Luận án Y tế phương Tây ở Bắc kỳ từ năm 1873 đến năm 1945

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

8

1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 1873 -

1945

8

1.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây 12

1.2.1. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Việt Nam 12

1.2.2. Các nghiên cứu về y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 19

1.3. Những nội dung luận án kế thừa 21

1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết 21

2. CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ

TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1918

24

2.1. Bối cảnh hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 24

2.1.1. Tập quán chữa bệnh theo y học cổ truyền của người Việt 25

2.1.2. Cơ sở hình thành y tế phương Tây ở Bắc Kỳ 25

2.1.2.1. Nhu cầu thành lập các cơ sở y tế của Pháp ở Bắc Kỳ 25

2.1.2.2. Chủ trương của thực dân Pháp đối với vấn đề y tế 27

2.2. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1902 33

2.2.1. Các loại hình cơ sở y tế 33

2.2.2. Đội ngũ nhân viên y tế 36

2.2.3. Thuốc và phương pháp chữa trị 38

2.2.4. Kết quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh 40

2.3. Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1902 đến năm 1918 41

2.3.1. Các cơ sở khám chữa bệnh 41

2.3.2. Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và phòng dịch 50

2.3.3. Đội ngũ nhân viên y tế 51

2.3.4.Thuốc Tây, việc tuyên truyền Tây y 55

2.3.5. Kết quả khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 56

Tiểu kết chương 2 59

3. CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở 60

pdf185 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Y tế phương Tây ở Bắc kỳ từ năm 1873 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến 27/4/1922: 4 người; từ 28/4/1922 đến 15/5/1922: 3 người; từ 16/5/1922 đến 27/6/1922: 1 người; từ 28/6/1922 đến 31/12/1922: 1 người [90]. Khi nhắc tới viện Pasteur Hà Nội, không thể không kể đến những nhà Pasteur Noël Bernard, Bablet, M.Autret, J.Dodero, Mesnard, Bruneau, Joyeux Bablet, Bubert Mameffe, Morin, Latste, Dorolle [217] Trong các năm 1919- 1922, tiếp nối bác sĩ A.Yersin, ông là giám đốc viện Pasteur Sài Gòn. Từ năm 1923 đến năm 1925, ông được bầu là người uỷ nhiệm của viện Pasteur Paris tại Đông Dương và tiếp tục là giám đốc các viện Pasteur Sài Gòn và Nha Trang. Năm 1925, ông thành lập và phụ trách hoạt động xuất bản cho Trung tâm lưu trữ của các viện Pasteur Đông Dương. Trong những năm 1925-1926, theo chỉ thị của viện Pasteur Paris, ông đã tiến hành tái tổ chức lại các viện Pasteur Đông Dương và lập ra viện Pasteur Hà Nội. Đầu những năm 1920, tỷ lệ bác sĩ người Âu trên tổng số dân vẫn còn rất thấp, cứ 600 dân Đông Dương mới có một bác sĩ Pháp [186]. Tình trạng thiếu hụt bác sĩ người Âu cũng diễn ra phổ biến tại các thuộc địa khác của Pháp trên toàn thế giới. Năm 1929, Algérie cũng chỉ có 679 bác sĩ người Âu, Maroc có 4 triệu dân nhưng cũng chỉ có 143 bác sĩ người Âu, Tây Phi là nơi có đông người Âu sinh sống nhất cũng chỉ có 156 bác sĩ người Âu cho tổng số 13 triệu dân, Madagascar chỉ có 40 bác sĩ. Đông Dương là xứ có tỷ lệ bác sĩ người Âu gần như ít nhất khi chỉ có 111 bác sĩ người Âu trên tổng số 20 triệu dân toàn Liên bang. Trong khi đó tại Pháp, có 24.000 bác sĩ phục vụ cho 40 triệu dân [170]. Nhân sự cấp thứ: Y tá người Âu là những