:
Dọc biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình dài khoảng 170 km có 8 cửa sông lớn,
nước biển mặn xâm nhập tự do theo chế độ nhật triều, cửa sông nhỏ Diêm Điền (Thái Bình) có công trình ngăn mặn với hệ thống cống điều tiết nước sông để giữ nước ngọt tưới cho huyện Thái Thuỵ.
Mùa cạn xuất hiện từ tháng 11, mức nước sông Hồng hạ thấp, ảnh hưởng của triều mạnh mẽ. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mỗi chu kỳ triều từ 13 - 14 ngày, trung bình triều cao 1m. Các tháng 1 - 4 hàng năm triều cường đã gây nhiễm mặn ảnh hưởng tới đồng ruộng. Các xã ven biển còn chịu ảnh hưởng khá lớn của mạch mặn thấm sau vào đất liền.
Triều và mặn lấn sâu vào cửa sông từ 10 - 20km và làm thay đổi mức nước trên sông từ 0,5 - 1,5m. Một loạt các cống cửa sông không khai thác được nước ngọt. Nguồn nước ngọt phải lấy từ các cống phía trên, nên có những thời điểm gây thiếu nguồn nước cho một số vùng cao, xa.
3.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội DVB ĐBSH
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của DVB ĐBSH theo các năm như sau: trong tổng GDP toàn vùng, ngành nông nghiệp có xu hướng tăng từ 40% năm 2005 lên 43% năm 2010. Từ đó khẳng định nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm năm 2005 là 28% và năm 2010 giảm còn 22%, ngành dịch vụ - du lịch tăng khá, cần có những biện pháp hợp lý trong phát triển ngành dịch vụ để tận dụng điều kiện tự nhiên vốn có của các huyện ven biển.
Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010
(theo giá hiện hành)
ĐVT: %
Chỉ tiêu
2005
2010
Tổng số
100
100
- Nông, lâm, ngư
40
43
- CN – XD
28
22
- Dịch vụ
32
35
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
Hình 6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010
Hoạt động kinh tế - xã hội dải ven biển ĐBSH có sự phân hóa sâu sắc giữa hai nhóm địa phương:
- Nhóm phía Bắc: gồm các quận/huyện là Đồ Sơn, Hải An, Kiến Thụy có cơ cấu kinh tế công nghiệp – kinh tế biển – du lịch dịch vụ và nông nghiệp.
- Nhóm phía Nam: (phần còn lại) có cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp – kinh tế biển – công nghiệp và dịch vụ.
b. Hiện trạng và kết quả sản xuất của các ngành
* Ngành nông nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông nghiệp giai đoạn
2005 - 2010 là 21,3%, tăng trưởng bình quân 3,55%/năm. Trong đó, chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất tới 7,16%, tiếp đến là ngành trồng trọt 2,02% và dịch vụ lại có xu hướng tăng nhưng rất chậm chỉ đạt 0,44% (bảng 4).
Bảng 4. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2005 – 2010 (giá so sánh)
Hạng mục
Giá trị sản xuất (Tr.đồng)
Tốc độ tăng 2005 - 2010 (%/năm)
2005
2010
Toàn ngành
2.961.436
3.592.194
3,55
Trồng trọt
1.946.201
2.182.092
2,02
Chăn nuôi
912.690
1.304.861
7,16
Dịch vụ
102.545
105.241
0,44
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
- Nếu xét về tỷ trọng của các ngành trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt mặc dù có giảm nhẹ so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tới 61% GTSX toàn ngành, chăn nuôi tuy có tăng trưởng so với năm 2005 nhưng vẫn chỉ chiếm có 35% GTSX toàn ngành và dịch vụ chỉ chiếm 4% GTSX. Nhìn chung, cơ cấu sản phẩm tương đối ổn định và trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính (bảng 5).
Bảng 5. Cơ cấu sản phẩm năm 2005 - 2010 (giá thực tế)
Hạng mục
Giá trị sản xuất (Tr. đồng)
Cơ cấu (%năm)
2005
2010
2005
2010
Toàn ngành
4.633.902
13.452.686
100
100
Trồng trọt
2.853.526
8.257.487
62
61
Chăn nuôi
1.585.491
4.722.518
34
35
Dịch vụ
194.885
472.681
4
4
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
Nông nghiệp vẫn là trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế vùng ven biển. Sản phẩm của nông nghiệp ngày càng đa dạng và có giá trị kinh tế ngày càng cao, đời sống của nhân dân trong vùng ngày càng được cải thiện.
