MỞ ĐẦU 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Giáo dục đại học ở nước ta. 5
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học. 5
1.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đào tạo cán bộ
quản lý, giáo viên, huấn luyện viên và hoạt động tập luyện ngoại
khóa Thể dục thể thao cho đối tượng học sinh, sinh viên các cấp. 7
1.1.3. Chất lượng đào tạo đại học. 8
1.1.4. Đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ. 10
1.2. Tự học. 12
1.2.1. Quan điểm về tự học. 12
1.2.2. Tự học trong giáo dục đại học. 15
1.3. Chương trình đào tạo đại học. 17
1.3.1. Những quy định chung về chương trình đào tạo. 17
1.3.2. Chương trình đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ. 19
1.4. Các khái niệm liên quan. 21
1.4.1. Khái niệm ngoại khóa Thể dục thể thao. 21
1.4.2. Khái niệm về trình độ chuyên môn. 28
1.5. Đào tạo môn chuyên sâu Thể dục tại Trường Đại học TDTT
Đà Nẵng. 29
1.5.1. Đặc điểm môn chuyên sâu Thể dục. 29
1.5.2. Phân loại Thể dục. 30
1.5.3. Đặc điểm cơ bản hoạt động ngoại khóa của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 33
1.5.4. Những yêu cầu chung khi xây dựng nội dung tập luyệnngoại khóa cho Sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 34
1.5.5. Cơ sở lý luận lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả nội dung
ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên
chuyên sâu Thể dục. 38
1.6. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 39
1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 39
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước. 43
CHưƠNG 2: ĐỐI TưỢNG, PHưƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU 50
2.1. Đối tượng nghiên cứu 50
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 50
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 50
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm. 51
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 51
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 52
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 55
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê. 56
2.3. Tổ chức nghiên cứu. 58
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu. 58
2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 58
CHưƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59
3.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 59
3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn
của sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 59
3.1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên CSTD. 70
3.1.3. Đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn của sinh viênchuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 76
3.1.4. Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với sinh viên
môn chuyên sâu Thể dục. 79
3.1.5. Sự cần thiết của việc tổ chức tập luyện ngoại khóa nâng cao
trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục. 86
3.1.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1. 88
3.2. Xây dựng nội dung tập luyện ngoại khóa cho sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 96
3.2.1. Cơ sở xây dựng nội dung tập luyện ngoại khóa cho
sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 96
3.2.2. Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên
môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục. 103
3.2.3. Xây dựng chương trình ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu
Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 105
3.2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu của mục tiêu 2. 106
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã
xây dựng cho sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. 112
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 112
3.3.2. Đánh giá hiệu quả nội dung tập luyện ngoại khóa nâng cao
trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD 114
3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu của mục tiêu 3. 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
1. Kết luận. 131
2. Kiến nghị. 132
3. Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có
liên quan đến luận án.
4. Tài liệu tham khảo
231 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu thể dục trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng - Đỗ Ngọc Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên sâu
Thể dục sau tốt nghiệp (n = 103)
STT Nội dung
Kết quả
n Tỉ lệ %
1 Giáo dục thể chất và TDTT trường học 70 67.96
2 TDTT quần chúng 15 14.56
3 Kinh doanh thể thao 03 2.91
4 Quản lý TDTT 02 1.94
5 Truyền thông, sự kiện thể thao 03 2.91
6 Huấn luyện thể thao 04 3.88
7 Làm việc không đúng chuyên môn 06 5.83
Tổng số 103 100
Phân tích kết quả ở bảng 3.21 cho thấy: Lĩnh vực GDTC và TDTT
trường học có nhiều cựu sinh viên CSTD làm việc, chiếm tỷ lệ là 67.96 %;
TD, thể thao quần chúng chiếm tỷ lệ là 14.56 %; các lĩnh vực khác chiếm tỷ
lệ ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có 5.83 % cựu sinh viên CSTD không tìm được việc
làm đúng chuyên môn. Như vậy, để tăng cơ hội tìm việc làm cho SV, CTĐT
môn CSTD và các nội dung ngoại khóa cần chú trọng, ưu tiên vào các lĩnh
vực GDTC, TDTT trường học và TDTT quần chúng.
