Luận án Xây dựng đội ngũ công chức tại nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và

những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

CÔNG CHỨC - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ 27

2.1. Một số khái niệm 27

2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức 35

2.3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức 71

Chương 3: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ

MỘT SỐ MÂU THUẪN ĐẶT RA 79

3.1. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ công chức nhà

nước ở nước ta hiện nay 79

3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện

nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 86

3.3. Một số mâu thuẫn đặt ra trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở

nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 114

Chương 4: QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 119

4.1. Quan điểm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện

nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 119

4.2. Nội dung xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay

theo tư tưởng Hồ Chí Minh 123

4.3. Giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay

theo tư tưởng Hồ Chí Minh 127

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 163

pdf184 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng đội ngũ công chức tại nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình đi đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, truyền thống trên còn đòi hỏi mỗi công chức phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi công vụ, xứng đáng là những công bộc của nhân dân. 81 Truyền thống đoàn kết, yêu thương con người của dân tộc góp phần hình thành mối liên hệ, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc ở mỗi công chức nhà nước. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống trên, mỗi công chức trong quá trình thực thi công vụ sẽ đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc; tác động, hình thành phẩm chất yêu thương, đồng cam, cộng khổ trong đời sống, cũng như trong học tập, trong công việc; ảnh hưởng tới chính sách khen thưởng, kỷ luật có lý, có tình với công chức; tới quá trình quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm công chức. Truyền thống cần cù, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo cũng có ảnh hưởng tích cực tới lối sống, chất lượng công việc, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ công chức nhà nước. Lao động siêng năng, cần cù, sáng tạo là đặc điểm nổi bật trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó tác động hình thành đức tính chăm chỉ, cần cù trong công việc của mỗi công chức nhà nước; hình thành tố chất năng động, sáng tạo, luôn nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương pháp, tác phong công tác; đổi mới và sáng tạo ra những cách làm hay trong thực thi công vụ. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, sau đó là hàng trăm năm đô hộ của chế độ thực dân, nửa phong kiến đã khiến cho xã hội tồn tại nhiều phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu như: Tư tưởng manh mún, tiểu nông, đố kỵ, ích kỷ, sự tùy tiện trong cách ứng xử, tính thụ động, trông chờ, dựa dẫm, qua đó ảnh hưởng không tốt tới chất lượng thực hiện công vụ của đội ngũ công chức nhà nước. Công chức Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng từ những truyền thống tốt đẹp, việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước cũng bị tác động lớn từ những thói hư, tật xấu của con người Việt Nam. Những thói hư, tật xấu đó ảnh hưởng một cách nghiêm trọng tới hoạt động xây dựng đội ngũ công chức. 3.1.1.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến lợi ích và tác động lớn đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với đội ngũ 82 công chức nhà nước. Từ thành tựu của công cuộc đổi mới, những năm qua kinh tế đất nước có bước phát triển vượt bậc. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, đội ngũ công chức nhà nước sẽ yên tâm cống hiến và công tác. Kinh tế phát triển, bảo đảm có điều kiện tốt nhất trong việc thực hiện chính sách với đội ngũ công chức, góp phần tăng lương hàng năm; bảo đảm chế độ nhà ở, chế độ nghỉ mát và tiền thưởng; bảo đảm cơ sở, phương tiện phục vụ thực thi công vụ được tốt hơn; bảo đảm hỗ trợ kinh phí trong đào tạo, bồi dưỡng công chức. Khi kinh tế chậm pháp triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của công chức nhà nước gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, song Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển, nợ công tăng cao, một số lĩnh vực kinh tế còn nhiều bất cập, trong khi đó lực lượng công chức nhà nước và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước lại lớn, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện chính sách công chức. Từ thực trạng kinh tế trên dẫn đến tiền lương công chức nhà nước vẫn còn thấp, nhiều công chức nhất là trong các thành phố lớn tiền lương không bảo đảm mức sống tối thiểu. Việc bảo đảm các chế độ nhà ở, nhà làm việc còn hạn chế. Kinh phí hỗ trợ cho công chức nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ còn hạn chế, nhiều nơi công chức tự phải bỏ tiền học tập. Những bất cập từ tác động của nền kinh tế dẫn tới một bộ phận công chức nhà nước không an tâm tư tưởng công tác, hiệu quả thực thi công vụ không cao và tình trạng tham nhũng vặt diễn ra nhiều. 