người giúp việc cho các bác sĩ người Âu trong hoạt động chuyên môn của các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ. Số lượng y tá người Âu làm việc trong các cơ sở y tế Bắc Kỳ các năm từ 1922, 1929 là 13 y tá (1922); 21 y tá (13 y tá nam, 08 y tá nữ) (1929) [147; tr.100]. Năm 1922, bệnh viện bản xứ Kiến An có 9 viên chức người Âu gồm 2 người của giáo đoàn, 7 viên chức y tế thông thường [90]; bệnh viện De Lanessance có 21 viên chức hành chính và các loại khác, gồm 01 người của giáo đoàn, 11 nhân viên y tế nam, 09 nhân viên y tế nữ 77 [93]; bệnh viện Quảng Yên có 9 viên chức người Âu gồm 2 người của giáo đoàn, 07 viên chức thông thường [90]. 3.2.5.2.Nhân viên y tế người bản xứ Nhân viên y tế người bản xứ làm việc trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai đã trở thành một đội ngũ đông đảo gồm các y-bác sĩ Đông Dương, dược sĩ Đông Dương, trợ lý bác sĩ, trợ lý dược sĩ, y tá, bà đỡ-bà mụ, cùng các nhân sự khác. Y-Bác sĩ, dược sĩ bản xứ: Ngay từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi số lượng bác sĩ người Âu ngày càng giảm đi, chính quyền thuộc địa đã phải xem xét đến khả năng tăng cường thêm số lượng bác sĩ bản xứ và giao cho họ nhiều quyền hơn trước như kê đơn thuốc, sự tự chủ trong hoạt động chuyên môn. Cũng vào lúc này, hoạt động đào tạo nghề y cho người bản xứ đã được đẩy mạnh lên một nấc thang mới. Bắt đầu từ năm 1923, chương trình bác sĩ y khoa được áp dụng, có thêm ngạch mới là y sĩ Đông Dương (những sinh viên có bằng tú tài bản xứ) và bác sĩ y khoa Pháp (những sinh viên có bằng tú tài Pháp), và trường Y Đông Dương dần tiến tới trở thành cao đẳng y khoa thì vị trí nghề nghiệp của bác sĩ bản xứ ngày càng được nâng cao hơn trước. Vì vậy, vào những năm 20 của thế kỷ XX, số lượng các bác sĩ bản xứ làm việc trong các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ ngày càng tăng lên [10; tr.183]. Năm 1922, Bắc Kỳ có 33 trợ lý bác sĩ, 08 trợ lý dược sĩ làm việc trong các cơ sở y tế của Cơ quan Hỗ trợ y tế [52; tr.32], trong đó bệnh viện bản xứ Kiến An dao động từ 1-3 người [90]. Năm 1929, Bắc Kỳ có 07 bác sĩ Đông Dương, 49 y sĩ Đông Dương, 15 dược sĩ Đông Dương [147; tr.100]. Năm 1926, các bác sĩ bản xứ được “phái đi từng làng, lưu lại ở phủ lỵ hay huyện lỵ nào mà đi tới, độ ba tháng để cho dân gian đến, thăm bệnh mà chủng đậu”. Từ năm 1921, nhà nước đã cấp phép cho các bác sĩ bản xứ được hành nghề tự do. Trong những năm 1920, nhiều bác sĩ bản xứ đã gia nhập Hội Ái hữu các bác sĩ phụ tá để đòi có nhiều quyền và sự tự chủ hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp [10; tr.185]. Về phần các dược sĩ Việt Nam, nếu tốt nghiệp Dược sĩ đại học (Dược sĩ hạng nhất) ở các trường đại học của Pháp (trước năm 1934) hay ở Hà Nội (sau năm 1934) thì không làm việc ở các bệnh viện. Các dược sĩ hạng nhất sẽ thiên về xu hướng mở hiệu thuốc Tây ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn vì cơ sở vật chất tốt cho nghề nghiệp. Các dược sĩ trung học (dược sĩ Đông Dương) phụ trách chủ nhiệm khoa Dược tại các bệnh viện của thành phố lớn. Tại các tỉnh nhỏ, bệnh viện, công tác dược được giao cho các y tá phụ trách. Tuy nhiên, trong chính quyền thực dân Pháp không chủ trương đào tạo dược tá (préparateur de pharmacie) cho người bản xứ [23; tr.95]. 