MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài . 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 11
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 13
7. Bố cục luận văn. 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÁC LOẠI HÌNH
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ . 15
1.1. Một số khái niệm. 15
1.1.1. Khái niệm về truyền thông. 15
1.1.2. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn . 18
1.1.3. Một số vấn đề về báo điện tử .
1.2. Báo điện tử với việc truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
1.2.1. Vai trò của báo điện tử với việc truyền thông các loại hình nghệ thuật
biểu diễn.
1.2.2. Nội dung truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo
điện tử .
1.3. Các hoạt động và hình thức truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu
diễn trên báo điện tử.
1.3.1. Viết tin bài truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn .
1.3.2. Lập diễn đàn trực tuyến.
1.3.3. Tường thuật trực tuyến.
1.3.4. Trò chơi – cuộc thi tương tác .
28 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả cộng đồng.
Một trong những thành tố quan trọng nhất, không thể thiếu được trong bản
sắc văn hóa đó chính là nghệ thuật biểu diễn. Đây là loại hình lĩnh vực hoạt động
phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư
tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều người; thu hút khán giả, tác động mạnh mẽ
tới thị hiếu của người thưởng thức. Hiện nay, các loại hình nghệ thuật biểu diễn
ngày càng trở nên sinh động, phong phú, hấp dẫn... đáp ứng kịp thời, linh hoạt đến
nhu cầu khác nhau của công chúng và tạo sinh khí và sắc thái mới cho đời sống
tinh thần xã hội. Nó không chỉ là sản phẩm tinh thần mà còn trở thành một bộ phận
của kinh tế thị trường phát triển năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, các loại hình nghệ
thuật biểu diễn này cần đi đúng hướng chỉ đạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra thì
mới mang lại chất lượng và hiệu quả tốt, là những món ăn tinh thần bổ ích đến với
công chúng.
8
Để các loại hình nghệ thuật biểu diễn đi đúng hướng, truyền thông của báo
chí luôn đóng một vai trò quan trọng, trong đó có báo điện tử. Mặc dù chỉ là một
kênh thông tin, nhưng báo điện tử là một phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực
hiện chức năng văn hoá. Nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn
đề thẩm mỹ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật, cũng có nghĩa là những tác động thuận
nghịch của báo đều “vọng” vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá nghệ thuật nói
riêng. Mà các loại hình nghệ thuật biểu diễn là một thành tố quan trọng trong bản
sắc văn hóa. Hoạt động của truyền thông có thể dẫn đến kết quả mâu thuẫn với
nhiệm vụ thực tế của báo chí, có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Bởi
vậy việc xem xét đánh giá về vai trò của truyền thông đối với sự tồn tại và phát
triển của văn hoá nói chung và các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói riêng là đòi
hỏi cấp thiết cần sớm được tiến hành. Như trên báo mạng điện tử hiện nay chủ yếu
đề cập đến các loại hình nghệ thuật biểu diễn đương đại, mà trong đó phần lớn là
những bài viết về đời tư cá nhân, scandal.... của diễn viên, ca sỹ trẻ nhằm câu
khách. Nhiều trang báo còn đưa thông tin sai sự thật, hay đưa nhiều tin theo kiểu
“giật gân”, “giật tít” để câu view. Hình thức thể hiện thì chủ yếu là tranh ảnh hay
các video clip phản cảm. Còn những bài viết về các loại hình nghệ thuật truyền
thống quá ít ỏi và chất lượng chưa tốt, cách thể hiện cũng kém hấp dẫn...
Chính vì vậy, người viết đã chọn đề tài: “Truyền thông về các loại hình
nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử” làm đề tài nghiên cứu, nhằm làm rõ thực
trạng cũng như có sự so sánh, đánh giá về việc báo mạng đưa thông tin về các loại
hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống so với các loại hình biểu diễn nghệ thuật
hiện đại ra sao. Từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử, đi đúng chủ
trương của Đảng và Nhà nước “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”.
9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu, tài liệu,... viết về vấn đề truyền
thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử. Trong đó, có cả những ý
kiến đánh giá cao, song cũng có ý kiến chỉ ra những hạn chế của báo điện tử trong
mảng truyền thông này.