Các huyện, thị xã dải ven biển ĐBSH đều có thế mạnh phát triển nông nghiệp trên cả 3 mặt: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đây là vùng kinh tế trọng điểm, là vùng phát triển năng động nhất và đang từng bước trở thành động lực mạnh thúc đẩy các vùng khác trong cả nước phát triển.
Hình 7. Cơ cấu sản phẩm năm 2005 - 2010
Sản xuất nông nghiệp hiện đang là một trong những ngành sản xuất chính của dải ven biển. Tuy mức đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng GDP không cao, khoảng 27 - 30% nhưng hàng năm đã tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 70% dân cư ven biển.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển cũng đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Cùng với sự tăng trưởng sản lượng lương thực, các cây có giá trị kinh tế cao như cây rau, đậu, cây công nghiệp ngắn ngày....đang được phát triển mạnh. Các mô hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt chăn nuôi và thủy sản tăng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp ven biển.
- Trồng trọt:
Chủ yếu là cây lúa, ngô, các cây rau đậu thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm. Thế mạnh của các huyện thị xã vùng ven biển là trồng cây ngắn ngày như: rau, đậu, lạc, vừng, cói
Các cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng như lúa, ngô, lạc, vừng, rau, đậu đỗ. Các công thức luân canh cây trồng phù hợp có hiệu quả cho thu nhập bình quân 35 - 40 triệu đồng/ha/năm như: lúa xuân - lúa mùa; lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông; lạc xuân - đỗ tương - cà chua; lúa mùa - ngô; ngô xuân - đậu tương...
Bảng 6. Năng suất và tốc độ tăng năng suất một số cây trồng chính
giai đoạn 2005 - 2010
Đơn vị tính: tạ/ha
Cây trồng
2005
2010
Tốc độ tăng năng suất 2005 - 2010 (%/năm)
1. Cây lúa
49,44
59,87
3,52
2. Ngô
39,36
41,90
1,08
3. Sắn
51,88
75,57
7,61
4. Mía
238,75
293,93
3,85
5. Thuốc lào
16,69
15,97
-0,72
6. Lạc
35,27
37,99
1,29
7. Cói
146,79
151,32
0,51
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
Hầu hết tất cả các cây trồng chính của vùng đều có xu hướng tăng năng suất theo các năm, sắn là cây có tốc độ tăng năng suất cao nhất đạt 7,61%/năm, lúa và mía tăng khá 3,52%/năm và 3,85%/ năm, ngô, lạc, cói có tăng nhưng tăng chậm, còn lại thuốc lào lại có xu hướng giảm tốc độ tăng năng suất là - 0,72%. Thuốc lào tập trung chủ yếu ở Tiên Lãng (Hải Phòng), một thương hiệu ở trong nước. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ kém ổn định và giống bị thoái hóa nên năng suất giảm.
- Chăn nuôi:
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm khoảng 20 - 25% GTSX ngành nông nghiệp. Vật nuôi chủ yếu ở các huyện/thị xã ven biển là: trâu, bò, lợn, gia cầm.
Bảng 7. Quy mô và tốc độ đàn thời kỳ 1996 – 2005
Hạng mục
Quy mô đàn (con)
Tốc độ tăng đàn 2005 - 2010
(%/năm)
2005
2010
Trâu
9.059
6.644
-4,44
Bò
38.967
38.197
-0,33
Lợn
774.975
742.720
-0,69
Dê
3.530
1.905
-7,67
Gia cầm
5.398
6.393
3,07
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
Đa số các loại gia súc của DVB ĐBSH đều có xu hướng giảm về mặt số lượng. Đàn trâu và dê là giảm mạnh nhất. Đàn trâu năm 2005 là 9.059 con, năm 2010 giảm còn 6.644 con, tốc độ giảm đàn là 4,44%/năm. Đàn dê năm 2005 là 3.530 con, năm 2010 giảm còn 1,905 con, tốc độ giảm đàn là 7,67%/năm. Bò và lợn có giảm nhẹ, bò giảm 0,33%/năm, lợn giảm 0,69%/năm.