3.1.4.4. Các nội dung môn chuyên sâu Thể dục được cựu sinh viên sử
dụng khi làm việc.
Để thấy được thực trạng sử dụng các nội dung cụ thể của môn TD trong
công tác, luận án tiếp tục tiến hành phỏng vấn 70 cựu sinh viên CSTD tham
gia giảng dạy/103 người.
Kết quả được trình bày trên bảng 3.22:
83
Bảng 3.22. Ý kiến phản hồi nội dung chuyên sâu Thể dục đƣợc sử dụng
trong công tác sau tốt nghiệp của cựu sinh viên (n = 70)
STT
Các nội dung môn chuyên sâu Thể
dục đƣợc sử dụng trong công tác
Số lƣợng Tỉ lệ%
I Nhóm TD phát triển chung
1 Các bài tập TD phát triển chung 70 100
2 Đội hình đội ngũ 57 81.43
3 TD đồng diễn 18 25.71
II Nhóm TD thi đấu
TD dụng cụ
4 Xà đơn 33 47.14
5 Xà kép 36 51.43
6 TD tự do 15 21.43
7 Nhảy chống 12 17.14
8 Xà lệch 04 5.71
9 Cầu thăng bằng 00 0.00
10 Vòng treo 00 0.00
11 Ngựa vòng 00 0.00
TD thẩm mỹ
12 TD Aerobic 52 74.29
13 TD cổ động 52 74.29
14 TD thể hình 24 34.29
15 Các nội dung khác 12 17.14
Phân tích kết quả ở bảng 3.22 cho thấy: Nội dung được sử dụng nhiều
trong giảng dạy như TD phát triển chung chiếm tỷ lệ là 100 %, Đội hình đội
ngũ chiếm tỷ lệ là 81.43 %; TD Aerobic hay TD cổ động cùng chiếm tỷ lệ là
74.29 %; các nội dung khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Vì vậy, cần ưu tiên tăng cường
thời lượng cho các nội dung này và xây dựng nội dung ngoại khóa cụ thể cho
84
SV tập luyện. Hơn nữa, các nội dung mới, hiện đại nhưng chưa được mọi
người biết đến nhiều cần cập nhật, bổ sung và tuyên truyền kịp thời để phát
triển, tạo thành phong trào sâu rộng không những ở trong lĩnh vực GDTC và
TDTT trường học mà còn được phổ biến ra toàn xã hội nhằm tăng cường sức
khỏe cho nhân dân, người lao động.
3.1.4. 5. Thực trạng đơn vị sử dụng lao động yêu cầu về các nội dung
cụ thể của môn Thể dục.
Đổi mới nội dung chương trình môn học theo thực tiễn nghề nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu về chuyên môn cho các đơn vị thuộc khu vực miền
Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời, xu thế đào tạo phải đáp ứng yêu
cầu của xã hội và SV dễ có cơ hội việc làm hơn khi tốt nghiệp ra trường. Vì
vậy, bộ môn TD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng có sự phối hợp, nghiên cứu
trong việc biên soạn, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình môn học với
các cơ sở đào tạo ngoài nhà trường như các trường Đại học TDTT, thăm dò
thông qua phỏng vấn SV đang theo học, SV đã tốt nghiệp. Đặc biệt là tìm
hiểu, điều tra các cơ quan tuyển dụng về việc sử dụng những nội dung môn
TD có phù hợp với thực tiễn ở địa phương, đơn vị.
Từ những vấn đề trên, ngoài việc tham khảo tài liệu chuyên môn, luận
án tiến hành tham khảo ý kiến các đơn vị tuyển dụng về việc yêu cầu các nội
dung cụ thể của môn TD, thông qua phỏng vấn lãnh đạo, phụ trách công tác
GDTC và TDTT trường học của các đơn vị này.