Có thể nói, tạp chí Nghệ thuật biểu diễn là trang báo điện tử mang tính chính
thống nhất trong truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn. Tạp chí có một
số bài viết, bài báo cáo đánh giá về vấn đề truyền thông hoạt động biểu diễn. Trong
đó, tạp chí xoáy sâu vào những mặt đã làm được, như: việc đề cao loại hình nghệ
thuật biểu diễn truyền thống, giới thiệu một số các gương mặt nghệ sĩ trẻ, nghệ sĩ
thuộc các loại hình nghệ thuật; đăng tải bài viết nghiên cứu, lý luận của một số nhà
nghiên cứu, lý luận văn học nghệ thuật, một số sáng tác mới và thông tin về các
loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên, các bài đánh giá này chưa đi sâu vào mặt hạn
chế của báo mạng.
Báo Vietnamnet lại có nhiều bài đưa ra đánh giá về báo mạng, trong đó có
bài “Thực trạng phát triển báo chí điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”
(Cập nhật 14/01/2016). Bài viết khẳng định báo chí điện tử Việt Nam đang từng
bước phát huy các lợi thế công nghệ, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong
hệ thống báo chí. Do đó, nó cũng đáp ứng tốt việc thông tin, quảng bá các loại hình
nghệ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, báo chí điện tử còn không
ít khuyết điểm, thiếu sót như: báo mạng không chú ý tới loại hình nghệ thuật biểu
diễn truyền thống; mà chỉ chú ý khai thác loại hình hiện đại. Ngay trong loại hình
nghệ thuật biểu diễn hiện đại, nhiều tờ báo còn nhiều thông tin sai sự thật, có xu
hướng đưa nhiều tin theo kiểu “giật gân”, câu khách, khai thác nhiều thông tin về
các vụ án, chuyện đời tư cá nhân,
Đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh cũng cho đăng bài “Internet và
truyền thông đa phương tiện trong xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam”
10
(Nguyễn Bùi Khiêm) nhằm khẳng định truyền thông của hình thức báo mạng là xu
hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công
chúng mới. Nó tạo ra sự cạnh tranh và chạy đua ghê gớm cả về việc khai thác, sử
dụng và truyền bá thông tin. Cạnh tranh là động lực cho phát triển tích cực, nhưng
có thể buộc nhiều cơ quan báo chí phải chạy theo việc hấp dẫn công chúng bằng
mọi cách, chạy theo thoả mãn nhu cầu thị hiếu tầm thường, kích động bạo lực, tính
dục,
Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận định về vấn đề truyền thông
nghệ thuật của báo mạng với loạt phóng sự: “Những chuyện không tử tế”. Các tác
giả đã phê phán đối với những tác phẩm báo chí chuyên đưa tin tức giật gân, soi
mói đời tư nghệ sĩ và đưa ra lời cảnh tỉnh “truyền thông mạng phải tự vấn”.
Chung nhận định như vậy, báo Người Lao Động chỉ ra hạn chế lớn của báo
chí nói chung và báo mạng nói riêng là: báo chí hay đề cập tới nghệ thuật biểu diễn
dưới những tiêu đề, nội dung giật gân, rẻ tiền. Bài “"Playboy hóa" báo chí: Nghệ
sĩ là "con mồi"!” (Người lao động Thứ Tư, ngày 22/06/2011) đề cập tới việc báo
chí không chú ý khai thác vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn mà chủ
yếu đi vào soi mói đời tư của các nghệ sĩ nhằm câu khách đọc báo.
