Luận văn Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh

Với kết quả điều tra như vậy, nếu so với các vùng dân ca khác như dân ca

Quan họ Bắc Ninh, dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca

Nam Bộ, thì âm vực ở đây hẹp hơn rất nhiều. Đơn cử như so sánh với dân

ca Quan họ Bắc Ninh do Nguyễn Trọng Ánh đã tổng hợp trên 60 bài dân ca

Quan họ, trong đó âm vực hẹp hơn quãng 8 chỉ chiếm tỉ lệ 3,33% [8, tr.101].

Những bài dân ca xứ Thanh có âm vực hẹp (trong phạm vi 1 quãng 8) đa số

được diễn xướng theo hình thức tập thể, vì vậy âm vực không rộng là điều dễ

hiểu. Các bài ca có âm vực rộng hơn 1 quãng 8 thường là những bài hát có

đặc điểm co dãn và dàn trải về nhịp điệu, được cá nhân diễn xướng miêu tả

cảm xúc mạnh mẽ. Qua đó cho thấy, dân ca xứ Thanh chú trọng tới phương

thức diễn xướng mang tính tập thể, cộng đồng nhiều hơn phương thức diễn

xướng mang tính đơn lẻ.

pdf127 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống trò Rủn (Viên Khê) được ghi lại như sau: Thời Lê Sơ còn có ông Nguyễn Mộng Tuân, sinh ra tại làng Viên Khê là công thần khai quốc của nhà Lê, ông là người làm thơ - phú rất giỏi. Khi 48 về trí sĩ tại quê nhà ông đã truyền dạy lại cho dân làng các điệu múa Xiêm Thành, Hoa Lang, Tú Huần, Ngô Quốc. Khi ông mất, dân làng xây đền thờ ông làm Thành Hoàng và khi có lễ hội dân làng lại trình diễn bốn trò này trên nền áng của làng. [44, tr.28] Trích dẫn trên đây là một minh chứng cho sự du nhập một số trò diễn từ hệ thống trò Xuân Phả (thời Lê), sang hệ thống trò Viên Khê. Những ảnh hưởng từ yếu tố cung đình được thể hiện qua ngôn từ nho giáo trong lời ca, động tác diễn có phong cách,... Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân gian và cung đình được nâng cao rõ rệt với đa dạng các nhân vật: mẹ Mõ, cu Nhớn, (trò Trống Mõ); cô đĩ, thầy địa lý, thầy thuốc, Ngô già (người Tàu), chú Khách (người Tàu), người nông dân (trò Ngô); Tiên, Cuội (trò Tiên Cuội); Âm nhạc dân gian cũng từ đó mà phát triển phong phú, đa dạng hơn. Như vậy, trò diễn dân gian Thanh Hoá vận động phát triển theo quy luật tự nhiên, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô phác đến phong phú, sinh động, Nếu lấy hệ thống Xuân phả làm mốc về sự ảnh hưởng yếu tố nghệ thuật cung đình, sẽ thấy từ đó nó tiếp tục được vận động, nâng cao khi du nhập sang các làng trò khác (đặc biệt là các làng lân cận và các làng có công thần triều Lê). Như vậy, qúa trình vận động của trò diễn dân gian xứ Thanh theo chiều hướng xoay vòng, từ dân gian du nhập vào cung đình, rồi từ cung đình lại quay trở lại dân gian. (Dân gian (thô phác, đơn giản) => cung đình => dân gian (nâng cao)) 2.2. Nội dung lễ hội qua ngôn ngữ thơ ca Âm nhạc dân gian xứ Thanh, đặc biệt là âm nhạc trong các trò diễn, diễn xướng gắn với tín ngưỡng thờ Thần. Do vậy, nội dung ca ngợi công đức của Thần, chúc mừng văn võ bá quan chiếm phần rất lớn. 49 Câu hát chúc sau đây xuất hiện ở một số trò diễn như bài hát trong điệu múa Ngô Quốc - trò Xuân Phả; hát chúc trong diễn xướng múa đèn Thiệu Quang; Câu hát chúc này được hình thành trên vần thơ 7 từ. Nhất bái cầu quốc gia trường trị Kính chúc dâng thánh thọ vô cương Phần lớn được hình thành ở thể thơ lục bát: Chúc mừng văn võ hai