Kết quả trình bày ở bảng 3.23:
85
Bảng 3.23. Ý kiến phản hồi của đơn vị tuyển dụng về các nội dung
môn Thể dục (n = 26)
STT
Ý kiến phản hồi của đơn vị tuyển dụng về
các nội dung môn Thể dục
Số lƣợng Tỉ lệ%
I Nhóm TD phát triển chung
1 Các bài tập TD phát triển chung 26 100
2 Đội hình đội ngũ 23 88.46
3 TD đồng diễn 08 30.77
II Nhóm TD thi đấu
TD dụng cụ
4 Xà đơn 07 26.92
5 Xà kép 06 23.08
6 TD tự do 03 11.54
7 Nhảy chống 03 11.54
8 Xà lệch 03 11.54
9 Cầu thăng bằng 00 0.00
10 Vòng treo 00 0.00
11 Ngựa vòng 00 0.00
TD thẩm mỹ
12 TD Aerobic 23 88.46
13 TD cổ động 19 73.08
14 TD thể hình 09 34.62
15 Các nội dung khác 03 11.54
Phân tích kết quả bảng 3.23 cho thấy: Đơn vị tuyển dụng yêu cầu các
nội dung cụ thể của TD như bài tập TD phát triển chung chiếm tỷ lệ là 100 %;
TD Aerobic, Đội hình đội ngũ cùng chiếm tỷ lệ là 88.46 % hay TD cổ động
chiếm tỷ lệ là 73.08 %. Ngoài ra, các nội dung khác như TD đồng diễn, TD
thể hình cũng được sử dụng nhiều.
86
Tóm lại, cựu sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ra
trường chủ yếu làm việc ở các trường thuộc hệ thống giáo dục, điều đó thể
hiện tâm lý muốn được vào biên chế, ổn định công việc và nhu cầu tuyển
dụng của các trường ở khu vực miền Trung và Tây nguyên vẫn rất lớn. Sinh
viên CSTD chủ yếu sử dụng các bài tập TD phát triển chung, TD nhịp điệu,
Đội hình đội ngũ hay TD cổ động trong công việc, điều này hoàn toàn phù
hợp với ý kiến phản hồi của đơn vị tuyển dụng.
3.1.5. Sự cần thiết của việc tổ chức ngoại khóa nâng cao trình độ
chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục.
Ngoại khóa là một phần bắt buộc đối với hình thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, SV phải sử dụng các giờ tự học của từng học phần để chuẩn bị
kiến thức cần thiết cho giờ học chính khóa và các yêu cầu khác của GV. Thực
tế cho thấy, giờ học chính khóa và không chính khóa có mối liên hệ chặt chẽ,
kế thừa nhau, là hoạt động tiếp nối của quá trình đào tạo, đặc biệt là trong tập
luyện TDTT. Nhờ có giờ học chính khóa mà SV được tiếp thu lĩnh hội những
kiến thức cơ bản về môn thể thao chuyên sâu, những kỹ thuật động tác hiện
đại, tiên tiến, những nội dung, bài tập còn chưa hoàn thành, từ đó mới nảy
sinh vấn đề ngoại khóa để hoàn thiện hoặc nâng cao các kỹ năng đã được
trang bị trong giờ học chính khóa.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa rất quan trọng trong giáo dục đại học,
nhất là đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được áp dụng rộng rãi, giúp
cho SV bù đắp những thiếu sót về kiến thức, nâng cao kết quả học tập và trình
độ chuyên môn. Hơn nữa, còn có ý nghĩa rất lớn trong việc trang bị nhiều kỹ
năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng sống, là hành trang và đáp ứng yêu cầu
nghề nghiệp khi ra SV trường làm việc. Vì vậy, tổ chức hoạt động ngoại khóa
nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD là rất thiết thực.
Kết quả phỏng vấn sự cần thiết phải tổ chức ngoại khóa nâng cao trình
độ chuyên môn cho sinh viên CSTD được trình bày ở bảng 3.24:
Bảng 3.24. Ý kiến phản hồi của sinh viên về sự cần thiết của việc tổ
chức tập luyện ngoại khóa môn chuyên sâu thể dục (n = 72)
STT Câu hỏi Phƣơng án trả lời
Ý
kiến
Tỷ lệ
%
Điểm
TB
1
Ý nghĩa, vai trò của
tập luyện ngoại
khóa đối với kết
quả học tập môn
CSTD
Rất quan trọng 31 43.06
4.35
Quan trọng 36 50.00
Bình thường 04 5.56
Không quan trọng 01 1.39
Không có ý kiến 00 0.00
2
Sự cần thiết của
việc tập luyện
ngoại khóa đối với
việc nâng cao trình
độ chuyên môn
Rất cần thiết 32 44.44
4.34
Cần thiết 36 50.00
Bình thường 03 4.17
Không cần thiết 02 2.78
Không có ý kiến 00 0.00
3
Chỗ ở hiện nay có
thuận lợi cho việc
ngoại khoá môn
CSTD?