Báo Thể Thao và Văn Hóa bằng một loạt bài viết cũng chỉ ra những sai lệch
của báo mạng trong truyền thông về nghệ thuật biểu diễn. Cụ thể loạt bài viết trên
báo Thể Thao và Văn Hóa: “"Playboy hóa" báo chí?” (Thể Thao & Văn Hóa, thứ
Sáu, ngày 17/06/2011); “"Playboy hóa" báo chí Nhu cầu & thảm họa?” (Thể Thao
& Văn Hóa thứ Bảy, ngày 18/06/2011); “"Playboy hóa" báo chí: Những hậu quả
khó lường” (Thể Thao & Văn Hóa, Chủ Nhật, ngày 19/06/2011). Ngoài ra, còn có
giao lưu trực tuyến “Xin đừng "Playboy hóa" báo chí” với ba khách mời là: Đạo
diễn Lê Hoàng; nhà báo Phạm Thanh Hà (bút danh Camera); PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Thái, giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Thể Thao & Văn Hóa, Thứ Bảy,
11
ngày 21/06/2011). Và buổi tọa đàm “Xin đừng "Playboy hóa" báo chí!” với các
khách mời là: Ông Hoàng Hữu Lượng - Cục trưởng Cục Báo Chí - Bộ Thông tin
và Truyền thông; PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên Khoa Báo chí và
Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia
Hà Nội (Thể Thao & Văn Hóa, Thứ Hai, ngày 04/07/2011). Trong các bài viết và
cuộc tọa đàm này, báo Thể Thao & Văn Hóa phản ánh thực trạng báo chí Việt
Nam (trong đó có báo mạng) đua nhau đưa ra những tin hậu trường hấp dẫn, những
hình ảnh hở hang mà không hề có giá trị định hướng thẩm mĩ. Một số bộ phận độc
giả vẫn phải tiếp nhận say sưa, hào hứng. Điều này khiến cho báo mạng đang dần
trở thành công cụ quảng cáo cho tên tuổi của không ít cá nhân thích nổi tiếng hơn
là lao động nghệ thuật chân chính.
Ngoài ra, trong quá trình tìm tư liệu cho luận văn, tác giả nhận thấy có
những nghiên cứu đáng chú ý. Tiêu biểu như:
Bài viết “Những vấn đề đáng báo động trên báo điện tử Việt Nam” (Tham
luận tại Hội thảo “Lãnh đạo, quản lý báo chí điện tử trước yêu cầu mới”) của Vinh
Khang cũng khẳng định chắc chắn: báo điện tử đang chiếm ưu thế áp đảo so với
báo in. Tuy nhiên, trong mảng cung cấp thông tin nói chung, mảng truyền thông
nghệ thuật biểu diễn nói riêng; báo điện tử còn sử dụng ngôn ngữ báo chí bừa bãi,
xuất hiện tình trạng chạy theo những vấn đề giật gân, câu khách. Liên tiếp các
website tin tức ra đời trong vòng một năm trở lại đây đều áp dụng một công thức
duy nhất để lôi kéo người đọc là những tin bài về các vụ lộ băng sex, người mẫu
này hở ngực, ca sĩ kia “lộ hàng”Tiếp theo là báo chí Việt Nam vẫn tồn tại tình
trạng xâm phạm bản quyền nghiêm trọng.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Bích Ngọc (năm 2010) với đề tài: “Văn
hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin Văn hóa – Nghệ thuật”.
Luận văn đã chỉ ra cách tiếp cận, khai thác đề tài và đưa thông tin về Văn hóa –
Nghệ thuật trên báo trực tuyến của các nhà báo.
12
Luận văn “Nghiên cứu "thảm họa báo mạng" trong việc thông tin về văn hóa
– nghệ thuật” (2014) của Trần Thị Như Quỳnh. Luận văn đã phân tích hiện tượng
báo mạng đi lệch hướng, làm dư luận lên tiếng cảnh tỉnh mạnh mẽ.
Các luận văn của tác giả Phạm Thị Hằng (năm 2008) với đề tài: “Nâng cao
chất lượng thông tin trên báo điện tử”, của tác giả Nguyễn Thị Bình (năm 2006)
với đề tài: “Nâng cao chất lượng báo chí Internet trong thời gian tới” đề cập tới
thực trạng và đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng của báo mạng điện tử.