hàng Văn chiếm bảng vàng, võ chiếm quận công (Trò Hà Lan) Hoặc: Chúc mừng quý xã ta nay Văn võ hiền tài, chiếm bảng khôi khoa (Trò Thủy - Đông Anh) Các trò diễn phản ánh xứ thần sang cống tiến vua Đại Việt cũng được thể hiện qua lời ca. Thuyền tôi ở nước Hoa Lang Tôi nghe đức chính tôi sang chèo chầu (Trò Hoa Lang) Trong Chèo chải thường có câu thơ phản ánh môi trường sông nước gắn với nội dung lễ hội của làng mình. Ta chèo một mái sang sông Rước lấy đô đốc, quận công về đình Hoặc: Ta chèo một mái sang sông Áo diều áo đỏ xuống sông ta chèo Thời gian tế Thần cũng được thể hiện qua lời ca trong nhiều bài hát. Hôm nay ngày kỵ đền ta 50 Đức Thánh đền Đún cả ba tổng thờ Nối liền đền Đún Thành Hồ Cái Hoa đường cũ, không mờ dấu xưa (Trích Chèo chải - Vĩnh Lộc) Hoặc: Tháng giêng là tháng ăn chơi Tháng hai tế tổ, ba (thời) dân biết dân Tháng tư cầu phúc tế thần Mở cho tất cả muôn dân vào chầu (Trích Hát lịch trình) Bên cạnh nội dung chúc tụng, tế thần, đời sống lao động của người dân nông thôn cũng hiện lên khá rõ. Múa đèn Đông Anh miêu tả lại công việc phải làm trong một năm của dân làng. Tháng giêng, tháng hai đi luống bông, luống đậu; tháng ba, tháng tư đi vãi mạ, chẻ lạt đan lừ; tháng năm, tháng sáu đi nhổ mạ; tháng bảy, tháng tám trong khi đợi lúa chín thì đi kéo sợi; tháng chín, tháng mười đi gặt; cuối cùng là múa Đánh lá lật, cúng cơm mới và dâng oản. Nhiều bài ca còn nói lên công việc buôn bán làm ăn, thậm chí đã miêu tả công việc phù hợp với từng giai đoạn. Tháng tám quẩy gánh buôn hồng Tháng chín buôn quýt, tháng mười buôn cau Tháng một chợ Phủ buôn dầu Tháng chạp buôn bấc, buôn trầu buôn hương Tháng giêng xuôi tỉnh cân đường Tháng hai tiện mía, tháng ba nạo dừa (Trích trò Trống Mõ) 51 Chế độ phong kiến xưa cũng đã thịnh hành nghề đánh đồng thiếp (Trò Thiếp, Kỳ Phúc - trò Triềng,). Đây là trò diễn phản ánh tập tục cầu cúng, xin thẻ, lên đồng, làm phép, trong đó những thói hư tật xấu của “thầy” đã bị nhân dân phản đối kịch liệt. Thầy cả: Thượng ngàn: một trâu, một dê, một lợn Hạ đàn: chuối ba buồng, oản mười tám phẩm. Cứ thế mà dâng tiến. Tín chủ: Ới thầy! Thầy nghỉ tôi về. (Trích Trò Thiếp) Các trò diễn thường có phần giáo với ý nghĩa bắt đầu câu truyện. Giáo được hình thành ở thể thơ 4 chữ, tiết tấu mang tính chu kỳ. Cũng có thể xen kẽ giữa thơ 4 chữ và 5 chữ. Trò Tiên Cuội là một trò diễn được hư cấu giữa người phàm trần với Tiên giới, trò diễn nói lên khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp trong đời sống của người dân nông thôn. Trò diễn được bắt đầu với bài giáo Tiên ở thể thơ 4 chữ. Kính trình làng xã Thượng hạ các ngôi Nhẫn lặng nghe tôi Giáo Tiên một cách Trong cuộc sống đời thường, không gắn với môi trường diễn xướng mang tính lễ nghi. Người dân lao động thỏa sức sáng tạo, đối đáp với nhau trên những ruộng lúa, nương dâu; trong làng ngoài ngõ; người trên bờ, người dưới sông; bất cứ môi trường lao động nào cũng không ngăn cản được sự sáng tạo của họ. Và chủ đề về tình yêu vẫn là nguồn cảm hứng chủ yếu, dẫn đến sự ra đời nhiều bài hát Ghẹo có nội dung sâu sắc được mang tới lễ hội để trình diễn, giao lưu. 52 Hôm qua tát mước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Có được thời cho anh xin Hay là em dấu làm thinh