Rất thuận lợi 08 11.11
3.26
Thuận lợi 22 30.56
Bình thường 26 36.11
Không thuận lợi 13 18.06
Rất khó khăn 03 4.17
4
Theo anh (chị), có
cần thiết tổ chức
tập luyện ngoại
khóa CSTD không?
Rất cần thiết 24 33.33
4.19
Cần thiết 40 55.56
Bình thường 06 8.33
Không cần thiết 02 2.78
Không có ý kiến 00 0.00
5
Nếu tổ chức ngoại
khóa, anh (chị) có
tham gia không?
Rất sẵn sàng 45 62.50
4.32
Sẵn sàng 15 20.83
Bình thường 02 2.78
Còn suy nghĩ 10 13.89
Không tham gia 00 0.00
6
Việc tổ chức tập
luyện ngoại khóa
môn CSTD cần:
Rất cần người hướng dẫn 12 16.67
3.97
Cần hướng dẫn 50 69.44
Bình thường 06 8.33
Không cần người hướng dẫn 04 5.56
Rất không cần người hướng dẫn 00 0.00
87
Phân tích kết quả ở bảng 3.24 cho thấy: SV có quan điểm là ngoại khóa
có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với kết quả học tập môn CSTD, thể hiện phương
án trả lời tập trung vào mức độ quan trọng và rất quan trọng ở ngưỡng điểm
trung bình là 4.35 (ứng với thang đo Likert ở mức rất tốt).
Đồng thời, SV cho rằng tập luyện ngoại khóa có vai trò, ý nghĩa to lớn
đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn ở môn thể thao chuyên sâu, thể
hiện phương án trả lời tập trung vào mức độ cần thiết và rất cần thiết ở
ngưỡng điểm trung bình là 4.34 (ứng với thang đo Likert ở mức rất tốt).
Về chỗ ở có thuận lợi cho việc học tập hay không: Ý kiến phản hồi của
sinh viên CSTD chủ yếu tập trung vào phương án trả lời là thuận lợi và bình
thường ở ngưỡng điểm 3.26 (ứng với thang đo Likert ở mức trung bình). Như
vậy, nếu tổ chức ngoại khóa thì SV sẽ không bị ảnh hưởng bởi nơi ở.
Sinh viên CSTD đã nhận thức sâu sắc việc tổ chức ngoại khóa là rất
cần thiết với tỷ lệ đồng ý cao từ 33.33 % đến 55.56 % ở ngưỡng điểm trung
bình là 4.19 (ứng với thang đo Likert ở mức tốt).
Nếu bộ môn TD tổ chức ngoại khóa, số lượng sinh viên CSTD tham gia
với tỷ lệ là 62.50 % rất sẵn sàng và 20.83 % sẵn sàng ở ngưỡng điểm trung
bình là 4.32 (ứng với thang đo Likert ở mức rất tốt).
Việc tổ chức ngoại khóa, sinh viên CSTD đồng ý rất cần người hướng
dẫn chiếm tỷ lệ là 16.67 % và cần người hướng dẫn chiếm tỷ lệ là 69.44 %.
Các hình thức khác chiếm tỷ lệ ít hơn ở ngưỡng điểm trung bình là 3.97 (ứng
với thang đo Likert ở mức tốt).
Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu ở bảng 3.24 cho thấy: Sinh viên
CSTD cần có nội dung ngoại khóa và được tổ chức tập luyện bài bản, khoa
học. Bởi vì, SV đã nhận thấy được tập luyện có người hướng dẫn sẽ lĩnh hội
kiến thức nhanh hơn tập luyện tự phát, tránh được những sai lầm thường mắc,
gắn kết được giữa giờ học chính khóa và không chính khóa. Ngoài ra, thông
qua tổ chức ngoại khóa, SV còn được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng cường
88
tình cảm thầy trò, tình bạn bè trong môi trường tập luyện TDTT. Hơn nữa,
quá trình ngoại khóa cũng tác động không nhỏ tới giờ học chính khóa, các nội
dung tập luyện nảy sinh trong quá trình ngoại khóa lại được vận dụng trở lại
giờ học chính khóa để đào sâu thêm kiến thức, tạo nên hứng thú cho người
học, giúp cho GV có cái nhìn thực tế hơn về việc giảng dạy môn CSTD ở các
khóa tiếp theo, từ đó có phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
3.1.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1
3.1.6.1. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn của
sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Nếu như tác giả Ngô Thanh Hồng và cộng sự (2012): “Nghiên cứu ảnh
hưởng của giờ học ngoại khóa đến chất lượng học tập chuyên môn đối với
sinh viên năm thứ nhất-Trường Đại học TDTT Đà Nẵng” [34], Nguyễn Đức
Thành (2012) với luận án tiến sĩ: "Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức
hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên ở một số trường đại học ở thành
phố Hồ Chí Minh" [64], chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các nguyên nhân ảnh
hưởng tới hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV như là nhận thức về vai trò,
tác dụng của TDTT ngoại khóa và các điều kiện cơ bản đáp ứng cho hoạt
động TDTT ngoại khóa, thì luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới trình
độ chuyên môn của sinh viên CSTD, gồm có: Đội ngũ GV môn TD; đặc điểm
số lượng, giới tính của sinh viên CSTD; CTĐT và cơ sở vật chất phục vụ
công tác giảng dạy và học tập.
Đối với đội ngũ GV môn TD: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trình độ
chuyên môn của SV như CTĐT, cơ sở vật chất, hình thức đào tạo, môi trường
học tập, yếu tố xã hội, ngoại khóatrong đó, yếu tố người thầy rất quan
trọng. Đội ngũ GV với số lượng đầy đủ trình độ chuyên môn cao, dày dạn
kinh nghiệm giảng dạy sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của SV, giúp SV
tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nhanh và tập luyện chính khóa cũng như ngoại
89
khóa đúng phương pháp, đạt hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao trình độ
chuyên môn cho sinh viên CSTD không thể thiếu nhân tố người thầy.
Đối với sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng: Đặc điểm về
số lượng và giới tính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao trình độ
chuyên môn, bởi vì nó liên quan đến tâm sinh lý lứa tuổi. Hơn nữa, trong môn
TD, ý chí, động cơ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập được đề cao.
Đối với CTĐT môn CSTD theo hệ thống tín chỉ: Được thực hiện đúng
theo quy định của Bộ GD-ĐT. Việc đào tạo theo hình thức này làm cho thời
gian môn chuyên sâu rút ngắn, bắt buộc SV phải tự chuẩn bị trước để đảm
bảo giờ chính khóa được thực hiện tốt. Do đó, SV phải tích cực ngoại khóa để
đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo đang áp dụng.
Sinh viên CSTD thấy rằng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là
phù hợp với mình chiếm tỷ lệ là 59.72 % và có điểm trung bình là 4.04 (ứng
với thang đo chuẩn mức rất tốt). Tuy nhiên, về thời gian của CTĐT dành cho
môn chuyên sâu lại quá ít, không đủ để SV hoàn thiện các nội dung môn học
và nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn TD
tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng: Cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT được hiểu
là toàn bộ các phương tiện do đơn vị tạo ra để phục vụ giảng dạy, đào tạo. Do
TD có nhiều nội dung khác nhau, vì vậy cơ sở vật chất phục vụ môn học rất
phong phú như các dụng cụ xà đơn, xà kép, sân tập TD, nhà tập TDngoài
ra, còn có các dụng cụ để phát triển thể lực như máy tập, tạ nhỏđào tạo theo
hệ thống tín chỉ tăng cường tính tự học cho SV, cơ sở vật chất kỹ thuật của
nhà trường đầy đủ, hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng, không những giúp SV
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà còn tạo hứng thú, động cơ trong quá trình
ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo
chung của nhà trường.
