MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ . 7
1.1. Cán bộ dân tộc thiểu số, vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ
ngƣời dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng. 7
1.1.1. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. 7
1.1.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp cách mạng. 10
1.1.3. Đặc điểm của việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số . 15
1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số. 20
1.2.1 Khái niệm “xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số”. 20
1.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. 21
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân
tộc thiểu số. 27
1.4.1. Tình hình, nhiệm vụ cách mạng . 27
1.4.2. Chủ trương, chính sách cán bộ dân tộc của Đảng, Nhà nước . 30
1.4.3. Nhận thức, phong cách, lề lối làm việc của người lãnh đạo địa phương.37
1.4.4. Đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của người dân tộc. 38
Tiểu kết chương 1. 40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG. 41
2.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang . 41
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 41
2.1.2. Về dân cư, dân tộc. 42
2.1.3. Về kinh tế - xã hội. 43
2.2. Tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên
Quang . 45
109 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp trên, quy hoạch cấp trên đã góp phần
thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới. Trong quá trình xây dựng
quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã chú trọng tổ
chức quán triệt, hướng dẫn, tập huấn triển khai theo hướng mở rộng, dân chủ,
khách quan, chặt chẽ, có chất lượng. Cán bộ đưa vào diện quy hoạch được
đánh giá theo các tiêu chuẩn cơ bản của chức danh cán bộ. Bắt đầu hình thành
cơ chế phát hiện và đào tạo có định hướng đối với những cán bộ dân tộc trẻ,
có triển vọng. Khắc phục việc khép kín trong từng ngành, địa phương, đơn vị;
hàng năm đều rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ. Tính đến nay
Tỉnh uỷ có nhiều đợt chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ
46
dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành phục vụ công tác cán bộ thường xuyên,
công tác nhân sự đại biểu Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp và
nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Theo đó, chất lượng nguồn cán bộ dân tộc
thiểu số được đưa vào quy hoạch khá dồi dào, phong phú, nhiều đơn vị đã
đảm bảo hệ số 2 trở lên cho Ban Thường vụ và từ 2-3 người cho một chức
danh chủ chốt. Chất lượng cán bộ đưa vào nguồn có sự chuyển biến khá so
với cấy ủy đương nhiệm về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, độ tuổi.
Số lượng cán bộ quản lý, lãnh đạo là người dân tộc thiểu số
- Cấp tỉnh (cấp trưởng, cấp phó)
+ Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy là người dân tộc
thiểu số: 08/14 người, chiếm 57,14% tổng số Thường vụ tỉnh ủy.
+ Cán bộ quản lý, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội là người dân tộc
thiểu số: 06/13 người, chiếm 46,15% lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Trưởng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu
số: 01/02 người, chiếm 50%.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy
viên Thường trực Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số: 03/08 người,
chiếm 37,55% tổng số Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân.
+ Các sở, ban, ngành (Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở và tương đương)
là người dân tộc thiểu số: 21/107 người, chiếm 19,62% tổng số Giám đốc sở,
Phó Giám đốc sở và tương đương.
+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương là người dân tộc
thiểu số: 128/562 người, chiếm 22,78% tổng số Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương các sở, ban, ngành.
- Cấp huyện (cấp trưởng, cấp phó)
+ Ủy viên ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy (Bí thư, Phó
Bí thư, Ủy viên Thường vụ, các tổ chức chính trị - xã hội) là người dân tộc
47
thiểu số: 163/345 người, chiếm 47,25% tổng số Ủy viên ban Thường vụ
Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố là người dân tộc thiểu số: 19/40 người, chiếm 47,5% tổng
số Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
+ Trưởng, Phó Trưởng phòng và tương đương là người dân tộc thiểu
số: 198/392 người, chiếm 50,51% tổng số Trưởng, Phó Trưởng phòng và
tương đương.
- Cấp xã:
+ Bí thư, Phó Bí thư là người dân tộc thiểu số: 163/293 người, chiếm
55,63% tổng số Bí thư, Phó Bí thư các xã.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã
là người dân tộc thiểu số: 335/611 người, chiếm 54,82% tổng số Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã.