3.1.1.5. Nhân tố chính trị Môi trường chính trị - xã hội ở Việt Nam những năm qua luôn ổn định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Môi trường ổn định tạo điều kiện cho đội ngũ công chức nhà nước an tâm tư tưởng công tác. Đồng thời, góp phần thúc đẩy 83 kinh tế phát triển, tạo tiềm lực đầu tư nâng cao đời sống mọi mặt cho công chức nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo, điều hành của nhà nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Trong những năm vừa qua, nhiều các văn bản, nghị quyết, luật, chỉ thị, nghị định đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, đánh giá, chính sách công chức. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ công chức nhà nước, thiết thực góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh. Việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay chịu tác động từ tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội. Nền dân chủ xã hội có vai trò hết sức quan trọng với xây dựng đội ngũ công chức. Xã hội ta là xã hội dân chủ, trong đó lấy dân làm gốc, luôn lấy yếu tố tập thể, lợi ích tập thể làm trọng. Tính chất xã hội đó ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước một cách toàn diện. Tính chất dân chủ của xã hội cho phép công khai tuyển chọn những công dân có đức, có tài thi tuyển vào các cơ quan nhà nước. Tính dân chủ còn bảo đảm đánh giá công chức một cách công khai, minh bạch, khách quan, qua đó lựa chọn được những công chức ưu tú đưa vào nguồn quy hoạch, cũng như đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Tính dân chủ giúp việc thực hiện chính sách với đội ngũ công chức nhà nước được hiệu quả và công khai hơn, bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn, khen thưởng, kỷ luật đúng người, đúng việc. 3.1.1.6. Chủ trương, chính sách tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế Đảng, Nhà nước đang quyết liệt thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp vị trí việc làm, tinh giản biên chế. Để cụ thể hóa quyết tâm trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều các nghị quyết, chỉ thị, thông tư. Qua đó, có tác động lớn tới hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và xây dựng đội ngũ công chức nhà nước nói riêng. Chủ 84 trương, chính sách trên bảo đảm sắp xếp, bố trí công chức nhà nước khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc, qua đó phát huy sở trường, năng lực của mỗi công chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, chủ trương trên cũng góp phần giảm số lượng đầu mối trung gian và biên chế công chức nhà nước, từ đó bảo đảm tốt hơn các chế độ, chính sách cho họ. Chủ trương, chính sách trên cũng có những tác động tiêu cực tới một bộ phận đội ngũ công chức nhà nước. Việc bỏ đầu mối trung gian cấp tổng cục trong bộ, cấp phòng trong vụ, viện, cũng như sát nhập một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng trong các cơ quan nhà nước các cấp đã làm nhiều công chức không còn được vị trí đương chức, nhiều đồng chí cấp trưởng xuống làm cấp phó, cấp phó xuống làm chuyên viên, qua đây ảnh hưởng nhất định tới tâm tư, tình cảm của đội ngũ công chức. Việc tinh giản biên chế cũng gây ra tâm lý hoang mang, bất an trong đội ngũ công chức nhà nước, nhiều công chức không an tâm tư tưởng công tác, từ đó làm giảm chất lượng hoạt động công vụ. 3.1.2. Nhân tố quốc tế 3.1.2.1. Hội nhập quốc tế và khu vực Quốc tế đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam. Quá trình hội nhập và phát triển, tạo điều kiện đưa máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động công vụ. Đồng thời, qua đây góp phần cải thiện môi trường hoạt động công vụ theo hướng tinh gọn, hiệu quả và năng suất. Quá trình hội nhập cũng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức. Hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cao hơn với xã hội nói chung và đội ngũ công chức nhà nước nói riêng. Qua hội nhập, nhiều quốc gia trên thế giới vào hợp tác, làm ăn, từ đó đặt ra yêu cầu cao về mọi mặt, nhất là tiếng Anh, tin học và nghiệp vụ trong xử lý các thủ tục hành chính với đội ngũ công chức nhà nước ở các cấp, các ngành. Do đó, đặt ra đòi hỏi phải lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước một cách chặt chẽ, kỹ càng. 85 Cùng với những tác động thuận lợi, bối cảnh quốc tế cũng đang gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Bối cảnh quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Quốc tế đang có những biến động khôn lường, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, v.v. cũng có tác động lớn tới tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ công chức nhà nước. Bên cạnh đó, các thế lực phản động quốc tế đang điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam nói chung, chống phá đội ngũ công chức nhà nước nói riêng cũng là một thách thức không nhỏ cần tập trung giải quyết. 