Đàn gia cầm của khu vực nghiên cứu lại tăng khá, năm 2005 là 5,398 con đến năm 2010 là 6,393 con tăng 3,07%/năm.
* Ngành thủy sản: Các quận, huyện dải ven biển có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn với diện tích các ao, hồ, đầm, vùng cửa sông, đất ngập mặn, lợ ven biển, đây là thế mạnh của vùng ven biển. Năm 2010 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 22 nghìn ha chiếm 10,41 % DTTN, chưa tính vùng triều trên 10 nghìn ha.
* Ngành diêm nghiệp: Sản xuất muối các huyện ven biển ĐBSH tập trung ở 3 tỉnh Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Tổng diện tích sản xuất muối vùng của các quận, huyện ven biển ĐBSH khoảng 1200 - 1.400 ha, sản lượng khoảng 110 – 130 nghìn tấn, với khoảng 27.000 lao động tham gia.
* Ngành lâm nghiệp: đầu tư cho ngành lâm nghiệp thấp và do tác động của chính sách hạn chế khai thác rừng của Chính phủ nên GTSX giai đoạn 2005 – 2010 giảm mạnh. Trong đó, khai thác lâm sản giảm 1,27%/năm, trồng và chăm sóc rừng cũng giảm 2,04%/năm, lâm nghiệp khác (dịch vụ, thu nhặt) lại có xu hướng tăng 8,25%/năm.
Bảng 8. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 (giá so sánh)
Đơn vị tính: tr. đồng
Hạng mục
2005
2010
Tăng trưởng (% năm)
Tổng số
25.316
23.429
-1,24
1. Trồng, nuôi rừng
2.782
2.442
-2,04
2. Khai thác lâm sản
22.241
20.549
-1,27
3. Lâm nghiệp khác
293
438
8,25
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
- Cơ cấu kinh tế ngành: GTSX năm 2010 so với năm 2005 theo chiều hướng tăng giá trị trồng rừng năm 2005 chiếm 11,6% cơ cấu kinh tế, sang 2010 tăng lên đến 16,0%; còn khai thác lâm sản và giá trị lâm nghiệp khác lại có xu hướng giảm, khai thác lâm sản năm 2005 là 87,2% năm 2010 giảm còn 83,0%; giá trị lâm nghiệp khác năm 2005 đạt 1,2% năm 2010 giảm còn 1,0%.
Bảng 9. GTSX ngành lâm nghiệp đoạn 2005 - 2010 (giá thực tế)
Đơn vị tính: tr. đồng
Hạng mục
2005
2010
Cơ cấu (%)
Tổng số
32.464
70.001
100
100
1. Trồng, nuôi dưỡng rừng
4.040
11.181
11,6
16,0
2. Khai thác lâm sản
28.089
58.090
87,2
83,0
3. Lâm nghiệp khác
335
730
1,2
1,0
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
Hình 8. Cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp
* Ngành công nghiệp: hàng năm ngành công nghiệp đã sản xuất nhiều sản phẩm quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho vùng mà còn cung cấp một phần cho các vùng khác và xuất khẩu. Tại đây cũng đã hình thành một số khu cụm công nghiệp có trình độ chuyên môn hóa sản xuất khá và là hạt nhân quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên, phần lớn các máy móc thiết bị cũ kỹ và thiếu đồng bộ công nghệ sản xuất lạc hâu, cơ sở hạ tầng cho sản xuất như cấp điện, nước chưa đảm bảo nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường.