+ Trưởng, Phó các đoàn thể xã các xã là người dân tộc thiểu số:
217/1.217 người, chiếm 17,83% tổng số Trưởng, Phó các đoàn thể xã các xã.
Nhìn chung, chất lượng quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số của các cơ
quan, đơn vị ngày càng được nâng cao, bước đầu đã đi vào nề nếp, có những
bước tiến quan trọng song vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Việc quy hoạch cán
bộ dân tộc thiểu số còn hạn chế, một số đơn vị còn nhầm lẫn công tác quy
hoạch cán bộ với công tác nhân sự; chưa thực hiện tốt yêu cầu "mở" và
"động", vẫn còn tình trạng bị động, khép kín trong công tác quy hoạch cán bộ
dân tộc; nguồn quy hoạch chưa phong phú, cơ cấu cán bộ chưa đảm bảo cơ
cấu ba độ tuổi, cán bộ trẻ ít, tuổi bình quân còn cao. Một số nơi việc nhận xét,
đánh giá cán bộ dân tộc thiểu số chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình
thức; tỷ lệ cán bộ đào tạo không cơ bản (tại chức, chuyên tu) đưa vào quy
hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trong tỉnh giai đoạn hiện
48
nay và khoảng 5-7 năm tới còn cao (khối huyện, thị, thành khoảng 20-30%).
Việc thực hiện đồng bộ quy hoạch ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã còn nhiều tồn
tại, vướng mắc đặc biệt là ở cấp xã, việc quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số
thực chất chỉ là các kế hoạch nhân sự, chưa có sự phân loại đối tượng quy
hoạch để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng do đội ngũ cán bộ vừa mỏng vừa thiếu lại
không chủ động được về ngân sách phải phụ thuộc vào cấp trên.
2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc
Thực trạng
- Cấp tỉnh: Số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số
đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm 1.872/1876 người, chiếm 99,78% tổng số
cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; số cán bộ công chức,
viên chức chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí làm việc cần đào tạo, bồi dưỡng
04/1.876 người, chiếm 0,22% tổng số cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số.
- Cấp huyện: Số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số
đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm 4.375/4.415 người, chiếm 99,09% tổng số
cán bộ, là công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; số cán bộ công
chức, viên chức chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí làm việc cần đào tạo, bồi
dưỡng 40/4.415 người, chiếm 0,91% tổng số cán bộ, công chức, viên chức là
người dân tộc thiểu số.
- Cấp xã: Số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đạt
chuẩn ngạch và vị trí việc làm 1.340/1.448 người, chiếm 92,54% tổng số cán
bộ, là công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; số cán bộ công chức,
viên chức chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí làm việc cần đào tạo, bồi dưỡng
108/1.448 người, chiếm 7,46% tổng số cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số.
Kết quả đào tạo, bồi dưỡng
- Đào tạo trong nước
49
+ Chuyên môn: Đào tạo 1.562 cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số, (trong đó: sau đại học 88 người, đại học 451 người, cao
đảng 786 người, trung cấp 237 người).
+ Lý luận chính trị: Đào tạo, bồi dưỡng 482 cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số, (trong đó: Cao cấp lý luận chính trị 43 người,
trung cấp lý luận chính trị 439 người).
+ Quản lý nhà nướ: Đào tạo, bồi dưỡng 808 cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số.
+ Kỹ năng, nghiệp vụ khác: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ
1.057 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
- Đào tạo nước ngoài: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập 58 người (trong
đó đào tạo thạc sĩ 03 người, tham quan học tập kinh nghiệm 55 người).
2.2.3. Tuyển dụng, sử dụng, bầu cử và phê chuẩn cán bộ dân tộc
Công chức: Đối với tuyển dụng công chức: Theo quy định của Luật
Cán bộ, công chức và các quy định hướng dẫn thi hành thì người dự tuyển
công chức là người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng 20 điểm vào tổng số
điểm thi hoặc xét tuyển. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện việc cộng điểm ưu
tiên cho các thí sinh dự tuyển là người dân tộc thiểu số đảm bảo đúng quy
định hiện hành.