78 Cho đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nhân viên y tế người Việt làm việc trong các cơ sở y tế ở Đông Dương vẫn bị phân biệt đối xử so với các đồng nghiệp người Pháp. Từ hai nghị định ngày 20-5-1926 và 28-8-1926 của Toàn quyền Varen, sự bất bình đẳng trong cách gọi tên nghề nghiệp giữa người Pháp và người Việt mới bắt đầu được bãi bỏ. Từ năm 1928, ngành Y tế Đông Dương không còn sử dụng khái niệm médecin auxiliare mà thay vào đó là médecin Indochinois-y sĩ Đông Dương [52; tr.32]. Thậm chí, tại những buổi họp chuyên môn, các bác sĩ người Pháp chỉ nói chuyện với nhau trong khi những người Việt Nam thì đứng ra một góc. Bác sĩ người Pháp còn yêu cầu một số nữ bác sĩ bản xứ phải mặc váy cho giống người Pháp. Họ cho rằng nữ bác sĩ người Việt phải mặc váy thì mới có thể có được sự kính trọng và bình đẳng với người Pháp. Bên cạnh đó là những chênh lệch về tiền lương, thù lao giữa các bác sĩ Pháp-Việt, sự kỳ thị trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân người bản xứ. Sự phân biệt đối xử: bác sĩ Pháp hưởng lương cao gấp 4-5 lần so với đồng nghiệp người Việt, cứ 2 năm 1 lần đưa vợ con về Pháp nghỉ dưỡng 2-3 tháng [23; tr.102]. Bà đỡ bản xứ: Số lượng các bà đỡ bản xứ làm việc tại các cơ sở y tế của Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ là 40 bà đỡ (1922) [52; tr.32] tăng lên thành 86 (1929) [147]. Tháng 12-1926, bệnh viện bản xứ Hải Phòng có 01 bà đỡ chính thức hạng 3 Nguyễn Thị Vinh [96]. Ban đầu, nhà nước thực dân khuyến khích sản phụ bản xứ sinh nở tại các bệnh viện, nhà hộ sinh hoặc dưới sự hướng dẫn của các bà đỡ Tây học, nhất là các đô thị và thành phố. Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, số lượng các nhà hộ sinh và bà đỡ vẫn còn quá ít ỏi. Muốn tăng cường số lượng bà đỡ nông thôn thì phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho các bà hộ sinh ở nông thôn tại các bệnh viện lớn. “Những người y thuộc hay hộ sinh thì sẽ luyện ở các nhà thương tỉnh. Trong khi tập việc ở đó thì lương các làng phải chịu, và muốn cho dễ có người đương chức ấy thì không cần bắt những người y thuộc hay hộ sinh phải biết chữ tây, tiếng tây vì biết cũng không ích lợi gì” [2]. Theo cách đó thì “nhà nước đỡ tốn tiền lập những nhà phát thuốc và những nhà đỡ đẻ mà người y thuộc hay hộ sinh trông coi toàn người xa lạ mà những bệnh nhân ít người đến” [2]. Tuy nhiên, càng ngày sản phụ Việt không mặn mà với việc sinh nở tại bệnh viện hoặc dưới sự hướng dẫn của các bà đỡ Tây học vì khác biệt trong quan niệm sinh nở, chăm sóc em bé và những tư duy kiêng cữ của người Việt, chi phí sinh nở tại các bệnh viện hoặc từ dịch vụ của các bà đỡ Tây học khá đắt đỏ. Vì vậy, từ cuối những năm 1920 trở đi, nhiều sản phụ bản xứ, nhất là tại các vùng nông thôn không mặn mà với bệnh viện mà muốn quay lại cách thức sinh nở dưới sự hướng dẫn của các bà mụ vườn, bà mụ truyền thống. Nhận thấy điều đó, chính quyền thực dân từng 79 bước khôi phục vai trò của các bà mụ truyền thống ở các vùng nông thôn Bắc Kỳ, nhất là từ năm 1927, đồng thời với nghị định số 1156A của Toà Công sứ Bắc Kỳ ngày 21/3/1927 và hai thông tư hướng dẫn thực hiện về y tế dự phòng ở nông thôn Bắc Kỳ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu đối với các bà đỡ đẻ tự do ở nông thôn, đối với hộ sinh, y tá; việc tiêm chủng và đảm bảo vệ sinh chung [145]. Từ đó, chính quyền thực dân khuyến khích và hỗ trợ những hoạt động của bà mụ truyền thống đã qua đào tạo ở địa phương. Bất kể bà mụ nào hiểu biết về địa phương đều có