90
3.1.6.2. Bàn luận về thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Đối với mức độ ngoại khóa: Sinh viên CSTD ngoại khóa 1 buổi/tuần
chiếm tỷ lệ 33,33 %; 2 buổi/tuần chiếm tỷ lệ 43,06 %. So sánh với nghiên cứu
của Nguyễn Đức Thành (2012) [64], mức độ sinh viên ở một số trường đại
học ở thành phố Hồ Chí Minh ngoại khóa 1 buổi/tuần chiếm tỷ lệ 30,50 %; 2
buổi/tuần chiếm tỷ lệ 23,40 %, cho thấy mức độ ngoại khóa của sinh viên
CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng chiếm tỷ lệ cao hơn.
Thời lượng ngoại khóa của sinh viên CSTD trong một buổi thường từ
45-60 phút/buổi chiếm tỷ lệ 58,33 %. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn
Đức Thành (2012) [64], thời lượng SV ở một số trường đại học ở thành phố
Hồ Chí Minh ngoại khóa < 60 phút chiếm tỷ lệ 63,90 %.
Thời điểm ngoại khóa của sinh viên CSTD thường diễn ra vào buổi
chiều, các thời điểm còn lại chiếm tỷ lệ ít hơn.
Địa điểm sinh viên CSTD ngoại khóa chủ yếu là nhà tập TD, các địa
điểm khác ngoại khóa ít hơn.
Sinh viên CSTD chủ yếu tiến hành ngoại khóa vào thời điểm cuối học
kỳ, như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập, vì tập luyện trong thời
gian ngắn làm cho quá trình tích lũy thể lực cũng như KNKX vận động chưa
có dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Nhiều khi, gần tới ngày kiểm tra SV mới
vội vàng tập những nội dung còn thiếu sót. Việc ôn lại những bài tập đã học ở
giờ chính khóa của SV có tích cực nhưng không tuân theo một quy luật nào
cả, chỉ mang tính chất ngẫu hứng, chưa thật sự tập trung và không có phương
pháp tập luyện cụ thể. Vì vậy, kết quả học tập ở môn CSTD của SV còn thấp,
trình độ chuyên môn chưa cao.
So sánh với công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Hồng (2012)
và các cộng sự: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giờ học ngoại khóa đến chất
lượng học tập chuyên môn đối với sinh viên năm thứ nhất-Trường Đại học
91
TDTT Đà Nẵng”, công trình nghiên cứu này đã đề cập đến mức độ ảnh hưởng
khi tập luyện ngoại khóa tới chất lượng học tập môn chuyên sâu [34]. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ảnh hưởng của giờ
học ngoại khóa đến chất lượng học tập chuyên môn của SV năm thứ nhất,
chưa có các nghiên cứu đi sâu về thực trạng thời gian, thời điểm, địa điểm
ngoại khóa của sinh viên CSTD.
3.1.6.3. Bàn luận về thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh
viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Sinh viên cho rằng ngoại khóa có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với kết quả
học tập môn CSTD và nâng cao trình độ chuyên môn.
Nam sinh viên CSTD ngoại khóa tập trung vào các môn có trong
chương trình môn TD như các nội dung của TD dụng cụ, TD cổ động, TD
Aerobic, đặc biệt là rèn luyện thể lực. Nữ sinh viên ngoại khóa: TD
Aerobic,TD cổ động, Dancersport và rèn luyện thể lực.
Đa số sinh viên CSTD hiểu được tầm quan trọng của ngoại khóa nhưng
việc lựa chọn các nội dung ngoại khóa, địa điểm, thời điểm, thời gian ngoại
khóa chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả tập luyện chưa cao. Vì
vậy, xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh
viên CSTD là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn TD,
đáp ứng được đòi hỏi chuyên môn nghề nghiệp cho SV khi ra trường.