Kết quả công chức là người dân tộc thiểu số:
+ Năm 2010: 34/127 người là người dân tộc thiểu số, chiếm 26,71%,
trong đó, về trình độ chuyên môn khi được tuyển dụng: Đại học 30 người,
Trung cấp 04 người; về ngạch công chức: Chuyên viên 22 người, Kiểm lâm
11 người, Kỹ thuật viên 01 người.
+ Năm 2011: 98/144 người, chiếm 68,06% là người dân tộc thiểu số,
trong đó, về trình độ chuyên môn khi được tuyển dụng: Đại học 91 người, Cao
đẳng 07 người; về ngạch công chức: Chuyên viên 90 người, Kế toán 01, Kế
toán viên trung cấp 02, Cán sự 02, Kỹ thuật viên, Thủ quỹ cơ quan 02 người.
50
+ Năm 2012: 23/63 người, chiếm 36,5% là người dân tộc thiểu số,
trong đó, về trình độ chuyên môn khi được tuyển dụng: Sau đại học 01 người,
Đại học 19 người, Cao đẳng 02 người, Trung cấp 01 người; về ngạch công
chức: Chuyên viên 19 người, Kế toán 02, Cán sự 01, Thủ quỹ cơ quan 01.
Viên chức:
Đối với tuyển dụng viên chức: Theo quy định của Luật Viên chức và
các văn bản hướng dẫn thi hành, thì thí sinh dự tuyển là người dân tộc thiểu
số được ưu tiên lựa chọn trúng tuyển theo thứ tự (sau các đối tượng là Anh
hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; Thương binh; Người hưởng
chính sách như thương binh; Con liệt sĩ; Con thương binh; Con của người
hưởng chính sách như thương binh) trong trường hợp có 02 người trở lên có
kết quả thi bằng nhau và có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ
chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng, các cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức theo phân cấp của tỉnh đã thực
hiện chế độ ưu tiên trong tuyển dụng viên chức theo đúng quy định.
Để phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương trong kỳ tuyển dụng
viên chức ngành Y tế năm 2013, nhằm tuyển dụng được người làm việc phù
hợp tại các cơ sở y tế thuộc vùng có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống,
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tuyển dụng có hình thức xét
tuyển ưu tiên đối với các thí sinh là người dân tộc Mông có trình độ chuyên
môn đào tạo phù hợp với yêu cầu, vị trí việc làm cần tuyển dụng, kết quả
đã xét được 09 người là người dân tộc Mông vào làm viên chức trong
ngành Y tế.
Kết quả tuyển dụng viên chức là người dân tộc thiểu số năm 2013:
Tổng số viên chức được tuyển dụng: 49/131 người, chiếm 37,4% là
người dân tộc thiểu số, trong đó: Về trình độ chuyên môn khi được tuyển
dụng: Đại học 44 người, Cao đẳng 01 người, Trung cấp 03 người, Chứng chỉ
nghề 01 (thủy quỹ cơ quan); về Chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng:
51
Chuyên viên 09 người, Kỹ sư 17 người, Giáo viên trung học 13 người, Hướng
dẫn viên chính 01 người, Kỹ thuật viên 01 người, Kế toán viên 04 người,
Diễn viên hạng ba 01 người, Thủ quỹ cơ quan 01 người.
Bầu cử và phê chuẩn
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được
bầu cử, phê chuẩn:
+ Cán bộ Ban chấp hành, cấp ủy các cấp là người dân tộc thiểu số được
bầu cử, phê chuẩn: (trong đó: 272 người, trong đó cấp tỉnh 20 người; cấp
huyện 89 người; cấp xã 163 người).
+ Cán bộ Đoàn Đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số được bầu
cử, phê chuẩn (cấp tỉnh): 03 người.
+ Cán bộ Hội đồng nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số được
bầu cử, phê chuẩn: 2.341 người (trong đó: cấp tỉnh 34 người; cấp huyện 47
người; cấp xã 2.160 người)
+ Cán bộ Ủy ban nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số được bầu
cử, phê chuẩn: 188 người (trong đó: cấp tỉnh 01 người; cấp huyện 12 người;
cấp xã 175 người).