3.1.2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ và sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Đây là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại. Đó là sự kết hợp chặt chẽ của công nghệ trong những lĩnh vực như: vật lý, số hóa, sinh học nhằm tạo ra nhiều khả năng mới và chưa có tiền lệ, từ đó ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thế giới. Cuộc cách mạng đó có tác động to lớn đến nền hành chính Việt Nam nói chung và hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước nói riêng. Tính ưu việt của cuộc cách mạng đặt ra những yêu cầu cần đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng dịch vụ công trực tuyến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho bộ máy hành chính các cấp. Từ cuộc cách mạng, đòi hỏi mỗi công chức nhà nước cần học tập, nâng cao trình độ về công nghệ. Đồng thời, biết áp dụng và sử dụng thành thạo công nghệ vào hoạt động công vụ, qua đó bảo đảm giải quyết mọi thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác. Cùng với tác động tính cực, cuộc cách mạng 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Những đòi hỏi cao của cuộc cách mạng tạo ra áp lực lớn đối với đội ngũ công chức nhà nước, nhất là những công chức có tuổi, công chức ở vùng sâu, vùng xa với việc 86 học tập và sử dụng công nghệ trong thực thi công vụ. Đồng thời, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính từ việc áp dụng công nghệ cũng tạo áp lực đòi hỏi tinh giản biên chế, sắp xếp vị trí việc làm tinh gọn, hiệu quả, từ đó tác động đến tâm tư, tình cảm của một bộ phận lớn công chức nhà nước. 3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 3.2.1. Thành tựu và nguyên nhân 3.2.1.1. Thành tựu Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ với hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước Từ năm 2011 tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Ngày 8/5/2013 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành 2 kết luận số 63-KL/TW và Kết luận số 64-KL/TW về tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Ngày 17/4/2015 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, qua Nghị quyết đã xác định rõ các mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện việc tinh giản biên chế. Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 202-TB/TW, ngày 26/5/2015 với Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”. Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12-KL/TW ngày 22/3/2017 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ trên cở sở Quyết định 68-QĐ/TW Ngày 04-7-2007 của Bộ chính trị về “Ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử” và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban tổ chức Trung ương ban hành ngày 26-9-2007 về “Thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử”. Qua các quy định, hướng dẫn trên thể hiện tinh thần đổi mới quyết liệt của Đảng trong công tác quy hoạch, giới thiệu và bổ nhiệm cán bộ, công chức, qua đó tuyển chọn người có phẩm chất, năng lực bố trí vào các chức danh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. 87 Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ” [33, tr.79]. Ngày 07/10/2017, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 98-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ. Trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu; quan điểm, nguyên tắc; xác định rõ phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển; tiêu chuẩn, điều kiện; thẩm quyền, trách nhiệm; kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển; thời gian luân chuyển; nhận xét, đánh giá với cán bộ được luân chuyển; nguyên tắc bố trí cán bộ được luân chuyển; chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển; kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Ngày 25/10/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Qua Nghị quyết đã chỉ ra đặc điểm tình hình, nguyên nhân hạn chế, bất cập; quan điểm, mục tiêu chỉ đạo; đề xuất các nhiệm vụ chung, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với hệ thống tổ chức của Đảng, với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương, với