thể tham gia chương trình đào tạo của nhà nước. Những bà mụ này được đào tạo các kĩ thuật tiệt trùng, đỡ đẻ vệ sinh, xử lý hậu sản, phá thai, chống nhiễm trùng, tiêm chủng-vắc xin, tắm cho trẻ con tại nhà hộ sinh tỉnh. Chương trình học gồm sơ lược về vệ sinh thai sản, chẩn đoán thai nghén, tiêm phòng một số bệnh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh như uốn ván, bạch cầu, ho gà..., thực tập ở bệnh viện tỉnh về những môn đã học, chủ yếu là cách đỡ đẻ theo phương pháp khoa học, sử dụng những dụng cụ y tế trong đỡ đẻ như dao kéo, bông băng, thuốc sát trùng Sau khi được đào tạo, những bà mụ này được cấp dụng cụ y tế và thuốc men, quay lại làm việc tại chính địa phương của họ. Ngoài việc đỡ đẻ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em lúc sơ sinh, các bà mụ còn phụ trách việc tiêm chủng ngừa các bệnh ở trẻ sơ sinh, trong đó có bệnh đậu mùa tại chính nhà của các em bé này. Các bà mụ được chính các bác sĩ của tỉnh kiểm tra về chuyên môn. Các bà mụ vườn được đào tạo theo phương pháp đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh theo những kiến thức y khoa phương Tây nhưng lại là những người bản địa, am hiểu văn hóa, phong tục truyền thống, những luật lệ kiêng cữ, tâm lý và nếp nghĩ của sản phụ Việt. Vì vậy, các bà mụ vườn được đào tạo ngày càng tỏ rõ vai trò tích cực trong hoạt động sản khoa, nhất là tại các vùng nông thôn Bắc Kỳ, với số lượng bà mụ vườn ngày càng tăng. Năm 1927, tỉnh Thái Bình đã đào tạo được 17 bà mụ, năm 1928 là 10, năm 1929 là 20 [37]. Từ năm 1927, một số huyện xã của tỉnh Bắc Giang đã cử người có bằng sơ học yếu lược về bệnh viện tỉnh học lớp hộ sinh sơ cấp trong 3 tháng. Những người này sau khi tốt nghiệp sẽ làm các “bà mụ” đỡ đẻ. Năm 1927, Bắc Giang có 20 bà mụ. Như vậy số lượng bà mụ truyền thống tại mỗi tỉnh còn quá ít so với nhu cầu đỡ đẻ và chăm sóc bà mẹ trẻ em cho người dân bản xứ. Tuy nhiên từ khi khôi phục vai trò của các bà mụ bản xứ, việc sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bắc Kỳ trở nên hiện đại, hợp vệ sinh và an toàn cho sức khỏe bà mẹ trẻ em nhưng vẫn đảm bảo những yếu tố văn hóa, tập tục truyến thống của người Việt. Y tá bản xứ: Năm 1920, Giám đốc Sở y tế Thái Bình cho tổ chức một đội y tế lưu động gồm một y tá làm trưởng đoàn phụ trách chung, một y tá phụ trách chuyên môn khám và điều trị, 1 hoặc 2 hộ lý giúp việc mang xách thuốc men. Đội y tế lưu động này 80 chủ yếu về những xã ở xa các tổ chức y tế cơ sở huyện để khám điều trị và tổ chức tuyên truyền về vệ sinh, phòng một số bệnh phổ biến như đau mắt hột, sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, bệnh dại Đội ở lại mỗi xã từ 3 đến 5 ngày. Đội y tế lưu động chỉ hoạt động đến năm 1927 thì chấm dứt [37]. Năm 1922, số y tá bản xứ hoạt động trong các cơ sở y tế của Cơ quan Hỗ trợ y tế ở Bắc Kỳ là 202 người, đến năm 1929 con số này đã là 359 người (290 nam và 69 nữ) [147; tr.100]. Tháng 12-1926, bệnh viện Hải Phòng có 3 y tá bản xứ là Hồ Đức Phổ (y tá trưởng hạng 2), Nguyễn Văn Đàm (y tá trưởng hạng 2), Hoàng Văn Khang (y tá trưởng hạng 2) [96]. Các nhân sự khác: Năm 1922, bệnh viện De Lanessance có 128 nhân viên y tế người bản xứ, trong đó 01 người của giáo đoàn, 116 viên chức nam, 11 viên chức nữ [93]; bệnh viện Quảng Yên có 55 viên chức người bản xứ [90]. 