* Ngành dịch vụ: được phát triển mạnh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhất là kinh tế ngoài Quốc doanh. Đã hình thành mạng lưới trung tâm thương mại, các chợ ở các huyện và các xã ven biển với hàng hóa đa dạng và phong phú. Các trung tâm và điểm du lịch ven biển cũng được nâng cấp và xây dựng mới. Nhiều khác sạn được đầu tư liên doanh với nước ngoài có trang thiết bị hiện đại nhất là khu vực Hải Phòng. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, hỗ trợ kỹ thuật... đã từng bước tiếp cận với thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật một số ngành được trang bị khá hiện đại.
c. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn
- Thuỷ lợi:
Các huyện ven biển có hệ thống thuỷ lợi lớn, bao gồm: hệ thống đê, công trình kè và cống dưới đê; hệ thống thuỷ lợi có: Trạm bơm điện tưới và trạm bơm tiêu, kênh trục chính, kênh cấp I, kênh cấp II, kênh nội đồng và hàng nghìn cống, đập nội đồng các loại.
Bảng 10. Các công trình hồ, đập phục vụ cho sản xuất năm 2010
Hạng mục
Số lượng công trình (cái)
Công suất thiết kế (m3/h)
Năng lực thiết kế
Tưới (ha)
Tiêu (ha)
Tổng số
1.226
5.332.931,93
232.746
153.592
Công trình độc lập
802
4.771.180,93
215.858
148.094
Hồ chứa
4
-
-
-
Cống
318
3.492.875,93
102.539
108.404
Trạm bơm điện
244
484.905
52.591
19.355
Trạm bơm dầu
2
400
335
335
Kênh tạo nguồn
234
793.000
60.393
20.000
Công trình phụ thuộc
424
561.751
16.888
5.498
Trạm bơm điện
340
287.820
13.973
3.080
Trạm bơm dầu
1
-
15
-
Đập dâng
83
273.931
2.900
2.418
Loại khác (km)
465
-
-
-
Đê ngăn mặn (km)
316
-
-
-
Đê chống bão lũ (km)
149
-
-
-
(Nguồn: Niên giám thống kế các tỉnh ĐBSH, 2010)
Việc hình thành hệ thống đê biển trải qua nhiều thời kỳ xây dựng khác nhau, đến nay hệ thồng đê biển đã bộc lộ những hạn chế.
Hệ thống các công trình thuỷ lợi của vùng nghiên cứu được quan tâm đầu tư và đang phát huy tác dụng. Hệ thống kênh mương được kiên cố hoá, nâng cao hiệu suất tưới; các công trình đầu mối trạm bơm, hồ đập được đầu tư đã và đang phát huy tác dụng, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Các công trình tiêu úng cũng được đầu tư có trọng điểm.
Với tổng số công trình hồ, đập và khả năng tưới tiêu có thể đảm bảo cho canh tác ở hiện tại, tuy nhiên cần sửa chữa, nâng cấp, và xây mới các công trình để nâng cao năng lực tưới cũng như ứng phó trước những biến động bất thường của thời tiết, và tình hình xâm nhập mặn trong khu vực.
Những tháng đầu năm 2010 tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, các địa phương đang nỗ lực trong công tác thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nước mặn đang có xu hướng lấn sâu vào các cửa sông của tỉnh Nam Định. Ngoài ra, ở các cửa sông, độ mặn cao, xuất hiện sớm và xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng. Cụ thể, tại cống Cồn Nhất (triền sông Hồng), độ mặn đo được sáng 2/3 là 15%o, tại cống Ngô Đồng (huyện Nghĩa Hưng) là 10%o. Đặc biệt, tại triền sông Hồng khu vực cống Hạ Miêu 1 huyện Giao Thuỷ (cách biển gần 30 km) độ mặn đo được là 2,7%o.
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo an toàn cho SXNN, các lực lượng chức năng cần có biện pháp thường xuyên đo độ mặn, nếu độ mặn trong nước đạt dưới 1%o thì khẩn trương mở cống lấy nước; đồng thời vận động bà con tranh thủ lấy nước vào đồng theo lịch bơm tát của các công ty thuỷ nông.
- Giao thông:
Đến năm 2050, vùng ven biển ĐBSH là vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, đồng thời là trung tâm văn hoá - lịch sử, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Hệ thống giao thông cũng được chú trọng đầu tư, xây dựng nhằm kết nối một cách đồng bộ, thuận lợi giữa các địa phương và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng.