chính quyền địa phương, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quần chúng. Ngày 19/12/2017 Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định này đã làm rõ ràng và chặt chẽ, sâu sắc về các nội dung quản lý cán bộ. Đồng thời, chỉ ra các khâu, các bước trong bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử với nhiều nội dung mới bổ sung phát triển so với Quy định 68 của Bộ Chính trị năm 2007. Những nội dung trong quy định đó làm cơ sở, tiền đề để các ban, bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy nghiên cứu và tổ chức thực hiện. Ngày 19/5/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Qua Nghị quyết, Trung ương đã chỉ ra 88 nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém; xác định quan điểm chỉ đạo và mục tiêu. Trên cơ sở đó, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược. Về Quốc hội: Ban hành Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008. Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012 ngày 23/11/2012. Về Chính phủ: Chính phủ đã ban hành nhiều các nghị định như: Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ban hành ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; ngày 08/5/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức làm căn cứ pháp lý để các bộ, ban ngành, các tỉnh thành đối chiếu triển khai thực hiện; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 36/2013/NĐ- CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức ngày 22/4/2013; ngày 20/11/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 110/2015/NĐ-CP, ngày 29/10/2015 sửa đổi Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức; Nghị định 117/2016/NĐ-CP, ngày 21/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 01/8/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 161/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. 89 Thông tư: Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ- CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành, ngày 25/01/1011. Thông tư số 08/2011/TT-BNV, ngày 02/6/2011 về hướng dẫn Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức do Bộ Nội vụ ban hành. Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, ngày 30/10/2012. Thông tư 05/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, ngày 25/6/2013. Thông tư 03/2015/TT-BNV sửa đổi điều 9 Thông tư 13/2010/TT-BNV Quy định về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, ngày 10/3/2015. Việc tuyển dụng công chức nhà nước đã được tiến hành một cách khách quan, chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Đã có sự phân cấp theo hướng gắn chặt giữa thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng, bảo đảm đơn vị sử dụng công chức là chủ thể trong quá trình tuyển dụng. Việc tuyển dụng đã sát với nhu cầu thực tế, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể. Trong tất cả các cơ quan, đơn vị đã và đang xây dựng vị trí việc làm, trên cơ sở đó có kế hoạch, phương án tuyển dụng công chức khoa học, phù hợp. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều đổi mới trong hình thức tuyển dụng, theo hướng thi tuyển và xét tuyển đặc cách. Trong thi tuyển, nội dung thi được tiến hành theo hướng vừa chuyên sâu, vừa toàn diện bao gồm: Môn kiến thức chung (hệ số 1), môn nghiệp vụ chuyên ngành (hệ số 2), môn phỏng vấn (hệ số 1) và hai môn điều kiện bắt buộc là ngoại ngữ, tin học. Trong xét tuyển, dựa vào kết quả học tập và thi phỏng vấn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Quá trình chấm thi đã được tiến hành khách quan, minh bạch, chính xác, không có các hiện tượng sai sót, tiêu cực xảy ra. Kết quả thi tuyển và xét tuyển được công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi 90 giấy báo điểm tới từng thí sinh. Thực hiện dân chủ, bảo đảm mọi thí sinh đều có quyền phúc khảo bài thi theo quy định. Quy định mới trong thi và xét tuyển bước đầu đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế và bất cập so với thời gian trước đây. Đồng thời, khắc phục được các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng xảy ra. Theo số liệu điều tra (phụ lục 2), đã có 66,66% công chức khi được hỏi trả lời rằng, cơ quan, đơn vị mình không có tiêu cực trong thi tuyển công chức. Số lượng đội ngũ công chức nhà nước. Đội ngũ công chức nhà nước đã có những bước phát triển, bảo đảm đủ về số lượng so với yêu cầu công việc. Qua các năm, số lượng đội ngũ công chức nhà nước luôn có sự biến động phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra. Theo số liệu tổng hợp của Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ (tại phụ lục 3), số lượng công chức nhà nước qua các năm về cơ bản là ổn định, năm 2011 là 323.268 người, trong đó khối Trung ương là 178.165 người, chiếm 55,11% và địa phương là 145.103 người (44,89%); năm 