trong nhà Áo anh rách 1 chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già không2 khâu Nội dung về tình yêu còn được gắn với khung cảnh vua quan, là nội dung cốt lõi dẫn đến lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh. Em như cây bá cây tùng Dầm dà3 đứng giữa sân rồng nhà vua Em như cây quế nhà quan Người thời ngắt ngọn người toan bẻ cành Nhìn chung, nội dung bao trùm là sự ca ngợi công đức của các vị anh hùng, thể hiện sự tôn sùng, kính trọng. Bên cạnh đó, các bài hát nói về đời sống lao động, sinh hoạt, về phong tục cũng như những ước vọng của người dân nông thôn cũng được phản ánh khá nhiều. Một bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến xưa được khắc họa sâu sắc trong âm nhạc dân gian của người Việt xứ Thanh, trong đó có vua quan và có cả những người dân nông thôn trong đời sống lao động. 2.3. Ý nghĩa, mục đích, vai trò của lễ hội Lễ hội - một sinh hoạt văn hóa dân gian tồn tại theo truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, là nơi tụ hội được nhiều tục lệ cổ liên quan đến Văn hóa nghi lễ của dân tộc. Nói đến lễ hội là nói đến “hội hè đình đám”, nói đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Lễ hội có sức hấp dẫn lôi cuốn mọi 1 Có dị bản hát là “đứt” 2 Có dị bản hát là “chưa” 3 Tiếng địa phương “dầm dà” có nghĩa là “xum xuê” 53 tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa đối với tất cả mọi người. Tổ chức lễ hội là nguyện vọng của cả cộng đồng làng trong giai đoạn lịch sử. Điều đó trở thành ý niệm sâu sắc tồn tại qua nhiều thời kỳ, tạo nên tập quán riêng của từng vùng miền, từng lễ hội. Mục đích đầu tiên của lễ hội là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó thể hiện qua những thủ tục nghi lễ như rước kiệu, rước thánh thẻ, thắp hương, cung tiến,... nhằm phô trương danh thế của Đức Thánh. Việc lập đền thờ hàng năm mở hội tế Thần thể hiện sự kính trọng, mến phục, là niềm tự hào của cả cộng đồng làng. Lễ hội tạo ra hiện tượng văn hóa làm sống lại tinh thần yêu nước dân tộc, ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, ca ngợi công đức của Thần, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh. Lễ hội là nơi linh thiêng mà tất cả mọi người trong làng đều phải tôn thờ. Mỗi làng, mỗi hội lễ đều có sắc thái riêng, nhưng đều có cùng chung một ý nghĩa là dẫn ta tới cội nguồn, nhớ lại những chiến công của các vị anh hùng trong lịch sử hoặc trong truyền thuyết xa xưa đã được tâm thức của nhân dân tôn vinh thành các bậc hiển thánh. Bên cạnh đó lễ hội còn giúp ta gợi lên sức mạnh tâm linh, khiến cho bất cứ ai khi tới với lễ hội đều cảm thấy rằng các Thần luôn ngự trị và chi phối công việc làm ăn của họ, vì vậy từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đều cảm thấy rằng đến với lễ hội là được tiếp cận với sự thiêng liêng, cao cả. Lễ hội ở Thanh Hóa nhìn chung cũng mang những đặc điểm chung như lễ hội ở những nơi khác nhưng mật độ lễ hội dày đặc hơn nhiều. Thanh Hóa là nơi phát tích nhiều vương triều phong kiến trước đây, nhiều vua chúa qua các thời kỳ mang tầm cỡ quốc gia dân tộc nên đã hình thành một hệ thống trò diễn, diễn xướng với mục đích phục vụ cho các triều đại cũng như tiếp các xứ 54 thần, khách nước ngoài. Thanh Hóa cũng là vùng đất có