Tại vùng duyên hải Bắc bộ, sẽ xây dựng mới các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh - Hải Phòng - Nam Định - Ninh Bình. Đồng thời, cải tạo lại một số đường quốc lộ hiện có, như quốc lộ 18 và quốc lộ 18A,quốc lộ 10,quốc lộ21, quốc lộ 38, quốc lộ 12. Hệ thống đường sắt cũng được xây mới theo tiêu chuẩn quốc gia như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Quảng Ninh và các tuyến nội vùng Nam Định- Quảng Ninh.
Dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển vừa được Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông - Vận tải, tuyến đường bộ ven biển có điểm đầu là cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc, thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đi Nam Định.
Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Cát Bi thành cảng hàng không quốc tế dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài và xây dựng sân bay quốc tế vùng duyên hải phía bắc ở khu vực ven biển huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) là sân bay hỗ trợ cho sân bay quốc tế Nội Bài theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Đường giao thông nông thôn được nâng cấp cải tạo theo hướng mở rộng mặt đường và nâng cao chất lượng đường: 100% các tuyến đường huyện được rải nhựa, đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, chất lượng khá tốt; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có trên 90% chiều dài đường được rải nhựa hoặc bê tông, đạt tiêu chuẩn đường loại A; và trên 80% đường trong các thôn xóm được bê tông hoá đạt tiêu chuẩn loại B. Đường sản xuất nông nghiệp đang được các địa phương tích cực nâng cấp bằng ghép gạch hoặc cấp phối.
- Điện nông thôn: đến nay các huyện thị ven biển đã dùng điện lưới quốc gia. Số hộ nông thôn được cấp điện đạt 100%; trong đó sử dụng điện từ lưới điện quốc gia chiếm 98% tổng số hộ nông thôn.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
+ Cấp nước sạch: Người dân nông thôn được dùng nước sạch cho sinh hoạt, đạt tỷ lệ 60 - 70%, trong đó có khoảng 24 - 25% được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
+ Công trình công cộng được cung cấp nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh: nhà trẻ, mẫu giáo 40 - 45,%; trường học 75 - 80,%; trạm xá 90 - 95%,
+ Vệ sinh gia đình: hộ dân nông thôn có nhà tiêu, đạt tỷ lệ 85 - 90%, trong đó hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo Tiêu chuẩn 08/2005/QĐ-BYT, đạt 55 - 60%.
- Hệ thống chợ nông thôn: hiện tại vùng nông thôn ven biển có khoảng trên
400 chợ, chiếm 8% số chợ ở vùng nông thôn của cả nước. Chợ nông thôn có quy mô nhỏ, chủ yếu để mua bán trao đổi nông sản của địa phương và các hàng tiêu dùng cho khu vực nông thôn.
3.1.2.2. Nguồn nhân lực
Dân số toàn vùng năm 2010 là 1,9 triệu người, mật độ dân cư là 943 người/km2, thấp hơn bình quân chung vùng ĐBSH (bình quân 1255 người/km2).
Tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động năm 2010 là 1073 nghìn người, chiếm 44% tổng dân số các huyện dải ven biển.
Dân số khu vực ĐBSH có mật độ cao nhất cả nước, tuy nhiên có hiện tượng dân cư tập trung không đồng đều. Vùng ven biển, đô thị có mật độ lớn hơn nhiều so với khu vực miền núi. Tình hình dân số của các tỉnh ven biển ĐBSH ở bảng 11.
Bảng 11. Dân số, diện tích, mật độ dân cư vùng nghiên cứu
STT
Tỉnh
Dân số
(Nghìn người)
Diện tích
(km2)
Mật độ
(người/km2)
1
Hải Phòng
727,7
686,5
1061
2
Nam Đinh
624,5
722,9
864
3
Thái Bình
455,3
482,7
945
4
Ninh Bình
165,0
213,3
773
Tổng
1.972,5
2105,3
937
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, 2010)
Ở khu vực ven biển ĐBSH có 86,19% dân cư phân bố ở nông thôn, chỉ 13,81 % là tập trung ở thành thị, đặc biệt trong giai đoạn 2008 – 2010 hầu như không có sự di cư từ nông thôn ra thành thị (bảng :
Bảng 12. Dân số trung bình nông thôn DVB ĐBSH
Đơn vị: nghìn người
Tỉnh
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Hải Phòng
540,0
539,2
543,4
Nam Định
567,4
565,3
564,4
Thái Bình
439,9
438,9
438,0
Ninh Bình
152,7
153,1
153,2
Tổng số
1.700,0
1.696,5
1.699,0
Tỷ lệ %
86,19%
86,19%
86,19%
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, 2010)
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế năm 2010 là: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 1.025 nghìn người, chiếm 52% tổng số lao động; Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 503 nghìn người chiếm 26% và dịch vụ là 444 nghìn người chiếm 23% tổng số lao động.