Những tư liệu trên đều là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn trong việc
nghiên cứu. Tuy nhiên, các tư liệu đó không nói sâu về vấn đề truyền thông các
loại hình nghệ thuật biểu diễn. Như vậy, sau quá trình khảo sát, tôi nhận thấy đề tài
“Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử” chưa có
nghiên cứu nào được tiến hành. Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả luận văn
sẽ phân tích và làm rõ hơn việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn
trên báo điện tử. Từ đó, đặt báo mạng vào đúng môi trường văn hóa phù hợp với
nước ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về các loại hình nghệ
thuật biểu diễn trên báo điện tử, đồng thời đưa ra những so sánh, đánh giá giữa
truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống với các loại hình
nghệ thuật biểu diễn đương đại trên báo điện tử. Để từ đó đưa ra những đề xuất,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn
trên báo điện tử, đi đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước “Xây dựng và phát
triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
- Nhiệm vụ:
13
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các loại hình nghệ thuật biểu
diễn truyền thống và đương đại cũng như việc truyền thông các loại hình nghệ
thuật biểu diễn trên báo điện tử.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về các loại hình nghệ thuật
biểu diễn truyền thống và hiện đại trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamNet,
VnExpress, Dân trí; trong năm 2015). Qua đó có sự so sánh rõ nét, tương phản
giữa việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống với các
loại hình văn hóa nghệ thuật đương đại trên báo mạng.
+ Làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công,
hạn chế về truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử. Từ đó
đưa ra những đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả truyền thông về các loại hình
nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc truyền thông (từ tần số xuất
hiện, nội dung bài viết, hình thức thể hiện) về các loại hình nghệ thuật biểu diễn
trên báo điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu: Các tin, bài, hoạt động truyền thông về các loại hình
nghệ thuật biểu diễn trên báo VietNamNet, VnExpress, Dân trí, từ tháng 1/2015
đến tháng 12/2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu
cụ thể như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu tài liệu có liên quan đến vấn
đề lý luận và vấn đề được khảo sát, cung cấp những kiến thức phục vụ cho nội
dung nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê được vận dụng trong việc thống kê các bài viết về
truyền thông nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử.
14
- Phương pháp đối chiếu so sánh được vận dụng trong quá trình so sánh giữa
việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống với các loại
hình nghệ thuật đương đại trên báo điện tử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp – đánh giá được vận dụng xuyên suốt các
chương vừa mang tính khách quan, lại vừa có ý kiến riêng của người viết.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia để đánh giá thành công và hạn chế của
việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử. Phỏng vấn
2 Tổng biên tập, 1 Phó Tổng biên tập, 7 biên tập viên và phóng viên viết mảng văn
hóa – nghệ thuật.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket với đối tượng điều tra là công
chúng. Tổng cộng 100 người. Trong đó có 30 người là HS, SV; 40 người là công
chức, viên chức nhà nước; còn lại 30 người là công chúng làm ngành nghề tự do
khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý
thuyết về nghiên cứu truyền thông.
- Ý nghĩa thực tiễn: Bằng việc chỉ ra những thành công và hạn chế, nguyên
nhân của những thành công, hạn chế trong việc truyền thông về các loại hình nghệ
thuật biểu diễn trên báo điện tử, từ đó luận văn đã đưa ra những đề xuất kiến nghị
thiết thực nhằm nâng cao hơn chất lượng truyền thông về các loại hình nghệ thuật
biểu diễn truyền thống trên báo điện tử. Luận văn đã góp phần phát huy vai trò của
truyền thông trong việc phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn đương đại,
đồng thời giữ gìn những giá trị văn hoá của nghệ thuật biểu diễn truyền thống, theo
đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
7. Bố cục luận văn
15
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên
báo điện tử
Chương 2: Thực trạng truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo
điện tử
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về các
loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử
16
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ
THUẬT BIỂU DIỄN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về truyền thông
Trong một xã hội không ngừng phát triển, truyền thông trở thành một khái
niệm được nhiều người biết tới. Truyền thông đã thành lĩnh vực có vai trò to lớn
trong xã hội, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Truyền thông là hoạt
động truyền đạt thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên [5;tr5]. Nó thông qua trao
đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như
ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện
khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Truyền thông
đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người
nhận. Thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian
và không gian. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu
thông điệp của người gửi.
Quá trình truyền thông có thể chia thành các yếu tố cơ bản như sau [40;tr35]:
17
– Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền
thông.
– Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng
tiếp nhận thông tin. Ba thành tố chính của thông điệp là: ai, làm gì, để đạt được
điều gì. Thông điệp cần có tác động tới thái độ, hành vi của người đón nhận thông
điệp.
– Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
– Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá
trình truyền thông.
– Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở
về nguồn phát.
– Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông.
Có nhiều cách chia các loại truyền thông. Dựa theo kênh chuyển tải thông
điệp, có thể chia thành hai loại [10; tr 20]:
Truyền thông trực tiếp: tác động tới từng cá nhân hoặc nhóm qua việc tiếp xúc
trực tiếp tại nhà, tại cơ quan, hội nghị,..Trong đó, truyền thông tới từng cá nhân có
thể tiến hành qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư. Truyền
thông tới từng nhóm có thể qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham
quan, khảo sát Truyền thông với số lượng người lớn có thể qua những buổi biểu
diễn lưu động, tham gia hội diễn, các chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ
niệm. Kênh này có thể thay đổi nhận thức và hành vi của người nhận trong suốt
quá trình truyền thông song số lượng người chịu tác động ít hơn.
Truyền thông gián tiếp và các loại truyền thông khác: tác động tới người nhận
gián tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng như: sách, báo, mạng, tivi, đài,
pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh,. Nó có thể tác động nhanh tới số đông, tạo
được dư luận xã hội song không thể hỗ trợ được người nhận trong quá trình tiếp
18
nhận. Tuy nhiên, hiện nay, truyền thông đã có bước phát triển mới khi vừa kết hợp
tính trực tiếp vừa mang tính gián tiếp. Đây là loại truyền thông mới qua điện thoại,
hội nghị trực tuyến, truyền hình trực tuyến, tọa đàm online, Nó phá vỡ ranh giới
của truyền thông truyền thống, tạo hiệu quả nhanh, mạnh nhất.
Dựa theo đối tượng người nhận, phạm vi tác động; ta có thể chia thành:
truyền thông đại chúng, truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền
thông nhóm [10; tr 22]:
Truyền thông đại chúng với đặc điểm một chiều, giới hạn truy cập, đối thoại
phân mảnh, kênh truyền thông đại chúng (Quảng cáo truyền hình, báo chí, bảng
hiệu, tờ rơi, catalog, brochure,) tác động đông đảo đến công chúng trong xã hội
bằng nhiều cách thể hiện khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ viết, bằng các
thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận nhằm tác động cả về lý trí và tình cảm của
con người giúp nhanh chóng thuyết phục và đạt hiệu quả cao. Truyền thông đại
chúng được hiểu chung là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin
đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng các phương tiện truyền
thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra. Các loại hình của truyền
thông đại chúng là: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quan hệ công
chúng. Mục đích chính của truyền thông đại chúng là vận động, cho kinh doanh,
các mối quan tâm của xã hội, thông cáo báo chí và báo động khẩn cấp. Ngoài ra,
nó còn dùng để giải trí. Tuy nhiên, ta gặp một số trở ngại nhất định trong việc chọn
đề tài, chọn ngôn ngữ phù hợp, chính xác, hấp dẫn người dùng và chậm trễ trong
quá trình tiếp nhận phản hồi.
Truyền thông nội cá nhân với đặc điểm hai chiều, có sự tương tác, đối thoại
cá nhân, kênh truyền thông cá nhân (điện thoại, tin nhắn nhanh, email,) giúp
tăng mức độ quan tâm của người xem. Tuy nhiên, loại hình truyền thông cá nhân
vẫn còn bất lợi khi tùy thuộc quá nhiều vào mức độ phổ biến của internet và thiết
19
bị truy cập nên mức độ thâm nhập của người dùng ở các vùng lãnh thổ cũng không
giống nhau.
Truyền thông liên cá nhân là dạng thức truyền thông trong đó các cá nhân
tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm, nhằm tạo
ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi. Đó là quá trình thông tin, giao
tiếp và liên kết cá nhân, chịu tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Môi trường truyền
thông dân chủ, minh bạch, công khai sẽ kích thích cá nhân giao tiếp.