Đánh giá công tác bầu cử, phê chuẩn:
Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm công tác quy
hoạch nguồn các chức danh, lựa chọn nhân sự để đảm bảo cơ cấu hợp lý dân
tộc thiểu số được bầu cử thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các
cấp từ tỉnh đến cơ sở. Bê cạnh đó, công tác điều động, luân chuyển cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số để bầu của, phê chuẩn cũng
được quan tâm thực hiện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cán bộ là
người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện bầu cử và phê chuẩn được thực hiện
đúng theo quy định Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
năm 2003, Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của
52
Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI Ban hành Quy chế hoạt động của Hội
đồng nhân dân, Hướng dẫn số 738/HD-UBTVQH12 ngày 30/05/2011 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội khóa XII Hướng dẫn về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất
của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2013, Hướng dẫn 975/HD-
BNV ngày 04/05/2004 của Bộ nội vụ Hướng dẫn bầu cử thành viên Ủy ban
nhân dân các nhiệm kỳ 2004 – 2009.
Trong nhiệm kỳ, khi khuyết các chức danh thuộc Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo bầu cử bổ sung các
chức danh kịp thời, đúng quy định, đảm bảo hoạt động điều hành của chính
quyền các cấp. Ngay sau khi Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết xác
nhận kết quả bầu cử bổ sung, Ủy ban nhân dân các cấp chủ động lập hồ sơ, đề
nghị cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn theo quy định.
Khó khăn: Cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được
luân chuyển để bầu cử, phê chuẩn để giữ các chức danh cán bộ ở cơ sở hiện
chưa có chế độ ưu đãi phù hợp để khuyến khích tạo điều kiện an tâm công tác,
từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
2.2.4. Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ dân tộc thiểu số
Chế độ chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số cũng đã được đảm
bảo, thực hiện theo quy định của Chính phủ và vận dụng vào thực tế của địa
phương đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an
ninh chính trị và trật tự xã hội.
Tỉnh Tuyên Quang đã có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút, động
viên, khuyến khích những cán bộ dân tộc trẻ trẻ, có trình độ, năng lực về tham
gia công tác ở xã, phường, thị trấn. Thực tiễn cho thấy các địa phương được
tăng cường tri thức trẻ về công tác đã phát huy tốt vai trò chuyên môn, năng
động, sáng tạo, dám đề xuất, dám nghĩ, dám làm và tạo được một bước nhận
thức mới trong tất cả đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở về tác phong, lề lối làm
việc, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ.
53
Ngày 16 tháng 12 năm 2011, tại kỳ họp thứ 3 – Hội đồng nhân dân tỉnh
khóa XVII đã thông qua Nghị quyết số 47/2011/NQ-HĐND “Về chính sách
hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức,
viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ”.
I. Hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại các cơ
quan, đơn vị thuộc tỉnh Tuyên Quang (trừ các trường hợp quy định tại khoản
5, mục này) ở các ngành nghề, lĩnh vực tỉnh đang có nhu cầu (theo danh mục
Ủy ban nhân dân tỉnh công bố cho từng giai đoạn):
1. Đối với những người có học hàm, học vị cao tình nguyện và cam kết
về tỉnh công tác từ 05 năm trở lên, được hỗ trợ một lần bằng tiền khi mới
nhận công tác:
- Chuyên khoa cấp I ngành y tế: 45 lần mức lương tối thiểu;
- Thạc sĩ: 45 lần mức lương tối thiểu;
- Chuyên khoa cấp II ngành y tế: 50 lần mức lương tối thiểu;
- Tiến sĩ: 60 lần mức lương tối thiểu;
- Phó giáo sư: 80 lần mức lương tối thiểu;
- Giáo sư: 140 lần mức lương tối thiểu.
2. Đối với các chuyên gia không đến nhận công tác lâu dài tại tỉnh,
được các cơ quan, đơn vị hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định để
nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao khoa học - công nghệ, có kết quả thiết
thực góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, được trả thù lao theo thỏa
thuận nhưng không vượt quá các mức quy định sau đây:
- Cao đẳng: 10 lần mứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_doi_ngu_can_bo_nguoi_dan_toc_thieu_so_o_tin.pdf