Trong giai đoạn 2005 – 2010 cơ cấu lao động của vùng nghiên cứu chuyển dịch về phía tăng tỷ lệ người hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm số người hoạt động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (bảng 13 và hình 9)
Bảng 13. Tỷ lệ lao động phân theo các ngành kinh tế khu vực DVB ĐBSH
Ngành
2005
2008
2009
2010
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
64 %
54 %
54 %
52 %
Công nghiệp và xây dựng
19 %
23 %
24 %
26 %
Dịch vụ
17 %
22 %
22 %
23 %
(Nguồn: niêm giám thống kê các tỉnh 2010)
Hình 9. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
Tốc độ phát triển dân số tương đối ổn định, tổng dân số qua các năm không có biến động nhiều. Dân số nông thôn chiếm phần đa trong tổng dân số với 86,19% (năm 2010), còn dân số thành thị chỉ chiếm có 13,81% (năm 2010).
Điều này phù hợp với cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (Hình 9), trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 50%, còn lại lao động trong ngành Công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ không chênh lệch nhiều nằm vào khoảng trên
dưới 20% mỗi ngành.
Chất lượng lao động: Lao động có chuyên môn chưa cao, số lượng lao động chuyên môn rất thấp và lao động phổ thông chưa qua đào tạo vẫn còn rất lớn, do đó cần chú trọng tới dạy nghề có hiệu quả cho người lao động.
Trình độ kỹ thuật, kỹ năng, còn hạn chế, từ đó giảm năng lực kinh tế của vùng, tồn tại nhiều tập quán canh tác không đồng đều, manh mún chưa đem lại hiệu quả cao.
3.1.2.3. Thực trạng các vấn đề xã hội
a. Giải quyết việc làm cho người lao động
- Theo thống kê năm 2010, trong tổng số 1073,1 nghìn người trong độ tuổi lao động, thì số người có việc làm thường xuyên khoảng 85 - 90% tổng số lao động.
- Tổng số hộ nông thôn của các huyện ven biển là 553,0 nghìn hộ, trong đó phân theo các ngành nghề như sau:
+ Phân theo ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ: 60,6%
+ Phân theo ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ: 0,1%
+ Phân theo ngành thủy sản chiếm tỷ lệ: 4,3%
+ Phân theo ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ: 9,4%
+ Phân theo ngành nghề khác chiếm tỷ lệ: 25,7%.
- Về trình độ của lao động: Lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng 61 - 65% tổng số lao động. Lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 25 - 30% tổng số lao động. Lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên có tỷ lệ thấp khoảng 6 - 7% tổng số lao động.
- Lao động chưa có việc làm ở vùng ven biển năm 2010 có khoảng 80 – 90 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 7 - 9% tổng số lao động, và có xu hướng ngày càng tăng do nguồn lao động hàng năm được bổ xung thêm, yêu cầu cần giải quyết việc làm.
- Điều kiện sống và tiện nghi sinh hoạt của hộ:
+ Về nhà ở: Trong nông thôn số hộ có nhà kiên cố chiếm khoảng 25 - 27%, nhà bán kiên cố khoảng 65 - 70%, còn lại là nhà khung gỗ mái lá và nhà đơn sơ.
+ Sử dụng chất đốt trong sinh hoạt: Khoảng 10 - 12% số hộ nấu ăn bằng ga
và điện; khoảng 40 – 44% số hộ sử dụng than; còn lại sử dụng củi và các nguồn khác như rơm, rạ, thân, lá cây tận dụng.