Truyền thông nhóm là dạng thức truyền thông được thực hiện và tạo ảnh
hưởng trong phạm vi từng nhóm. Nó đòi hỏi kĩ năng giao tiếp cao hơn so với
truyền thông liên cá nhân. Để đạt hiệu quả cao, các thành viên trong nhóm phải
tuân thủ các nguyên tắc làm việc chung, phải tích cực chủ động bày tỏ ý kiến. Các
thành viên cũng phải học cách tôn trọng ý kiến của nhau. Loại hình truyền thông
này là cơ sở cho sự phát triển tích cực trong xã hội.
1.1.2. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là nghệ thuật. Nghệ thuật, theo các định
nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học thì đó là “Hình thái đặc thù của ý thức xã hội
và các hoạt động của ý thức con người, một phương thức quan trọng để con người
chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát
triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy
luật của cái đẹp” [45; tr 490]. Nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu cảm thụ thế giới xung
quanh, năng lực cảm nhận thẩm mỹ đặc trưng, chỉ có ở con người đối với các hiện
tượng, sự thật, biến cố của thế giới khách quan với tư cách là chỉnh thể cụ thể sống
động.
Nghệ thuật biểu diễn là một thành tố nằm trong nghệ thuật. Nghệ thuật diễn
xuất sân khấu với nghĩa hẹp chỉ nghệ thuật diễn của người diễn viên trên sân khấu
nhằm khắc họa nhân vật của một vở kịch bằng hành động sân khấu, hàm chứa
trong nó không chỉ hành động thể hiện nhân vật trong vở diễn, mà cả khả năng,
20
cách thức, sự phản ứng... thông qua hành động sân khấu. Sân khấu là nghệ thuật
mang tính tổng hợp cao. Theo nghĩa rộng, nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ
thuật sử dụng không gian của các loại hình sân khấu để thể hiện, truyền tải nội
dung của các tác phẩm phi vật thể đến với công chúng. Trong một tác phẩm sân
khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Nói một cách hình
tượng, thì sân khấu như một cái lò luyện nên hợp kim, từ những nguyên liệu khác
nhau song liên kết với nhau bởi một số thuộc tính cần. Tác giả Nguyễn Đức Thắng
quan niệm rằng nghệ thuật biểu diễn là: nghệ thuật tổng hợp, là một công trình tập
thể [43; tr 23]. Tổng hợp vì nó bao gồm cả giá trị văn học, hội họa, âm nhạc, vũ
đạo; thể hiện ra trong câu ca, nhạc nền, điệu bộ, dáng múa, phục trang, ánh sáng...
Tập thể vì đây là công sức góp lại của nhiều người, từ đạo diễn, tác giả, diễn viên
đến nhạc sĩ... Tác giả Hà Minh Đức thì cho rằng nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện
sáng tạo của nghệ sỹ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình
cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của dân tộc [17; tr 52]. Trong
hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với
công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng
nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca múa, nhạc... Các
tác phẩm sân khấu, điện ảnh, ca múa nhạc ngoài đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa tinh thần và giải trí đa dạng, nó còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối
sống của công chúng.
Vì nghệ thuật biểu diễn rất đa dạng, phong phú nên nó được chia thành nhiều
loại hình nhỏ. Có nhiều cách phân loại các loại hình nghệ thuật biểu diễn, tuy
nhiên ở đây chúng tôi xin chia thành hai loại: loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền
thống và loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại.
21
1.1.2.1. Loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống
Nhắc đến nền văn hóa phong phú, đa dạng của Việt Nam không thể không
nhắc đến loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Các loại hình nghệ thuật
truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối từ lâu đã đi vào tâm thức
người Việt như sản phẩm tinh thần cần được gìn giữ. Điểm đặc biệt của nghệ thuật
biểu diễn truyền thống chính là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
thể hiện bản sắc của cộng đồng. Loại hình nghệ thuật này không ngừng được tái
tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác. Có thể kể ra một số loại hình tiêu biểu:
Múa rối nước : Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước
thì trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ
đời Lý (1010 - 1225). Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao
hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung
quanh hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm
mới hoặc trong các lễ hội. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Trong
kho tàng múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục
mới xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004395_5863_2006711.pdf