3.1.6.4. Bàn luận về thực trạng trình độ chuyên môn của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Trình độ chuyên môn của sinh viên CSTD có thể hiểu là trình độ của
chuyên sâu được đào tạo, để có được trình độ chuyên môn tốt khi ra trường
làm việc, đòi hỏi SV phải có tay nghề vững vàng, khả năng nắm bắt chương
trình giảng dạy, làm chủ được kỹ năng thực hành môn chuyên sâu, có kỹ năng
sư phạm và nâng cao chất lượng các công việc liên quan. Các yếu tố chính
đánh giá trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD bao gồm: Năng lực vận
92
động chuyên môn; Năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng
dạy (Thực hành giáo án giảng dạy) và kết quả học tập môn CSTD;
Việc thực trạng trình độ chuyên môn của sinh viên CSTD Trường Đại
học TDTT Đà Nẵng chưa cao: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến, nguyên nhân
chủ quan như SV học tập không chăm chỉ, trình độ tiếp thu kém, ít đi ngoại
khóa, nguyên nhân khách quan như học phần sau khó hoặc dễ hơn học phần
trước, cách đánh giá không ổn định, GV đánh giá môn CSTD chủ yếu dựa
vào cảm tính. Tuy nhiên, theo các tài liệu chuyên môn và ý kiến chuyên gia,
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kết quả học tập không cao là do SV ít tham gia
ngoại khóa hoặc không có nội dung ngoại khóa khoa học. Vì vậy, để đạt được
năng lực thực hành môn chuyên sâu cao hơn, đòi hỏi sinh viên CSTD phải
tích cực ngoại khóa theo các nội dung được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng,
phù hợp với chương trình môn học của từng học kỳ.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có điểm chung với các nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Nho Dũng (2015) và cộng sự: “Đánh giá mức độ
thích ứng hoạt động học tập của sinh viên khóa đại học 7 Trường Đại học
TDTT Đà Nẵng khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, các tác giả đã
đánh giá thực tiễn mức độ thích ứng của SV Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
đối với học tập theo hệ thống tín chỉ về mặt hành động: Phần lớn SV thực
hiện các hành động theo học chế tín chỉ ở mức khá. Trong số các hành động
học tập, SV thực hiện tốt nhất hành động: Kiểm tra, đánh giá; học lý thuyết
trên lớp; tự học, tự nghiên cứu. SV thực hiện chưa tốt các hành động: Xây
dựng kế hoạch và xêmina [21].
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Stephens, L.J &
Schaben, L.A (2002), đã phát hiện ra rằng những SV đóng góp tích cực trong
các hoạt động ngoại khóa, khả năng có điểm trung bình học tập lớn hơn so với
những người không tham gia ngoại khóa [106].
93
Nikki Wilson (2009), trong đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa
đối với sinh viên” kết luận, sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa thường
được hưởng lợi và có nhiều cơ hội dành cho họ. Lợi ích của việc tham gia vào
các hoạt động ngoại khóa bao gồm có điểm tốt hơn, có điểm thi tiêu chuẩn
hóa cao hơn và trình độ học vấn cao hơn, đi học thường xuyên hơn và có một
tư duy cao hơn [105].
Tác giả Lam Hiu Fung, Euji (2011), “Tác động của các hoạt động ngoại
khóa đối với kết quả học tập và kỹ năng xã hội của sinh viên” đã chứng minh:
Hoạt động ngoại khóa rất quan trọng và có giá trị đối với SV, những SV tham
gia hoạt động ngoại khóa có lòng tự trọng, thành tích học tập, kỹ năng xã hội
và thành công hơn [100].
3.1.6.5. Bàn luận về thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với
sinh viên môn chuyên sâu Thể dục.
Nội dung chương trình của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào cũng cần
được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các ý kiến phản
hồi từ các nhà tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương hoặc cả nước. Đây cũng là yêu cầu bắt
buộc khi xây dựng, điều chỉnh, bổ sung CTĐT trong cơ sở giáo dục đại học.
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã có sự nghiên cứu, phối hợp với các
cơ sở đào tạo ngoài nhà trường, phỏng vấn các cơ quan tuyển dụng, SV đã tốt
nghiệp đi làm về việc sử dụng kiến thức đã học có phù hợp với thực tiễn ở địa
phương, cơ sở. Từ đó, nhà trường tiến hành chỉnh sửa, bổ sung nội dung
CTĐT, khuyến khích các đơn vị trực thuộc tổ chức ngoại khóa cho SV sao
cho sát với yêu cầu nghề nghiệp, nhất là đối với trường học các cấp, gắn đào
tạo với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực.