+ Đồ dùng trong sinh hoạt: khoảng 55 – 60% số hộ nông thôn có xe máy; khoảng 92 - 95% có ti vi; khoảng 65 - 68% có đầu video; khoảng 12 - 15% hộ có tủ lạnh, tủ đá và bình quân mỗi hộ có 3 quạt điện. Các tiện nghi khác như giường, tủ, bàn ghế xa lông, máy giặt, máy hút bụi... được các hộ tăng cường mua sắm, phục vụ đời sống thiết yếu hàng ngày.
b. Vấn đề giáo dục và y tế
- Hệ thống trường phổ thông từ cơ sở đến trung học khá phát triển với đội ngũ giáo viên đủ đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trong độ tuổi đi học, cho nên tỷ lệ trẻ em mù chữ trong vùng hầu như không có.
- Hệ thống y tế trong vùng gồm các bệnh viện từ tuyến huyện và các cơ sở với đội ngũ các thầy thuốc có chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh.
Cơ sở hạ tầng nói chung toàn vùng DHBB có chất lượng thấp, điện, đường, các công trình công cộng khác vẫn còn yếu kém, các huyện ven biển vẫn còn nghèo, hệ thống cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu thông thương quốc tế, từ đó không phát huy được tiềm năng ven biển.
Thời gian tới chính phủ có dự án xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng tại thành phố Hải phòng, Nam Định để giảm tải cho các bệnh viện đầu ngành của Hà Nội. Vùng sẽ tổ chức 3 trung tâm đào tạo tại Hải Phòng, Nam Định, Hạ Long và dự kiến phát triển thêm 15 trường đại học, cao đẳng (năm 2008 là 20 trường), để đầu tư bồi dưỡng nguồn lực con người.
c. Đời sống người dân nông thôn và tích luỹ của hộ
- GDP nông thôn bình quân đầu người/năm (giá thực tế) năm 2000 đạt 2,92 triệu đồng và năm 2010 đạt khoảng 6,0 - 6,5 triệu đồng.
- Cơ cấu hộ nông dân phân theo một số nguồn thu chính năm 2010 là:
+ Phân theo ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ: 56,6%
+ Phân theo ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ: 0,1%
+ Phân theo ngành thủy sản chiếm tỷ lệ: 4,6%
+ Phân theo ngành nghề khác chiếm tỷ lệ: 38,8%.
Nguồn thu chính từ nguồn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng có tới 38,8% tổng thu của hộ từ các nguồn khác, cho thấy có rất nhiều việc làm phi nông nghiệp, mà hộ nông dân có thể khai thác để sử dụng hợp lý thời gian lao động và tăng nguồn thu cho kinh tế hộ.
- Qua các số liệu điều tra, tổng hợp cho thấy: tỷ lệ hộ nghèo các huyện ven biển khoảng 15 - 20%, trong đó đặc biệt các hộ ở các làng cá nổi trong các vùng eo, đầm phá làm nghề đánh cá nhỏ ven bờ là các hộ nghèo nhất.
3.1.3. Nhận xét chung
3.1.3.1. Về mặt lợi thế
Vùng nghiên cứu có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế với 11 quận, huyện của 4 tỉnh thành (Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) có bờ biển dài gần 300 km gắn liền với các hệ thống cảng biển quan trọng. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng..
Tài nguyên khí hậu đa dạng, do vùng nghiên cứu trải dài 19o53’ đến 21o34' vĩ độ Bắc nên khí hậu có thể hình thành các tiểu vùng khác nhau cho phép phát triển đa dạng hóa cây trồng vật nuôi có giá trị. Thực vật dải ven biển ĐBSH phong phú và đa dạng. Đối với vùng đất trong đê hoặc vùng đất mới khai thác thường được trồng các cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, khoai, rau đậu các loại. Đối với vùng ngoài đê, thực vật chủ yếu là hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm sú, vẹt, đưng, đước, bần ... có tác dụng cố định phù sa dần dần bồi đắp tạo nên vùng đất mới. Rừng ngập mặn còn có tác dụng chắn sóng bảo vệ đê biển vào mùa mưa bão, đồng thời để khai thác tôm cá theo kiểu ao đầm quảng canh đón lóng theo nhật triều
Phát triển kinh tế biển là một lợi thế to lớn của dân cư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_817_3788_1869690.doc