nhiều đình chùa, đền miếu, lăng tẩm thờ cúng các vị Tiên vương, Hoàng tộc, Thánh thần nên hệ thống lễ hội rất phát triển - nơi có nhiều trò diễn và âm nhạc mang sắc thái vùng miền. Điều đó được minh chứng trong hệ thống trò diễn ở mỗi làng quê. Riêng làng Viên Khê đã có tới 13 trò; làng Triềng có 12 trò; [Hệ thống trò diễn, PL1, tr.128]. GS. TS Phạm Minh Khang cho rằng: “So với cả nước thì vùng đất này có nhiều trò diễn và hệ thống lễ hội vào bậc nhất từ những thời kỳ xa xưa”.4 Những nơi có hệ thống trò diễn đậm đặc hơn thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa lễ và hội. Trong hội những trò diễn, diễn xướng vẫn mang những nội dung tế Thần với cách thức tổ chức chặt chẽ từ khâu tuyển lựa con trò đến phương thức trình diễn. Khi tổ chức lễ hội, tất cả mọi người trong cộng đồng làng đều háo hức chuẩn bị. Từ Ban hành lễ đến những người phục vụ đều cảm thấy vinh dự và tự hào khi được tham gia vào công tác tổ chức lễ hội. Là mảnh đất có nhiều trò diễn, trước khi vào ngày hội chính thức việc lựa chọn con trò luyện tập được coi như một khâu quan trọng. Kinh nghiệm chọn con trò theo tiêu chí: “chọn con trò phải từ trên xuống, chọn người nấu cơm phải chọn từ dưới lên”. Qua đó cho thấy, việc chọn con trò phải rất kỹ lưỡng, đề cao những bậc cao niên. Thực tế qua điều tra, phỏng vấn cho thấy xưa kia khi mới ở tầm tuổi thanh thiếu niên, chỉ được tham gia đóng những vai dễ, ít xuất hiện, khi lớn tuổi hơn mới được đảm nhiệm những vai chính. Những người được chọn làm con trò phải có gia đình êm ấm, hòa thuận, không có việc tang gia, đặc biệt là ưu tiên cho nam giới còn nữ giới phải là gái thanh tân chưa lập gia đình. Điều 4 Trao đổi với GS. TS Phạm Minh Khang ngày 25 tháng 10 năm 2010 tại học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam 55 kiện đó đã hình thành nên nhiều gia đình có truyền thống “cha truyền con nối” nhiều đời làm con trò. Đến với lễ hội, dân làng phải chuẩn bị tất cả những gì đặc biệt nhất của làng mình, cả về những sản phẩm vật chất và văn hóa tinh thần,. Tục lệ xưa có nhiều loại, nhiều vẻ khác nhau, có nơi khá nặng nề, nhưng cũng có nơi phong tục, tập quán, tục lệ đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, phản ánh khá rõ nét đời sống văn hóa địa phương. Lễ hội ở đây là nơi hội tụ tinh hoa của cả làng, vì vậy, nó tạo ra một không gian thiêng rộng lớn. Tất cả mọi người trong cộng đồng đều đắm mình trong lễ hội để có được những phút thăng hoa, giải tỏa tâm lý, tinh thần sau một chu kỳ lao động vất vả. Ngày nay, những hình thức tưởng niệm, hành hương được thực hiện với nhiều phương diện khác nhau, đã có những đổi mới nhất định nhưng cơ bản vẫn không xa rời truyền thống, với những người có công dựng nước và giữ nước. Tổ chức lễ hội trên nền tảng lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nhằm tôn vinh, thờ phụng Thần, hướng tới cuộc sống bình yên của cả cộng đồng. Lễ hội tan, dân làng được giải tỏa tâm lý, yên tâm bước vào một năm sản xuất mới với niềm tin rằng Thần luôn bên cạnh, bảo hộ cho cộng đồng làng một cách bền vững. 56 Tiểu kết chương 2 Là vùng đất có vị trí địa lý phức tạp - nơi tiếp giáp giữa “đàng trong” và “đàng ngoài” đã tạo cho Thanh Hóa tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, điều đó được phản ánh khá rõ trong âm nhạc dân gian. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có bộ phận âm nhạc mang đậm sắc thái vùng miền của quê hương mình. Âm nhạc dân gian với đa dạng nhiều thể loại hầu như đều được đưa vào diễn xướng trong lễ hội. Sự muôn màu muôn vẻ của dân ca đã phản ánh khá rõ nét về truyền thống sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong ý thức cộng đồng làng xã từ những thời kỳ xa xưa. Cho đến nay, nét đẹp đó vẫn còn được duy trì ở nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh. Nếu dân ca mang ý nghĩa trình diễn, giao lưu, giải trí, đua tài trong hội thì nhạc lễ lại gắn bó chặt chẽ với những nghi thức tế lễ Thần linh qua các hình thức cúng bái, thắp hương, cúng tiến, dâng lễ vật, Trong không gian linh thiêng mang màu sắc huyền bí, những âm thanh đa dạng với những màu sắc đặc trưng đó đã giúp cho con người cảm nhận được sự giao hòa với thần linh. Mặc dù những cảm nhận đó chỉ là mơ hồ, hư hư thực thực, nhưng ai cũng tin rằng thần linh đang ngự tại đây và có thể chi phối những công việc của họ. Bên cạnh mục đích chính là tổ chức lễ hội để cúng tế thần linh. Đến với lễ hội, người dân còn được trình diễn và thưởng thức nghệ thuật sáng tạo của họ, trong đó có các trò diễn, diễn xướng, các làn điệu dân ca mà hàng ngày họ vẫn say xưa sáng tạo trong qúa trình lao động. Đó chính là thành quả được đúc kết trong quá khứ, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. 57 CHƯƠNG 3 ÂM NHẠC TRONG LỄ HỘI Quy mô tổ chức lễ hội của người Việt xứ Thanh cũng giống như lễ hội ở những nơi khác, bao gồm hai phần cơ bản là lễ và hội. Tuy nhiên, lễ hội ở đây có những đặc điểm khá nổi bật, và âm nhạc dân gian là một trong những nét tạo nên sự nổi bật đó. Trong hành lễ, nhạc tế mang tính uy nghi, phục vụ cho những nghi thức nghiêm trang, thành kính. Còn âm nhạc trong hội lại muôn màu muôn vẻ với nhiều thể loại mang tính đặc trưng cho vùng miền xứ Thanh. 3.1. Âm nhạc trong hành lễ Trong hành lễ, nhạc tế đóng vai trò quan trọng cho việc phục vụ các nghi thức cúng tế Thành Hoàng, gắn bó chặt chẽ với từng nghi thức tế. Trải qua bao biến cố thăng trầm của xã hội, nhiều nơi bây giờ không còn duy trì được dàn nhạc tế. Những tư liệu thu thập được tuy không đầy đủ nhưng cũng đã giúp chúng tôi nhận ra diện mạo về nhạc tế Thành Hoàng ở xứ Thanh. 3.1.1. Xướng lễ Xướng lễ là những câu hô ngắn của đông xướng với mục đích điều khiển hành lễ cho người chấp lễ thực hiện. Khi xướng lễ, người xướng phải đứng nghiêm trang, cất giọng cao và khỏe. Âm điệu xướng lễ đơn giản, tiết tấu chậm dãi kéo dài. Qua khảo sát và tìm hiểu, mỗi nơi có một kiểu đọc khác nhau nhưng tập trung nhất có hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất: Không tuân thủ theo thanh điệu tiếng nói phổ thông Đây là kiểu đọc trên nguyên tắc các thanh có âm điệu ngang nhau, tương đương với cao độ của thanh không dấu (-). Những âm điệu luyến cũng được 58 thực hiện bắt đầu từ cao độ này. Nói cách khác, hiệu lệnh đọc xướng này chủ yếu có cao độ trên cùng một đường thẳng, tiết tấu đơn giản, cuối câu ngân dài tự do. Trong 6 thanh điệu chỉ có thanh hỏi (?) và thanh sắc (/) được luyến đi lên quãng 3 thứ, hoặc luyến đi lên rồi đi xuống quãng 3 thứ. Do