2012 tổng công chức là 355.989 người, trong đó Trung ương là 178.509 người, chiếm 49,31% và địa phương là 177.480 người (50,69%); năm 2013 tổng công chức cả nước là 325.868 người, trong đó Trung ương là 147.703 người (45,32%) và địa phương là 178.165 người (54,68%); năm 2014 là 320.189 người, Trung ương là 136.048 người (42,49%), địa phương là 184.141 người (57,51%); năm 2015 là 330.702 người, Trung ương là 134.635 người (40,71%) và địa phương là 196.667 (59,29%); năm 2016 là 326.420 người, Trung ương chiếm 132.317 (40,53%), địa phương là 194.103 (59,47%). Số lượng công chức nhà nước có sự phân chia đa dạng, phong phú có cả trong và ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo. Theo số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ (Phục vụ Hội nghị khảo sát, tọa đàm khoa học với Đoàn cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương), tính đến năm 2017 số lượng cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là: “323.349 người, đảng viên là 234.712 người, chiếm 72,59%; công chức không phải là đảng viên là 88.637 người, chiếm 27,41%; người dân tộc thiểu số có 24.031 người, chiếm 7,43%; tôn giáo có 4.684 người, chiếm 1,45%” [6, tr.1]. 91 Chất lượng đội ngũ công chức nhà nước. Chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước ngày càng được nâng cao theo cả chiều rộng và chiều sâu. Về phẩm chất đạo đức, tuyệt đại bộ phận công chức nhà nước có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, luôn an tâm tư tưởng công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Phần lớn họ luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Số đông công chức có thái độ, động cơ, tình cảm trong sáng với nghề nghiệp. Theo kết quả khảo sát (phụ lục 2), 90% công chức rất phấn khởi với nghề nghiệp đang làm. Đội ngũ công chức nhà nước phần đông có lối sống trong sạch, lành mạnh. Nhiều người trong số họ có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình cao. Thể hiện cho điều đó (tại phụ lục 2), khi được hỏi có tới 27,67% công chức thẳng thắn cho rằng, tại cơ quan mình công tác có hiện tượng tiêu cực trong thi tuyển công chức; có 30,33% trả lời việc bố trí, sử dụng công chức tại cơ quan, đơn vị mình công tác là không phù hợp. Năng lực công tác của đội ngũ công chức nhà nước cũng ngày càng được nâng cao. Phần đa đội ngũ công chức có trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và ngạch công chức phù hợp với công việc. Qua khảo sát, điều tra (phụ lục 2), trình độ học vấn của đội ngũ công chức đã có 90% có bằng đại học và sau đại học, trong khi dưới đại học chỉ là 10%; về trình độ lý luận chính trị, có 85% công chức có trình độ trung và cao cấp, sơ cấp chỉ là 15%; về ngạch công chức chuyên viên chính chiếm 29,33%, chuyên viên cao cấp đạt 4,34%. Theo số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, tháng 01/2013, tính tới ngày 31/12/2012: Về ngạch công chức có 2.180 người (0,7%) là chuyên viên cao cấp và tương đương, 29.534 người (10,0%) là chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương là 191.960 người (65,0%)... Trình độ chuyên môn của công chức cả nước: Tiến sĩ có 2.347 người (0,8%), thạc sĩ 19.136 người (6,5%), đại học 210.592 người (71,3%) Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân chính trị là 6.953 người (2,4%), cao cấp 39.639 người (13,4%), trung cấp là 93.982 người (31,8% [5, tr.11-12]. 92 Đội ngũ công chức nhà nước được được đào tạo với nhiều ngành nghề khác nhau, có kỹ năng nghề nghiệp tốt. Qua khảo sát (phụ lục 2), có 24% công chức có chuyên ngành đào tạo là kinh tế; xã hội là 22,67%; quản lý nhà nước là 5,66%; luật là 28,67%; kỹ thuật là 16% và quan hệ quốc tế là 3%. Về kỹ năng nghề nghiệp, đại bộ phận công chức đều có nhận thức tốt, thấy được sự cần thiết của các kỹ năng, qua đó tích cực học tập, trau dồi nâng cao trình độ mọi mặt. Theo khảo sát (phụ lục 2), 100% công chức khi được hỏi cho rằng, ngoại ngữ, vi tính, soạn thảo văn bản là những kỹ năng cần có ở mỗi công chức; 96,67% số người được hỏi nhận định sự cần thiết của kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc. Theo số liệu từ Báo cáo chuyên đề của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ, tính tới ngày 31/12/2012: Về trình độ tin học của công chức cả nước: Trung cấp trở lên là 9.485 người (3,2%), có chứng chỉ tin học là 210.126 người (71.1%)Về trình độ ngoại ngữ (tiếng anh): Đại học trở lên là 8.676 người chiếm 2,9%, có chứng chỉ A,B,C là 198.881 người (67,3%); Đại học các thứ tiếng khác là 1.659 người (0,6%), có chứng chỉ A,B,C các thứ tiếng khác là 6.869 người chiếm 2,3% [5, tr.12]. Việc tinh giản biên chế. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong tinh giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_doi_ngu_cong_chuc_tai_nuoc_ta_hien_nay_theo.pdf
Tài liệu liên quan