3.2.6. Thuốc Tây Ngày 23-11-1923, Phủ Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về việc lập ra ở Bắc Kỳ một Trung tâm dược của Cơ quan Hỗ trợ y tế [162; tr.2543]. Điều này chứng tỏ ngành Tây dược ở Bắc Kỳ đã được tổ chức theo kiểu hành chính, bài bản và độc lập hơn so với những giai đoạn trước đó. Nghị định ngày 31-1-1925 quy định 3 điểm về ngành dược ở Đông Dương như sau: Điều khoản 1: phải được 25 tuổi tròn và được phép của Chính phủ mới được phép mở hiệu thuốc trên toàn cõi Đông Dương; Điều khoản 3: Những dược sĩ bản xứ muốn mở hiệu thuốc thì chỉ được mở tại một địa điểm với khoảng cách là 15km của một dược sĩ có bằng đại học. Nhưng nếu người dược sĩ bản xứ đã mở hiệu thuốc trước thì người Dược sĩ đại học không có quyền bắt người dược sĩ bản xứ phải tôn trọng cự ly 15 km; Điều 6: Các đại lý thuốc Tây có cửa hiệu trong chu vi 10 km phải biến đi khi có một dược sĩ mới đến mở hiệu thuốc (dược sĩ Đông Dương hay dược sĩ hạng nhất). Những quy định này thể hiện sự phân biệt giữa người Pháp và người Việt dù trình độ người Việt không thua kém người Pháp, còn trong nội bộ người Việt là sự phân biệt giữa Dược sĩ đại học và Dược sĩ trung học, giữa dược sĩ và các đại lý thuốc Tây [23; tr.103-104]. Số lượng các cơ sở Tây dược ở Việt Nam và Bắc Kỳ vào lúc này đã nhiều hơn trước. Tính đến năm 1925, các dược sĩ Pháp đã có khoảng 20 cửa hàng dược trên toàn lãnh thổ Đông Dương, trong đó có 5 hoặc 6 cơ sở ở Bắc Kỳ, chủ yếu tại các thành phố [157; tr.129]. Việc phân phối thuốc Tây tại các tỉnh nhỏ, thị xã, thị trấn đều do các Đại lý thuốc Tây (Dépositaires de pharmacie) đảm nhiệm. Người của Đại lý thuốc Tây không được đào tạo bài bản về dược khoa, họ chỉ cần phải trải qua một bài kiểm tra chính tả tiếng Pháp tương đương trình độ học sinh sơ đẳng, có bằng tiểu học, hai môn thi nhận xét 20 vị thuốc thông thường, một cuộc vấn đáp liên quan đến Tây dược (liều lượng, 81 nồng độ, hàm lượng, cách dùng) [23; tr.95]. Tại các trạm xá ở các huyện, y tá trưởng phụ trách giữ thuốc và cấp phát thuốc, nhưng cũng chỉ là các loại thuốc thông thường. Điều đó chứng tỏ trên thực tế người dân không thực sự được quan tâm nhiều đến vấn đề cung cấp thuốc. Một số hiệu thuốc Tây lớn được lập ra ở giai đoạn trước đến nay vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển hơn về quy mô, chức năng. Bên cạnh việc buôn bán thuốc Tây, dụng cụ y tế và hóa chất, hiệu thuốc Chassagne còn giới thiệu sách thuốc “Sản dục chỉ nam” của y sĩ Bắc Kỳ Nguyễn Văn Luyện, cuốn sổ tay viết về việc nuôi dạy trẻ em được xuất bản năm 1925 [10; tr.190]. Chassagne cũng là nhà sáng lập và điều hành tờ Vệ sinh báo, một tạp chí y tế phổ biến ở Hà Nội lúc bấy giờ. Nói về thuốc Tây, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã bàn luận trên Vệ sinh báo tháng 5-1929 bằng một bài viết có nhan đề là “Thuốc tây và thuốc ta”, trong đó có đoạn viết: “Tây y sử dụng nhiều thuốc chữa bệnh không thấy có trong dược điển của chúng ta Các nhà khoa học của chúng ta phải tập trung phân sự hiệu nghiệm của các thuốc chữa bệnh của chúng ta theo phương pháp thực nghiệm của phương Tây Việc dùng các thuốc chữa bệnh của Tây ngày càng tăng song chúng ta không thể bỏ qua một bên những thuốc chữa bệnh mà chúng ta đã thừa kế” [10; tr.177]. 3.3.Tình hình khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh 3.3.1. Số người được khám và chữa bệnh. Tình hình khám chữa bệnh cho người bản xứ trong các cơ sở của cứu trợ y tế ở Bắc Kỳ các năm 1922-1929 là như sau: Bảng 3.2: Tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân bản xứ ở Bắc Kỳ 1922-1929. 