vậy, cách phát âm của thanh hỏi giống cách phát âm của thanh sắc. Ví dụ 1: Thanh điệu: (/) (?) Các thanh còn lại có quan hệ quãng đồng âm. Duy nhất giữa thanh huyền (\) và thanh không có quan hệ một quãng 2 trưởng (không phổ biến). Ví dụ 2: Thanh điệu: (\) (-) (.) (.) (-) (-) (?) (?) (.) Khuynh hướng thứ hai: Mang âm điệu gần giống tiếng nói phổ thông Với cách đọc này, người đọc đã dùng nhiều âm điệu luyến, láy. Giai điệu thường có chiều hướng đi xuống khi kết thúc. Thanh nặng, thanh huyền bao giờ cũng luyến xuống quãng 3 thứ, khác với khuynh hướng thứ nhất là cùng nằm trên một đường thẳng. Thanh sắc và thanh hỏi luyến có âm điệu giống nhau, đều luyến đi lên quãng 2 trưởng. Ví dụ 3: 59 Thanh điệu: (\) (/) (-) (.) (.) (.) (-) (/) (\) Như vậy, âm điệu trong xướng lễ rất đơn giản, mỗi câu chỉ có 2 đến 3 âm, rộng nhất là quãng 5 đúng (giữa thanh sắc và thanh huyền). Lối đọc này kết hợp với tốc độ chậm dãi, thong thả, kết thúc từ cuối bao giờ cũng kéo dài tự do. Người hành lễ chỉ được thực hiện sau khi người đông xướng hô cùng với tiếng trống điểm, hoặc thực hiện cùng lúc với sự vang lên của quận trống tế. Khi nghe hiệu lệnh cả người chấp lễ và dàn nhạc mới được thực hiện phần việc của mình. Đây là đặc điểm tương đồng với một số lễ hội ở miền Bắc. 3.1.2. Tổ chức dàn nhạc trong quá trình cử hành lễ 3.1.2.1. Thành phần nhạc cụ Dàn nhạc phục vụ trong nghi lễ có những tên gọi khác nhau như: Dàn nhạc tế; dàn trống tế. Theo tên gọi, dàn trống tế hay dàn nhạc tế đều có thể hiểu được đây là dàn nhạc dùng trong nghi lễ. Ngoài ra dàn bát âm cũng được dùng ở một số đình, đền ở xứ Thanh và trong tang ma của người Việt nói chung. Gọi là bát âm nhưng thực ra không đủ 8 màu âm phát ra từ 8 chất liệu khác nhau theo hệ thống phân loại của Trung Hoa: Bào (bầu); Thổ (đất); Cách (da); Mộc (gỗ); Thạch (đá); Kim (kim loại); Ty (tơ); Trúc (tre nứa). Những nhạc cụ có chất liệu từ Bào; Thổ; Thạch; hoàn toàn không có trong dàn nhạc tế Thành Hoàng ở xứ Thanh. Dựa vào tiêu chí đồng dạng, cách diễn tấu của nhạc cụ; căn cứ vào tình hình thực tế khảo sát, phỏng vấn; đối chiếu với những tư liệu đã có; Với số lượng 17 dàn trống tế được sưu tầm, chúng tôi đã tiến hành lập bảng thống kê để có một cách nhìn khách quan. Bảng thống kê này chưa phải là đầy đủ để có thể đi đến nhận định chính xác về âm nhạc trong tế lễ Thành Hoàng xứ 60 Thanh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự thiếu sót này, nhưng tập trung nhất vẫn là do những cấu trúc đình đền đã bị phá hủy khá nhiều trong thời kỳ chiến tranh, nhiều lễ hội không còn duy trì tổ chức trong nhiều năm qua. Không còn nơi thờ tự Thành Hoàng, dàn nhạc tế không còn không gian diễn xướng dẫn đến thất thoát một phần đáng kể. Do vậy, đây là những tư liệu vô cùng quý giá, cần được quan tâm, bảo lưu và phát huy trong đời sống. Qua bản thống kê chúng tôi nhận thấy, dàn nhạc tế ở mỗi địa phương có sự sắp xếp khác nhau, bao gồm các nhóm: Nhóm dây: Đàn tứ, đàn nguyệt, nhị, hồ. Nhóm hơi: Kèn bầu, sáo trúc. Nhóm màng rung: Trống cái, trống bản, trống bong, trống bộc. Nhóm tự thân vang: Mõ, chiêng, sanh tiền, nạo bạt. Các nhóm trên đây không cố định cho tất cả các dàn nhạc tế ở xứ Thanh và không phải ở mỗi nhóm đều có đủ tất cả các loại