So sánh với nghiên cứu của tác giả Đinh Khánh Thu (2014) “Hiệu quả
thực tiễn của chương trình đào tạo sinh viên chuyên sâu Thể dục ngành học
GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” [67], cho thấy đơn vị thu hút được
94
nhiều sinh viên CSTD nhất là các CLB thể thao với 39.40%; xếp thứ 2 là các
trường Phổ thông và Cao đẳng, Đại học với tỉ lệ đạt 27.70%; SV làm công
nhân trong các công ty và nghề tự do chiếm khoảng 14% đến 15%; còn lại rải
rác nằm trong các cơ quan hành chính xã phường và lực lượng vũ trang chiếm
khoảng 4%. Đối với lĩnh vực thì TDTT quần chúng thu hút đông đảo SV tốt
nghiệp nhất với 41.50%, xếp thứ 2 là GDTC và TDTT trường học với
27.70%, có 8.50% SV đã đến với lĩnh vực kinh doanh về dụng cụ, máy móc,
trang thiết bị phòng tập, trang phục thể thao...tuy nhiên, vẫn còn 22.30% SV
không tìm được việc làm đúng chuyên môn.
Vì vậy, bổ sung điều chỉnh chương trình giảng dạy hay tăng cường
ngoại khóa các nội dung môn TD, giúp đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội.
Các nội dung TD khác do nhu cầu thực tiễn không nhiều, cần giảm bớt để
tránh lãnh phí công sức, thời gian đào tạo.
Tác giả Đinh Khánh Thu (2014), với nghiên cứu “Hiệu quả thực tiễn
của chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Thể dục ngành học GDTC
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” [67], công trình nghiên cứu này có những
điểm chung với luận án về các nội dung cụ thể của TD được các đơn vị sử
dụng trong giảng dạy và huấn luyện. Như TD dụng cụ, TD thực dụng, TD cổ
động hiện nay SV không sử dụng hoặc ứng dụng rất hạn chế trong công tác
chỉ chiếm từ 1.50% đến 9.20%. Ngược lại, những môn mới phát triển những
năm gần đây như TD thể hình, Fitness và TD Aerobic lại được SV tích cực
tham gia giảng dạy và hướng dẫn chiếm tỷ lệ từ 18.50 đến 40 %.
3.1.6.6. Bàn luận về sự cần thiết của việc tổ chức tập luyện ngoại khóa
nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục.
Hoạt động chuẩn bị trước giờ lên lớp chính khóa rất quan trọng, hỗ trợ
đắc lực cho hoạt động dạy và học trên lớp, bởi vì thời gian buổi học chính
khóa chỉ có giới hạn trong khi còn phải giải quyết rất nhiều nội dung khác
nhau. Trong giờ học chính khóa, GV chỉ có thể giải quyết được các nhiệm vụ
95
cơ bản của giờ học, GV khó có thể đi sâu vào giảng dạy chi tiết hay cung cấp
những KNKX ngoài sách giáo khoa nếu SV không chịu khó chuẩn bị tập
luyện từ trước. Vì vậy, việc chuẩn bị trước giờ lên lớp của SV TDTT nếu
được tổ chức, hướng dẫn thì sẽ đạt được hiệu quả cao, gắn được với các nội
dung giảng dạy trong chương trình chính khóa, giải quyết được nhiều nhiệm
vụ mà giờ học chính khóa chưa có đủ thời gian để giải quyết.
Có nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp, nội dung tăng cường
cho giờ học ngoại khóa như tác giả Lê Huy Hà (2010):“Nghiên cứu giải pháp
tăng cường ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả môn giáo dục thể chất cho
sinh viên khoa Thể dục thể thao Trường Đại học Quy Nhơn” đã đánh giá thực
trạng hoạt động ngoại khóa và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy, học tập môn GDTC cho SV Trường Đại học Quy Nhơn tỉnh Bình
Định [26]. Nguyễn Duy Hùng (2012): “Đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng giờ tự học và tập luyện ngoại khóa các học phần giáo dục thể chất cho
sinh viên Trường Đại học Hồng Đức”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
này chỉ dừng lại ở việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giờ học ngoại
khóa cho SV không thuộc chuyên sâu môn TD chứ chưa đề cập đến việc xây
dựng nội dung ngoại khóa cho sinh viên CSTD.
Từ các vấn đề trên cho thấy, để đào tạo theo hệ thống tín chỉ có hiệu
qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_xay_dung_noi_dung_ngoai_khoa_nang_cao_trinh_do_chuye.pdf