1922 1923 1924 1925 1926 1927 1928 1929 Số người nhập viện 44.800 47.400 47.400 59.700 54.200 79.000 63.200 61.800 Số ngày chữa bệnh 726.000 739.000 797.000 841.000 823.000 929.000 868.000 847.000 Số lượt được khám 436.000 515.000 569.000 580.000 625.000 614.000 699.000 692.000 Số lượt yêu cầu khám 875.000 1.005.000 1.007.000 1.104.00 0 1.178.00 0 1.032.000 1.187.000 1.196.000 Nguồn: Annuaire statistique de l’Indochine 1923-1929, tập 2, Hà Nội, IDEO, 1931, tr.101. Có thể biểu đồ hoá các số liệu về tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở Bắc Kỳ từ năm 1922 đến năm 1929 qua biểu đồ dưới đây: 82 Biểu đồ: Khám chữa bệnh cho bệnh nhân bản xứ ở Bắc Kỳ 1922-1929. Những số liệu trên đây cho thấy sự phát triển trong hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở Bắc Kỳ từ năm 1922 đến năm 1929, với sự tăng trưởng của số lượt người được khám, yêu cầu khám, số người chữa bệnh và số ngày khám chữa bệnh. Trong đó sự phát triển mạnh mẽ nhất là từ năm 1925 trở đi. Trong xu thế chung đó, tình hình khám chữa bệnh tại các bệnh viện bản xứ tại các tỉnh Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, bệnh viện De Lanessance, bệnh viện Bảo hộ bản xứ, viện Radium Đông Dương cũng ghi nhận những số liệu tăng trưởng đáng kể. Trong các năm 1920-1925, tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện bản xứ Kiến An là như sau: Số bệnh nhân bản xứ có mặt tại bệnh viện bản xứ Kiến An tính đến ngày 1-1-1920 là 15 người, số người nhập viện trong năm: 540 người, số người được chữa khỏi: 391 người, số người được cải thiện tình trạng sức khỏe: 81 người, số bệnh 83 nhân mà tình trạng bệnh không chuyển biến: 4 người, số bệnh nhân tử vong: 48 người, số lượng bệnh nhân bản xứ chữa bệnh miễn phí: 555 người, số bệnh nhân còn nằm viện tính đến ngày 31-12-1920: 18 người [97]. Năm 1921, số bệnh nhân có mặt từ ngày 1-1 là 12 người, số bệnh nhân nhập viện trong năm 1921 là 444 người, số bệnh nhân chữa khỏi là: 426 người, số bệnh nhân tử vong là 27 người, số bệnh nhân còn nằm viện đến ngày 31-12-1921 là 14 người. Năm 1922, số bệnh nhân có mặt từ ngày 1-1 là 14 người, số bệnh nhân nhập viện trong năm 1922 là 352 người, số người được chữa khỏi là 340, số tử vong là 10, số bệnh nhân còn nằm viện tính đến ngày 31-12-1922 là 16 người, số người bản xứ được chữa miễn phí: 297, số lượng lính bản xứ được chữa: 55. Các con số tương ứng về tình hình bệnh nhân bản xứ tại bệnh viện bản xứ Kiến An từ năm 1923 đến năm 1925 là như sau: số bệnh nhân có mặt đến ngày 1-1 của các năm là 17 (1923), 24 (1924) và 10 (1925); số bệnh nhân nhập viện của từng năm là 370 (1923), 401 (1924) và 400 (1925); số người được chữa khỏi là 337 (1923), 290 (1924) và 273 (1925); số bệnh nhân tử vong là 25 (1923), 25 (1924) và 21 (1925); số bệnh nhân còn nằm viện tính đến ngày 31-12 của các năm là 25 (1923), 10 (1924) và 16 (1925); số người bản xứ được chữa miễn phí là 372 (1923), 354 (1925); số lượng lính bản xứ được chữa là 15 (1923) và 54 (1925), số viên chức bản xứ được chữa là 02 (1925) [97]. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện De Lanessance năm 1922 là như sau: Số người còn nằm viện đến ngày 1-1-1922 là 94 người (người Âu: 36, người bản xứ: 58), số người nhập viện trong năm là 1.896 người (người Âu: 1095, người bản xứ: 800, người Hoa: 01), số người được chữa khỏi hoặc cải thiện tình trạng bệnh là 1.813 người (người Âu: 1.042, người bản xứ: 770, người Hoa: 01), số người chết là 42 (người Âu: 16, người bản xứ: 26), số người còn nằm viện đến ngày 31-12-1922 là 145 người (người Âu: 83, người bản xứ: 62). Số người được chữa bệnh trong năm 1922 là 2.000 người, trong đó có 1.041 người Âu (sĩ quan: 783, viên chức: 263, bệnh nhân loại thông thường phải trả tiền: 95) và 859 người bản xứ (sĩ quan: 730, viên chức: 129). Số ngày chữa bệnh trung bình của một bệnh nhân: 12.8 ngày [93]. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Hải Phòng cũng được thể hiện chi tiết trong bảng thống kê dưới đây: Bảng 3.3: Hoạt động của bệnh viện Hải Phòng 1919-1922. Năm Chữa bệnh Ra viện Chết Còn nằm viện 1919 1037 949 46 42 1920 1362 1270 48 44 1921 917 857 31 29 1922 1203 1131 20 52 Nguồn: Rapport annuel de 1922 de l’hôpital de Haiphong sur les malades traités du service de santé des Troupes de l’Indochine, hospitalité à ces hôpital, Trung tâm lưu trữ 84 Quốc gia I Việt Nam, Phông Sở y tế Bắc Kỳ, Hồ sơ số 82. Hoạt động của bệnh viện Hải Phòng cũng cho thấy những tiến bộ nhất định trong hiệu quả khám và điều trị bệnh khi từng bước giảm thiểu tỷ lệ tử vong trong điều trị bệnh, từ 4,4% (1919) xuống còn 3,5% (1920), 3,3% (1921), 1,6% (1922) [89]. Số người Âu mắc bệnh qua các năm 1919: 594, 1920: 606, 1921: 508, 1922: 830. Tỷ lệ % mắc các bệnh của người Âu trên tổng số bệnh nhân nhập viện trong các năm 1919-1922 được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây: Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc các bệnh của người Âu tại bệnh viện Hải Phòng các năm 1919-1922. 1919 1920 1921 1922 Bệnh dịch tễ 0,8 0 0,1 0 Bệnh dịch địa phương 40,4 26,5 25,9 15 Bệnh lẻ tẻ 45,9 38,6 38,7 31,8 Bệnh phẫu thuật 6,8 8,5 5,1 4,8 Bệnh phụ nữ - - 4,1 2,7 Bệnh hoa liễu thông thường 1 4,2 2,9 1,5 Giang mai 1,1 15,5 2,7 43,3 Bệnh tâm thần - 0,4 Nguồn: Rapport annuel de 1922 de l’hôpital de Haiphong sur les malades traités du service de santé des Troupes de l’Indochine, hospitalité à ces hôpital,Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Việt Nam, Phông Sở y tế Bắc Kỳ, Hồ sơ số 82. Số người bản xứ chết tại bệnh viện Hải Phòng các năm 1919: 32, 1920: 37, 1921: 18, 1922: 15 người, tỷ lệ % mắc bệnh các năm 1919-1922 là như sau: Bảng 3.5: Tỷ lệ mắc các bệnh của người bản xứ tại bệnh viện Hải Phòng các năm 1919-1922. 1919 1920 1921 1922 Bệnh lẻ tẻ 52,6 59,6 46,3 53,4 Bệnh hoa liễu 3,9 7,4 17,2 26,7 Bệnh dịch địa phương 12,4 16,5 13,14 9,59 Bệnh phẫu thuật 28 17,7 12,6 8,4 Bệnh dịch tễ 0,24 0,7 4,65 0 Nguồn: Rapport annuel de 1922 de l’hôpital de Haiphong sur les malades traités du service de santé des Troupes de l’Indochine, hospitalité à ces hôpital, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Việt Nam, Phông Sở y tế Bắc Kỳ, Hồ sơ số 82. Những số liệu về bệnh dịch tại bệnh viện Hải Phòng những năm 1919-1922 cho thấy, tỷ lệ nhiễm các bệnh lẻ tẻ và bệnh dịch địa phương cao nhất trong số các bệnh ở cả người Âu và người bản xứ. Đến năm 1926, tình hình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Hải Phòng là như sau: số người có mặt đến ngày 1-12-1926 là 93, số người vào viện trong tháng 12-1926 là 342, số người còn ở lại đến cuối tháng 12 là 74, số ngày chữa bệnh là 2.944, số người chết 98, sinh con 59, được khám 803, yêu cầu khám 2.399. Trong đó tại các phòng khám, số có mặt đến 1-12-1926 là 10, số vào viện trong tháng 12 là 13, số còn ở lại đến cuối tháng là 6, số ngày chữa bệnh là 75. Tại trại cách ly, số bệnh nhân vào viện trong tháng 12 là 143, số còn lại đến cuối tháng 12 là 8, số ngày chữa bệnh là 381, số người chết là 121 [96]. 