nhạc cụ. Mỗi dàn nhạc có sự kết hợp nhóm và số lượng nhạc cụ một cách khác nhau. Chẳng hạn, dàn nhạc tế ở đình Hoằng Quý, đình Phú Khê là những dàn nhạc có quy mô lớn nhất, có đủ bốn nhóm dây, hơi, màng rung và tự thân vang. Số lượng nhạc cụ ở mỗi nhóm cũng được bố trí dày nhất. Có dàn nhạc chỉ có 3 nhóm: hơi, màng rung, tự thân vang (đình Đông Sơn, đình Nam Ngạn,); có hai nhóm: màng rung và tự thân vang (Đình Đông Cao, đình Xuân Đài,). (Bảng thống kê, PL1, tr.7). Bảng thống kê cũng cho thấy nhạc tế ở xứ Thanh đề cao vai trò nhóm màng rung, đặc biệt là trống cái và trống bản. Trống cái là hiệu lệnh còn trống bản dẫn dắt bè chính. Các loại trống khác phối hợp so hoặc đi cùng tiết tấu với trống bản để tạo màu sắc âm thanh khác nhau phù hợp với từng nghi thức tế. 3.1.2.2. Chức năng nhạc cụ và kỹ thuật diễn tấu 61 Theo quan niệm của dân làng, tiếng trống là tín hiệu giao hoà với thần linh, nó tác động vào tâm trí con người làm cho bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa của thế giới siêu nhiên cũng đều có ý thức hướng về những gì thiêng liêng nhất. Tiếng trống khi thúc dục, khi lại trầm bổng như đi vào lòng người, giúp cho mỗi người dân cảm nhận được sự huyền điệu trước tâm thức văn hoá tâm linh. - Trống cái: Trong dàn nhạc tế, trống cái có kích thước to nhất, đường kính khoảng 50 - 70 cm. Theo quan niệm dân gian mặt trống có ngũ âm. Đánh vào giữa mặt trống âm thanh kêu to, trầm; đánh vào rìa mặt trống âm thanh chắc nịch; đánh vào tang trống âm thanh đanh, gọn; khi đánh hồi chỉ chạm dìu vào mặt trống tạo nên những tiếng khô, không vang Âm thanh cơ bản là “tùng” khi đánh vào mặt trống và “cắc” khi đánh vào tang trống. Trống cái giữ vai trò làm hiệu lệnh, báo hiệu bắt đầu cuộc tế, lên tiếng trước bắt nhịp cho toàn dàn nhạc, kết thúc quận trống cũng là tiếng dứt điểm của trống cái. Khi sử dụng, trống được treo bằng dây hoặc đặt trên một giá đỡ. Trống cái thuộc họ màng rung, chi gõ, âm thanh của trống cái trầm; vang, được xếp ở vị trí bè trầm. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của trống cái gồm: Đánh vào mặt trống; chạm dùi vào mặt trống; đánh vào tang trống. - Trống bản: Trống bản có đường kính khoảng 35 cm, thường giữ vai trò dẫn dắt đường nét chính cho quận trống. Trống bản được khai thác bằng cách đánh vào giữa mặt trống; vào rìa mặt trống; để tạo nên những âm thanh khác nhau. Gõ vào giữa mặt trống và nhấc dùi ngay âm thanh vang ròn; gõ vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi âm thanh sẽ khô, xỉn; khi dùng hai dùi đánh luân phiên âm thanh sẽ vang rền. Khi đánh kỹ thuật này nghệ nhân còn kết hợp giữa lối đánh 62 vào mặt trống và đánh vào tang trống để khai thác các âm sắc khác nhau của trống một cách hài hoà. Trống bản thuộc họ màng rung, chi gõ, thuộc âm vực trung. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của trống bản gồm: Đánh vào mặt trống; vê (đánh luân phiên vào mặt trống; đánh vào tang trống; đánh rụp hai dùi vào mặt trống. Theo GS.TS Phạm Minh Khang: Trong các cuộc rước long trọng như rước kiệu Thánh trong ngày hội, thường dùng 4 trống bản với 1 trống khẩu và một thanh la thành bộ trống “cà rùng”5. Thực tế ở Thanh Hóa, chúng tôi chỉ gặp trống bản với vai trò bè dẫn, phối hợp với tiết tấu của các loại trống khác, ít kết hợp với trống khẩu. Trống khẩu ở Thanh Hóa còn được gọi là trống hiệu, trống dẫn, trống thủ cổ, đảm nhiệm việc dẫn đầu đoàn rước, ra hiệu đi nhanh, chậm hoặc dừng kiệu. - Trống bong: Trống bong là loại trống nhỏ, còn có tên gọi là trống Lót, trống Giẳng, trống Chiên, đường kính của trống khoảng 20 cm, cao 5cm. Trống bong chỉ có một mặt, được bịt bằng da bò. Khi diễn tấu nghệ nhân cầm trống bằng tay trái giơ cao ngang ngực và đánh bằng dùi trống nhỏ. Âm thanh cơ bản của trống là tiếng “bong bong’’ (vào mặt trống) và “cắc” (vào tang trống). Trong dàn nhạc trống bong được xếp ở vị trí bè cao, được sử dụng nhiều trong các đoạn lưu không xuyên tâm để thay đổi cho màu sắc âm thanh sáng dần lên. Trống bong thuộc họ màng rung, chi gõ, có âm vực cao. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của trống bong gồm: Đánh vào mặt trống; đánh vào tang trống. - Trống bộc: 5 Trao đổi với GS. TS Phạm Minh Khang ngày 25 tháng 10 năm 2010 tại học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam 63 Trống bộc còn gọi là trống bọc, trống bục rắc. Là loại trống được bịt một mặt bằng da bò, đường kính khoảng 13 cm, cao 8 cm. Khi chơi cầm bằng tay trái vào tang trống, tay phải cầm dùi. Qua thực tiễn, chúng tôi không thấy trống bộc diễn tấu có diện phổ cập mà chỉ dùng trong dàn bát âm mà thôi. Trống bộc thuộc họ màng rung, chi gõ, âm vực cao. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của trống bộc gồm: Đánh vào mặt trống; đánh vào tang trống. - Nạo bạt: Nạo bạt là nhạc cụ được đúc bằng đồng, hình thức như chiếc vung nồi có núm ở giữa. Nạo bạt bao giờ cũng dùng một cặp hai chiếc, diễn tấu bằng cách hai tay cầm hai chiếc ở núm để dập hoặc cọ xát vào nhau tạo ra tiếng “xùng, xèng” thường diễn tấu cùng với tiết tấu của trống bản. Nạo bạt thuộc họ tự thân vang, chi dập. Âm thanh sắc nhọn, chói. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của nạo bạt gồm: Dập vào nhau rồi nhấc ra ngay; dập vào nhau rồi giữ nguyên. - Chiêng: Chiêng còn gọi là chinh, là nhạc cụ được đúc bằng đồng, đường kính từ 40 - 55 cm. Thường dùng gốc cây dứa dại làm dùi chiêng, có thể thay thế bằng bẹ dừa hoặc dùi gỗ quấn vải. Chiêng được treo trên giá gỗ để chơi cùng dàn nhạc. Chiêng thuộc họ tự thân vang, chi gõ, âm thanh vang rền. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của chiêng là gõ vào núm chiêng. - Mõ: Mõ là miếng tre già cong, khi diễn tấu nghệ nhân cầm mõ bằng tay trái, tay phải cầm que mõ gõ vào phát ra tiếng “cốc, cốc,” nghe đanh và chắc. Mõ và sênh tiền có tiết tấu đơn giản, chủ yếu là giữ nhịp hoặc phách một cách đều đặn, nhưng lại rất quan trọng trong việc tạo nên sự so le giữa các bè. 64 Mõ thuộc họ tự thân vang, chi gõ, âm vực cao. Kỹ thuật diễn tấu cơ bản của mõ là gõ vào thân mõ. - Thanh la: Thanh la cũng là một loại nhạc cụ được đúc bằng đồng rất mỏng, đường kính khoảng 25 cm, cũng có hình thức giống như chiếc vung nồi nhưng không có núm ở giữa. Diễn tấu bằng cách dùng dây để treo lên và dùng dùi bằng tre hoặc gỗ để gõ vào. Thanh la ít xuất hiện trong dàn nhạc tế Thành Hoàng Thanh Hóa. Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_am_nhac_trong_le_hoi_truyen_thong_cua_nguoi_viet_xu.pdf
Tài liệu liên quan