85 Kết quả hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Quảng Yên năm 1922 được thể hiện trong những thống kê như sau: Về bệnh nhân người Âu: số người còn nằm viện đến ngày 1-1-1922: 17 người, số người vào viện năm 1922: 282, số người được chữa khỏi: 199, số người được cải thiện tình trạng bệnh: 70 người, số người chết: 2 người, số người còn nằm viện đến ngày 31-12-1922: 28 người, tổng số ngày chữa: 8.911, số ngày chữa trung bình của một bệnh nhân: 29.8 ngày. Về bệnh nhân người bản xứ: số người còn nằm viện đến ngày 1-1-1922: 35 người, vào viện năm 1922: 324 người, số người được chữa khỏi: 310 người, số người được cải thiện tình trạng bệnh: 4 người, số người chết: 8 người, còn nằm viện đến ngày 31-12-1922: 37 người. Tổng số bệnh nhân được chữa cả người Âu và người bản xứ là 658 người, số ngày chữa bệnh trung bình là 30,45; trong đó số bệnh nhân được chữa 299 người Âu (263 sĩ quan, 20 viên chức, loại thông thường phải trả tiền: 9, loại thông thường được miễn phí: 7), số bệnh nhân được chữa người bản xứ 359 người (sĩ quan: 349, viên chức: 1, loại thông thường phải trả tiền: 4, loại thông thường được miễn phí: 5). So với 380 bệnh nhân nhập viện vì hoa liễu năm 1921, số người nhập viện vì bệnh hoa liễu năm 1922 đã giảm xuống còn là 282 người [90]. Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bảo hộ bản xứ năm 1923 là như sau: số người Âu có mặt đến ngày 1-1-1923: 902 người, số người được chữa khỏi: 1.208 người, tử vong: 191 người, số người còn ở viện đến ngày 31-12-1923: 917 người, tổng số ngày chữa: 27.879 ngày. Với người bản xứ, số bệnh nhân có mặt đến ngày 1-1-1923: 8.152 người, số người được chữa khỏi: 10.225, tử vong: 1.896, số người còn ở viện đến ngày 31-12-1923: 8137 tổng số ngày chữa: 218.061. Số lượt người được khám là 448 lượt người Âu và 19.667 lượt người bản xứ. Số lượt bệnh nhân yêu cầu khám là 2.210 lượt người Âu và 51.736 lượt người bản xứ. Năm 1924, số người Âu có mặt đến ngày 1-1-1923: 655 người, số chữa khỏi: 1.067 người, tử vong: 141 người, số người còn ở viện đến ngày 31-12-1923: 633 người, tổng số ngày chữa là 22.264 ngày. Số người bản xứ có mặt đến ngày 1-1-1923 là 8.025 người, số chữa khỏi: 12.154 người, tử vong: 2.088, số người còn ở viện đến ngày 31-12-1923: 7.826 người, tổng số ngày chữa bệnh: 50.684. Số lượt người bản xứ được khám là 42.399 lượt. Số lượt người bản xứ yêu cầu khám là 67.394 lượt. Số sản phụ sinh nở tại bệnh viện là 1.475 người, số trẻ em tử vong là 108 (bao gồm cả trẻ tử vong khi sinh) [94]. Những số liệu trên cho thấy sự tăng trưởng trong số lượt người đến khám, chữa bệnh và số ngày nằm viện cả người Âu và người bản xứ tại Bệnh viện Bảo hộ bản xứ các năm 1923-1924. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trên tổng số ca chữa khỏi vẫn còn khá cao, trong đó tỷ lệ tử vong ở người bản xứ cao hơn người Âu: 18,5% ở người bản xứ và 15,8% ở người Âu. 86 Năm 1925, trong số 35 bệnh nhân nhập viện chữa bệnh tại viện R

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_y_te_phuong_tay_o_bac_ky_tu_nam_1873_den_nam_1945.pdf
Tài liệu liên quan